1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

chuyên đề Halogen LTĐH

3 548 6

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 3
Dung lượng 62,5 KB

Nội dung

CHUYÊN ĐỀ HALOGEN Câu 1: Mắc nối tiếp hai bình điện phân chứa lần lượt hai dung dịch NaCl(bình 1) và AgNO 3 (bình 2). Sau một thời gian điện phân thì thu được ở catot của bình 1 là 2,24lit khí (đktc). Khối lượng bạc bám trên catot của bình 2 và thể tích khí thoát ra ở anot bình 2 là : A. 10,8g; 0,56(l). B. 21,6g; 0,28(l). C. 21,6g; 1,12(l) D. 43,2g; 1,12(l). Câu 2 :Hoà tan một miếng Al vào dung dịch chứa 0,05 mol NaOH ,thấy có 0,672 (đktc) H 2 bay lên và còn lại dung dịch A .Cho vào dung dịch A dung dịch chứa 0,065mol HCl thì lượng kết tủa sinh ra là: A. 1,56g B. 2,34g C. 1,17g D. 0,78g Câu 3:Trong các thí nghiệm sau, số thí nghiệm tạo ra đơn chất là: (a) Cho khí O 3 tác dụng với dung dịch KI. (b) Cho dung dịch NaCl tác dụng với dung dịch chứa KMnO 4 và H 2 SO 4 (loãng). (c) Cho NaClO tác dụng với dung dịch HCl đặc. (d) Cho khí H 2 S tác dụng với dung dịch FeCl 3 . (e) Cho khí NH 3 dư tác dụng với khí Cl 2 . (g) Cho dung dịch H 2 O 2 tác dụng với dung dịch chứa KMnO 4 và H 2 SO 4 (loãng). (h) Sục khí O 2 vào dung dịch HBr. (i) Cho NaI tác dụng với dung dịch axit H 2 SO 4 đặc, nóng. (k) Cho khí F2 tác dụng với nước. (m) Cho amin bậc I tác dụng với hỗn hợp NaNO 2 và HCl ở điều kiện thường. A. 7 B. 8 C.9 D. 10 Câu 4 Thực hiện các thí nghiệm sau: (a) Đun nóng hỗn hợp bột Fe và I 2 . (b) Cho Fe vào dung dịch HCl. (c) Cho Fe(OH) 2 dư vào dung dịch HNO 3 loãng. (d) Đốt dây sắt trong hơi brom. (e) Cho Fe 3 O 4 vào dung dịch H 2 SO 4 loãng, dư. (f) Cho Fe 3 O 4 vào dung dịch HI loãng, dư. (g) Cho Fe dư vào dung dịch HNO 3 loãng. Số thí nghiệm có tạo ra muối sắt (II) là: A. 6 B. 3 C. 4 D. 5 Câu5.Cho từ từ từng giọt của dung dịch chứa b mol HCl vào dung dịch chứa a mol Na 2 CO 3 thu được V lít khí CO 2 . Ngược lại, cho từ từ từng giọt của dung dịch chứa a mol Na 2 CO 3 vào dung dịch chứa b mol HCl thu được 2V lít khí CO 2 (các thể tích khí đo ở cùng điều kiện). Mối quan hệ giữa a và b là: A. a = 0,75b. B. a = 0,8b. C. a = 0,35b. D. a = 0,5b. Câu 6.Cho dung dịch KOH dư vào dung dịch FeCl 2 thu được 13,5 g kết tủa. Nếu thay dung dịch KOH bằng dung dịch AgNO 3 dư thì thu được bao nhiêu g kết tủa ?A. 43,05 g B. 59,25 g C. 53,85 g D. 48,45 g. Câu 