1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

De thi KSCL KHII VAN 8

2 102 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 2
Dung lượng 50,5 KB

Nội dung

ĐỀ THI KSCL HỌC KỲ II- MÔN NGỮ VĂN 8 (Thời gian làm bài 90 phút) I. MỤC TIÊU ĐỀ KIỂM TRA - Làm sáng tỏ mức độ đạt được của HS về kiến thức, kĩ năng, thái độ so với mục tiêu dạy học đã đề ra. - Căn cứ đúng đắn cho việc đánh giá kết quả học tập của HS. - Giúp cho HS biết mình đạt được mức nào để tiếp tục cố gắng trong học tập. - Giúp cho GV biết những điểm đạt được, chưa đạt được trong hoạt động dạy học để điều chỉnh công tác chuyên môn. - Giúp cho công tác quản lí, chỉ đạo chuyên môn. II. HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA - Hình thức tự luận khách quan Iii.ma trËn Mức độ Tên chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng Cấp độ thấp Cấp độ cao 1.Tác phẩm văn học trung đại -Kể tên các văn bản trung đại Việt Nam ở Ngữ văn 8 học kỳ hai. - Số câu: 2 - Số điểm:2 - Tỉ lệ%: 20% - Số câu: 2 - Số điểm:2 - Tỉ lệ%: 20% 2. Tiếng Việt -kiểu câu, kiểu hành động nói và mục đích của hành động nói - Số câu: 1 - Số điểm: 3 - Tỉ lệ%: 30% - Số câu:1 - Số điểm:3 -Tỉ lệ%: 30% 3.Tập làm văn Viết bài văn nghị luận về tác bài hơ (Nhớ rừng) của Thế Lữ - Số câu:1 - Số điểm:5 - Tỉ lệ%: 50% - Số câu:1 - Số điểm:5 -Tỉ lệ%: 50% IV.ĐỀ KIỂM TRA Câu 1(1.0đ). Kể tên các văn bản trung đại Việt Nam mà em đã học ở chương trình Ngữ văn 8 học kỳ hai. Câu 2 (1.0đ). Chép trầm bài thơ “Đi đường” (Bản dịch thơ) của Hồ Chí Minh. Câu 3 (3.0đ). Hãy cho biết kiểu câu, kiểu hành động nói và mục đích của hành động nói trong đoạn trích sau: “Ta thường tới bữa quên ăn, nữa đêm vỗ gối; ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa; chỉ căm tức chưa xã thịt lột gia, nuốt gan uống máu quân thù.” (Hịch tướng sĩ- Trần Quốc Tuấn) Câu 4 (5.0đ). Phân tích tâm trạng của con hổ trong bài thơ “Nhớ rừng” của Thế Lữ HƯỚNG DẪN CHẤM, BIỂU ĐIỂM: Câu 1(1.0đ). Các văn bản trung đại Việt Nam đã học ở chương trình Ngữ văn 8 học kỳ hai: - Chiếu dời đô, Hịch tướng sĩ, Nước đại Việt ta. Câu 2 (1.0đ) Dịch thơ văn bản “Đi đường” Đi đường mới biết gian lao, Núi cao rồi lại núi cao trập trùng; Núi cao lên đến tận cùng, Thu vào tận mắt muôn trùng nước non. Câu 4 (3.0đ) kiểu câu, kiểu hành động nói và mục đích của hành động nói trong đoạn trích: - Kiểu câu: trần thuật. (0.75đ) - Kiểu hành động nói: trình bày. (0.75đ) - Mục đích của hành động nói: (1.5đ) Bày tỏ nỗi niềm tâm sự đau đớn, xót xa, căm giận, lo lắng đến quên ăn, mất ngủ trước vận mệnh tổ quốc đang ngàn cân treo sợi tóc, từ đó khích lệ lòng yêu nước của các tướng sĩ. Câu 5 (5.0đ) Phân tích tâm trạng của con hổ trong bài thơ “Nhớ rừng” của Thế Lữ -Yêu cầu chung : Học sinh viết đúng kiểu bài, có bố cục ba phần rõ ràng, mạch lạc, diễn đạt trôi chảy, dùng từ, đặt câu hợp lý. Khuyến khích những bài làm có tính sáng tạo. a.Mở bài : Giới thiệu vài nét chính về tác giả, tác phẩm, hình tượng con hổ và chủ đề của tác phẩm. (0.5đ) b.Thân bài : Tâm trạng của con hổ bị giam cầm ở vườn bách thú : - Niềm uất và nỗi ngao ngán khi bị giam trong cũi sắt làm trò lạ mắt cho người đời. (1.0đ) - Tâm trạng chán chường và thái độ mỉa mai, khinh thường trước những cảnh tầm thường, giả dối của vườn bách thú. (1.0đ) - Nuỗi nhớ da diết khôn nguôi cảnh sơn lâm báng cả, cây già, núi non hùng vĩ của con hổ. (1.0đ) - Tâm trạng nhớ nhung, tiếc nuối một thuở tung hoành hống hách, một cuộc sống tự do, phóng khoáng đầy quyền uy. (1.0đ) Kết bài : - Tâm trạng của con hổ được bộc lộ một cách kín đáo, đó là tâm trạng của tác giả nói riêng và tâm trạng của người dân Vệt Nam nói chung.Qua đó tác giả muốn thể hiện lòng yêu nước, chán ghét cảnh tù túng, tầm thường của thực tại làm một người dân mất nước, làm nô lệ, khát khao tự do. (0.5đ) . ĐỀ THI KSCL HỌC KỲ II- MÔN NGỮ VĂN 8 (Thời gian làm bài 90 phút) I. MỤC TIÊU ĐỀ KIỂM TRA - Làm sáng tỏ mức độ đạt được. dụng Cộng Cấp độ thấp Cấp độ cao 1.Tác phẩm văn học trung đại -Kể tên các văn bản trung đại Việt Nam ở Ngữ văn 8 học kỳ hai. - Số câu: 2 - Số điểm:2 - Tỉ lệ%: 20% - Số câu: 2 - Số điểm:2 - Tỉ lệ%: 20% 2. Tiếng. KIỂM TRA Câu 1(1.0đ). Kể tên các văn bản trung đại Việt Nam mà em đã học ở chương trình Ngữ văn 8 học kỳ hai. Câu 2 (1.0đ). Chép trầm bài thơ “Đi đường” (Bản dịch thơ) của Hồ Chí Minh. Câu 3 (3.0đ).

Ngày đăng: 23/01/2015, 01:00

w