1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

bach bop

136 458 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Cấu trúc

  • I. Mục tiêu:

  • III. Tiến trình dạy học:

  • I. Mục tiêu:

  • II. Chuẩn bị:

    • III. Tiến trình dạy học:

  • I. Mục tiêu:

  • II. Chuẩn bị:

  • III. Tiến trình dạy học:

  • I. Mục tiêu:

  • II. Chuẩn bị:

  • III. Tiến trình dạy học:

  • I. Mục tiêu:

  • II. Chuẩn bị:

  • III. Tiến trình dạy học.:

Nội dung

Trường THCS Bạch Đích Năm học 2012 - 2013 Tiết 10 - Bài 11 : BIỂU DIỄN REN I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - HS biết nhận dạng được ren trên bản vẽ chi tiết. 2. Kỹ năng: - HS biết được quy ước vẽ ren. 3. Thái độ: - Yêu thích môn học. II. Chuẩn bị: 1. Cho mỗi nhóm HS: - Vật mẫu : Đinh tán, bóng đèn đui xoáy, lọ mực có nắp vặn bằng ren… Mô hình các loại ren bằng kim loại, bằng gỗ hay bằng chất dẻo… 2. Cho cả lớp: - Tranh vẽ các hình của bài 11 SGK. III. Tiến trình dạy học: 1. Kiểm tra bài cũ: ( 5 phút) - ? Bản vẽ chi tiết gồm các nội dung gì? - ? Nêu cách đọc bản vẽ chi tiết. 2. Bài mới: Hoạt động của Giáo Viên Hoạt động của Học Sinh Nội Dung Hoạt động 1 : Tìm hiểu chi tiết có ren.(10 phút) - GV đặt ra 1 số câu hỏi. - ? Hãy cho biết một số đồ vật hoặc chi tiết thường gặp có ren. - ? Các đồ vật hoặc chi tiết đó có ren với công dụng gì? - HS trả lời: - Ốc, vít, bu lông, đai ốc … - Lắp ghép 2 chi tiết lại với nhau. 1. Chi tiết có ren : Hoạt động 2 : Tìm hiểu quy ước vẽ ren.( 23 phút) - ? Theo em hình dạng của ren đơn giản hay phức tạp? - HS trả lời: + Hình dạng của ren là phức tạp. 2. Quy ước vẽ ren : Ren có kết cấu phức Đinh Thị Hồng Duyên 1 Giáo án Công Nghệ 8 Ngày soạn: Lớp 8A Tiết(theoTKB): Ngày dạy: Sĩ số: Vắng: Lớp 8B Tiết(theoTKB): Ngày dạy: Sĩ số: Vắng: Trường THCS Bạch Đích Năm học 2012 - 2013 - ? Vậy trên bản vẽ, ta có nên vẽ ren giống như thật không? Vì sao? - Trên bản vẽ, các loại ren khác nhau nhưng được vẽ giống nhau. Vậy chúng giống nhau ở các đặc điểm gì? Hãy quan sát các hình 11.3 và hình 11.5 rồi cho biết điểm giống nhau đó. - ? Khi vẽ hình chiếu thì các cạnh khuất được vẽ như thế nào? - ? Còn với các ren bị che khuất thì vẽ như thế nào? Hãy xem hình 11.6 và cho biết ren khuất được vẽ như thế nào? - ? Sự khác nhau trong quy ước vẽ ren trục và ren lỗ? + Ta không nên vẽ ren như thật vì ren có dạng phức tạp. - Đường đỉnh ren và đường giới hạn ren vẽ bằng nét liền đậm. - Đường chân ren vẽ bằng nét liền mảnh và vòng tròn chân ren chỉ vẽ ¾ vòng. - Các cạnh khuất được vẽ bằng nét đứt. - Các đường đỉnh ren, đường chân ren và đường giới hạn ren vẽ bằng nét đứt. - Với ren trục, nét liền đậm đỉnh ren ở ngoài, nét liền mảnh chân ren nằm phía trong; còn đối với ren lỗ, vị trí 2 đường trên ngược lại. tạp nên các loại ren đều được vẽ theo cùng một quy ước. a. Ren ngoài : (ren trục) Ren ngoài là ren được hình thành ở mặt ngoài của chi tiết. b. Ren trong: (ren lỗ) Ren trong là ren được hình thành ở mặt trong của lỗ. c. Ren bị che khuất : (ren lỗ) d. Quy ước vẽ ren : Ren nhìn thấy : - Đường đỉnh ren và đường giới hạn ren vẽ bằng nét liền đậm. - Đường chân ren vẽ bằng nét liền mảnh và vòng