Thu phí ATM có phải là độc quyền nhóm?
Bộ Giáo dục & Đào tạo Trường Đại Học Mở TP Hồ Chí Minh Khoa Kinh tế Môn Kinh Tế Công Đề tài: Thu phí ATM có phải là độc quyền nhóm? Giảng viên: Th.S. Trần Thu Vân Lớp KD06A1 Nhóm thực hiện: Kiều Nguyễn Hoài Thương 40662312 Đỗ Minh Phượng 40662192 Trương Nguyễn Hoàng Thy 40662240 Nguyễn Thị Duyên 40662068 Lê Minh Tùng 40662276 Hoàng Minh Tuấn 40662269 TP Hồ Chí Minh 5/2009 Nhận Xét Của Giảng Viên I. Lý thuyết về độc quyền nhóm A.Đặc điểm của thị trường độc quyền nhóm: 1. Chỉ có một số lượng nhỏ các công ty nên chúng phụ thuộc lẫn nhau: những hoạt động nhằm mở rộng thị trường của một hãng nào đó trong ngành sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến thị phần của hãng còn lại. Bên cạnh đó để tồn tại và phát triển , các hãng cũng phải luôn sẵn sàng chống trả lại hoạt động mở rộng thị trường của các hãng đối thủ. Do các hang độc quyền nhóm có sự phụ thuộc lẫn nhau như vậy nên cầu về sản phẩm của mỗi hãng khó xác định và nhanh chóng thay đổi. 2. Sản phẩm vừa được tiêu chuẩn hoá vừa có sự khác biệt 3. Khó khăn gia nhập: trong dài hạn sự gia nhập vào nghành độc quyền nhóm có thể là dễ dàng, bị hạn chế một phần hoặc hạn chế hoàn toàn và điều này ảnh hưởng rất lớn đến sự hình thành lợi nhuận trong dài hạn . Do có ít các công ty trong một ngành độc quyền thiểu số, sản lượng của mỗi công ty chiếm một thị phần lớn trên thị trường. Do điều này, quyết định giá cả và sản lượng của mỗi công ty có tác động đáng kể lên lợi nhuận của các công ty khác. Thêm vào đó, khi ra quyết định liên quan tới giá cả hoặc sản lượng, mỗi công ty phải tính tới phản ứng của các công ty đối thủ. Do sự phụ thuộc lẫn nhau này, các công ty độc quyền nhóm (hay độc quyền thiểu số) can dự vào hành vi chiến lược. Hành vi chiến lược xảy ra khi kết quả tốt nhất cho một bên được quyết định bởi hành độc của các bên khác. Chiến lược tối ưu trong một tình huống như vậy thường là giữ mức giá hiện tại và cạnh tranh trên những mặt phí giá cả thay vì cạnh tranh giá cả. B.Lý thuyết trò chơi (game thoery): Lý thuyết trò chơi giải thích hành vi chiến lược bằng việc xem xét sự thưởng phạt đi cùng với những sự lựa chọn thay thế của mỗi người tham dự "trò chơi". Một tình huống có thể xảy ra có thể được phân tích bằng lý thuyết trò chơi là liệu mỗi công ty trong hai công ty độc quyền nhóm sẽ duy trì giá cao hay giá thấp. Trong một hoàn cảnh như vậy, mức lợi nhuận kết hợp cao nhất có thể nhận được tại mức giá cao do công ty đưa ra. Tuy nhiên, công ty có thể tăng lợi nhuận bằng việc đưa ra giá thấp nếu công ty kia tiếp tục tính mức giá cao. Nếu cả hai công ty tính mức giá thấp, lợi nhuận kết hợp thấp hơn mức lợi nhuận kết hợp nếu cả hai công ty tính mức giá cao. Những người tham gia vào trò chơi đối mặt với một sự lựa chọn tương đối đơn giản khi tồn tại một chiến lược độc quyền (dominant strategy). Một chiến lược độc quyền là một chiến lược mang lại phần tiền thưởng cao nhất cho mỗi cá nhân với mỗi hành động có thể xảy ra của đối thủ của họ. Trong quyết định giá độc quyền được miêu tả ở trên, chiến lược độc quyền đưa ra một mức giá thấp hơn. Để hiểu điều này, giả sử bạn đang đưa ra quyết định này và không biết công ty kia sẽ làm gì. Nếu công ty kia tính giá cao, bạn có thể nhận được lợi nhuận lớn nhất bằng việc giảm giá của công ty này. Nói cách khác, nếu công ty kia tính giá thấp, chiến lược tốt nhất với bạn là lại tính giá thấp (nếu bạn tính giá cao khi công ty kia tính giá thấp, bạn sẽ chịu tổn thất lớn). Trong trường hợp này, nếu trò chơi này chỉ được chơi một lần, mỗi công ty sẽ dự tính tính mức