1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Đề luyện thi đại học vật lí 5

6 600 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 192,5 KB

Nội dung

Tài liệu tham khảo Đề thi thử đại học môn Vật lý

Đề thi học kỳ II Khối 12 – Môn: Vật lí. Thời gian: 60 phút. ĐỀ 002B Họ và tên: SốBD . Phòng . Lớp . Trong tất cả các câu sau, chọn đán án đúng nhất: (Học sinh khoanh tròn vào đáp án mà mình chọn) Câu 1: Điều nào sau đây là đúng khi nói về thấu kính? A. Thấu kính là một khối trong suất giới hạn bởi hai mặt cong, thường là hai mặt cầu. Một trong hai mặt có thể là mặt phẳng. B. Thấu kính mỏng là thấu kính có các bán kính mặt cầu rất nhỏ. C. Thấu kính hội tụ là thấu kính có hai mặt cầu có bán kính bằng nhau. D. Cả ba phương án trên. Câu 2: Điều nào sau đây là đúng khi nói về đường đi của một tia sáng qua thấu kính hội tụ? A. Tia tới có đường kéo dài qua tiêu điểm vật cho tia ló song song với trục chính. B. Tia tới song song với trục chính cho tia ló qua tiêu điểm vật. C. Tia tới qua tiêu điểm vật cho tia ló song song với trục chính. D. Tia tới đến quang tâm cho tia ló quay lại theo đường cũ. Câu 3: Điều nào sau đây là đúng khi nói về đường đi của một tia sáng qua thấu kính phân kì ? A. Tia tới có đường kéo dài qua tiêu điểm vật cho tia ló song song với trục chính. B. Tia tới song song với trục chính cho tia ló qua tiêu điểm ảnh. C. Tia tới qua tiêu điểm vật cho tia ló song song với trục chính. D. Tia tới đến quang tâm cho tia ló quay lại theo đường cũ. Câu 4: Đối với thấu kính phân kì, nhận xét nào dưới đây về tính chất ảnh của một vật thật là đúng ? A. Vật thật luân cho ảnh thật, cùng chiều và lớn hơn vật. B. Vật thật luân cho ảnh thật, ngược chiều và nhỏ hơn vật. C. Vật thật luân cho ảnh ảo, cùng chiều và nhỏ hơn vật. D. Vật thật có thể cho ảnh thật, ngược chiều và lớn hay nhỏ hơn vật hoặc ảnh ảo cùng chiều và lớn hơn vật. Câu 5: Với thấu kính hội tụ ta thu được một ảnh thật, ngược chiều và cùng kích thước như vật, khi đặt vật: A. Nằm tại vị trí có f < d < 2f. B. Nằm tại vị trí có d = 2f. C. Nằm tại vị trí có 0 < d < f. D. Nằm tại vị trí có d = f. Câu 6: Đặt một vật sáng cách màn M một khoảng 4m. Một thấu kính L để thu được ảnh rõ nét trên màn cao gấp ba lần vật . Tính chất và vị trí của thấu kính L so với màn là: A. Thấu kính phân kì đặt cách màn 3m. B. Thấu kính phân kì đặt cách màn 2m. C. Thấu kính hội tụ đặt cách màn 3m. D. Thấu kính hội tụ đặt cách màn 2m. Câu 7: Để cho ảnh của vật cần chụp hiện rõ nét trên phim ảnh người ta làm như thế nào? A. Giữ phim cố định, điều chỉnh độ tụ của vật kính. B. Giữ phim cố định, thay đổi vị trí của vật kính. C. Giữ vật kính cố định, thay đổi vị trí phim. D. Dịch chuyển cả vật kính lẫn phim. Câu 8: Trong máy ảnh, khoảng cách từ vật kính từ vật kính đến phim ảnh: A. Phải luân lớn hơn tiêu cự của vật kính. B. Phải luân nhỏ hơn tiêu cự của vật kính. C. Phải bằng tiêu cự của vật kính. D. Phải lớn hơn hoặc có thể bằng tiêu cự của vật kính. Câu 9: Phát biểu nào sau đây về đặc điểm cấu tạo của mắt là đúng? A. Độ cong của thuỷ tinh thể không thể thay đổi. B. Khoảng cách từ quang tâm thuỷ tinh thể đến võng mạc luân luân thay đổi. C. Độ cong của thuỷ tinh thể và khoảng cách từ quang tâm thuỷ tinh thể đến võng mạc đều có thể thay đổi. D. Độ cong của thuỷ tinh thể có thể thay