tròn chân ren chỉ vẽ ¾ vòng. - Với ren lỗ, đường gạch gạch được vẽ đến đường đỉnh ren. Ren bị che khuất : - Các đường đỉnh ren, Đinh Thị Hồng Duyên Giáo án Công Nghệ 8 2 Trường THCS Bạch Đích Năm học 2012 - 2013 đường chân ren và đường giới hạn ren vẽ bằng nét đứt. 3. Củng cố: ( 5 phút). - Gọi HS đọc phần ghi nhớ trong SGK/37 - Cho HS trả lời các câu hỏi trong SGK/37 - Cho HS đọc phần “Có thể em chưa biết” ở trang 37 và trang 40. GV giới thiệu về các dạng ren, ren ngược (ren trái) và ứng dụng của ren ngược. - GV hướng dẫn HS đọc ký hiệu ren trong bản vẽ. 4. Hướng dẫn về nhà: ( 2 phút). - Học thuộc bài. - Đọc trước bài 12 SGK và chuẩn bị dụng cụ vẽ (bút chì, thước thẳng, eke, compa, gôm, giấy vẽ) để làm bài thực hành. Đinh Thị Hồng Duyên Giáo án Công Nghệ 8 3 Trường THCS Bạch Đích Năm học 2012 - 2013 Tiết 11 – Bài 10 + 12 : THỰC HÀNH: ĐỌC BẢN VẼ CHI TIẾT ĐƠN GIẢN CÓ HÌNH CẮT - ĐỌC BẢN VẼ CHI TIẾT ĐƠN GIẢN CÓ REN I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - HS biết cách đọc được bản vẽ vòng đai có hình cắt và bản vẽ côn có ren. 2. Kỹ năng: - Hình thành kĩ năng đọc bản vẽ chi tiết có hình cắt, có ren. 3. Thái độ: - Hình thành cho HS tác phong làm việc theo quy trình khoa học. II. Chuẩn bị: 1. Cho mỗi nhóm HS: - Bút chì, thước thẳng, eke, compa, gôm, giấy vẽ. 2. Cho cả lớp: - Tranh vẽ hình 10.1, 12.1 trong SGK. - Vật mẫu : Vòng đai, côn có ren. III. Tiến trình dạy học: 1. Kiểm tra bài cũ: ( 2 phút) - Nêu công dụng của ren trong thực tế? - Trình bày quy ước vẽ ren nhìn thấy, ren khuất? 2. Thực hành : Hoạt động của Giáo Viên Hoạt động của Học Sinh Hoạt động 1: Giới thiệu nội dung và trình tự thực hành (5 phút) - Nêu mục đích của bài thực hành, yêu cầu HS tìm hiểu nội dung và trình tự thực hành, kiểm tra sự chuẩn bị của HS. - Hướng dẫn HS cách trình bày bài thực hành theo bảng 9.1 - Cho HS đọc phần II và III trong SGK/39 để nắm bắt nội dung và yêu cầu thực hành. - Tìm hiểu nội dung bài thực hành dưới hướng dẫn của GV. - Đọc và nắm bắt thông tin. Đinh Thị Hồng Duyên Giáo án Công Nghệ 8 Ngày soạn: Lớp 8A Tiết(theoTKB): Ngày dạy: Sĩ số: Vắng: Lớp 8B Tiết(theoTKB): Ngày dạy: Sĩ số: Vắng: 4 Trường THCS Bạch Đích Năm học 2012 - 2013 Hoạt động 2: Thực hành đọc bản vẽ vòng đai có hình cắt (13 phút). - GV treo tranh bản vẽ chi tiết vòng đai hình 10.1 lên bảng, yêu cầu HS quan sát. - Treo bảng 9.1 lên bản, yêu câu HS tìm hiểu trình tự đọc. - Hướng dẫn HS đọc bản vẽ chi tiết vòng đai bằng cách trả lời các CH sau: - ? Hãy cho biết tên gọi, vật liêu và tỉ lệ của bản vẽ chi tiết vòng đai? - ? Hãy nêu tên gọi của hình chiếu và vị trí của hình cắt? - ? Hãy nêu kích thước chung của từng chi tiết, kích thước từng phần của chi tiết? - ? Hãy nêu yêu cầu kĩ thuật khi gia công và xử lí bề mặt? - ? Hãy mô tả hình dạng ngoài của chi tiết và công dụng của chi tiết? - GV hướng dẫn cách trình bày trên giấy vẽ A4. - Quan sát bản vẽ chi tiết vòng đai. - Trả lời các câu hỏi dưới hướng dẫn của GV. và hoàn thành bảng 9.1 (ở dưới) Trình tự đọc Nội dung cần hiểu Bản vẽ vòng đai (h10.1) 1. Khung tên - Tên gọi chi tiết - Vật liệu - Tỷ lệ - Vòng đai - Thép - 1 : 2 2. Hình biểu diễn - Tên gọi