1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

phong cách tiểu thuyết tô hoài

34 571 9

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 34
Dung lượng 126,13 KB

Nội dung

PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 1.1.Tô Hoài là một nhà văn lớn của văn học Việt Nam hiện đại. Xuất hiện vàđược chú ý tõ tuổi hai mươi, Tô Hoài đã mau chóng trưởng thành và trở thành mét cây bút tiêu biểu của nền văn xuôi hiện đại. Viết sớm, viết nhiều, đều đặn, dẻo dai và bền bỉ ở mọi đề tài: miền nói, lịch sử, truyện đồng thoại Tô Hoài là “Con dao pha”, “pha” hết mọi thứ truyện ngắn,truyện dài, truyện loài vật, hồi kí, bút kí, kịch, kịch bản phim v.v và ở thể loại nào, “ngón nghề của ông cũng thật là thiện nghệ”[67,169].Cho đến nay, Tô Hoài đã xuất bản được hơn 160 đầu sách các loại và trở thành một nhà văn có khối lượng tác phẩm vào loại đồ sộ nhất của nền văn học hiện đại. Vào nghề sớm lại kéo dài tuổi nghề,cho đến nay Tô Hoài đã có gần 70 năm cầm bút. Hành trình sáng tạo của Tô Hoài bắt đầu từ những năm 40 của thế kỉ trước, trải qua những mốc lịch sử quan trọng của đất nước và vẫn tiếp tục viết cho đến ngày hôm nay. Càng viết, ông càng tỏ ra có vốn sống phong phó và sức làm việc dẻo dai, bền bỉ, đáng khâm phục. Ở mỗi chặng đường, Tô Hoài đều có những thành tựu khác nhau và bao giờ Tô Hoài cũng có tiếng nói riêng, cách nhìn riêngvà tạo dựng được mét phong cách riêng. Ngay tõ những năm 40 của thế kỉ XX, Tô Hoài đã được bạn đọc yêu thÝch và đón nhận nồng nhiệt qua Dế mèn phiêu lưu kí.Sau cách mạng, những sáng tác về đề tài miền núi đã mang lại vinh quang cho Tô Hoài. Ở tuổi 72, Tô Hoài lại cho ra mắt độc giả Cát bụi chân ai và ông đã trở thành nhà văn “thượng thặng trong thể hồi kí” với “phần tư liệu vô giá”[67,168]. BÊt ngờ hơn nữa, khi ở tuổi 86,ông lại cho ra đời cuốn tiểu thuyết Ba người khác.Cuốn sách vừa được xuất bản đã thu hút được sù quan tâm chú ý của bạn đọc. Vì những cống hiến, đóng góp của ông cho văn học nước nhà nên Tô Hoàiđãvinh dự được nhà nước ta trao giải thưởng cao quí:Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật ngay tõ đợt đầu (1996). 1.2.Là một nhà văn có những tác phẩm đạt đến trình độ nghệ thuật xuất sắc,tác phẩm của Tô Hoài đã được chọn giảng trong nhà trường từ các cấp phổ thông cho đến đại học. Sức sáng tạo dẻo dai và bền bỉ của Tô Hoài và những sáng tạo mới mẻ trong nghệ thuật của nhà văn đã khiến cho sù “khám phá về ông cả về văn lẫn đời là một niềm say mê với chúng ta”[67,165].Và đó còng chính là lí do chóng tôi chọn Tô Hoài làm đối tượng nghiên cứu cho luận văn của mình. 1.3.sự nghiệp sáng tác của Tô Hoài phong phó, đa dạng cả về đề tài, thể loại.Trong luận văn này, chúng tôi chỉ đi sâu tìm hiểu mét thể loại trong sáng tác của nhà văn: đó là tiểu thuyết, qua đó tìm ra những nét phong cách trong tiểu thuyết của ông. 2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu Là nhà văn