1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

Trắc nghiệm sinh lý thần kinh

8 3,3K 90

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 8
Dung lượng 73,5 KB

Nội dung

SINH LÝ THẦN KINH CAO CẤP *Câu 1: Thành phần thứ 3 trong cung phản xạ có điều kiện tiết nước bọt do ánh sáng đèn là cấu trúc thần kinh nào sau đây? A. Hành não và vỏ não @ B. Chất xám tủy sống và vỏ não C. Hệ thần kinh thực vật và vỏ não D. Vùng dưới đồi và vỏ não E. Tiểu não và vỏ não *Câu 2: Đường liên lạc tạm thời được hình thành nhờ: A. Di truyền B. Bẩm sinh C. Ở tủy sống D. Ở vỏ não @ D. Ở hệ viền *Câu 3: Câu nào sau đây đúng với ức chế ngoài? A. Ức chế có điều kiện của phản xạ không điều kiện B. Là ức chế xảy ra ở cấu trúc ngoài vỏ não C. Chỉ có ở người D. Là phản xạ tìm kiếm @ E. Là ức chế bảo vệ thần kinh *Câu 4: Khi có ức chế ở vỏ não thì: A. Có đáp ứng phản xạ B. Tăng hiệu lực phản xạ C. Giảm hoặc mất phản xạ @ D. Phản xạ vẫn bình thường E. Thành lập phản xạ mới *Câu 5: Trí nhớ là: A. Khả năng duy trì lâu dài thông tin về các sự kiện của thế giới bên ngoài và về các phản ứng xảy ra bên trong cơ thể B. Khả năng tái hiện các kinh nghiệm cũ và sử dụng chúng trong lĩnh vực ý thức và tập tính C. Chức năng và đặc tính của não có khả năng ghi nhận, bảo tồn và cho hiện lại những kinh nghiệm và tri thức cũ dưới dạng biểu tượng, ý niệm và ý tưởng D. Tất cả các câu trên đều đúng E. Tất cả các câu trên đều sai @ *Câu 6: Trong quá trình lao động học tập, nhờ có trí nhớ vận động chúng ta có thể: A. Tiếp nhận và phân tích bằng nhiều cơ quan về các sự vật và đối tượng cụ thể B. Hình thành kỹ năng nghề nghiệp qua các động tác cụ thể C. Hình thành kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp trong nhiều lĩnh vực khác nhau @ D. A và B đúng E. A và C đúng *Câu 7: Trí nhớ ngôn ngữ - logic là: A. Trí nhớ được hình thành khi tiếp nhận ngôn ngữ (tiếng nói, chữ viết) B. Trí nhớ chủ đạo ở người, thể hiện trong tất cả các loại trí nhớ khác và giữ vai trò chủ yếu trong lĩnh hội mọi tri thức và tích lũy kinh nghiệm C. Trí nhớ của các kích thích, các sự kiện cụ thể và có thể là tiếng nói D. A và B đúng @ E. Cả 3 câu A, B, C đều đúng *Câu 8: Loại trí nhớ nào sau đây dễ bị rối loạn hoặc mất dưới tác động của các yếu tố hoạt động phối hợp của các nơ ron như sốc điện, gây mê, hạ nhiệt độ não,… A. Trí nhớ ngắn hạn @ B. Trí nhớ dài hạn C. Trí nhớ phản xạ có điều kiện D. Trí nhớ vận động E. Trí nhớ ngôn ngữ - logic *Câu 9: Trên con chó đã có phản xạ có điều kiện do ánh sáng đèn, khi Pavlop kích thích bằng đèn 40 Watts chó tiết 19 giọt nước bọt trong 30 giây; khi kích thích bằng đèn 200 Watts chó sẽ tiết nước bọt như thế nào? A. Tiết 10 giọt/ 30 giây B. Tiết 20 giọt/ 30 giây C. Tiết 40 giọt/ 30 giây D. Tiết 50 giọt/ 30 giây E. Không tiết nước bọt @ *Câu 10: Chiết xuất được “chất sợ tối” từ não