Các bạn chủng bị những thiết bị cần thiết để tiến hành lắp ráp thành một máy tính hoàn chỉnh ( các thiết bị như: case, main , cpu, ram, ổ cứng, ổ CD nguồn, màn hình, các thiết bị ngoại vi như: chuột bàn phím).
BỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHIỆP TUY HÒA Khoa Công nghệ thông tin Bài giảng Bảo trì máy tính TP.Tuy Hòa 2010 Chương 1: LẮP RÁP MÁY TÍNH 1.1 Các bước chủng bị: Các bạn chủng bị những thiết bị cần thiết để tiến hành lắp ráp thành một máy tính hoàn chỉnh ( các thiết bị như: case, main , cpu, ram, ổ cứng, ổ CD nguồn, màn hình, các thiết bị ngoại vi như: chuột bàn phím). 1.2 Lắp ráp: khi lắp ráp máy tính phải tuân theo các nguyên tắt sau: Tránh để bị điện giật, chập điện cháy nổ. Phải có dụng cụ thích hợp khi lắp ráp sửa chữa. Phải tắt nguồn điện khi lắp ráp. Khi khởi động phải dùng dây tiếp đất. Lắp đúng hướng dẫn, đúng đầu. Không để ốc vít rơi vào máy tránh chập mạch. a) Lắp ráp CPU: CPU là tâm điểm của mọi máy tính hiện đại, vì thế hãy chuẩn bị một vị trí thích hợp để bắt đầu lắp ráp. Trong bước đầu tiên này, tất nhiên bạn phải cần đến bộ xử lý, và cả bo mạch chủ cho hệ thống tương lai của bạn nữa. Chúng ta sử dụng một bộ xử lý Intel với khe cắm LGA775, vì thế quy trình lắp ráp sẽ không thể áp dụng được với những hệ thống sử dụng bộ xử lý AMD khe cắm AM2. Nhưng đối với khe cắm AM2, mọi việc cũng rất đơn giản, các hướng dẫn cài đặt bộ xử lý thường đi kèm với cả bộ xử lý và bo mạch chủ. Sau khi đặt bo mạch chủ lên một bề mặt bằng phẳng sạch sẽ, bạn cần tháo lớp vỏ nhựa bọc chốt khe cắm LGA775. Nhớ cẩn thận đừng làm cong hoặc lệch những chốt này – chúng cần thẳng hàng với các điểm tiếp xúc trên giá để CPU. Sau khi đã gỡ lớp vỏ nhựa, bạn sẽ dễ dàng tháo nắp giữ khe cắm. Đẩy nắp về phía sau để tiếp cận hoàn toàn với khe cắm. Các CPU hiện đại đều được khoá để đảm bảo rằng chúng chỉ có thể được gắn vào khe cắm theo một hướng, cũng giống như một mảnh ghép hình vậy, vì thế bạn sẽ không gặp vấn đề gì trong việc ghép bộ xử lý của mình vào khe cắm cả. Ví dụ như, bộ xử lý LGA775 có những răng cưa nhỏ dọc hai bên mép khớp với răng cưa trên khe cắm. Còn nếu bạn xoay xở mãi vẫn không gài CPU vào được khe cắm một cách êm ái, thì nhiều khả năng bạn đã lắp ngược. Sau khi bộ xử lý đã yên vị trong khe cắm, hãy đóng nắp lại và dùng khung để giữ nó vào đúng vị trí. Công đoạn này giúp bảo vệ bo mạch chủ của PC. Khi bộ xử lý đã được cài đặt, chúng ta có thể chuyển sang hệ thống tản nhiệt. Nhiều người dùng thích áp dùng miếng dán nhiệt trước khi đưa bộ xử lý vào bo mạch chủ, nhưng theo ý tôi, việc này sẽ chỉ làm mọi việc rối thêm mà thôi. Trước khi phung phí chất dẫn nhiệt nhiệt khắp tất cả những phần bộ xử lý để hở, bạn cần làm sạch bề mặt chúng bằng tăm bông nhúng cồn để xoá sổ bất kỳ hạt bụi hoặc vêt dầu nào từ những chiếc móng tay sơn tỉa cẩn thận của bạn dây sang trong suốt quá trình cài đặt. Tiếp đó mới là phần của lớp sơn dẫn nhiệt. Hầu hết các hàng bán lẻ đều có bộ làm mát sơn sẵn chất dẫn nhiệt trên bề mặt. Nếu vậy, bạn có thể bỏ qua bước này và tập trung vào việc cài đặt hệ thống làm mát. Còn ngược lại, bạn nên tự sơn chất dẫn nhiệt, tốt nhất là sơn một lớp rất mỏng giữa CPU và bộ phận làm mát, và phần lớn các bộ làm mát có sẵn lớp sơn dẫn nhiệt đều sử dụng một lớp dày hơn so với lượng sơn lý tưởng. Thực sự bạn không cần phải bao phủ toàn bộ bề mặt CPU