1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Chiến lược phát triển

6 77 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 60 KB

Nội dung

PHÒNG GD& ĐT ĐỨC CƠ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG THCS NGUYỄN HIỀN Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Số 01 / CL – NH Ngày 15 tháng 03 năm 2010 CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN TRƯỜNG THCS NGUYỄN HIỀN GIAI ĐOẠN 2010 – 2015 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2020 (Ban hành kèm theo quyết định số 05/2009/QĐ-THCS-NH ngày 16/03/2010) Trường THCS Nguyền Hiền được tách ra từ trường THCS Quang Trung huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai theo quyết định số 1507/QĐ-UB ngày 28/07/2009 của UBND huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai. Quá trình hình thành và phát triển của trường chưa dài nhưng cũng có một số đóng góp không nhỏ vào phong trào giáo dục ở địa phương. Nhà trường đang từng bước phát triển bền vững trên cơ sở nền móng của trường THCS Quang Trung (cũ) và ngày càng trưởng thành; phấn đấu trở thành một trong những ngôi trường có chất lượng giáo dục tốt, một địa chỉ tin cậy của phụ huynh – học sinh trên địa bàn thị trấn Chư Ty cũng như các trường trong huyện. Kế hoạch chiến lược phát triển nhà trường giai đoạn 2010 – 2015, tầm nhìn 2020 nhằm xác định rõ định hướng, mục tiêu chiến lược và các giải pháp chủ yếu trong quá trình vận động và phát triển, là cơ sở quan trọng cho các quyết sách của Hội đồng trường và hoạt động của Ban giám hiệu cũng như toàn thể cán bộ, giáo viên, công nhân viên và học sinh nhà trường. Xây dựng và triển khai kế hoạch chiến lược trường THCS Nguyễn Hiền là hoạt động có ý nghĩa quan trọng trong việc thực hiện Nghị quyết của Đảng về đổi mới giáo dục phổ thông. Cùng các trường THCS trên địa bàn huyện trường THCS Nguyễn Hiền quyết tâm xây dựng nhà trường phát triển không ngừng về chất lượng giáo dục nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội của địa phương và đất nước. I. Phân tích môi trường: 1.1. Đặc điểm tình hình: 1.1.1. Môi trường bên trong: a. Điểm mạnh: - Tổng số cán bộ, giáo viên, công nhân viên nhà trường: 29; Trong đó: BGH: 02, giáo viên: 23, công nhân viên: 04. - Trình độ chuyên môn: 96,6 % đạt chuẩn, trong đó: Đại học 12, Cao đẳng 14, Trung cấp 02 ( hiện đang học đại học: 15, cao đẳng 01). - Công tác tổ chức quản lý của BGH: có tầm nhìn khoa học, sáng tạo, có kế hoạch dài hạn, trung hạn và ngắn hạn có tính khả thi, sát thực tế. Công tác tổ chức triển khai kiểm rea đánh giá sâu sát, thực chất và đổi mới. Được sự tin tưởng cao của cán bộ, giáo viên, công nhân viên nhà trường. Luôn có tinh thần dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm. - Đội ngũ cán bộ, giáo viên, công nhân viên: Trẻ, nhiệt tình, có trách nhiệm, yêu nghề, có tinh thần cầu tiến, gắn bó với nhà trường mong muốn nhà trường phát triển, chất lượng chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm đa số đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục. - Chất lượng học sinh: + Tổng số học sinh: 422, nữ 227, dân tộc 08 + Tổng