lớn có những đóng góp quan trọng cho nền văn học nước nhà nênTô Hoàiđã được nhiều nhà phê bình trong nước và ngoài nước quan tâm nghiêncứu. Ở đây, chúng tôi chỉ xin điểm lại những công trình nghiên cứu về Tô Hoài và những tác phẩm của ông có liên quan đến đề tài này. 2.1. Những công trình nghiên cứu trên góc độ tổng quan Vò Ngọc Phan - Ông chủ bút của Hà Nội tân vănđã cho in những truyện ngắn đầu tiên của của nhà văn trẻ này và cũng là người đầu tiên có những nhận xét,đánh giá về Tô Hoài và tiểu thuyết của ông: “Tiểu thuyết của Tô Hoài thuộc loại tả chân” nhưng Tô Hoài “có khuynh hướng về xã hội”.Vò Ngọc Phan còng khẳng định Tô Hoài “là một nhà tiểu thuyết có con mắt quan sát sâu sắc”[67,53]. Sau cách mạng tháng Tám, Tô Hoài đã được nghiên cứu trên các chuyên luận của các nhà nghiên cứu: Phan Cù Đệ,Trần Hữu Tá, Hà Minh Đức,Vân Thanh, Đoàn Trọng Huy v.v Các nhà nghiên cứu đều chỉ ra những đặc điểm nổi bật ở Tô Hoài và sáng tác của ông ở các phương diện:khiếu quan sát, khuynh hướng sáng tác, nhãn quan phong tục, kiểu nhân vật, giọng điệu và ngôn ngữ văn chương . Phan Cù Đệ, Nguyễn Đăng Mạnh đều đánh giá cao Tô Hoài khiếu quan sát, sù thông minh, hóm hỉnh và tinh tế. Hà Minh Đức lại khẳng định Tô Hoài là “Mét cây bút văn xuôi sắc sảo đa dạng”, tác phẩm của ông bao giờ cũng có “tiếng nói, cách nhìn, mét phong cách riêng độc đáo”[16,39]. Khám phá hiện thực đời sống qua những trang mô tả phong tục sinh động, đó là đặc điểm nổi bật trong sáng tác của TôHoài.Các nhà nghiên cứu đều chỉ ra năng lực đặc biệt này của nhà văn.Trần Hữu Tá đã khẳng định: “Có thể nói Tô Hoài có một nhãn quan phong tôc đặc biệt nhạy bén và sắc sảo”[67,160]. Cùng quan điểm trên, nhà nghiên cứu Nguyễn Văn Long còng đưa ra nhận xét:“Ở Tô Hoài, cảm quan hiện thùc nghiêng về phía sinh hoạt và phong tục”[37,456]. Nh vậy, các nhà nghiên cứu đều đánh giá cao Tô Hoài ở khiếu quan sát, nhãn quan phong tục. Thế giới nhân vật trong sáng tác của Tô Hoài cũng được các nhà nghiên cứu quan tâm và có những nhận xét đánh giá khá tập trung và thống nhất. Phan Cù Đệ đã nhận xét:“Anh quen viết về những nhân vật, những cảnh đời hồn nhiên như hơi thở của sù sống, khoẻ mạnh, thuần phác, lạc quan như nhữngcâu chuyện trong cổ tích, trữ tình trong sáng, đẹp ý nhị như ca dao” [5,682].Nhà nghiên cứu cũng chỉ ra những hạn chế trong cách xây dựng nhân vật của Tô Hoài “Anh chưa thật thành công khi thể hiện những bước ngoặt của tính cách”,“Anh Ýt khai thác nhân vật của mình ở góc độ trí tuệ, ở sự bừng tỉnh của trí tuệ”[5,699]. Đáng chú ý hơn cả là ý kiến của giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh trong bài viết:Tô Hoài với quanniệm “Con người là con người”. Trong bài viết này, giáo sư đã phân tích làm rõ những nét riêng trong cách nhìn đời sống, cách xây dựng nhân vật của Tô Hoài.Ông khẳng định: “Tôi cho rằng Tô Hoài quan niệm con người là con người, chỉ là con người, thế thôi”.Viết về những con người bình thường trong cuộcsống nên nhân vật của Tô Hoài,( ) thường Ýt được lí tưởng hoá”[44,120]. Những phương diện khác làm nên diện mạo riêng của văn chương Tô Hoài là giọng điệu và ngôn ngữ cũng được quan tâm chú ý.Vò Ngọc Phan đã chỉ ra giọng văn đặc biệt của Tô Hoài: “Một lối văn dí dỏm, tinh quái, đầy những phong vị và màu sắc thôn quê”, văn Tô Hoài có chất giọng “trào lộng và khinh bạc” [67,59- 63]. Ngôn ngữ của Tô Hoài là một nét đặc sắc nổi trội, thể hiện rõ nhất sự tìm tòi, sáng tạo, lao động công phu của nhà văn.Mét sè sách, giáo trình văn học, những bài viết đăng tải trên Tạp chí văn học, các nhà nghiên cứu đều đề cập tới phương diện này. Trần Đình Nam khẳng định Tô Hoài là “Chuyên gia Tiếng Việt siêu hạng”,“Ông có cả mét kho tõ vùng phong phó, giàu có bậc nhất” [67,170]. Vân Thanh còng đưa ra nhận xét “Ngôn ngữ Tô Hoài thường ngắn gọn và rất gần với khẩu ngữ của nhân dân lao động”[67,77]. Có thể thấy, mọi phương diện của phong cách văn chương Tô Hoài đều đã được đề cập tới.Tuy nhiên, đó mới chỉ là những ý kiến rải rác trên các bài nghiên cứu. Năm 2005, Mai Thị Nhung đã cho công bố:Phong cách nghệthuật Tô Hoài(luận án Tiến sĩ Ngữ Văn trường Đại học sư phạmHà Nội). Trong luận án này, tác giả đã đi sâu tìm hiểu, nghiên cứu về cảm quan hiện thực đời thường – hạt nhân phong cách nghệ thuật Tô Hoài, những biểu hiện cụ thể của phong cách nghệ thuật nhà văn trên các phương diện:thế giới nhân vật, giọng điệu và ngôn ngữ.Đây là công trình nghiên cứu công phu và khá toàn diện về phong cách nghệ thuật của nhà văn. Luận án này góp thêm một tiếng nói khẳng định vị trí vững vàng của Tô Hoài trong nền văn học hiện đại Việt Nam. 2.2. Những công trình nghiên cứu về tiểu thuyết của Tô Hoài 2.2.1. Tiểu thuyết Quê người Vò Ngọc Phan đánh giá cao tiểu thuyết Quê ngườiở giá trị phong tục “TrongQuê người có rất nhiều thói tục có thể là những tài liệu chân xác cho nhà xã hội học muốn khảo sát phong tục và sự tiến hoá của dân tộc Việt Nam” [67,56]. Nhà nghiên cứu Hà Minh Đức đã chỉ ra giá trị hiện thực của cuốn tiểu thuyếtQuê người. Ông cũng đánh giá cao “vốn hiểu biếtphong phó về làng quê, mét năng lực quan sát nhạy bén, tinh tế, mét óc phân tích khách quan, chân thực và tấm lòng đôn hậu chân tình”[16,18] của Tô Hoài. Phong Lêcòng nhấn mạnh đến “dấu Ên phong tục là nét nổi trội” trong tiểu thuyết Quê người, đằng sau bức tranh phong tục Êy là hiện thực của đời sống. Nhà nghiên cứu khẳng định: đó là giá trị, là “đặc điểm riêng trong bức tranh hiện thực của Tô Hoài, và cũng là dấu Ên riêng nơi chủ nghĩa hiện thực kiểu Tô Hoài trong văn xuôi Việt Nam trước cách mạng” [67, 29]. 