bằng lớp sơn này. Chỉ cần một phần như trong ảnh đã là quá đủ, và tốt nhất bạn nên tập trung vào phần giữa của nắp kim loại bộ xử lý. Sau đó, quét lớp điều nhiệt lên bề mặt bộ xử lý, nhớ phủ kín và đều tay. Một số chất điều nhiệt còn được bán kèm với dụng cụ quét bằng nhựa, nhưng bạn cũng có thể dùng một chiếc thẻ tín dụng, hoặc thậm chí alf một ngón tay bọc trong túi nilon cũng tốt lắm rồi. Bạn chỉ cần đảm bảo rằng mình có được một lứop sơn mịn và đủ dày để bao phủ toàn bộ bề mặt bộ xử lý. Đừng lo lắng nếu bạn lỡ để dính một ít sơn lên khung giữ CPU; điều này chẳng có vấn đề gì cả. Tuy vậy bạn cần tẩy sạch bất kỳ chất điều nhiệt nào rơi trên bo mạch chủ hoặc trên các bộ phận bề mặt của nó. Một chiếc tăm bông nhúng cồn sẽ giúp bạn giải quyết nhanh chóng vấn đề này. Sau khi bộ xử lý đã được phủ một lớp sơn dẫn nhiệt, chúng ta có thể chuyển sang bộ làm mát. Nếu bạn quyết định tự lắp ứng dụng làm mát của mình, bạn cần đảm bảo rằng đế của nó được là sạch hoàn toàn. Cồn rửa sẽ giúp bạn thực hiện việc này, nhưng một số bộ làm mát có sử dụng những vật liệu dẫn nhiệt bề mặt đặc biệt dính và rất khó chịu. Vì thế bạn có thế sẽ phải nhờ đến những hoá chất mạnh tay hơn như thuốc tẩy sơn móng tay, để đưa đế bộ làm mát trở lại bề mặt kim loại trơn láng như cũ. Khi đó, bạn cần chú ý tránh làm xước bề mặt đế hệ thống làm mát. Một số bộ làm mát cần phải cạo mới sạch hết chất dẫn nhiệt, trong trường hợp đó bạn nên dùng một dụng cụ bằng nhựa, hơn là chiếc thìa kim loại đề chà lên bề mặt thiết bị. Với một bộ xử lý được phủ bởi một lớp điều nhiệt mỏng, cùng hệ thống làm mát được lau chùi sạch sẽ, đã đến lúc bạn ghép đôi chúng với nhau. Trước khi gắn hệ thống quạt vào vị trí, cần kiểm tra xem cả 4 trụ bằng nhựa của bộ làm mát đã được xoay theo chiều kim đồng hồ vào vị trí cài đặt của chúng. Tiếp đó, đặt hệ thống quạt lên trên CPU sao cho 4 trụ trên đặt thẳng với các lỗ tương ứng trên bo mạch chủ. Sau khi các trụ đã được đặt thẳng hàng, lần lượt ấn 4 chiếc nắp nhựa màu đen để khoá hệ thống quạt vào vị trí. Mỗi khi một trụ được khoá, bạn sẽ nghe thấy tiếng click. Do phần diện tích xung quanh một khe cắm CPU của bo mạch chủ thường vướng đủ thứ: tụ điện, quạt, và ống thoát hơi, vì thế theo tôi, đầu tiên bạn nên gắn trụ khó nhất, tiếp đến là trụ đối diện, cuối cùng là hai trụ còn lại, thứ tự tùy bạn lựa chọn. Sau khi đã khoá bộ tản nhiệt vào vị trí, bạn cần gắn quạt lên phía trên bộ xử lý. Thường thì quạt CPU luôn nằm cạnh khe cắm, nhưng nếu bạn không tìm ra nó, bạn có thể xem trong cuốn hướng dẫn sử dụng bo mạch chủ của mình. Bạn cũng cần để ý xem bộ tản nhiệt mình đang dùng sử dụng Quạt làm mát nối với đầu 3 hay 4 cọc. Thông tin này sẽ liên quan trực tiếp khi chúng ta dùng BIOS để điều chỉnh tốc độ quạt, bởi không bo mạch chủ nào có thể tự nhận diện được chủng loại quạt. b) Cài đặt bộ nhớ Khi bo mạch chủ đã nằm gọn trong case thì rất khó để thao tác, vì thế chúng ta nên cài đặt bộ nhớ trước. Hiện nay, phần lớn các hệ thống máy tính đều chạy bộ nhớ với cấu hình kênh đôi bằng cách sử dụng những cặp module bộ nhớ. Thường thì các bo mạch chủ đều đi kèm với 4 khe cắm DIMM, trong đó 2 khe cắm tương ứng với hai kênh bộ nhớ, vì thế bạn cần kiểm tra cuốn hướng dẫn sử dụng đi kèm với bo mạch chủ của mình để biết được khe cắm nào tương ứng với kênh bộ nhớ nào. Chú ý cài đặt ít nhất một thanh bộ nhớ lên mỗi