hình chiếu - Vị trí hình cắt - Hình chiếu bằng - Hình cắt ở hình chiếu đứng 3. Kích thước - Kích thước chung của chi tiết - Kích thước từng phần của chi tiết - 140, 50, R39 - Đường kính trong ϕ 50 - Chiều dày 10 - Đường kính lỗ 12 - Khoảng cách tâm 2 lỗ 110 4. Yêu cầu kĩ thuật - Gia công - Xử lí bề mặt - Làm tù cạnh sắc - Mạ kẽm 5. Tổng hợp - Mô tả hình dạng cấu - Phần giữa chi tiết là nửa ống hình Đinh Thị Hồng Duyên Giáo án Công Nghệ 8 5 Trường THCS Bạch Đích Năm học 2012 - 2013 tạo của chi tiết - Công dụng của chi tiết trụ, hai bên hình hộp chữ nhật có lỗ tròn - Dùng để ghép nối các chi tiết hình trụ với các chi tiết khác Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh đọc bản vẽ hình 12.1 (trang 39): ( 10 phút) - Hãy nêu trình tự đọc bản vẽ chi tiết? - Mỗi phần trên ta cần nắm bắt các thông tin gì? 1. Đọc khung tên : - Cho HS đọc khung tên và nêu các thông tin nhận biết được. 2. Đọc hình biểu diễn : - Hãy mô tả hình dạng của côn? - Vị trí hình cắt của côn như thế nào? 3. Đọc các kích thước : - Hãy cho biết các kích thước chung (tổng thể) của chi tiết? - Cho biết các kích thước của các thành phần của chi tiết ? (chiều dày, đường kính đáy lớn, đường kính đáy nhỏ, kích thước ren…) 4. Đọc yêu cầu kỹ thuật : - Hãy cho biết các yêu cầu kỹ thuật khi gia công chi tiết? - HS nhắc lại trình tự đọc bản vẽ và yêu cầu của mỗi phần. - Tên chi tiết : Côn có ren. - Vật liệu : bằng thép. - Tỉ lệ : 1 : 1 - Hình côn, có ren lỗ. - Hình cắt ở hình chiếu đứng. - Đường kính đáy lớn : 18 - Đường kính đáy nhỏ : 14 - Chiều dày : 10 - Kích thước ren : M8x1 (Ren hệ mét, đường kính ren 8, bước ren 1, ren phải) - Tôi cứng. - Mạ kẽm. Hoạt động 4 : Tổ chức thực hành: (10 phút) - GV hướng dẫn cách trình bày bảng 9.1 trên giấy vẽ A4. Trình tự đọc Nội dung cần tìm hiểu Bản vẽ vòng đai 1. Khung tên - Tên gọi chi tiết. - Vật liệu. - Tỉ lệ. - Tên chi tiết : Côn có ren. - Vật liệu : bằng thép. - Tỉ lệ : 1 : 1 2. Hình biểu diễn - Tên gọi hình chiếu. - Vị trí hình cắt. - Hình chiếu cạnh - Hình cắt ở hình chiếu đứng. - Kích thước chung của chi - Đường kính đáy lớn : 18 - Đường kính đáy nhỏ : 14 - Chiều dày : 10 Đinh Thị Hồng Duyên Giáo án Công Nghệ 8 6 Trường THCS Bạch Đích Năm học 2012 - 2013 3. Kích thước tiết. - Kích thước các phần của chi tiết. - Kích thước ren : M8x1 (Ren hệ mét, đường kính ren 8, bước ren 1, ren phải) 4. Yêu cầu kỹ thuật - Gia công. - Xử lý bề mặt. - Tôi cứng. - Mạ kẽm. 5. Tổng hợp - Mô tả hình dạng và cấu tạo của chi tiết. - Công dụng của chi tiết. - Côn dạng hình nón cụt, có lỗ ren ở giữa. - Dùng để lắp với trục của cọc lái (xe đạp) 3. Nhận xét – Đánh giá: ( 3 phút). - GV nhận xét giờ thực hành. - Hướng dẫn HS tự đánh giá bài làm của mình dựa vào mục tiêu của bài học. - GV thu bài làm của HS. 4. Hướng dẫn về nhà ( 2 phút). - Đọc trước bài 13. Đinh Thị Hồng Duyên Giáo án Công Nghệ 8 7 Trường THCS Bạch Đích Năm học 2012 - 2013 Tiết 12 - Bài 13 : BẢN VẼ LẮP I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - HS biết được nội dung và công dụng của bản vẽ lắp. 2. Kỹ năng: - HS biết cách đọc bản vẽ lắp đơn giản. 3. Thái độ: - Nghiêm túc, cẩn thận. II. Chuẩn bị: 1. Cho mỗi nhóm HS: - Vật mẫu : Bộ vòng đai bằng kim loại hoặc chất dẻo. 2. Cho cả lớp: - Tranh vẽ các hình của bài 13 SGK. III. Tiến trình dạy học: 1. Kiểm tra bài cũ: ( 5 phút) - ? Nêu công dụng của ren trong thực tế? - ? Trình bày quy ước vẽ ren nhìn thấy, ren khuất? 