2.2.2. Tiểu thuyết Mười năm Cuốn tiểu thuyết nàykhi mới ra đời đã từng có những ý kiến đánh giá, phê phán gay gắt. Các ý kiến phê bình đều tập trung phê phán về nội dung của tác phẩm, cách tiếp nhận và khám phá đời sống của nhà văn. Như Phong đã phê phánđây là một cuốn tiểu thuyết“chưa thành công”[67,288]. Tác giả bài viết đã kết luận: “Vấn đề của Mười năm chính là vấn đề của mét chủ trương sáng tác sai lầm,mét khuynh hướng nghệ thuật lệch lạc”[67,299]. Trần Hữu Tá, Vân Thanh còng phê phán những “sai lầm” của tác giả Mười năm.Theo các nhà nghiên cứu, tác phẩm chưa nêu được những nét chủ yếu của hiện thực như: những mâu thuẫn cơ bản của thời đại, âm mưu và tội ác của bọn phong kiến thùc dân, phong trào quần chóng dưới sự lãnh đạo của Đảng Có thể thấy,Mười năm đã được tiếp nhận với những cách nhìn, cách đánh giá phê phán khá nặng nề và có phầnkhiên cưỡng, máy móc. Trong không khí đổi mới sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI, nhiều “vụ án” văn học, nhiều tác phẩm văn học đã được nhìn nhận đánh giá xem xét lại.Trong báo Người giáo viên nhân dân số đặc biệt 7 - 1989, Hà Minh Đức đã nêu lên vấn đề:Cần xác định lại giá trị của Mười năm. Ông đã chỉ ra rằng Mười nămđã bị “phê phán quá mức”.Ông khẳng định: “Mười năm là một bước phát triểnmới mẻ của phong cách Tô Hoài”[67, 307]. Nguyễn Đăng Điệp đãnhận xét đánh giá vềMười năm là tác phẩm “đáng chú ý về tư duy nghệ thuật. Trong khi nhiều cây bút hướng tới cảm hướng sử thi thì Tô Hoài vẫn chú ý đến cuộc sống thường nhật” [9,119]. 2.2.3. Tiểu thuyết Ba người khác Ngay từ khi mới ra mắt độc giả, cuốn tiểu thuyết này đã lập tức gây được sù chú ý của đông đảo độc giả. Sáng ngày 22 - 12 - 2006 Hội nhà văn Hà Nội đã tổ chức hội thảo tại trụ sở Viện văn học về tiểu thuyết Ba người khác với sù tham giađông đảo của nhiều nhà văn, nhiều nhà nghiên cứu như: Nguyên Ngọc, Nguyễn Xuân Khánh, Bằng Việt, Nguyên Ân, Lê Sơn, Văn Chinh, Hoàng Minh Tường,Phan Thị Thanh Nhàn, Thu Huệ, Nguyễn Trọng Tân và Tô Hoài, tác giả của cuốn tiểu thuyết. Những bài tham luận và những ý kiến của những nhà văn, nhà nghiên cứu đã được đăng tải trên talaws. Các ý kiến của các nhà văn, nhà nghiên cứu,đều đánh giá cao giá trị phản ánh của tác phẩm. Nhà văn Nguyễn Xuân Khánh đánh giá:“Ba người khác là cuốn sách hay nhất của Tô Hoài”. Dịch giả Lê Sơn cho rằng “Đây là mét trong những đỉnh cao của tiểu thuyết Việt Nam hiện đại”. Nhà phê bình Lại Nguyên Ân nhìn nhận cuốn tiểu thuyết ở góc độ tâm lí xã hội:“Sự xuất hiện của những cuốn sách như thế này là một cách giải toả cho mét trong những chấn thương của xã hội”. Ông còng khẳng định nét mới trong nghệ thuật của cuốn tiểu thuyết “cách chọn vị trí thể hiện – hoá thân và một nhân vật xưng “tôi” nào đó giúp nhà văn “trần tình” được nhiều hơn và cảm giác tin cậy của người đọc khi đọc ông cũng ngày một nhiều hơn là vì thế”. Nhà văn Nguyên Ngọcnhận xét về những đặc sắc trên phương diện nghệ thuậtcủa tác phẩm: “cách viết hay, độc đáo về cải cách ruộng đất. Không viết về nôngdân mà viết về ba anh đội. Hoá ra cái thảm kịch của đất nước, xã hội là do ba cái anh lăng nhăng. ( ) Ba kẻ chẳng có kiến thức gì tù nhiên làm đảo lộn cả xã hội”. Trong lời giới thiệu tác phẩm, nhà xuất bản Đà Nẵng còng đánh giá cao giá trịphản ánh hiện thực của tác phẩm:“Ba người khác sẽ lấp vào đầy thuyết phục mét trong những chỗ khuyết hụt” của bức tranh toàn cảnh thời kì cải cách ruộng đất”[23,8]. 