số lớp: 12 ( Khối 6: 03 lớp, khối 7: 03 lớp, khối 8: 03 lớp, khối 9: 03 lớp) + Xếp loại học lực học kì I năm học 2009 -2010: Giỏi: 21/5,0%; Khá: 85/20,1%; TB: 178/42,2%; Yếu: 139/32,9%; Kém: 1/0,2% Xếp loại hạnh kiểm năm học 2009 – 2010: Tốt: 202/47,9%; Khá:162/38,4%; TB:53/12,5%; Yếu: 09/2,1% + Thi học sinh giỏi cấp trường lớp 9 năm học 2009 – 2010: 15 HS + Thi học sinh giỏi cấp Huyện lớp 9 năm học 2009 – 2010: 08 HS ( 01 giải Nhất, 01 giải Nhì, 02 giải Ba, 04 giải Khuyến khích). - Cơ sở vật chất: + Phòng học: 08 phòng + Phòng thiết bị: 01 (56 m 2 /phòng) + Phòng thư viện: 02 (56 m 2 ), (01 phòng kho, 01 phòng đọc dành cho học sinh và giáo viên) + Phòng tin học: 01 ( với 18 máy đã được kết nối Internet) + Phòng làm việc: 05 Cơ sở vật chất bước đầu đã đáp ứng được yêu cầu dạy và học trong giai đoạn hiện tại (tuy nhiên chưa đồng bộ, phòng thiết bị, phòng tin học chưa có nên phải sử dụng phòng thực hành, thư viện chưa đạt chuẩn, phòng học bộ môn, trang thiết bị giúp cho giáo viên ứng dụng CNTT trong quá trình dạy học còn thiếu). - Thành tích chính: b. Điểm hạn chế: - Tổ chứ quản lý của Ban giám hiệu: + Đánh giá chất lượng chuyên môn của giáo viên còn mang tính động viên, chưa thực chất. + Công tác kiểm tra, thanh tra nội bộ còn mang tính hình thức, chưa chặt chẽ. - Đội ngũ giáo viên, công nhân viên: Một bộ phận nhỏ giáo viên chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu giảng dạy, giáo dục học sinh. Thậm chí có giáo viên trình độ chuyên môn hạn chế, không tự học, sự tín nhiệm của học sinh và đồng nghiệp thấp. - Chất lượng học sinh: 33,2% học sinh có học lực yếu, kém, ý thức học tập, rèn luyện chưa tốt. - Cơ sở vật chất: chưa đồng bộ, chưa hiện đại; Phòng học bộ môn Tin học, phòng thiết bioj, phòng làm việc của giáo viên, tổ chuyên môn, Đoàn thể, phòng trình chiếu còn thiếu, sân chơi chưa đảm bảo về diện tích sử dụng, thư viện chưa đạt chuẩn; bãi tập TDTT chưa có. 1.1.2. Môi trường bên ngoài: a. Thời cơ: Được sự quan tâm của Phòng Giáo Dục & Đào Tạo, chính quyền địa phương, các ban ngành đoàn thể. Đã có sự tín nhiệm của học sinh và phụ huynh học sinh trong khu vực. Đội ngũ cán bộ, giáo viên trẻ, được đào tạo cơ bản, có năng lực chuyên môn và có kỹ năng sư phạm khá, tốt. Nhu cầu giáo dục chất lượng cao rất lớn và ngày càng tăng. b. Thách thức: - Đòi hỏi ngày càng cao về chất lượng giáo dục của cha mẹ học sinh và xã hội trong thời kỳ hội nhập. - Chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, công nhân viên phải đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục. - Ứng dụng CNTT trong giảng dạy, khả năng sáng tạo của cán bộ, giáo viên, công nhân viên. - Mặt trái của cơ chế thị trường ảnh hưởng xấu đến học tập và giáo dục đạo đức của học sinh. - CSVC, trang thiết bị, cảnh môi trường sư phạm chưa được đầu tư thỏa đáng. 1.2. Xác định các vấn đề ưu tiên: - Đổi mới phương pháp dạy học và đánh giá học sinh theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của mỗi học sinh. - Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, giáo viên, công nhân viên. - Đầu tư xây dựng CSVC, trang thiết bị phục vụ cho công tác dạy và học. - Ứng dụng CNTT trong dạy – học và công tác quản lý. - Áp dụng các chuẩn vào việc đánh giá hoạt động của nhà trường về công tác quản lý, giảng dạy. II. Định hướng chiến lược: 1. Sứ mệnh: Tạo dựng được môi trường học tập có nề nếp. kỷ cương có chất lượng giáo dục cao, để mỗi học sinh đều có cơ hội phát triển toàn diện. 2. Tầm nhìn: Là một trong những trường hàng đầu của huyện mà học sinh sẽ lựa chọn để học tập và rèn luyện, nơi giáo viên và học sinh luôn có khát vọng vươn tới đỉnh cao. 3. Hệ thống giá trị cơ bản của nhà trường: - Tính đoàn kết - Tinh thần trách nhiệm - Tính sáng tạo - Khát vọng vươn lên III. MỤC TIÊU VÀ PHƯƠNG CHÂM HÀNH ĐỘNG 1. Mục tiêu: Xây dựng nhà trường có nề nếp, kỉ cương, có uy tín về chất lượng giáo dục, phù hợp với xu thế phát triển của đất nước và thời đại. Phấn đấu đến năm 2020 đạt chuẩn quốc gia giai đoạn 1. 2. Chỉ tiêu: 2.1. Đội ngũ cán bộ, giáo viên: - Năng lực chuyên môn của cán bộ quản lý, giáo viên và công nhân viên được đánh giá khá, giỏi trên 80%. - 100% giáo viên sử dụng thành thạo máy tính và giáo án điện tử. - Có 100% cán bộ quản lý và giáo viên có trình độ Đại học. - Có 90% trở lên CB-GV là Đảng viên. - 100% CBGV-CNV không vi phạm Pháp luật. 2.2. Học sinh: - Qui mô: + Lớp học: 12 – 15 lớp + Học sinh: 550 học sinh - Chất lượng học tập: + Trên 35% học lực khá, giỏi (10% học lực giỏi) + Tỷ lệ học sinh yếu, kém < 15% + Tỉ lệ học sinh lên lớp sau khi thi lại 98% + Duy trì sỉ số đạt: 98% + Thi học sinh giỏi cấp tỉnh: 5 giải trở lên + Thi học sinh giỏi cấp huyện: 20 giải trở lên - Chất lượng đạo đức, kỹ năng sống: + Chất lượng đạo đức: 85% hạnh kiểm khá, tốt + Học sinh được trang bị các kỹ năng sống cơ bản, tích cực tự nguyện tham gia các hoạt động xã hội, tình nguyện. 2.3. Cơ sở vật chất: - Tăng cường mua sắm them tài sản phục vụ cho văn phòng và giảng dạy: máy chiếu, máy tính, xây dựng thư viện chuẩn. - Tham mưu với các cấp xây dựng thêm phòng học, phòng học bộ môn, phòng làm việc, phòng phục vụ, bãi tập TDTT, mở rộng sân chơi. - Các phòng tin học, phòng thí nghiệm, phòng đa năng được trang bị nâng cấp theo hướng hiện đại. - Xây dựng mô trường sư phạm “Xanh – Sạch – Đẹp – An toàn” - Xây dựng Logo biểu tượng của nhà trường. 3. Phương châm hành động: “Chất lượng giáo dục; nề nếp, kỉ cương là bộ mặt của nhà trường” VI. CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG: 1. Nâng cao chất lương và hiệu quả công tác giáo dục học sinh: a. Dạy học: Nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục toàn diện, đặc biệt là “Đức – Trí”. Đổi mới phương pháp dạy học và đánh giá học sinh phù hợp với mục tiêu, nội dung chương trình và đối tượng học sinh, tăng cường sử dụng đồ dùng dạy học, hướng dẫn học sinh tự là thí nghiệm, mỗi bài soạn mỗi tiết dạy đều lấy học sinh là trung tâm, cải tiến khâu hướng dẫn học sinh hoạt động nhóm trên lớp và học ở nhà. - Người phụ trách: Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng - Người thực hiện: Các tổ trưởng chuyên môn, giáo viên bộ môn. b. Giáo dục ngoài giờ lên lớp: Đổi mới các hoạt động giáo dục, hoạt động tập thể, gắn