giá thấp cho dù thậm chí lợi nhuận kết hợp của họ sẽ cao hơn nếu cả hai đều tính giá cao. Dù vậy, nếu sự cấu kết là có thể (và bị ép buộc) cả hai công ty có thể tính giá cao. 1 Nếu các công ty độc quyền nhóm được tự do thông đồng và cùng tham gia quyết định mức giá và sản lượng của họ, họ sẽ có thể dành được một mức lợi nhuận kết hợp cao hơn. Ở một số nơi hình thức thông đồng này bị coi là vi phạm luật pháp(ví dụ như ở Mỹ). Mặc dù bị coi là phạm luật nếu các công ty chính thức gặp nhau và quyết định mức giá và sản lượng của họ, việc họ cùng tính mức giá bằng nhau chừng nào họ chưa gặp nhau để quyết định về giá cả vẫn được coi là đúng luật. Các công ty có thể đạt được kết quả giống như kết quả khi họ thông đồng với nhau bằng việc tham dự vào một tình huống lãnh đạo giá cả trong đó một công ty đưa ra mức giá cho toàn thị trường và công ty kia theo giá cả của công ty đó. Những thực tế thuận lợi như tính tăng giá có thể dẫn tới một kết quả tương đương. (Tính tăng giá hay thêm giá xảy ra khi các công ty quyết định giá bán lẻ của một hàng hoá bằng việc nhân lên giá bán buôn cho trước - nếu tính thêm giá 50%, một hàng hoá chi phí là 10 đôla của công ty sẽ được bán với giá 15 đôla). Nếu tất cả các công ty sử dụng cùng tỷ lệ tính thêm giá, tất cả họ sẽ có xu hướng tính cùng mức giá. Người sản xuất hàng hoá thường làm thuận lợi cho tình huống này bằng cách in "giá bán lẻ kiến nghị" lên trên sản phẩm của họ. Sự phối hợp hành động chung là hợp pháp ở một số nước. Theo một dàn xếp phối hợp hành động chung, các công ty can dự vào hành vi thông đồng rõ ràng. Mặc dù vậy, một vấn đề với sự phối hợp hành động chung là bất kỳ công ty nào cũng có thể tăng lợi nhuận bằng việc không tuân thủ thoả thuận. Vì lí do này, hầu hết sự phối hợp hành động chung không diễn ra lâu. II.Thu phí ATM- Độc quyền nhóm 2 1/ Thu phí ATM: Hiện nay ở một số ngân ở Việt Nam đã có những động thái chuẩn bị cho việc áp dụng một biểu phí khi sử dụng dịch vụ ATM của các ngân hàng, và các biểu phí này được các hệ thống ngân hàng đề xuất với lý do là nhằm đẩy mạnh công việc nhập và lắp đặt hệ thống máy ATM, đồng thời khuyến khích mọi người tham gia giao dich bằng thẻ đa năng thay vì bằng tiền mặt ở ngoài thị trường. Biểu phí ATM được các ngân hàng sử dụng đối với dịch vụ kết nối với hệ thống liên minh thẻ Banknet và Smartlink ( dịch vụ này cho phép người sử dụng có thể rút tiền hay kiểm tra số tài khoản tại các máy ATM của các ngân hàng khác trong cùng một hệ thống.) Biểu phí ATM được ngân hàng đề ra với các đối tượng khi sử dụng dịch vụ Banknet phải chi trả các khoảng như sau: phí rút tiền mặt, phí truy vấn số dư, phí in sao kê, phí chuyển khoản. Đồng thời một số ngân hàng còn đề ra một loại phí giao dịch nội bộ với cá nhân nộp tiền vào tài khoản thẻ ở các chi nhánh khác ngoài chi nhánh mà đối tượng mở thẻ trong cùng một hệ thống ngân hàng. 2/ Độc quyền trong việc đề suất biểu phí ATM Ở bài viết này nhóm đề cập tới việc mỗi cá nhân ngân hàng tự mình đề xuất ra biểu phí riêng khi sử dụng dịch vụ thẻ đa năng. Nhờ chính sách trả tiền lương qua thẻ ATM (nhằm mục tiêu giảm lượng tiền mặt trong lưu thông và đảm bảo minh bạch trong hệ thống đơn vị nhà nước) mà ngân hàng có nhiều khách hàng hơn. Chính vì vậy mà ngân hàng cảm thấy họ đã bước từ vị thế người phải đi mời chào trên thị trường rất cạnh tranh và người tiêu dùng có nhiều lựa chọn (sử dụng hay không sử dụng thẻ ATM) sang vai trò khối độc quyền nhóm (người tiêu dùng chỉ còn có cơ hội lựa chọn dùng dịch vụ ở đâu, mà nhiều khi cũng không có cơ hội, vì công ty đã quyết định). Như vào ngày 