3.Đối tượng nghiên cứu, nhiệm vụ của đề tài Trong luận văn này, chúng tôi tập trung vào khảo sát các tiểu thuyết Quê người, Mười năm, Ba người khác để tìm ra những đặc điểm phong cách của tiểu thuyết Tô Hoài trên các phương diện:cách tiếp cận đời sống, cốt truyện, kết cấu và hệ thống nhân vật, nghệ thuật trần thuật và những đặc sắc ngôn ngữ.Do khuôn khổ của một luận văn thạc sĩ, và nhiều lí do khác, chúng tôi chỉ tập trung khảo sát các tiểu thuyết:Quê người, Mười năm, Ba người khác. Đây là những tiểu thuyết tiêu biểu cho những chặng đường sáng tác của Tô Hoài. 4. Phương pháp nghiên cứu Trong luận văn này chúng tôi sử dụng phối hợp các phương pháp sau: 4.1. Phương pháp phân tích -tổng hợp:chúng tôi tập trung vào tìm hiểu và phân tích những đặc điểm của tiểu thuyết của Tô Hoài, tổng hợp kết quả phân tích để chứng minh cho các đặc điểm Êy. 4.2. Phương pháp so sánh đối chiếu đồng đại và lịch đại: Chóng tôi tiến hành so sánh, đối chiếu tiểu thuyết Tô Hoài với tiểu thuyết của các nhà văn sáng tác trước Tô Hoài và các nhà văn cùng thời với Tô Hoài, để thấy những đặc điểm riêng trong các tiểu thuyết của Tô Hoài. 4.3. Phương pháp hệ thống:chúng tôi đặt tiểu thuyết của Tô Hoài trong hệ thống tác phẩm ở thể loại khác của ông như truyện ngắn, hồi kí để thấy được những nét riêng biệt của thể loại tiểu thuyết và sự vận động trong tiểu thuyết của Tô Hoài. 4.4. Phương pháp thống kê: chúng tôi tiến hành thống kê, so sánh, để tìm ra những đặc sắc về cách xây dựng nhân vật, sử dụng ngôn ngữ trong tiểu thuyết của Tô Hoài. 5. Cấu trúc của luận văn:Ngoài phần mở đầu, kết luận và thư mục tham khảo, luận văn được chia thành bốn chương. Chương 1: Quan niệm về đề tài và những tiền đề tạo nên phong cách nghệ thuật tiểu thuyết Tô Hoài . Chương 2: Cách tiếp cận đời sống trong tiểu thuyÕt Tô Hoài. Chương 3:Cốt truyện , kết cấu và hệ thống nhân vật. Chương 4: Nghệ thuật trần thuật và đặc sắc ngôn ngữ. PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1 QUAN NIỆM VỀ ĐỀ TÀI VÀ NHỮNG TIỀN ĐỀ TẠO NÊN PHONG CÁCHTIỂU THUYẾT TÔ HOÀI 1.1. Quan niệm về đề tài 1.1.1.Khái niệm phong cách Phong cách tiếng Hy Lạp cổ là “stylos”nghĩa là một cái que vót nhọn để viết trên các tấm bảng có phủ nến”[53,385]. Ban đầu, các nhà văn La Mã dùng tõ trên theo lối hoán dụ để chỉ ra các đặc điểm của lời văn viết của một tác giả nào đó.Sau này, khái niệm phong cách đã được dùng rộng rãi, phổ biến,không chỉ trong lĩnh vực văn học nghệ thuật mà còn được dùng trong nhiều ngành khoa học và đời sống như kiến tróc, điện ảnh, thời trang Đầu thế kỉ XX, thuật ngữ phong cách đã được quan tâm sâu sắc.