đổi nhưng khoảng cách từ quang tâm thuỷ tinh thể đến võng mạc luân không đổi. Câu 10: Mắt cận thị là mắt, khi không điều tiết, có tiêu điểm: A. Nằm sau võng mạc. B. Nằm trước võng mạc. C. Nằm trên võng mạc. D. Đáp án A hoặc B. Câu 11: Mắt viễn thị là mắt, khi không điều tiết, có tiêu điểm: A. Nằm sau võng mạc. B. Nằm trước võng mạc. C. Nằm trên võng mạc. D. Đáp án A hoặc B. Câu 12: Điều nào sau đây là đúng khi nói về kính sửa tật cận thị? A. Đeo thấu kính phân kì để nhìn rõ vật ở gần mắt như mắt không có tật. B. Đeo thấu kính hội tụ để nhìn rõ vật ở gần mắt như mắt không có tật. C. Đeo thấu kính phân kì để nhìn rõ vật ở xa vô cùng như mắt không có tật. D. Đeo thấu kính hội tụ để nhìn rõ vật ở xa vô cùng như mắt không có tật. Câu 13: Điều nào sau đây là đúng khi nói về kính sửa tật viễn thị? A. Đeo thấu kính phân kì để nhìn rõ vật ở gần mắt như mắt không có tật. B. Đeo thấu kính hội tụ để nhìn rõ vật ở gần mắt như mắt không có tật. C. Đeo thấu kính phân kì để nhìn rõ vật ở xa vô cùng như mắt không có tật. D. Đeo thấu kính hội tụ để nhìn rõ vật ở xa vô cùng như mắt không có tật. Câu 14: Vật kính và thị kính của kính hiển vi có vai trò: A. Thị kính tạo ra ảnh thật rất lớn của vật cần quan sát, vật kính dùng như một kính lúp để quan sát ảnh nói trên. B. Thị kính tạo ra ảnh ảo rất lớn của vật cần quan sát, vật kính dùng như một kính lúp để quan sát ảnh nói trên. C. Vật kính tạo ra ảnh ảo rất lớn của vật cần quan sát, thị kính dùng như một kính lúp để quan sát ảnh nói trên. D. Vật kính tạo ra ảnh thật rất lớn của vật cần quan sát, thị kính dùng như một kính lúp để quan sát ảnh nói trên. Câu 15: Vật kính và thị kính của kính thiên văn có vai trò: A. Vật kính tạo ra ảnh thật của vật cần quan sát nằm ở tiêu diện ảnh của vật kính, thị kính dùng như một kính lúp để quan sát ảnh nói trên. B. Vật kính tạo ra ảnh thật của vật cần quan sát nằm ở tiêu diện vật của vật kính, thị kính dùng như một kính lúp để quan sát ảnh nói trên. C. Thị kính tạo ra ảnh thật của vật cần quan sát nằm ở tiêu diện ảnh của thị kính, vật kính dùng như một kính lúp để quan sát ảnh nói trên. D. Thị kính tạo ra ảnh thật của vật cần quan sát nằm ở tiêu diện vật của thị kính, vật kính dùng như một kính lúp để quan sát ảnh nói trên. Câu 16: Một người không đeo kính chỉ nhìn rõ được các vật đặ gần mắt nhất là 50cm. Mắt người này bị tật gì? Muốn nhìn rõ vật ở cách mắt 25cm người này cần sử dụng kính có độ tụ bằng bao nhiêu? ( coi như kính đặt sát mắt) A. Mắt bị cận thị, cần dùng kính có D = - 2 điốp. B. Mắt bị viễn thị, cần dùng kính có D = 2 điốp. C. Mắt bị cận thị, cần dùng kính có D = - 6 điốp. D. Mắt bị viễn thị, cần dùng kính có D = 6 điốp. Câu 17: Một thấu kính hội tụ có tiêu cự f = 5 cm được dùng làm kính lúp. Xác định độ bội giác của kính lúp này đối với người có mắt bình thường đặt sát kính khi ngắm chừng ở vô cùng và ở điểm cực cận. A. G= - 4 và GC = - 5. B. G= - 5 và GC = - 6. C. G= 4 và GC = 5. D. G= 5 và GC = 6. Câu 18: Chiếu một tia sáng trắng qua lăng kính. Tia sáng sẽ tách ra thành chùm tia có nhiều mầu sắc khác nhau. Hiện tượng này gọi là: A. Giao thoa ánh sáng. B. Tán sắc ánh áng. C. Khúc xạ ánh sáng. D. Nhiễu xạ ánh sáng. Câu 19: Hiện tượng quang học nào sau đây được sử dụng trong máy phân tích quang phổ: A. Hiện tượng khúc xạ ánh