kênh. Sau khi đã định vị xong từng khe cắm, việc tiếp theo bạn cần làm là gắn module bộ nhớ vào đúng vị trí của nó. Cũng như bộ xử lý, các module đều được khoá để chỉ có thể nhét vừa vào khe cắm DIMM theo một hướng. Hãy xoay module của bạn theo hướng đó, rồi nhấn đều quanh mép trên cùng để đưa chúng vào đúng khe cắm DIMM. Nếu module bị rung và lắc như thể nằm trên một trục quay, bạn cần xoay nó theo chiều ngược lại. Nếu bạn đang chạy module bộ nhớ cực lớn, với những tấm toả nhiệt khổng lồ, bạn cần tìm những bộ làm mát lớn hơn. Trừ khi hướng của bộ làm mát có thể bị thay đổi để nhường chỗ cho khe cắm DIMM, bạn sẽ phải chọn module bộ nhớ thấp hơn, hoặc chọn bộ làm mát CPU nhỏ hơn. Nếu module bộ nhớ đã được gắn đúng cách, các tab gắn cuối mỗi khe cắm DIMM sẽ đứng thẳng ở vị trí khoá, sẵn sàng đóng lại. Còn nếu những tab này chưa được khoá hoàn toàn, thì bạn có thể khoá chúng một cách đơn giản bằng cách đẩy nhẹ ngón tay của mình. c) Chuẩn bị case. Vậy là phần bo mạch chủ đã được giải quyết xong, bây giờ đến lượt công đoạn chuẩn bị case. Đã đến lúc dùng đến chiếc tua vít rồi. Việc đầu tiên chúng ta cần làm là tháo bỏ lớp vỏ mặt bên. Trong một số trường hợp, bạn chỉ cần, và cũng chỉ có thể tháo được lớp vỏ bên trái. Tuy vậy, nếu thùng máy của bạn có thể tháo được nắp ở cả hai bên, bạn nên thực hiện điều này. Nó sẽ giúp bạn có nhiều không gian để thao tác hơn khi tiến hành dọn dẹp trong case. Phần lớn các thùng máy hiện đại đều dùng ốc vít hoặc chốt kỹ thuật để gắn vỏ, vì thế có thể bạn sẽ không cần đến tua vít mà vẫn có thể tháo rời được chúng. Còn nếu bạn cần được hướng dẫn cách sử dụng tua vít, thì có lẽ việc lắp ráp một bộ máy tính hoàn chỉnh là quá tham vọng đối với bạn. Sau khi tháo vỏ case, chúng ta sẽ tiếp cận được với các bộ phận bên trong – quan trọng nhất là panel chứa bo mạch chủ. Tuy nhiên, bo mạch chủ không nằm trực tiếp trên lớp panel kim loại bởi chúng sẽ gây ra các hiện tượng chập mạch. Thay vào đó, bo mạch chủ sẽ nằm trên các trụ giúp tách biệt nó với case. Các trụ của bo mạch chủ thường được gắn kèm với case, và có thể được bắt ốc vít trực tiếp vào khay bo mạch chủ bằng tay không mà không cần dùng đến bất kỳ công cụ nào khác. Chỉ cần đảm bảo bạn vặn vít đủ chặt là được. Khi gắn trụ với bo mạch chủ, nhớ để ý xem chúng đã thẳng hàng với các lỗ trên bo mạch hay chưa, bởi các trụ không thẳng hàng có thể tiếp xúc với lớp hợp kim ở mặt dưới bo mạch và tạo ra những điểm bị chập mạch. Theo kinh nghiệm của chúng tôi, bạn nên dùng ít nhất 6 trụ đối với một bo mạch chủ ATX tiêu chuẩn, nhưng để cho chắc ăn thì bạn có thể dùng hết số lỗ trên bo mạch chủ của mình. [...]... này thường được đặt trong chip ROM đi cùng máy tính, độc lập với các loại đĩa, khiến cho máy tính tự khởi động được Các thông số của BIOS được chứa tại CMOS, một chip bán dẫn khác hoạt động bằng pin và độc lập với nguồn điện của máy Do RAM luôn nhanh hơn ROM nên nhiều nhà sản xuất đã thiết kế để BIOS có thể sao từ ROM sang RAM mỗi lần máy tính khởi động Quá trình này được gọi bằng cái tên shadowing... dùng được máy Chương trình này sẽ giúp PC quản lý hệ thống, bao gồm tất cả những linh kiện, thiết bị mà bạn đã lắp vào Giao diện của BIOS Ảnh: T.H Khái niệm về BIOS: Đây là chữ viết tắt của basic input/output system (hệ thống đầu vào/đầu ra cơ bản) Về thực chất BIOS là phần mềm tích hợp sẵn, xác định công