2 . Bài mới : Hoạt động của Giáo Viên Hoạt động của Học Sinh Nội Dung Hoạt động 1 : Tìm hiểu bản vẽ lắp.(13 phút) - Cho HS quan sát vật mẫu bộ vòng đai được tháo rời để xem hình dạng, kết cấu của từng chi tiết và lắp lại để thấy được sự quan hệ giữa các chi tiết. - ? Bản vẽ lắp gồm những hình chiếu nào? - ? Mỗi hình chiếu diễn tả chi tiết nào? Vị trí tương đối giữa các - Quan sát vật mẫu. - Gồm có 2 hình chiếu : Hình chiếu và hình cắt - Diễn tả hình dạng, kết cấu, vị trí các chi tiết của bộ vòng đai. 1. Nội dung bản vẽ lắp : Bản vẽ lắp diễn tả hình dạng, kết cấu sản phẩm và vị trí tương quan giữa các chi tiết của sản phẩm. Bản vẽ lắp là tài liệu kỹ thuật chủ yếu dùng trong thiết kế, lắp ráp và sử dụng sản phẩm. Đinh Thị Hồng Duyên Giáo án Công Nghệ 8 Ngày soạn: Lớp 8A Tiết(theoTKB): Ngày dạy: Sĩ số: Vắng: Lớp 8B Tiết(theoTKB): Ngày dạy: Sĩ số: Vắng: 8 Trường THCS Bạch Đích Năm học 2012 - 2013 chi tiết như thế nào? - ? Các kích thước ghi trên bản vẽ có ý nghĩa gì? - Bảng kê chi tiết gồm những nội dung gì? - Cho biết kích thước của vòng đai và các kích thước lắp ráp của các chi tiết. - Gồm số thứ tự, tên gọi chi tiết, số lượng, vật liệu. Hoạt đông 2 : Hướng dẫn đọc bản vẽ lắp.( 22 phút) - ? Theo em, khi đọc bản vẽ lắp, ta cần nắm bắt các thông tin nào? - ? Khung tên cung cấp cho ta các thông tin nào? - ? Hình biểu diễn cho ta các thông tin nào? - ? Yêu cầu kỹ thuật cho ta biết các thông tin nào? - Hãy áp dụng vào đọc bản vẽ ống lót hình 9.1 trang 31 SGK. - GV gọi từng HS đọc theo từng bước nêu trên. - Cho HS đọc phần chú ý trong SGK/43. - ? Hãy cho biết tháo bộ vòng đệm theo tứ tự nào? - ? Hãy cho biết lắp bộ vòng đệm theo tứ tự nào? - Tên chi tiết, hình dạng chi tiết, kích thước chi tiết… - Tên chi tiết, vật liệu, … - Cho biết hình dạng của chi tiết. - Các yêu cầu về kỹ thuật khi gia công xử lý chi tiết. - HS đọc theo trình tự và trình bày các thông tin thu nhận được từ bản vẽ. - Tháo chi tiết 2 – 3 – 4 – 1 - Lắp chi tiết 1 – 4 – 3 – 2 2. Đọc bản vẽ lắp : Khi đọc bản vẽ lắp, ta thường đọc theo trình tự sau : Trình tự đọc Nội dung cần tìm hiểu Khung tên - Tên gọi sản phẩm. - Tỉ lệ. Bảng kê - Tên gọi chi tiết và số lượng chi tiết. Hình biểu diễn - Tên gọi hình chiếu. - Vị trí hình cắt. Kích thước - Kích thước chung của chi tiết. - Kích thước lắp ráp giữa các chi tiết. Phân tích chi - Vị trí của các chi tiết. Đinh Thị Hồng Duyên Giáo án Công Nghệ 8 9 Trường THCS Bạch Đích Năm học 2012 - 2013 tiết Tổng hợp - Trình tự tháo lắp. - Công dụng của sản phẩm. Chú ý : SGK/43 3. Củng cố: ( 3 phút) - Gọi HS đọc phần ghi nhớ trong SGK/43 - Cho HS trả lời các câu hỏi trong SGK/43 4. Hướng dẫn về nhà: ( 2 phút) - Học thuộc bài. - Đọc trước bài 14 SGK và chuẩn bị dụng cụ vẽ (bút chì, thước thẳng, eke, compa, gôm, giấy vẽ) để làm bài thực hành. Đinh Thị Hồng Duyên Giáo án Công Nghệ 8 10

Ngày đăng: 21/01/2015, 12:00

Xem thêm

w