chuột bị điện giật mỗi khi đưa vào chỗ tối, và phân tích dịch đó, người ta nghĩ rằng cơ chế của sự nhớ trong thí nghiệm này là một … có 15 gốc … A. Protein, acid amin B. Acid amin, steroid C. Peptid, acid amin @ D. Lipid, steroid E. Peptid, amin *Câu 11: Câu nào sau đây không đúng đối với các điều kiện cơ bản để thành lập phản xạ có điều kiện? A. Bộ não và bộ phận nhận cảm lành mạnh B. Kích thích không điều kiện phải đi trước kích thích có điều kiện vài giây @ C. Không có yếu tố cản trở trong quá trình thành lập phản xạ có điều kiện D. Đơn giản hóa kích thích E. Kích thích có điều kiện phải đi trước kích thích không điều kiện vài giây Câu 12: Tình huống nào sau đây không phải là biểu hiện của phản xạ có điều kiện? A. Chó vẫy đuôi mừng chủ B. Nhận ra giọng nói của người bạn cũ C. Tiết nước bọt khi nghe kể về một loại trái cây chua D. Chó sủa người lạ @ E. Thú biểu diễn xiếc Câu 13: Đường liên lạc tạm thời được hình thành nhờ các yếu tố sau đây, ngoại trừ: A. Hoạt hóa xi náp B. Các gai trên sợi nhánh của tế bào thần kinh phát triển C. Tạo thêm các xi náp mới D. Sự biến đổi của RNA E. Điện thế nghỉ của tế bào thần kinh âm hơn @ Câu 14: Chất nào sau đây giữ vai trò quyết định trong quá trình thành lập phản xạ có điều kiện? A. DNA B. RNA @ C. Men ribonucleaz D. ATP E. Neurohormon Câu 15: Sự truyền các luồng xung động thần kinh từ điểm hưng phấn này sang điểm hưng phấn khác thực hiện được là nhờ vào yếu tố nào sau đây? A. Sự hoạt hóa các xy náp B. Sự tạo thêm các xy náp mới C. Ngưỡng kích thích giảm D. A và B đúng @ E. B và C đúng Câu 16: Trong phản xạ có điều kiện tiết nước bọt do ánh sáng đèn, trung tâm có điều kiện cao cấp nằm ở nơi nào sau đây? A. Thùy trán B. Thùy đỉnh C. Thùy liên hợp D. Thùy chẩm @ E. Thùy thái dương Câu 17: Câu nào sau đây đúng với bước thứ nhất trong phương pháp thành lập phản xạ có điều kiện? A. Cho kích thích có điều kiện đi trước kích thích không điều kiện từ 3 – 5 giây @ B. Cho kích thích không điều kiện đi trước kích thích có điều kiện từ 3 – 5 giây C. Cho cùng một lúc kích thích không điều kiện và kích thích có điều kiện D. Lặp lại thí nghiệm nhiều lần E. Củng cố phản xạ có điều kiện Câu 18: Câu nào sau đây đúng với ức chế dập tắt? A. Ức chế không điều kiện của phản xạ có điều kiện B. Ức chế có điều kiện của phản xạ có điều kiện C. Ức chế xảy ra khi không củng cố phản xạ có điều kiện D. A và B đúng E. B và C đúng @ Câu 19: Câu nào sau đây đúng với ức chế phân biệt? A. Ức chế bảo vệ thần kinh B. Ức chế có điều kiện của phản xạ có điều kiện @ C. Ức chế xảy ra khi không củng cố 1 phản xạ có điều kiện D. Là phản xạ tìm hiểu E. Ức chế làm chậm phản xạ Câu 20: Câu nào sau đây đúng với ức chế chậm phản xạ? A. Nhằm phân biệt những kích thích không điều kiện B. Là loại ức chế chỉ có ở người C. Là ức chế làm chậm phản xạ (ức chế trì hoãn) @ D. Là sự phân biệt giữa kích thích có điều kiện và không điều kiện E. Có tính chất bẩm sinh Câu 21: Cử động thuần thục của một người thợ là do quá trình nào sau đây? A. Các phản xạ có điều kiện và không điều kiện xảy ra hàng loạt B. Các phản xạ gom lại thành những nhóm định hình @ C. Các xung động trong não cảm ứng trong không gian và thời gian D. Hoạt động phân tích và tổng hợp của vỏ não diễn ra nhanh E. Các cử động đã trở thành phản xạ không ý thức Câu 1: Phản xạ KĐK có tính chất: A. Bẩm sinh, di truyền, bền vững, cung phản xạ có sẵn. B. Tập thành, có tính chất loài, không bền vững. C. Bẩm sinh, mang tính cá thể, bền vững, di truyền. D. Bẩm sinh, mang tính loài, bền vững, di truyền, cung phản xạ có sẵn. E. Tập thành mang tính loài, bền vững, di truyền, cung phản xạ có sẵn. Câu 2: Phản xạ CĐK có tính chất: A. Bẩm sinh, di truyền, không bền. B. Tập thành, di truyền, bền vững, cung phản xạ không có sẵn. C. Tập thành, mang tính cá thể, không di truyền, không bền, cung phản xạ không có sẵn. D. Bẩm sinh có thể biến đổi, mang tính cá thể. E. Tập thành, mang tính cá thể, không bền, cung phản xạ có sẵn. Câu 3: Cơ chế hình thành PXCĐK là thành lập đường liên hệ thần kinh tạm thời: A. ở tuỷ sống. B. ở tuỷ sống và các cấu trúc dưới vỏ. C. Giữa các trung khu không điều kiện ở dưới vỏ và ở vỏ não. D. Giữa trung khu không điều kiện và có điều kiện ở vỏ não theo cơ chế mở đường. E. ở đồi thị và hệ limbic. Câu 4: Tạo PXCĐK tiết nước bọt ở chó thuận lợi khi: A. Chó ăn rất no. B. Chó nhịn đói kéo dài. C. Gây ồn ào khi tập. D. Chó khoẻ mạnh. E. Chó bị đánh đau. Câu 5: Muốn thành lập PXCĐK tiết nước bọt ở chó phải kết hợp nhiều lần. A. Cho ăn, ngay sau đó bật đèn. B. Cho ăn, sau 3-5 gy mới bật đèn. C. Tắt đèn sau 3-5 gy thì cho ăn. D. Đồng thời bật đèn và cho ăn. E. Bật đèn 3-5 gy rồi cho ăn. Câu 6: ức chế KĐK tăng hoạt động thần kinh cấp cao là: A. ức chế bẩm sinh, do không củng cố. B. ức chế bẩm sinh do củng cố chậm. C. ức chế bẩm sinh, do kích thích lạ xuất hiện. D. ức chế tập thành, do không củng cố. E. ức chế tập thành do kích thích lạ. Câu 7: ức chế điều kiện trong hoạt động TK cấp cao là: A. ức chế tập thành trong đời sống, do không củng cố hay củng cố chậm. B. ức chế tập thành, do có kích thích lạ. C. ức chế tập thành do kích thích quá mạnh và kéo dài. D. ức chế bẩm sinh, do không củng cố hay củng cố chậm. E. ức chế bẩm sinh, do có kích thích lạ. Câu 8: Vùng Wernicke là vùng: A. Hiểu nghĩa chữ viết. B. Phân tích cảm giác tinh tế. C. Bổ túc vận động. D. Nhận thức lời nói. E. Vận động ngôn ngữ. Câu 9: Tiếng nói được hình thành do: A. Chỉ cần nghe được người khác nói. B. Hình thành một cách tự nhiên trong đời sống. C. Phải nghe được và nhìn thấy miệng người khác nói. D. Phải nghe được tiếng nói và nhìn thấy sự vật muốn nói tới một lần. E. Phải lập đi lập lại nhiều lần giữa nghe tiếng nói và nhìn thấy sự vật muốn nói tới. Câu 10: Các trung khu thần kinh chủ yếu liên quan tới hình thành ngôn ngữ gồm: A. Vỏ não vùng trán và vùng đỉnh. B. Vỏ não vùng đỉnh và vùng chẩm. C. Vỏ não vùng đỉnh, vùng chẩm và hệ limbic. D. Thuỳ chẩm, vùng Wernicke và vùng Broca. E. Vùng Broca, vùng Wernicke và hệ limbic. Điền từ thích hợp vào chỗ trống. 