sáng. B. Hiện tượng giao thoa ánh sáng. C. Hiện tượng phản xạ ánh sáng. D. Hiện tượng tán sắc ánh sáng. Câu 20: Các sóng ánh sáng khi giao thoa tăng cường lẫn nhau ( xuất hiện vân sáng) tại vị trí cố định trong môi trường, nếu tại vị trí này: A. Chúng cùng pha và có tần số bằng nhau. B. Chúng cùng pha và có biên độ bằng nhau. C. Chúng ngược pha và có tần số bằng nhau. D. Chúng ngược pha và có biên độ bằng nhau. Câu 21: Các sóng ánh sáng giao thoa triệt tiêu lẫn nhau ( xuất hiện vân tối) tại vị trí cố định trong môi trường, nếu tại vị trí này: A. Chúng cùng pha và có tần số bằng nhau. B. Chúng cùng pha và có biên độ bằng nhau. C. Chúng ngược pha và có tần số bằng nhau. D. Chúng ngược pha và có biên độ bằng nhau. Câu 22: Nhận xét nào sau đây về ánh sáng đơn sắc là đúng nhất? ánh sáng đơn sắc là ánh sáng: A. Có bước sóng và màu sắc nhất định khi đi qua lăng kính sẽ bị tán sắc. B. Có một màu nhất định và một bước sóng không xác định, khi đi qua lăng kính sẽ bị tán sắc. C. Có một màu nhất định và một bước sóng không xác định, khi đi qua lăng kính không bị tán sắc. D. Có một màu và một bước sóng xác định, khi đi qua lăng kính không bị tán sắc. Câu 23: Khi ánh sáng từ môi trường trong suất này sang môi trường trong suất khác. Nhận xét nào dưới đây là đúng? A. Bước sóng thay đổi nhưng tần số không đổi. B. Bước sóng và tần số đều thay đổi. C. Bước sóng không đổi nhương tần số thay đổi. D. Bước sóng và tần số đều không đổi. Câu 24: Quang phổ gồm một dải màu từ đỏ đến tím là: A. Quang phổ vạch phát xạ. B. Quang phổ vạch hấp thụ. C. Quang phổ liên tục. D. Cả 3 đáp án trên. Câu 25: Đặc điểm quan trọng của quang phổ liên tục là: A. Phụ thuộc vào thành phần cấu tạo và nhiệt độ của nguần sáng. B. Không phụ thuộc vào thành phần cấu tạo, nhưng phụ thuộc vào nhiệt độ của nguần sáng. C. Phụ thuộc vào thành phần cấu tạo, nhưng không phụ thuộc vào nhiệt độ của nguần sáng. D. Không phụ thuộc vào thành phần cấu tạo và nhiệt độ của nguần sáng. Câu 26: Điều kiện phát sinh của quang phổ vạch phát xạ là: A. Các khí hay hơi ở áp suất thấp bị kích thích phát sáng ra. B. Các vật rắn, lỏng hay khí có khối lượng riêng lớn khi bị nung nóng phát ra. C. Chiếu ánh sáng trắng qua một chất bị nung nóng phát ra. D. Những vật bị nung nóng ở nhiệt độ trên 30000 C. Câu 27: Điều kiện phát sinh của quang phổ vạch hấp thụ là: A. Nhiệt độ của nguần sáng phát ra quang phổ liên tục phải thấp hơn của đám khí hay hơi hấp thụ. B. Nhiệt độ của nguần sáng phát ra quang phổ liên tục phải lớn hơn của đám khí hay hơi hấp thụ. C. Nhiệt độ của của đám khí hay hơi hấp thụ bằng nhiệt độ của nguần sáng phát ra quang phổ liên tục. D. Nhiệt độ của của đám khí hay hơi hấp thụ lớn hơn nhiệt độ của nguần sáng phát ra quang phổ vạch. Câu 28: Trong nghiên cứu quang phổ vạch của các chất bị kích thích phát quang, dựa vào vị trí của các vạch, số lượng vạch, độ sáng tỉ đối các vạch, người ta có kết luận: A. Về cách hay phương pháp kích thích vật chất dẫn đến phát quang. B. Về quảng đường đi qua ánh sáng có quang phổ đang được nghiên cứu. C. Về các hợp chất hoá học tồn tại trong vật chất. D. Về các nguyên tố hoá học cấu thành vật chất. Câu 29: Nhận xét nào sau đây là đúng? Tia hồng ngoại, ánh sáng nhìn thấy, tia tử ngoại, tia Rơnghenvà tia gama đều là: A. Sóng cơ học, có bước sóng khác