7.Cho 19.2 gam Cu vào 500 ml dd NaNO 3 1M, sau đó thêm tiếp 500ml dd HCl 2M đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dd X và sản phẩm khử là NO duy nhất. Phải thêm bao nhiêu ml dd NaOH 1M vào X để kết tủa hết ion Cu 2+ ?A. 120 B. 400 C. 600 D. 800 Câu 8: Cần trộn dung dịch X chứa HCl 0,1M và H 2 SO 4 0,1M với dung dịch Y chứa NaOH 0,3M và Ba(OH) 2 0,1M theo tỷ lệ thể tích như thế nào để thu được dung dịch có pH = 13. A. V A /V B = 1/3. B. V A /V B = 1/2. C. V A /V B = 2/1. D. V A /V B = 1/1. Câu 9: Cho các thí nghiệm sau:(1). Thổi O 3 vào dung dịch KI + hồ tinh bột (2). Cho Br 2 loãng vào dd KI + hồ tinh bột (3). Cho dung dịch FeCl 3 vào dung dịch KI + hồ tinh bột (4). Cho I 2 vào dung dịch hồ tinh bột (5). Thổi O 2 vào dung dịch KI + hồ tinh bột. Số thí nghiệm làm dung dịch xuất hiện màu xanh là: A. 5 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 10: Dung dịch X chứa 0,375 mol K 2 CO 3 và 0,3 mol KHCO 3 . Thêm từ từ dung dịch chứa 0,525 mol HCl và dung dịch X được dung dịch Y và V lít CO 2 (đktc). Thêm dung dịch nước vôi trong dư vào Y thấy tạo thành m gam kết tủa . Giá trị của V và m là A. 6,72 lít; 26,25 gam. B. 8,4 lít; 52,5 gam. C. 3,36 lít; 17,5 gam. D. 3,36 lít; 52,5 gam. Câu 25: Nhúng thanh Zn, thanh Cu và thanh hợp kim Zn-Cu lần lượt vào ba cốc 1, 2, 3 đều chứa dung dịch HCl nồng độ bằng nhau. Hãy cho biết tốc độ thoát khí H 2 ở cốc nào diễn ra nhanh nhất? A. Cốc 1 và 3. B. Cốc 2. C. Cốc 1. D. Cốc 3. Câu 11: Có các phát biểu sau : (1) Đồng có thể tan trong dung dịch HCl có mặt oxi. (2) Muối Na 2 CO 3 dễ bị nhiệt phân huỷ. (3) Hỗn hợp Cu và Fe 2 O 3 có số mol bằng nhau sẽ tan hết được trong dung dịch HCl. (4) Cu không tác dụng với dung dịch Fe(NO 3 ) 3 . (5) . Sục H 2 S vào dung dịch hỗn hợp FeCl 3 và CuCl 2 thu được 2 loại kết tủa. (6) Dung dịch FeCl 3 không làm mất màu dung dịch KMnO 4 trong H 2 SO 4 loãng Phát biểu đúng là A. (3) B. (4) C. (5) D. (2) Câu 12: Điều sau đây đúng :A. Điện phân dung dịch NaF có màng ngăn thu được khí flo. B. Cho hỗn hợp NaF, NaCl vào dd AgNO 3 thì thu được 2 kết tủa. C. Hỗn hợp CaF 2 + H 2 SO 4 hoà tan được thuỷ tinh.D. HF có tính axit mạnh hơn HCl. Câu 13: Cho a gam hỗn hợp X gồm Fe 2 O 3 , Fe 3 O 4 , Cu vào dung dịch HCl dư thấy có 1 mol axit phản ứng và còn lại 0,256a gam chất rắn không tan. Mặt khác, khử hoàn toàn a gam hỗn hợp X bằng H 2 dư thu được 42 gam chất rắn. Phần trăm về khối lượng Cu trong hỗn hợp X là :A. 32% B. 44,8% C. 50% D. 25,6% Câu 14: Khí Cl 2 t/d được với bao nhiêu chất sau đây: (1) khí H 2 S; (2) dd FeCl 2 ; (3) nước Brom; (4) dd FeCl 3 ; (5) dd KOH. (6) khí NH3. (7) nước xôđa .