1. PXCĐK hình thành do (a) trong đời sống (b) 2. PXKĐK (a) tính chất loài, (b) di truyền cho thế hệ sau. 3. PXKĐK rất (a) không (b) dưới biến động của môi trường sống. 4. PXCĐK kém (a) có thể (b) theo điều kiện môi trường sống. 5. Cung PXCĐK không (a) , cung PXKĐK là (b) và (c) 6. Điểm đặc trưng của cung PXCĐK là (a) 7. Đường liên hệ thần kinh tạm thời là đường liên hệ giữa (a) và (b) 8. Củng cố nghĩa là, sau khi bật đèn, chó (a) thì phải (b) 9. Muốn thành lập PXCĐK, kích thích (a) phải mạnh hơn (b) 10. Muốn thành lập PXCĐK, kích thích (a) phải đi trước kích thích (b) 11. ức chế CĐK làm (a) hoặc (b) PXCĐK. 12. ức chế xuất hiện khi có kích thích lạ gọi là (a) 13. ức chế chậm xuất hiện khi (a) tín hiệu (b) 14. Nguyên nhân của ức chế CĐK là (a) hoặc (b) 15. ức chế ngoài giúp cơ thể (a) và (b) kịp thời với kích thích (c) xuất hiện. 16. ức chế phân biệt giúp cơ thể đáp ứng (a) và (b) 17. Giấc ngủ có tác dụng chuyển (a) ngắn hạn thành (b) dài hạn. 18. Khi ngủ vỏ não bị ức chế do các xung động từ (a) hoạt hoá bị (b) 19. Tiếng nói tác dụng bằng (a) và (b) 20. Tính khái quát của tiếng nói giúp người ta có khả năng (a) 21. Trung khu vận động ngôn ngữ là vùng (a) nằm ở chân hồi (b) 22. Trung khu nhận thức lời nói là vùng (a) nằm ở đuôi hồi (b) 23. Trung khu nhận thức chữ viết nằm ở (a) 24. Khi tổn thương vùng Wernicke, thì (a) nhưng không (b) 25. Loại thần kinh yếu khó thành lập (a) và (b) 26. Loại thần kinh mạnh không cân bằng khó thành lập (a) dễ thành lập (b) 27. Loại thần kinh mạnh, cân bằng, ỳ khó (a) các quá trình 28. Loại thần kinh mạnh, cân bằng, linh hoạt dễ thành lập (a) và (b) 29. Loại thần kinh mạnh, cân bằng, linh hoạt dễ chuyển từ (a) và (b) , dễ dàng. Câu trả lời ngắn Câu 1: Kể tên các đặc điểm của PXKĐK? Câu 2: Kể tên các đặc điểm của PXCĐK? Câu 3: Nêu tóm tắt các bước thành lập PXCĐK tiết nước bọt bằng ánh đèn ở chó? Câu 4: Kể tên các điều kiện để hình thành PXCĐK? Câu 5: Đường liên lạc thần kinh tạm thời, theo quan niệm của Pavlov là gì? Câu 6: Nêu tóm tắt những điểm cơ bản của luật ưu thế của Ukhitomski? Câu 7: Nguyên nhân và ý nghĩa của ức chế ngoài? Câu 8: Nguyên nhân và ý nghĩa của ức chế chậm? Câu 9: Nguyên nhân và ý nghĩa của ức chế dập tắt? Câu 10: Nguyên nhân và ý nghĩa của ức chế phân biệt? Câu 11: Kể tên các vùng vỏ não quan trọng liên quan đến sự thành lập hệ tín hiệu 2? Đánh dấu đúng (Đ) sai (S) vào các câu sau: Câu 1: Về phản xạ có điều kiện (PXCĐK). Đ S A. Là phản xạ tập thành