nhau. B. Sóng vô tuyến, có bước sóng khác nhau. C. Sóng điện từ , có bước sóng khác nhau. D. Sóng ánh sáng, có bước sóng khác nhau. Câu 30: Quan sát ánh sáng phản xạ trên các váng dầu, mỡ hoặc bong bóng xà phòng, ta thấy những vầng mầu sặc sỡ. Đó là hiện tượng nào sau đây? A. Tán sắc ánh sáng của ánh sáng trắng. B. Giao thoa ánh sáng. C. Giao thoa ánh sáng của ánh sáng trắng. D. Phản xạ ánh sáng. Dùng số liệu sau để làm câu 31; 32. Trong thí nghiệm Iâng về giao thoa ánh sáng, các khe S1, S2 được chiếu sáng bởi nguần S. Cho S1S2= 0,8 mm, khoảng cách từ 2 khe đến màn quan sát D = 1,6 m. Câu 31: Cho biết khoảng vân là i = 1mm. Thì bước sóng của ánh sáng là: A. 0,5 m. B. 5 m. C. 0, 5625 m. D. 5,625 m. Câu 32: Xét trường hợp ánh sáng trắng có bước sóng nằm trong khoảng 0,4 m    0,76 m. Bước sóng có các bức xạ đơn sắc có vân sáng trùng với vân sáng bậc 5 của ánh sáng tím ( có bước sóng 0,4 m) là: A. 6,7 m và 0,5 m. B. 0,76 m và 0,5 m. C. 0,67 m và 0,5 m. D. 7,6 m và 0,5 m. Câu 33: Trong thí nghiệm Iâng về giao thoa ánh sáng trắng người ta đo được khoảng vân là 1,12 mm. Xét hai điểm M Và N cùng một phía với vân sáng chính giữa O, OM = 5,6 mm và ON = 12,88 mm. Giữa MN có: A. 5 vân sáng. B. 6 vân sáng. C. 7 vân sáng. D. 8 vân sáng. Câu 34: Hiện tượng quang điệnu được Hecxơ phát hiện ra bằng cách: A. Chiếu một chùm ánh sáng trắng đi qua lăng kính. B. Cho một dòng tia catốt đập vào một tấm kim loại có nguyên tử lượng lớn. C. Chiếu một chùm sáng do một hồ quang phát ra vào một tấm kẽm tích điện âm. D. Dùng chất pôlôni 210 phát ra hạt  để bắn phá lên các phân tử nitơ. Câu 35: Nguyên tắc hoạt động của quang trở dựa vào hiện tượng: A. Hiện tượng quang điện. B. Hiện tương quang điện ngoài. C. Hiện tượng quang dẫn. D. Hiện tượng phát quang của các chất rắn. Câu 36:Trong phương trình quang điện của Anhxtanh: hf = A + 22mv.Đại lượng v cần được hiểu: A. là vận tốc của êlectrôn khi vừa ra khỏi catốt. B. là vận tốc của êlectrôn khi vừa đến anốt. C. là vận tốc ban đầu cực đại của êlectrôn khi vừa bị bứt ra khỏi nguyên tử . D. là vận tốc của êlectrôn trên quỹ đạo ngoài cùng của nguyên tử. Dùng số liệu sau đây để làm các câu: 37, 38, 39, 40. Catốt của một tế bào quang điện làm bằng vônfram. Biết công thoát của êlectrôn là: 7,2.10 -19 J. Chiếu vào vào catốt ánh sáng có bước sóng = 0,180 m. Câu 37: Giới hạn quang điện của vônfram là: A. o= 0,276 m. B. o= 0,375 m. C. o= 0,425 m. D. o= 0,475 m. Câu 38: Động năng cực đại của các êlectrôn quang điện khi bứt ra khỏi vônfram là: A. Eđmax = 10,6.10-19J. B. Eđmax = 7,2.10-19J. C. Eđmax = 4,0.10-19J. D. Eđmax = 3,8.10-19J. Câu 39: Vận tốc ban đầu cực đại của các êlectrôn quang điện là: A. vmax = 4, 16.105 m/s. B. vmax = 8,35.105 m/s. C. vmax = 2,88.105 m/s. D. vmax = 5,76.105 m/s. Câu 40: Để dòng quang điện triệt tiêu hoàn toàn thì phải đặt vào anôt và catôt một hiệu điện thế hãm là: A. Uh = 2,37 V. B. Uh = 2,5 V. C. Uh = 4,5 V. D. Uh = 6,62 V. . Đề thi học kỳ II Khối 12 – Môn: Vật lí. Thời gian: 60 phút. ĐỀ 002B Họ và tên:....................................... của một vật thật là đúng ? A. Vật thật luân cho ảnh thật, cùng chiều và lớn hơn vật. B. Vật thật luân cho ảnh thật, ngược chiều và nhỏ hơn vật. C. Vật thật

Ngày đăng: 05/10/2012, 17:16

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w