(8) nước vôi trong (9) etilen (10) dd AgNO3. A. 7 B. 8 C. 9 D. 10 Câu 15: Tiến hành các thí nghiệm sau: (1) Cho dd NaOH vào dd Ca(HCO 3 ) 2 . (2) Cho dd HCl tới dư vào dd NaAlO 2 (hoặc Na[Al(OH) 4 ]). (3) Sục khí H 2 S vào dd CuCl 2 . (4) Sục khí NH 3 tới dư vào dd AlCl 3 . (5) Sục khí CO 2 tới dư vào dd NaAlO 2 (hoặc Na[Al(OH) 4 ]). (6) Cho dd NaHSO 4 vào dd Ba(HCO 3 ) 2 . (7) Sục khí CH 3 NH 2 tới dư vào dung dịch FeCl 3 Sau khi các pứ kết thúc, có bao nhiêu thí nghiệm thu được kết tủa? A. 5. B. 4. C. 6. D. 3. Câu 16: Một hỗn hợp A (gồm 0,1 mol Cu; 0,1 mol Ag; và 0,1 mol Fe 2 O 3 ) đem hòa tan vào dung dịch HCl dư, sau phản ứng thu được dung dịch X và chất rắn Y. Khối lượng muối khan thu được khi cô cạn trong dung dịch X và khối lượng chất rắn Y lần lượt là:A. 32,5 gam và 17,2 gam B. 38, 9 gam và 10,8 gam C. 38,9 gam và 14,35 gam D. 32,5 gam và 10,8 gam Câu 17: Trong cấu hình electron của nguyên tử nguyên tố X, tổng số electron ở các phân lớp p là 7. Số proton trong nguyên tử Y ít hơn của nguyên tử X là 5. Vậy tổng số hạt mang điện có trong hợp chất tạo bởi nguyên tố X và Y là: A. 50 B. 21 C. 100 D. 42 Câu18: Điện phân 100 ml dung dịch chứa hỗn hợp CuSO 4 0,1M và NaCl 0,1 M trong bình điện phân có màng ngăn với hai điện cực trơ, cường độ dòng điện bằng 0,5 A. Sau một thời gian, thu được dung dịch có pH=2 ( giả sử thể tích dung dịch không đổi. Thời gian ( giây) điện phân và khối lượng ( gam) Cu thu được ở catot lần lượt là A. 1930 và 0,176 B. 2123 và 0,352 C. 1737 và 0,176 D. 1939 và 0,352 Câu 19: Cho các phản ứng oxi hoá- khử sau:3I 2 + 3H 2 O → HIO 3 + 5HI (1) 2HgO→2Hg+O 2 (2) 4K 2 SO 3 → 3K 2 SO 4 + K 2 S (3) NH 4 NO 3 → N 2 O + 2H 2 O (4) 2KClO 3 → 2KCl + 3O 2 (5) 3NO 2 + H 2 O → 2HNO 3 + NO (6) 4HClO 4 → 2Cl 2 + 7O 2 + 2H 2 O (7) 2H 2 O 2 → 2H 2 O + O 2 (8) Cl 2 + Ca(OH) 2 → CaOCl 2 + H 2 O (9) 2KMnO 4 → K 2 MnO 4 + MnO 2 + O 2 (10) Trong số các phản ứng oxi hoá- khử trên, số phản ứng oxi hoá- khử nội phân tử và tự oxi hoá- tự khử lần lượt là A. 5 và 5 B. 6 và 4 C. 8 và 2 D. 7 và 3 Câu 20: Thực hiện các phản ứng sau đây: (1) Nhiệt