học với hành, lý thuyết với thực tiễn; giúp học sinh có được những kỹ năng sống cơ bản. Tăng cường các hoạt động ngoài giờ lên lớp, tổ chức các hoạt động theo chủ điểm hàng tháng và nhiệm vụ từng năm học. Tham gia Hội khỏe Phù Đổng do ngành tổ chức, tạo các sân chơi lành mạnh để thu hút học sinh đồng thời lồng ghép để giáo dục tư tưởng, giáo dục truyền thống. - Người phụ trách: Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng - Người thực hiện: Các tổ trưởng, BCH Đoàn TN, Tổng phụ trách Đội, giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn. 2. Xây dựng và phát triển đội ngũ: Xây dựng đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên đủ về số lượng; có phẩm chất chính trị; có năng lực chuyên môn khá, giỏi; có trình độ Tin học, ngoại ngữ cơ bản, có phong cách sư phạm mẫu mực. Đoàn kết, tâm huyết, gắn bó với nhà trường, đoàn kết, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ. - Người phụ trách: Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng, tổ trưởng chuyên môn. 3. Cơ sở vật chất và trang thiết bị giáo dục: Xây dựng cơ sở vật chất trang thiết bị giáo dục theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa. Bảo quản và sử dụng hiệu quả, lâu dài. - Người phụ trách: Phó hiệu trưởng phụ trách cơ sở vật chất; kế toán, nhân viên thiết bị, thư viện, bảo vệ. 4. Ứng dụng và phát triển Công nghệ thông tin: Triển khai rộng rãi việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý, giảng dạy. Góp phần nâng cao chất lượng quản lý, dạy và học. Động viên cán bộ, giáo viên, CNV tự học hoặc theo học các lớp bồi dưỡng để sử dụng được máy tính phục vụ cho công việc. - Người phụ trách: Phó hiệu trưởng, giáo viên bộ môn Tin học 5. Huy động mọi nguồn lực xã hội vào hoạt động giáo dục: - Xây dưng nhà trường văn hóa, thực hiện tốt quy chế dân chủ trong nhà trường. Chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho cán bộ, giáo viên, CNV. - Huy động được các nguồn lực của xã hội, cá nhân tham gia vào việc phát triển nhà trường. + Nguồn lực tài chính: Ngân sách nhà nước. Ngoài ngân sách “Từ xã hội, PHHS, các đơn vị và tổ chức trên địa bàn…” Các nguồn từ giảng dạy, dịch vụ của nhà trường. + Nguồn lực vật chất: Khuôn viên Nhà trường, phòng học, phòng làm việc và các công trình phụ trợ. Trang thiết bị giảng dạy, công nghệ phục vụ day – học. - Người phụ trách: BGH, BCH Công đoàn, Hội CMHS. 6. Xây dựng thương hiệu: - Xây dựng thương hiệu và tín nhiệm của xã hội đối với Nhà trường. - Xác lập tín nhiệm thương hiệu đối với từng cán bộ giáo viên, CNV, học sinh và PHHS. - Đẩy mạnh tuyên truyền, xây dựng truyền thống Nhà trường, nêu cao tinh thần trách nhiệm của mỗi thành viên đối với quá trình xây dựng thương hiệu của Nhà trường. VI. TỔ CHỨC THEO DÕI, KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ VIỆC THỰC HIỆN KẾ HOẠCH. 1. Phổ biến kế hoạch chiến lược: Kế hoạch chiến lược được phổ biến rộng rãi tới toàn thể cán bộ giáo viên, CNV nhà trường, cơ quan chủ quán, PHHS, học sinh và các tổ chức cá nhân quan tâm đến nhà trường. 