bền vững, có di truyền B. Là phản xạ tập thành, mang tính cá thể, không di truyền. C. Đường liên lạc thần kinh tạm thời hình thành ở tuỷ sống và hành não. D. Đường liên lạc thần kinh tạm thời hình thành ở vỏ não, theo cơ chế mở đường. E. Cung PXCĐK không có sẵn, mà hình thành trong quá trình tập luyện. Câu 2: Về phương pháp thành lập PXCĐK A. Bật đèn ngay sau đó cho ăn gọi là củng cố. B. Bật đèn để 3-5 gy rồi cho ăn lập đi lập lại sự kết hợp như vậy nhiều lần. C. Cho ăn sau 3-5 gy rồi bật đèn, lập đi lập lại nhiều lần. D. Cùng một lúc bật đèn và cho ăn. E. Cho ăn no rồi đánh đau. Câu 3: về điều kiện thành lập PXCĐK. A. Hệ TKTƯ phải lành mạnh về cấu trúc và chức năng. B. Kích thích có điều kiện phải có cường độ mạnh hơn kích thích không điều kiện. C. Kết hợp đúng trật tự kích thích CĐK đi trước kích thích KĐK 3-5 giây. D. Phải cho kích thích CĐK và kích thích KĐK tác động cùng lúc. E. Trong quá trình lập phản xạ không được có kích thích lạ. Câu 4: ức chế ở vỏ não A. ức chế KĐK tạo ra ở vỏ não do luyện tập. B. ức chế CĐK xuất hiện do chậm củng cố hoặc không củng cố. C. Bật đèn rồi gây tiếng động mạnh làm chó không tiết nước bọt, đó là ức chế dập tắt. D. ức chế CĐK xuất hiện ngay lần đầu có tác nhân gây ức chế. E. Chó không tiết nước bọt với kích thích gần giống kích thích CĐK mà đã nhiều lần không được củng cố, đó là ức chế phân biệt. Câu 5: Về ức chế ở vỏ não. A. ức chế làm giảm hoặc mất PXCĐK. B. ức chế chậm xuất hiện do không củng cố. C. ức chế phân biệt do không củng cố kích thích lạ gần giống kích thích CĐK. D. ức chế ngoài xuất hiện do chậm củng cố. E. ức chế CĐK tạo ra ở vỏ não do luyện tập. Câu 6: Về sinh lý giấc ngủ A. Giấc ngủ là do ức chế lan toả ở vỏ não lan xuống vùng dưới vỏ. B. Khi ngủ các phản xạ thực vật giảm, trương lực cơ giảm, điện não đồ biến đổi. C. .δ, θ, β, αKhi ngủ say trên điện não đồ có đủ các sóng D. Giai đoạn ngủ say và rất say trên điện não đồ có xuất hiện sóng chậm denta. E. Ngủ là nhu cầu của cơ thể, giúp hệ TKTƯ phục hồi vật chất và năng lượng bị tiêu hao do hoạt động trong lúc thức. Câu 7: Về tiếng nói, chữ viết A. Tiếng nói bằng nội dung và ý nghĩ, nó có thể thay thế được kích thích cụ thể. B. Tiếng nói là bẩm sinh, di truyền. C. Vùng vận động ngôn ngữ Broca có ở cả hai bên bán cầu đại não. D. Vùng nghe và hiểu lời (vùng Wernicke) ở đuôi hồi thái dương 1. E. Vùng đọc và hiểu chữ nằm ở hồi đỉnh lên. Câu 8: Về loại hình thần kinh. A. Loại thần kinh mạnh, cân bằng, ỳ có: hưng phấn mạnh hơn ức chế, chuyển đổi hưng phấn sang ức chế dễ dàng. B. Loại thần kinh mạnh, cân bằng, linh hoạt có: hưng phấn và ức chế đều mạnh, hưng phấn bằng ức chế, chuyển từ hưng phấn sang ức chế và ngược lại từ ức chế sang hưng phấn dễ dàng. C. Loại thần kinh mạnh, không cân bằng có: hưng phấn và ức chế đều mạnh, dễ thành lập phản xạ CĐK và ức chế