Khái niệm: mua bán hàng hoá là hoạt động thương mại, theo đó bên bán có nghĩa vụ giao hàng, chuyên quyền sở hữu hàng hóa cho bên mua và nhận thanh toán; bên mua có nghĩa vụ thanh toán ch
Trang 1ON TAP MON LUAT THUONG MAI
MODUL 2 Luu ý trước khi đọc tài liệu này:
v Câu hỏi ôn tập đo tổ bộ môn Luật thương mại gửi các lớp K31
v⁄ Phần trả lời câu hỏi do cá nhân Ben thực hiện trong thời gian ôn tập
v Các câu hỏi từ 42 đến 48 chưa được trả lời (phần này được học rất kĩ)
* Sai sót về nội dung của phần trả lời câu hỏi là không thể tránh khỏi
* Do không có nhiều thời gian nên hình thức của tài liệu cũng không được
Khái niệm và đặc điểm của mua bán hàng hóa trong thương mại
Khái niệm: mua bán hàng hoá là hoạt động thương mại, theo đó bên bán có
nghĩa vụ giao hàng, chuyên quyền sở hữu hàng hóa cho bên mua và nhận thanh toán;
bên mua có nghĩa vụ thanh toán cho bên bán, nhận hàng và quyền sở hữu hàng hoá
theo thỏa thuận (Khoản 8 Điều 3)
Đặc điểm:
° Các đặc điểm của hoạt động thương mại nói chung như: do thương nhân thực hiện, nhằm múc đích sinh lợi nhuận, được thực hiện trên thị trường một cách hợp pháp, là hoạt động mua bán mang tính chất chuyên nghiệp
Trang 2e Các đặc điểm riêng:
đối tượng là hàng hóa (trong đó có sự dịch chuyên quyền sở
hữu hàng hóa từ bên bán sang bên mua)
b phải phát sinh trên cơ sở hợp đồng (đặc trưng quan trọng là thỏa thuận)
bên bán có nghĩa vụ giao hàng, chuyên quyền sở hữu hàng
hóa cho bên mua và nhận thanh toán; bên mua có nghĩa vụ thanh toán
cho bên bán, nhận hàng và quyền sở hữu hàng hoá
Phân biệt quan hệ mua bán hàng hóa trong thương mại với một số quan
hệ có đối tượng là hàng hoặc hàng hóa
Phân biệt với quan hệ hàng đổi hàng (có thể hiểu quan hệ hàng đổi hàng là
quan hệ trao đổi cổ xưa, là quan hệ trao đổi tài sản dân sự thuần túy, là quan hệ trao đổi hàng hóa thương mại):
là quan hệ trao đôi cổ xưa (chém trong phòng thi)
là quan hệ trao đổi tài sản dân sự thuần túy: khác về chủ thể, mục đích lợi
nhuận, luật thương mại không điều chỉnh nó
Là quan hệ trao đổi hàng hóa thương mại chỉ khác với mua bán hàng hóa
thương mại ở chỗ đây là một dạng đặc biệt của mua bán hàng hóa thương mại, vì đối tượng và phương tiện thanh toán đều là hàng hóa và mục đích lợi nhuận chưa nhìn rõ như mua bán hàng hóa
Với tặng cho hàng hóa: khác về mục đích lợi nhuận, khác về tính chất của hợp
đồng (song vụ có đền bù nên cũng khác về các hậu quả pháp lí )
Với quan hệ cho thuê hàng hóa: khác ở chỗ nếu đối tượng là vật không tiêu hao, hàng hóa ko bị chuyển quyền sở hữu, đương nhiên quyền và nghĩa vụ của các bên khác hắn với các bên chủ thể trong mua bán hàng hóa, có thể thỏa thuận hoặc không thỏa thuận về vấn đề thời hạn (cái này là một điểm khác với mua bán vì mua
bán không đặt thời hạn chiếm hữu hàng), đối với 1 bên nó là hàng hóa nhưng bên còn lại thì không
Trang 3Câu 2: Phân tích khái niệm và đặc điểm của mua bán hàng hóa trong
thương mại Phân biệt quan hệ mua bán hàng hóa với quan hệ mua bán tài sản
trong dân sự
Khái niệm và đặc điểm của mua bán hàng hóa trong thương mại
Khái niệm: mua bán hàng hoá là hoạt động thương mại, theo đó bên bán có
nghĩa vụ giao hàng, chuyên quyền sở hữu hàng hóa cho bên mua và nhận thanh toán;
bên mua có nghĩa vụ thanh toán cho bên bán, nhận hàng và quyền sở hữu hàng hoá
