SKKN-Địa lí 6

6 412 3
SKKN-Địa lí 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

SỬ DỤNG QUẢ ĐỊA CẦU TRONG DẠY-HỌC ĐỊA LÍ 6 A. ĐẶT VẤN ĐỀ I. CƠ SỞ LÍ LUẬN. Địa lí là một môn khoa học có từ lâu đời. Trên bề mặt trái đất, mỗi miền đều có những phong cảnh riêng, những đặc điểm riêng về nóng, lạnh, gió, mưa, về non nước, cây cỏ, động vật… Ngay cả con người cũng có những cách làm ăn, sinh hoạt riêng. Những sự khác biệt đó do nhiều nguyên nhân gây nên. Môn Địa lí có thể giải thích được. Địa lí còn là một môn khoa học có phạm trù riêng, rộng lớn và có tính thực nghiệm, nó không chỉ dừng lại ở việc mô tả trái đất mà còn tìm cách giải thích, phân tích, so sánh, tổng hợp các yếu tố địa lí, cũng như thấy được mối quan hệ giữa chúng với nhau. Việc học tập môn địa lí sẽ giúp các em hiểu về tự nhiên, hiểu được các điều kiện và cách thức sản xuất của con người ở xung quanh các em. Trong khi giải thích các hiện tượng tự nhiên, khoa học Địa lí đã vạch ra những mối quan hệ gắn bó giữa chúng như: Nắng to thì nước bốc hơi nhanh trời có nhiều mây nhiều mây lại sinh ra mưa… Môn Địa lí 6 đề cập đến Trái đất-môi trường của con người với các đặc điểm riêng về vị trí, hình dạng, kích thước và những vận động của nó… Đã sinh ra trên trái đất vô số hiện tượng thường gặp trong cuộc sống hằng ngày như: Nắng, mưa, gió bão… Học môn Địa lí 6 các em được tiếp xúc với nhiều tranh ảnh, bản đồ, biểu đồ… và cả quả Địa cầu. II. CƠ SỞ THỰC TIỄN. Quả địa cầu-mô hình thu nhỏ của trái đất. Trên bề mặt của nó biểu hiện đầy đủ các đặc điểm của bề mặt trái đất(có địa hình đồng bằng, đồi núi, bờ biển, đại dương, ao hồ, sông suối…), với nhiều màu sắc đặc trưng cho từng dạng địa hình. Trên bề mặt 1 SỬ DỤNG QUẢ ĐỊA CẦU TRONG DẠY-HỌC ĐỊA LÍ 6 quả địa cầu còn biêu hiện hệ thống kinh, vĩ tuyến… như vậy, quả địa cầu được biểu thị rất nhiều các chi tiết. Với tư duy còn non, hiểu biết còn ít ỏi của HS lớp 6, để nắm và hiểu đầy đủ, nhanh chóng và chính xác về hệ thống kinh, vĩ tuyến, đường chí tuyến Bắc, Nam, đường vòng cực Bắc, Nam qua một tiết học quả là không ít khó khăn. Với kinh nghiệm một số năm giảng dạy môn địa lí 6 đã minh chứng cho tôi nhận định trên. Bằng những trăn trở của mình, tôi đã làm một quả địa cầu chỉ có hệ thống kinh, vĩ tuyến (có thể gọi là quả địa cầu trống). Để khi dạy bài: Vị trí, hình dạng và kích thước của trái đất và bài: Các đới khí hậu trên trái đất và một vài bài khác thuộc địa lí 6 sẽ giúp học sinh dễ quan sát, nhận biết, từ đó nâng cao chất lượng của hoạt động dạy-học. Học sinh dễ hiểu và nhớ bài sâu sắc, bước đầu kích thích được hứng thú học môn địa lí của học sinh lớp 6. B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ. I. ĐỌC, NGHIÊN CỨU TÀI LIỆU, CHUẨN BỊ THIẾT BỊ DẠY HỌC. 1. Trước khi soạn bài, tôi đã nghiên cứu kỹ kiến thức ở SGK, sách GV, tài liệu liên quan và sau đó soạn bài chu đáo. 2. Chuẩn bị đồ dùng dạy học: - Mô hình các hành tinh quay quanh hệ mặt trời. - Quả địa cầu (tự làm) * Mô hình quả