CĐK. D. Loại thần kinh yếu có: hưng phấn yếu, ức chế bình thường, dễ thành lập ức chế CĐK. E. Loại thần kinh mạnh, không cân bằng có: hưng phấn mạnh hơn ức chế, dễ thành lập PXCĐK. SINH LÝ GAN *Câu 1: Trong chu kỳ ruột gan, lượng muối mật đươc tái hấp thu ở hồi tràng chiếm khoảng: A. 5% B. 15% C. 50% D. 90% E. 95% @ *Câu 2: Tác dụng của muối mật: A. Nhũ tương hóa lipid để làm tăng tác dụng của lipase dịch vị B. Giúp hấp thu glycerol C. Giúp hấp thu các vitamin nhóm B D. Giúp hấp thu triglycerid E. Cả 4 câu trên đều sai @ *Câu 3: Acid chenodeoxycholic được dùng để điều trị sỏi cholesterol đường mật qua cơ chế: A. Làm giảm bài tiết cholesterol trong dịch mật B. Ức chế sự hình thành sỏi cholesterol C. Tăng nhu động đường mật để đẩy sỏi vào ruột non D. Tăng tiết muối mật để làm tan sỏi mật @ E. Tất cả đều đúng *Câu 4: Nói về chức năng dự trữ của gan, câu nào đúng? A. Gan có thể dự trữ tối đa khoảng 0,5 lít máu B. Lượng B12 dự trữ ở gan đủ cho hoạt động tạo máu trong vòng nửa năm C. Lượng glycogen dự trữ ở gan đủ cung cấp năng lượng cho cơ thể vài ngày D. Lượng B12 dự trữ ở gan khoảng 1 – 3g E. Gan dự trữ sắt dưới dạng ferritin @ *Câu 5: Trong số muối mật được gan bài tiết hằng ngày, có bao nhiêu % được gan tổng hợp mới? A. 5% @ B. 25% C. 50% D. 75% E. 95% *Câu 6: Thành phần nào sau đây không có trong dịch mật? A. Nước B. Muối mật C. Biliruin tự do @ D. Cholesterol E. Lecithin *Câu 7: Lượng máu từ tĩnh mạch cửa trở về gan trong 1 phút khoảng: A. 400ml B. 500ml C. 800ml D. 1000ml @ E. 1400ml *Câu 8: Thành phần trong dịch mật có tác dụng tiêu hóa là: A. Sắc tố mật B. Muối mật @ C. Acid mật D. Cholesterol E. Acid tauocholic *Câu 9: Các thuốc làm tăng bài tiết và bài xuất mật sẽ có tác dụng: A. Chống táo bón ? B. Tăng tiêu hóa lipid ở ruột non @ C. Tăng nhu động ruột già D. Tăng giữ nước trong phân E. Cả 4 câu trên đều đúng *Câu 10: Tắc ống mật chủ hoàn toàn: A. Giảm hấp thu vitamin nhóm B B. Tiêu hóa lipid giảm C. Giảm hấp thu protein D. Giảm tiêu hóa lipid @ E. Hấp thu vitamin A, D, E, K bình thường *Câu 11: Đối với bệnh nhân suy gan, nếu cần sử dụng vitamin D, ta nên sử dụng dạng nào sau đây: A. Calcitriol B. Tiền viatmin D 3 C. Vitamin D 3 D. Calcidiol @ E. Cả 4 câu trên đều đúng . SINH LÝ THẦN KINH CAO CẤP *Câu 1: Thành phần thứ 3 trong cung phản xạ có điều kiện tiết nước bọt do ánh sáng đèn là cấu trúc thần kinh nào sau đây? A. Hành não. ức chế KĐK tăng hoạt động thần kinh cấp cao là: A. ức chế bẩm sinh, do không củng cố. B. ức chế bẩm sinh do củng cố chậm. C. ức chế bẩm sinh, do kích thích lạ xuất hiện. D lập ức chế CĐK. E. Loại thần kinh mạnh, không cân bằng có: hưng phấn mạnh hơn ức chế, dễ thành lập PXCĐK. SINH LÝ GAN *Câu 1: Trong chu kỳ ruột gan, lượng muối mật đươc tái hấp

Ngày đăng: 16/01/2015, 22:55

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w