Ở Liên xô(cò), viện sĩ M.B.Khráp chen cô đã dành khá nhiều công sức nghiên cứu vấn đÒ này. Trong cuốn: Cá tính sáng tạo của nhà văn và sự pháttriển của văn học, ông đã thống kê và đưa ra đến gần 20 cách hiểu khác nhau về phong cách. Hê Ghen trong cuốn Mĩ học tập 1 còng chỉ ra rằng: “Phong cách nói chung bao hàm tính chất độc đáo của một chủ thể nhất định. Chủ thể này sẽ biểu lộ trong phương thức biểu đạt, trong cách nói năng”. Ông khẳng định: “Hạt nhân của phong cách nghệthuật là tính chất độc đáo của mét chủ thể nhất định”[11,472]. Ở nước ta,mãi những năm 80 của thế kỉ XX, việc nghiên cứu về phong cách mới được chú ý đến. Cuốn Từ điển văn học do Đỗ Đức Hiểu chủ biên (1984)đã đưa ra định nghĩa: phong cách “Là chỗ độc đáo mang phẩm chất thẩm mĩ cao được kết tinh trong sù sáng tạo của nhà văn. Không phải nhà văn nào cũng tất yếu có phong cách”.Phong cách “đòi hỏi sù bền vững, không chấp nhận sự chóng phai mờ, nhưng phảilặp đi lặp lại một cách đổi mới”[30,214]. Cuốn 150 thuật ngữ văn học do Lại Nguyên Ân biên soạn,từ điển thuật ngữ văn học do tập thể các tác giả Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (đồng chủ biên) còng nêu lên khái niệm phong cách. Tác giả Phương Lựu khi viết cuốn Lí luận văn họccòng đã khẳng định:“Phong cách là chỗ độcđáo về tư tưởng còngnhnghệ thuật có phẩm chất thẩm mĩ được thể hiện trong sáng tác của những nhà văn ưu tú. Nã đòi hỏi trước hết nhà văn phải đem lại tiếng nói mới cho văn học”[35, 482]. Nh vậy, dù diễn đạt dưới những hình thức khác nhau nhưng các nhà nghiên cứu đều chỉ ra rằng:Điểm cốt lõi, yếu tố quyết định tạo lên phong cách nghệ thuật của nhà văn là tính độc đáo thể hiện trong sáng tác. Phong cách bắt nguồn sâu xa tõ hiện thực khách quan, bằng thực tiễn sống của nhà văn. Nhà văn muốn tạo cho mình phong cách riêng trước hết phải có cách cảm nhận thế giới độc đáo, có tư tưởng nghệ thuật độc đáo, và có phương thức thể hiện độc đáo phù hợp với nội dung của nã. Bởi vì “sự thống nhất của các phương tiện biểu hiện phù hợp với cách nhìn độc đáo đối với đời sống”sẽ tạo nên “diện mạo riêng biệt” trong sáng tác của nhà văn [32,169] và đó chính là phong cách của người nghệ sĩ. Nh vậy, căn cứ duy nhất để khẳng định phong cách tác giả là những yếu tố thể hiện sự độc đáotrong sáng tác của nhà văn, thể hiện tài năng của người nghệ sĩ.Phong cách có thể được biểu hiện ở nội dung tư tưởng, cách nhìn, cách khám pháhiện thực của nhà văn. Cách nhìn Êy sẽ chi phối đến thế giới nhân vật, giọng điệu,ngôn ngữ tức là chi phối đến hình thức nghệ thuật của tác phẩm. Nhà văn Pháp MácxenPruxt đã viết: “Đối với nhà văn ( ) phong cách không phải là vấn đề kĩ thuật mà là vấn đề cách nhìn”[Dẫn theo 32,152]. Cái nhìn hay thế giới quan chínhlà yếu tố quan trọng tạo nên phong cách người nghệ sĩ. Nhà văn Nguyễn Tuân đã nhấn mạnh: “Mỗi người viết có mét cái vision (nhãn quan) riêng, nã đẻ ra phong cách” [43,174]. Nói tóm lại: Phong cách chính là những biểu hiện độc đáo