việc máy tính có thể làm mà không phải truy cập vào những chương trình trên đĩa Chương trình này... hiện bước hai để thiết lập ổ khởi động chomáy tính. Quá trính thực hiện như sau: + Trong cửa sổ chương trình của FDISK OPTION, ấn phím 2 để chọn Set ActivePartition Định dạng ổ cứng: 2.1.2 Sau khi phân hoạch để tạo ra các ổ logic phải tiến hành định dạng thì mới sửdụng chúng được Quá trình định dạng như sau: + Khi hoàn thành FDISK ta phải khởi động lại máy tính Tại dấu nhắc của DOS,gõ lệnh FORMAT... maximum avaliable size for a Primary DOSPartition (Y/N) ………………………………………… ?[Y] + Nếu nhấn phím Y: máy tính sẽ tự động cài đặt toàn bộ đến khi hoàn tất và yêucầu nhấn ESC để thoát khỏi chương trình FDISK Đến đây đã hoàn tất việc tạo Partition cho ổ đĩa cứng Màn hình hiển thị thôngbáo cho người dùng khởi động lại máy tính YOU MUST restart your system for changes to take effect Any Drives you havecreated or... Khai báo nhóm mạng bạn có Máy tính khởi động lại và bạn cần làm tiếp bước cuối trước khi sử dụng HĐH Windows đó là đăng ký với Microsoft Tạo tài khoản cho người dùng trên máy tính và 2.3 Cài đặt và gỡ bỏ các chương trình: 2.3.1 Cài đặt trình điều khiển các thiết bị: Thông thường, sau khi hoàn tất việc cài đặt HĐH, bạn có thể kiểm tra các phần cứng chưa cài trình điều khiển hoặc cài... partition tạo phân khu mở rộng.Chương trình FDISK yêu cầu nhập kích thước của phân khu mở rộng, nhấnEnter để lấy hết dung lượng còn lại của ổ đĩa Trang màn hình tiếp theo sẽ hiển thì cả hai phân khu đã được tạo Sau khi hoàn tất tiến trình tạo phân khu mở rộng, FDISK tự động vào bước 3để tạo các ổ đĩa Logic trong phân khu mở rộng Chương trình FDISK sẽ xác địnhlại tính nguyên vẹn của ổ đĩa một lần nữa... thay đổi Các loại BIOS: - Thường thì bạn vẫn quen bấm phím Delete để vào phần thiết lập BIOS Tuy nhiên, đó chỉ là thao tác đối với phần lớn các máy có xuất xứ từ Đông Nam Á Ở các loại máy tính khác (sản xuất từ Mỹ chẳng hạn), người dùng phải thông qua chương trình quản lý riêng để thay đổi các thông số BIOS Hiện nay có 2 loại BIOS: - BIOS dạng text Người dùng sẽ di chuyển phím hướng để đưa vệt sáng... thiết bị khác Trong phần sau của bài báo, chúng ta sẽ đề cập kỹ hơn đến chủ đề này, vì vậy bạn không cần phải chỉn chu quá g) Bộ nguồn máy tính Mảnh cuối cùng của bộ ghép hình lần này chính là bộ cung cấp điện (PSU) cho hệ thống Tuỳ vào loại case của bạn mà PSU có thể được đưa vào từ phía sau hoặc từ hai bên Các PSU thường có ren xoáy không đối xứng ở phía sau để đảm bảo rằng chúng sẽ được đặt theo... cập nhật trình điều khiển mới Trong Device Manager, nhấn phải chuột trên phần cứng cần cài đặt và chọn Update Driver Nếu đã có sẵn trình điều khiển, chọn “No, not this time” khi Windows đề nghị tìm kiếm tại website Windows Update Trong cửa sổ kế tiếp, chọn “Install from a list or specific location” và tìm đến thư mục chứa trình điều khiển theo yêu cầu, chọn OK và nhấn Next để cài đặt Với những trình điều... you restart.Shut down Windows before restarting + Nếu chọn N:- Sau khi nhấn phím N, tiến trình xác minh tính nguyên vẹn của ổ đĩa cứng lại bắtđầu.Create Primary DOS PartitionCurrent fixed disk drive: 1Total disk space is 10235 Mbytes ( 1 Mbyte= 1048576 bytes)Verifying drive integrity: 3% complete.- Sau khi quá trình trên hoàn tất, FDISK sẽ yêu cầu nhập kích thước của phânkhu chính Đây cũng là dung