đại cầu tự làm như sau: + Quả địa cầu được làm bằng thép tròn, có bán kính khoảng 20cm. + Các đường kinh tuyến: 0 0 , 20 0 , 40 0 , 60 0 , 80 0 , 100 0 , 120 0 , 140 0 , 180 0 (gồm bán cầu Tây và bán cầu Đông). + Các đường vĩ tuyến: 0 0 , 20 0 , 40 0 , 60 0 , 80 0 (gồm bán cầu Bắc và bán cầu Nam). Ngoài ra còn có thêm các vĩ tuyến: 23 0 27 ’ Bắc và Nam, 66 0 33 ’ Bắc và Nam. Trên các đường kinh, vĩ tuyến đều có đính số. Đường xích đạo, kinh tuyến gốc các đường chí tuyến và vòng cực được sơn màu khác nhau để học sinh dễ nhận biết. 2 SỬ DỤNG QUẢ ĐỊA CẦU TRONG DẠY-HỌC ĐỊA LÍ 6 II. THỰC HIỆN GIỜ DẠY TRÊN LỚP. * Gv thực hiện các thao tác của một giờ dạy bình thường. * Tiết 2,3- bài 1: Vị trí, hình dạng và kích thước của trái đất. Mục 1: Vị trí trái đất trong hệ mặt trời Mục này chưa sử dụng quả địa cầu mà chỉ sử dụng mô hình các hành tinh quay quanh mặt trời nên tôi xin được lướt qua. Mục 2: Hình dạng, kích thước của trái đất và hệ thống kinh, vĩ tuyến. Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát hình 2 SGK đồng thời giới thiệu quả địa cầu cho học sinh quan sát với khoảng cách gần nhất. Sau khi học sinh quan sát, GV đưa ra những câu hỏi sau: - Trái đất có hình dạng như thế nào ? - Đường xích đạo và bán kính trái đất có độ dài bao nhiêu km ? + Quan sát quả địa cầu, kết hợp nội dung SGK, em hãy cho biết: - Đường kinh, vĩ tuyến là những đường như thế nào? - Độ dài các đường kinh tuyến so với nhau như thế nào? - Độ dài các đường vĩ tuyến so với nhau như thế nào? - Trên quả địa cầu, ta có thể vẽ bao nhiêu đường kinh tuyến và bao nhiêu đường vĩ tuyến? - Kinh tuyến đối diện với kinh tuyến gốc là kinh tuyến bao nhiêu độ? - Hệ thống kinh, vĩ tyến có ý gì trong thực tế? - Em hiểu như thế nào về bán cầu đông, bán cầu tây, bán cầu nam, bán cầu bắc? • Chia HS ra các nhóm thảo luận, môi nhóm trả lời một câu hỏi, sau khi thảo luận(3’), đại diện các nhóm trình bày kết quả của nhóm mình(trình bày cụ thể qua quả địa cầu), nhóm khác bổ sung, giáo viên chuẩn kiến thức. • Củng cố: Giáo viên phát phiếu học tập cho học sinh(để khảo sát chất lượng học sinh) Nội dung: Điền vào chổ trống những từ thích hợp sao cho đúng: 3 SỬ DỤNG QUẢ ĐỊA CẦU TRONG DẠY-HỌC ĐỊA LÍ 6 Kinh tuyến là những đường thẳng……., vĩ tuyến là những vòng tròn……. Có……… đường kinh tuyến và…… vĩ tuyến. Kinh tuyến gốc là…………… , vĩ tuyến gốc là……… , đối diện với kinh tuyến gốc là kinh tuyến………, vĩ tuyến 23 0 27 ’ B là………. • Khi dạy bài 22: Các đới khí hậu trên trái đất. Mục 1. Các chí tuyến và các vòng cực trên trái đất. - Trong mục này học sinh phải trả lời được một số câu hỏi, ví dụ như: - Dựa vào kiến thức đã học, hãy cho biết chí tuyến bắc, chí tuyến nam nằm ở những vĩ độ nào? - Trên bề mặt trái đất còn có các vòng cực bắc, vòng cực nam, các đường nằm ở những vĩ độ nào? Quả thực, với hai câu hỏi này mà HS chỉ dựa vào kiến thức đã học, hình 58 (sgk) thì rất ít em trả lời được. Vì kiến thức này học ở kọc kì I, với khoảng thời gian dài như vậy và