9/1/2009 ngân hàng Vietcombank tự động đưa ra biểu phí đối với chủ thẻ Vietcombank Connect24 khi sử dụng dịch vụ tại hệ thống ATM của các ngân hàng khác sẽ phải trả các khoản phí như phí rút tiền mặt, phí truy vấn số dư, phí in sao kê, phí chuyển khoản với lý do là bù đắp khoản lỗ trong việc lắp đặt hệ thống máy ATM. Cùng ngày, trên website của mình, BIDV cũng chính thức đăng thông báo về phí dịch vụ ATM. Cụ thể, tại hệ thống máy ATM của BIDV, chỉ có thẻ VISA, PLUS của ngân hàng trong nước và nước ngoài phát hành khi rút tiền mặt sẽ chịu phí 20.000 đồng/giao dịch. Đối với thẻ BIDV giao dịch tại máy ATM của các ngân hàng khác có kết nối với Banknetvn, phí rút tiền mặt là 3.300 đồng/lần; phí chuyển khoản trong nội bộ BIDV là 1.650 đồng/lần; phí kiểm tra số dư tài khoản 1.650 đồng/lần; phí in sao kê rút gọn là 1.650 đồng/lần. Ngân hàng Agribank vừa đưa ra biểu phí ATM sẽ chính thức có hiệu lực kể từ ngày 1.5.2009. Khi chủ thẻ rút tiền tại ATM, Agribank sẽ thu phí 3.300 đồng/giao dịch; vấn tin số dư tài khoản, in sao kê tài khoản, chuyển khoản nội bộ là 1.650 đồng/giao dịch; phí trả thẻ thu hồi do lỗi của chủ thẻ tại máy ATM Agribank là 5.000 đồng/giao dịch. Còn tại Ngân hàng TMCP Đông Á (DongA Bank) thu phí đối với nộp tiền mặt đối với khách hàng không phải là chủ thẻ chính là 0,05%/tổng số tiền nộp vào thẻ (tối thiểu 5.000 đồng, tối đa 500.000 đồng), phí cấp lại bảng sao hóa đơn giao dịch là 5.000 đồng/hóa đơn, phí in 10 giao dịch gần nhất trên ATM là 1.000 đồng/lần; phí khiếu nại không đúng là 10.000 đồng/lần . 3 Ở thời điểm ban đầu, các ngân hàng tự bản thân mỗi nơi đề xuất ra một biểu phí sử dụng ATM riêng, nhưng theo thời gian, nhóm ngân hàng có thể nhận ra bằng việc hợp tác với nhau các ngân hàng có thể tạo một biểu phí chung với người sử dụng dịch vụ thẻ ATM có lợi đối với phía ngân hàng. Tựu chung việc tạo biểu phí ATM của các ngân hàng hình thành một lợi thế độc quyền nhóm dựa theo chủ trương hạn chế lưu thông tiền mặt của chính phủ, mà người tham gia sử dụng chỉ có thể thực hiện theo. 3/ Liệu phí ATM có tồn tại được theo hướng liên minh? Trong hầu hết các trường hợp, phí ATM có thể phát sinh và chấp nhận được nếu như dùng thẻ ghi có (Debit) với máy ATM của các ngân hàng khác hoặc các nhà cung cấp ATM khác không phải của ngân hàng mở tài khoản. Phí quản lý tài khoản cũng có thể chấp nhận được với từng ngân hàng khi việc quản lý tài khoản có thể thực hiện trực tuyến do khách hàng giảm chi phí thời gian tới ngân hàng. Tuy nhiên việc phí rút tiền ATM như dự tính lại không phải như vậy. Phí được tính trên mỗi lần rút tiền. Liên minh thẻ xét về bản chất sở hữu thực tế là các ngân hàng. Việc các ngân hàng tự đứng ra quy định mức phí ATM vô hình chung là một hình thức phản cạnh tranh và làm thiệt hại cho người tiêu dùng và nền kinh tế nói chung. Về mặt dài hạn, khi công nghệ ngân hàng và thanh toán thực hiện rộng khắp thì việc dùng thẻ sẽ tăng tiện ích lớn cho cả hai phía và trên thực tế mang lại lợi ích cho các ngân hàng nhiều hơn là cho khách hàng. Việc gia tăng số lượng khách hàng dùng tài khoản thanh toán sẽ gia tăng lợi ích to lớn cho chính ngân hàng. Và việc gia tăng chất lượng của máy ATM cũng chỉ là một hình thức cạnh tranh của các ngân hàng qua việc thu hút khách hàng chứ không phải là hình thức mà khách hàng phải đền bù bằng phí. 4 . lâu. II .Thu phí ATM- Độc quyền nhóm 2 1/ Thu phí ATM: Hiện nay ở một số ngân ở Việt Nam đã có những động thái chuẩn bị cho việc áp dụng một biểu phí. Học Mở TP Hồ Chí Minh Khoa Kinh tế Môn Kinh Tế Công Đề tài: Thu phí ATM có phải là độc quyền nhóm? Giảng