của tài năng sáng tạo nghệ thuật, có tính chất thống nhất và tương đối ổn định được lặp đi lặp lại trong nhiều tác phẩm của nhà văn, thể hiện cái nhìn và sự chiếm lĩnh nghệ thuật độc đáo của nhà văn đối với thế giới và con người. Phong cách nhà văn vừa thống nhất, ổn định vừa luôn vận động biến đổi qua mỗi giai đoạn, mỗi chặng đường sáng tác, nã chịu sù chi phối của các yếu tố khách quan:môi trường, xã hội, thời đại. Tuy vậy, yếu tố độc đáo mang tính chất thẩm mĩ - hạt nhân của phong cách nhà văn vẫn ổn định, bền vững và vẫn thường xuyên lặp lại. 1.1.2.Phân biệt phong cách tác giả và phong cách thể loại 1.1.2.1. Thể loại và phong cách thể loại Thể loại tác phẩm văn học là khái niệm chỉ “qui luật loại hình của tác phẩm.Ứng với một nội dung nhất định có một loại hình thức nhất định tạo cho tác phẩm mét hình thức tồn tại chỉnh thể”[35,339]. Thể loại tác phẩm văn học cho người đọc biết phương thức tái hiện đời sống và hệ thống các phương tiện, biện pháp thể hiện tương ứng.Trong thể loại tác phẩm văn [...]... Nội 9 Tô Hoài (1958) Mười năm tiểu thuyết - N XB Hội nhà văn 10 Tô Hoài (1981) Quê nhà, tiểu thuyết, NXB Tác phẩm mới Hội nhà văn Việt Nam 11 Tô Hoài (1971) Mét quãng đường Tạp chí Tác phẩm mới sè 16 12 Tô Hoài Tô Hoài (1987) Tuyển tập Tô Hoài tập 1 NXB Văn học Hà Nội 13 Tô Hoài (1994) Tuyển tập Tô Hoài tập 2 NXB Văn học Hà Nội 14 Tô Hoài (1996) Tuyển tập Tô Hoài tập 3 NXB Văn học Hà Nội 15 Tô Hoài, ... thời Tô Hoài còng mang đến cho tiểu thuyết những nét riêng biệt Qua tiểu thuyết của Tô Hoài, ta thấy được sự vận động và phát triển của thể loại tiểu thuyết, bởitiểu thuyết là “Thể loại duy nhất đang hình thành và chưa xong xuôi”[27,331] Tìm hiểu phong cách thể loại tiểu thuyết của Tô Hoài, chúng tôi sẽ tìm hiểunhững nét độcđáo mang phẩm chất thẩm mĩ,lặp đi lặp lạitrong tiểu thuyết của nhà văn, qua đó... đa dạng, phong phó, cho những thể loại tưởng như đã xơ cứng đi vì những đặc điểm riêng biệt của nã Phong cách thể loại cũng có mang những đặc điểm của phong cách nhà văn,nhưng những nét phong cách Êy sẽ thể hiện trên một thể loại và chịu sù quy định của đặc điểm của thể loại Êy Tiểu thuyết của Tô Hoài mang những đặc điểm của thể loại tiểu thuyết truyền thống của Việt Nam nhưng đồng thời Tô Hoài còng... phẩm chất thẩm mĩ,lặp đi lặp lạitrong tiểu thuyết của nhà văn, qua đó thấy được những đóng góp của Tô Hoài cho tiểu thuyết Việt Nam,thấy được cả khuynh hướng vận động của tiểu thuyết Việt Nam hiện đại 1.2 Những tiền đề tạo nên phong cách tiểu thuyết Tô Hoài 1.2.1 Hoàn cảnh gia đình, quê hương, xã hội Tô Hoài sinh năm 1920, tên thật là Nguyễn Sen Ngoài tên thật khi viết báo,ông còn dùng những bút danh... vật của Tô Hoài vẫn Ýt có sù thay đổi về số phận và tính cách, tính cách nhân vật cũng đơn giản Nhân vật trong tiểu thuyết của Tô Hoài vẫn chủ yếu được miêu tả qua những hành động, nội tâm chưa có những giằng xé, trăn trở, phức tạp