phân NH 4 ClO 4 (2) Cr 2 O 3 + KNO 3 + KOH (3) NH 3 + Br 2 (4) MnO 2 + KCl + KHSO 4 (5) I 2 + Na 2 S 2 O 3 (6) H 2 C 2 O 4 + KMnO 4 + H 2 SO 4 (7) FeCl 2 + H 2 O 2 + HCl (8) Nung hỗn hợp Ca 3 (PO 4 ) 2 + SiO 2 + C Số phản ứng tạo ra đơn chất là: A. 7 B. 4 C. 5 D. 6 Câu 21: Cho các chất sau : Ba(HSO 3 ) 2 ; Cr(OH) 2 ; Sn(OH) 2 ; NaHS; NaHSO 4 ; NH 4 Cl; CH 3 COONH 4 ; C 6 H 5 ONa; ClH 3 NCH 2 COOH. Số chất vừa tác dụng với NaOH vừa tác dụng với HCl là: A. 5 B. 6 C. 4 D. 7 Câu 22: Nung m gam hỗn hợp X gồm KClO 3 và KMnO 4 thu được chất rắn Y và O 2 . Biết KClO 3 phân hủy hoàn toàn, còn KMnO 4 chỉ bị phân hủy một phần. Trong Y có 1,49 gam KCl chiếm 19,893% theo khối lượng. Trộn lượng O 2 ở trên với không khí theo tỉ lệ thể tích 2 O V : KK V =1:4 trong một bình kín ta thu được hỗn hợp khí Z. Cho vào bình 0,528 gam cacbon rồi đốt cháy hết cacbon, phản ứng hoàn toàn, thu được hỗn hợp khí T gồm 3 khí O 2 , N 2 , CO 2 , trong đó CO 2 chiếm 22 % thể tích. Giá trị m (gam) là A. 8,53 B. 8,77 C. 8,70 D. 8,91 Câu 23: Hòa tan 54,44 gam hỗn hợp X gồm PCl 3 và PBr 3 vào nước được dung dịch Y. Để trung hòa hoàn toàn dung dịch Y cần 500 ml dung dịch KOH 2,6M. Tỷ lệ % khối lượng của PCl 3 trong X là A. 8,08%. B. 26,96%. C. 30,31%. D. 12,125%. Câu 24: Thực hiện các phản ứng sau:1.Fe + HCl 2.KMnO 4 + HCl 3.Cl 2 + HBr 4.KMnO 4 + Na 2 SO 3 + H 2 SO 4 5.Cu + HNO 3 6.Nhiệt phân HNO 3 Phản ứng trong đó axit chỉ đóng một vai trò là A. 2 B. 3 C. 4 D. 5 Câu 25 : Cho các quá trình hóa học :1. Sục khí H 2 S vào dung dịch FeCl 3 2. Dung dịch AlCl 3 tác dụng với dung dịch Na 2 S 3. Nhiệt phân CaOCl 2 4. KF tác dụng với H 2 SO 4 đặc, nóng 5. Điện phân dung dịch NaCl 6. Al 4 C 3 tác dụng với dung dịch HCl 7. Khí Br 2 và khí O 2 . 8. CuS và dung dịch HCl. Có bao nhiêu quá trình xẩy ra phản ứng oxi hóa – khử? A. 5 B. 3 C. 6 D. 4 Câu 26 :Hòa tan hoàn toàn 30 gam hỗn hợp X gồm Na, K và Ba vào dung dịch HCl dư thu được dung dịch Y. Cô cạn dung dịch Y thu được 54,85 gam hỗn hợp chất rắn khan. Hòa tan hoàn toàn 45 gam hỗn hợp X vào nước thu được dung dịch Z. Cho từ từ đến hết dung dịch Z vào 0,4 lít dung dịch ZnCl 2 1M đến phản ứng hoàn toàn thu được kết tủa có khối lượng là: A.39,6 gam. B.27,225 gam.C.34,65 gam D.25,9875 gam. Câu 27 :Hòa tan hoàn toàn 25 gam một cacbonat kim loại bằng dung dịch HCl 7,3% (vừa đủ) thu được dung dịch muối 