theo thỏa thuận (Khoản 8 Điều 3)
Đặc điểm:
° Các đặc điểm của hoạt động thương mại nói chung như: do thương nhân thực hiện, nhằm múc đích sinh lợi nhuận, được thực hiện trên thị trường một cách hợp pháp, là hoạt động mua bán mang tính chất chuyên
nghiệp
e Các đặc điểm riêng:
đối tượng là hàng hóa (trong đó có sự địch chuyển quyền sở
hữu hàng hóa từ bên bán sang bên mua)
b phải phát sinh trên cơ sở hợp đồng (đặc trưng quan trọng là thỏa thuận)
b bên bán có nghĩa vụ giao hàng, chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho bên mua và nhận thanh toán; bên mua có nghĩa vụ thanh toán
cho bên bán, nhận hàng và quyền sở hữu hàng hoá
Phân biệt quan hệ mua bán hàng hóa với quan hệ mua bán tài sản trong dân sự
Về chủ thể: thương nhân và ko cần là thương nhân
Về đối tượng: là hàng hóa (là hàng, vật trong dân sự), là tài sản (đối tượng rộng hơn)
Về mục đích: lợi nhuận, các mục đích đa dạng khác ngoài lợi nhuận
Trang 4Về luật điều chỉnh: luật thương mại (tập trung ở chương 2)và dân sự (các vấn
đề chung về nghĩa vụ , hợp đồng ), ko điều chỉnh bởi luật thương mại (tập trung ở mục 1 chương 18 phần 3)
Câu 3: Phân tích khái niệm và đặc điểm của mua bán hàng hóa trong
thương mại Nêu rõ nguồn luật cơ bản điều chính quan hệ hợp dong mua ban hàng hóa trong thương mại
Khái niệm và đặc điểm của mua bán hàng hóa trong thương mại
Khái niệm: mua bán hàng hoá là hoạt động thương mại, theo đó bên bán có
nghĩa vụ giao hàng, chuyên quyền sở hữu hàng hóa cho bên mua và nhận thanh toán;
bên mua có nghĩa vụ thanh toán cho bên bán, nhận hàng và quyền sở hữu hàng hoá
theo thỏa thuận (Khoản 8 Điều 3)
Đặc điểm:
° Các đặc điểm của hoạt động thương mại nói chung như: do thương nhân thực hiện, nhằm múc đích sinh lợi nhuận, được thực hiện trên thị trường một cách hợp pháp, là hoạt động mua bán mang tính chất chuyên nghiệp
e Các đặc điểm riêng:
đối tượng là hàng hóa (trong đó có sự địch chuyển quyền sở
hữu hàng hóa từ bên bán sang bên mua)
b phải phát sinh trên cơ sở hợp đồng (đặc trưng quan trọng là thỏa thuận)
bên bán có nghĩa vụ giao hàng, chuyên quyền sở hữu hàng
hóa cho bên mua và nhận thanh toán; bên mua có nghĩa vụ thanh toán
cho bên bán, nhận hàng và quyền sở hữu hàng hoá
Nêu rõ nguồn luật cơ bản điều chỉnh quan hệ hợp đồng mua bán hàng hóa
trong thương mại
Nguồn luật cơ bản là pháp luật quốc gia, điều ước quốc tế, tập quán, thói quen
Trang 5Câu 4: Nêu và phân tích các vẫn đề pháp lý cơ bản của việc giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa trong TM (chú thể, đại diện, đề nghị giao kết hợp đông,
chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng và thời điểm giao kết, nội dung cơ bán cần
thỏa thuận)
Hợp đồng mua bán hàng hóa là sự thỏa thuận giữa các bên theo đó bên bán có
nghĩa vụ giao hàng, chuyên quyền sở hữu hàng hóa cho bên mua và nhận thanh toán;
bên mua có nghĩa vụ thanh toán cho bên bán, nhận hàng và quyền sở hữu hàng hoá theo thỏa thuận
Hợp đồng mua bán hàng hóa có thể đo bên đại diện giao kết (đại diện theo
pháp luật hoặc theo ủy quyền)
3 Đề nghị giao kết hợp đồng
Đề nghị giao kết hợp đồng mua bán là việc thương nhân này thể hiện rõ ý định
giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa và chịu sự ràng buộc về đề nghị này của bên đề nghị đối với bên đã được xác định cụ thể (Điều 390 Bộ luật dân sự)