2. Tổ chức: Ban chỉ đạo thực hiện kế hoạch chiến lược là bộ phận chịu trách nhiệm điều phối quá trình triển khai kế hoạch chiến lược. Điều chỉnh kế hoạch chiến lược sau từng giai đoạn sát với tình hình thực tế của nhà trường. 3. Lộ trình thực hiện kế hoạch chiến lược: - Giai đoạn 1: Từ năm 2010 – 2012 - Giai đoạn 2: Từ năm 2012 – 2015 - Giai đoạn 3: Từ năm 2015 – 2020 4. Đối với Hiệu trưởng: Tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch chiến lược tới từng cán bộ, giáo viên, CNV nhà trường. Thành lập Ban Kiểm tra và đánh giá thực hiện kế hoạch trong từng năm học. 5. Đối với Phó Hiệu trưởng: Theo nhiệm vụ được phân công, giúp Hiệu trưởng tổ chức triển khai từng phần việc cụ thể, đồng thời kiểm tra và đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch, đề xuất những giải pháp thể hiện. 6. Đối với tổ trưởng tổ chuyên môn: Tổ chức thực hiện kế hoạch trong tổ; kiểm tra đánh giá việc thực hiện kế hoạch công tác cá nhân theo từng năm học. Báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch theo từng học kỳ, năm học. Đề xuất các giải pháp để thực hiện kế hoạch. V. KẾT LUẬN: 1. Kế hoạch chiến lược là một văn bản có giá trị định hướng cho sự xây dựng và phát triển giáo dục của nhà trường đúng hướng trong tương lai; giúp cho nhà trường có sự điều chỉnh hợp lý trong từng kế hoạch hàng năm. 2. Kế hoạch chiến lược còn thể hiện sự quyết tâm của toàn thể CB – GV – NV và học sinh nhà trường xây dựng cho mình một thương hiệu, địa chỉ giáo dục đáng tin cậy. 3. Trong thời kỳ hội nhập, có nhiều sự thay đổi kinh tế xã hội, kế hoạch chiến lược của nhà trường tất nhiên sẽ có sự điều chỉnh và bổ sung. Tuy nhiên bản KHCL này là cơ sở nền tảng để nhà trường hoạch định chiến lược phát triển giáo dục cho những giai đoạn tiếp một cách bền vững. VI. KIẾN NGHỊ: 1. Đối với Huyện: Quan tâm đầu tư cho nhà trường về cơ sở vật chất và kinh phí tổ chức, hoạt động phù hợp với thực tế của trường. 2. Đối với Phòng GD&ĐT: Tham mưu với huyện tạo mọi điều kiện để trường thực hiện KHCL đã đề ra; chỉ đạo, giúp đỡ trường về cách tổ chức và thực hiện 3. Đối với thị trấn: Quan tâm tuyên truyền, quảng bá về trường trong nhân dân địa phương, hỗ trợ cho nhà trường về công tác an ninh học đường, bảo quản CSVC – Tài sản. 4. Đối với trường: Tất cả CB – GV – NV và học sinh quán triệt đầy đủ KHCL đã xây dựng và quyết tâm thực hiện thành công kế hoạch, xây dựng nhà trường xứng đáng với Sứ mệnh, tầm nhìn và hệ thống giá trị cơ bản đã đề ra. DUYỆT CỦA PHÒNG GD&ĐT HIỆU TRƯỞNG . huyện. Kế hoạch chiến lược phát triển nhà trường giai đoạn 2010 – 2015, tầm nhìn 2020 nhằm xác định rõ định hướng, mục tiêu chiến lược và các giải pháp chủ yếu trong quá trình vận động và phát triển, . chức: Ban chỉ đạo thực hiện kế hoạch chiến lược là bộ phận chịu trách nhiệm điều phối quá trình triển khai kế hoạch chiến lược. Điều chỉnh kế hoạch chiến lược sau từng giai đoạn sát với tình. tế xã hội, kế hoạch chiến lược của nhà trường tất nhiên sẽ có sự điều chỉnh và bổ sung. Tuy nhiên bản KHCL này là cơ sở nền tảng để nhà trường hoạch định chiến lược phát triển giáo dục cho những

Ngày đăng: 26/01/2015, 02:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w