10,511%. Khi làm lạnh dung dịch này thấy thoát ra 26,28 gam muối rắn A và nồng độ phần trăm của muối trong dung dịch còn lại là 6,07% . Muối A có công thức là A.MgCl 2 .6H 2 OB.CaCl 2 .6H 2 OC.CaCl 2 .3H 2 OD.MgCl 2 .3H 2 O Câu 28 :Khi cho 200 ml dung dịch X gồm AlCl 3 a mol/l và NaCl b mol/l (a : b = 4 : 3) tác dụng với 325 ml dung dịch KOH 2M, sau khi các phản ứng kết thúc thu được 11,7 gam kết tủa. Nếu cho 80 ml dung dịch X tác dụng với dung dịch AgNO 3 dư thì thu được kết tủa có khối lượng là A.45,92 gam.B.43,05 gam.C.50,225 gam.D.107,625 gam. Câu 29 :Khi cho chất rắn X tác dụng với H 2 SO 4 đặc đung nóng sinh ra chất khí Y không màu. Khí Y tan rất nhiều trong nước, tạo ra dung dịch axit mạnh.Nếu cho dung dịch Y đậm đặc tác dụng với MnO 2 thì sinh ra khí Z màu vàng nhạt, mùi hắc.Khi cho một mẩu Na tác dụng với khí Z trong bình, lại thấy xuất hiện chất rắn X ban đầu. X, Y,Z lần lượt là các chất sau:A.Na 2 S, H 2 S, S B.NaI, HI, I 2 C.NaBr, HBr, Br 2 D.NaCl, HCl, Cl 2 Câu 30: Cho dãy gồm các chất Na, Mg; Ag, O 3 , Cl 2 , HCl, Cu(OH) 2 , Mg(HCO 3 ) 2 , CuO, NaCl, C 2 H 5 -OH, C 6 H 5 -OH, C 6 H 5 -NH 2 , CH 3 ONa, CH 3 COONa. Số chất tác dụng được với axit HCl là: A.10 B.7 C.8 D.9 Câu 1: (2 điểm) Cho BaO vào dung dịch Na 2 CO 3 được kết tủa A và dung dịch B. Cho toàn bộ dung dịch B tác dụng với HCl vừa đủ, thu được khí bay ra F và dung dịch D. Cho dung dịch D tác dụng với dung dịch AgNO 3 , thu được kết tủa E. Cho khí F vào dung dịch Ca(OH) 2 được kết tủa G và dung dịch H. Viết phương trình hoá học của các phản ứng xảy ra và xác định thành phần của A, B, D, F, E, G, H. 34. Từ các chất KMnO 4 , BaCl 2 , H 2 SO 4 , Fe có thể điều chế được các khí nào? 26. Cho hh X ( Fe, FeO, Fe 2 O 3 ). Lấy 0,4g X cho t/d với dd HCl dư thì thu được 56ml khí H 2 (đktc). Đem khử 1g X bằng H 2 dư thì thu được 0,2115g H 2 O.1 Tính V dd HNO 3 0,5M phải dùng để hòa tan hết 1g X ( biết rằng PƯ chỉ tạo ra NO) A.10,02 lít B.100,2 lít C.200ml D.48,8 lít . CHUYÊN ĐỀ HALOGEN Câu 1: Mắc nối tiếp hai bình điện phân chứa lần lượt hai dung dịch NaCl(bình 1) và. lít; 52,5 gam. Câu 25: Nhúng thanh Zn, thanh Cu và thanh hợp kim Zn-Cu lần lượt vào ba cốc 1, 2, 3 đều chứa dung dịch HCl nồng độ bằng nhau. Hãy cho biết tốc độ thoát khí H 2 ở cốc nào diễn ra nhanh

Ngày đăng: 22/01/2015, 22:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w