Kiểu nhân vật trong tiểu thuyết của Tô Hoài vẫn nghiêng về nhân vật trong văn học truyền thống Tiểu thuyết của Tô Hoài sử dụng quan điểm trần thuật khách quan, nhà văn cứ... v.v Những điểm khác nhau Êy tạo nên phong cách nghệ thuật cho mỗi thể loại, tạo sự đa dạng phong phó cho nền văn học dân tộc 1.1.2.2 Quan hệ giữa phong cách tác giả và phong cách thể loại chúng ta biết rằngphong cách có nhiều cấp độ khác nhau:có phong cách tác phẩm, thể loại, trào lưu, thời đại v.v nhưng thực tế qua các công trình nghiên cứu về phong cách, chúng tôi nhận thấy các nhà nghiên cứu dường... bó với quê ngoại ở Nguyễn Đăng Mạnh đã nhận xét: “Có thể gọi Tô Hoài là người chép sử qua những biểu hiện linh tinh hỗn tạp của đời thường”[44,123] Nét độc đáo, đặc sắc này cứ lặp đi lặp và trở thành một nét phong cách đặc sắc của tiểu thuyết Tô Hoài Đến vớiBa người khác - cuốn tiểu thuyết xuất bản gần đây nhất của Tô Hoài, chúng ta vẫn thấy cách tiếp cận đời sống quen thuộc Êy của ông Ba ngườikhácviết... trước cách mạng Ngôn ngữ miêu tả giàu giá trị tạo hình là một đặc điểm, mét ưu thế nổi trội trong văn phong của Tô Hoài. Dù phản ánh cuộc sống đời thường hay phân tích tái hiện lịch sử, tiểu thuyết của Tô Hoài không hiếm những trang mô tả giàu chất tạo hình như thế.Cảnh làng xóm nơi đội cải cách về làm cách mạng trong tiểu thuyết Ba người khác đã được tái hiện cụ thể sống động qua ngôn ngữ miêu tả của Tô. .. (2003) Tuyển tập tiểu thuyết Quê nhà NXB Sở Văn hoá thông tin Hà Tây 16 Tô Hoài (2005)Tác phẩm văn học được giải thưởng Hồ Chí Minh quyển 1.NXB Văn học Hà Nội 17 Tô Hoài (2005) Tác phẩm văn học được giải thưởng Hồ Chí Minh quyển 2.NXB Văn học Hà Nội 18 Tô Hoài (2005) Hồi kí NXB Hội nhà văn 1 Tô Hoài, (2006) Ba người khác Nhà xuất bản Đà Nẵng 2 Tô Hoài (1989) Mét sè kinh nghiệm viết văn của tôi NXB Văn học... tố tạo nên nét riêng cho tác phẩm của Tô Hoài Đi sâu vào miêu tả cuộc sống đời thường với những con người bình thường ở các làng quê, tiểu thuyết của Tô Hoài có cốt truyện đơn giản, các sự kiện trong tiểu thuyết của ông đều là những sự việc diễn ra trong đời sống hàng ngày, các sự kiện, sự việc Êy được liên kết diễn ra theo trật tự thời gian Trong tiểu thuyết Tô Hoài, hầu nhkhông có những xung đột lớn . giá về Tô Hoài và tiểu thuyết của ông: Tiểu thuyết của Tô Hoài thuộc loại tả chân” nhưng Tô Hoài “có khuynh hướng về xã hội”.Vò Ngọc Phan còng khẳng định Tô Hoài “là một nhà tiểu thuyết có. Chóng tôi tiến hành so sánh, đối chiếu tiểu thuyết Tô Hoài với tiểu thuyết của các nhà văn sáng tác trước Tô Hoài và các nhà văn cùng thời với Tô Hoài, để thấy những đặc điểm riêng trong các tiểu. Êy. Tiểu thuyết của Tô Hoài mang những đặc điểm của thể loại tiểu thuyết truyền thống của Việt Nam nhưng đồng thời Tô Hoài còng mang đến cho tiểu thuyết những nét riêng biệt. Qua tiểu thuyết

Ngày đăng: 09/01/2015, 03:22

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w