với tư duy của học trò lớp 6(nhất là vùng nông thôn) nên các em đã quên hết. Chính vì vậy mục này, giáo viên rất dễ sa vào áp đặt (trả lời thay cho HS, nhắc lại cho HS để khỏi mất thời gian). Nhưng khi đưa quả địa cầu tự làm, các đường chí tuyến, vong cực được thể hiện rất rõ, giúp học sinh tái hiện lại các kiến thức đã học ở bài 1 một cách nhanh chóng, học sinh dễ dàng trả lời hai câu hỏi trên, bài giảng đi theo hướng đổi mới, không mất thời gian, không gây ức chế cho giáo viên. Ai đã từng dạy địa lí 6 và dạy bài 22 này thì có lẽ rất hiểu và thông cảm cho tôi những trăn trở trên. C. KẾT THÚC VẤN ĐỀ. Với mục đích thuyết trình ý nghĩa của quả địa cầu tự làm, tôi đã kiểm nghiệm qua thực tế giảng dạy, thấy được chất lượng của giờ học đạt kết quả cao. Việc áp dụng quả địa cầu tự làm trong hai tiết dạy này đã giúp HS hiểu bài nhanh hơn, kích thích hứng thú học địa lí cho học sinh, để từ đó thêm yêu quý thiên nhiên cũng như yêu quý quê hương, đất nước Việt Nam. 4 SỬ DỤNG QUẢ ĐỊA CẦU TRONG DẠY-HỌC ĐỊA LÍ 6 Sau đây là kết quả của hai tiết dạy mà tôi đã khảo sát, với bài dạy: Tiết 2. Bài 1: Vị trí, hình dạng và kích thước của trái đất. - Một tiết dạy có sử dụng quả địa cầu đầy đủ chi tiết (lớp 6C) - Một tiết dạy có sử dụng quả địa tự làm (lớp 6B) (Lớp 6C và lớp 6B có chất lượng đại trà đầu năm như nhau) Kết quả phản ánh rõ như sau: Loại Lớp Giỏi Khá Trung bình yếu 6B 15,5% 33% 47% 4,5% 6C 8,5% 24% 51,5% 16% D. KIẾN NGHỊ Trong chương trình đổi mới SGK, cũng như các bộ môn khác, môn địa lí đã có nhiều đổi mới, trong đó học sinh được tiếp xúc nhiều với tranh ảnh, biểu đồ, bản đồ, mô hình… Yêu cầu là vậy nhưng thực tế thiết bị giảng dạy ở nhà trường vẫn chưa cung cấp đủ. Để tránh tình trạng dạy chay, tôi có một số kiến nghị như sau: • Thứ nhất: Các giáo viên bộ môn phải tìm tòi, nghiên cứu làm thêm đồ dùng dạy học (ít nhất là phục vụ trong nhà trường mà mình công tác). • Thứ hai: Ban giám hiệu nhà trường cũng như các tổ chức trong trường có một phần kinh phí để tạo điều kiện cho giáo viên khi làm đồ dùng dạy học. • Thứ ba: Bộ giáo dục cũng như các công ty sản xuất đồ dùng dạy học cung cấp đầy đủ hơn nữa, thiết thực hơn nữa các thiết bị dạy học. Có như vậy mới nâng cao được chất lượng giáo dục, củng cố thêm niềm tin vững chắc của học sinh, nhân dân đối với giáo dục nước nhà. THẠCH HÀ, THÁNG 3 NĂM 2013 5 SỬ DỤNG QUẢ ĐỊA CẦU TRONG DẠY-HỌC ĐỊA LÍ 6 6 . tiết (lớp 6C) - Một tiết dạy có sử dụng quả địa tự làm (lớp 6B) (Lớp 6C và lớp 6B có chất lượng đại trà đầu năm như nhau) Kết quả phản ánh rõ như sau: Loại Lớp Giỏi Khá Trung bình yếu 6B 15,5%. SỬ DỤNG QUẢ ĐỊA CẦU TRONG DẠY-HỌC ĐỊA LÍ 6 A. ĐẶT VẤN ĐỀ I. CƠ SỞ LÍ LUẬN. Địa lí là một môn khoa học có từ lâu đời. Trên bề mặt trái đất, mỗi miền đều có. DẠY-HỌC ĐỊA LÍ 6 quả địa cầu còn biêu hiện hệ thống kinh, vĩ tuyến… như vậy, quả địa cầu được biểu thị rất nhiều các chi tiết. Với tư duy còn non, hiểu biết còn ít ỏi của HS lớp 6, để nắm và

Ngày đăng: 24/01/2015, 09:00