Đề nghị giao kết có thể do bên bán hoặc bên mua thực hiện
Đề nghị không được pháp luật qui định về hình thức, dựa vào hình thức của hợp đồng mua bán hàng hóa đề xác định, có thể bằng văn bản, lời nói hoặc hành vi cụ
thể hoặc kết hợp giữa các hình thức này
Phương thức: có thể được gửi đến 1 hoặc nhiều chủ thê đã xác định
Đề nghị được chuyển đến nơi cư trú hoặc trụ sở của bên đc đề nghị
Đề nghị được đưa vào hệ thống thông tin chính thức của bên đề nghị
Bên được đề nghị biết được đề nghị giao kết hợp đồng thông qua phương thức
Trang 6Các qui định về thay đổi hủy bỏ chấm dứt đề nghị qui định trong bộ luật dân sự
từ điều 390 đến 396 bộ luật dân sự
4 Chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng
Chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng là sự trả lời của bên được đề nghị đối với
bên đề nghị về việc chấp nhận toàn bộ nội dung của đề nghị (396 bộ luật dân sự)
Về thời hạn:
Khi bên đề nghị có ấn định thời hạn trả lời thì việc trả lời chấp nhận chỉ có hiệu
lực khi được thực hiện trong thời hạn đó; nếu bên đề nghị giao kết hợp đồng nhận
được trả lời khi đã hết thời hạn trả lời thì chấp nhận này được coi là đề nghị mới của bên chậm trả lời
Trong trường hợp thông báo chấp nhận giao kết hợp đồng đến chậm vì lý do khách quan mà bên đề nghị biết hoặc phải biết về lý do khách quan này thì thông báo chấp nhận giao kết hợp đồng vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp bên đề nghị trả lời ngay
không đồng ý với chấp nhận đó của bên được đề nghị
Khi các bên trực tiếp giao tiếp với nhau, kể cả trong trường hợp qua điện thoại
hoặc qua các phương tiện khác thì bên được đề nghị phải trả lời ngay có chấp nhận
hoặc không chấp nhận, trừ trường hợp có thoả thuận về thời hạn trả lời
Bên được đề nghị giao kết hợp đồng có thê rút lại thông báo chấp nhận giao kết hợp đồng, nếu thông báo này đến trước hoặc cùng với thời điểm bên đề nghị nhận được trả lời chấp nhận giao kết hợp đồng
3 Thời điểm giao kết
Nhìn chung: Hợp đồng được giao kết vào thời điểm bên đề nghị nhận được trả
lời chấp nhận giao kết Hợp đồng cũng xem như được giao kết khi hết thời hạn trả lời
mà bên nhận được đề nghị vẫn im lặng, nếu có thoả thuận im lặng là sự trả lời chấp nhận giao kết
Với đồng bằng lời nói: thời điểm các bên đã thỏa thuận về nội dung của hợp
đồng
Với hợp đồng bằng văn bản: thời điểm bên sau cùng ký vào văn bản
Trang 7Cac diéu khoan
Nhất thiết phải có điều khoán về đối tượng (nó là loại hàng hóa gì)
Các vấn đề về giá cả, chất lượng, thời điểm, địa điểm, phương thức thanh
toán có thể không cần thỏa thuận mà hợp đồng vẫn không vô hiệu
Các điều khoản đương nhiên thì không phải thỏa thuận nhưng thỏa thuận thì
vẫn không vô hiệu
Câu 5: Phân tích khái niệm, đặc điểm và nội dung chú yếu (các điều khoản
cơ bản) của hợp đồng mua bán hàng hóa
Khái niệm
Hợp đồng mua bán hàng hóa là sự thỏa thuận nhằm xác lập, thay đổi, chấm đứt
các quyền và nghĩa vụ trong quan hệ mua bán hàng hóa (bao gồm cả mua bán hàng
hóa quốc tế; mua bán hàng hóa trong nước)
Đặc điểm
Về chủ thể: chủ yếu là thương nhân, có thé trong nước và cả nước ngoài, có thé không là thương nhân nhưng vẫn áp dụng luật thương mại điều chỉnh nếu lựa chọn áp
dụng
Về hình thức: Hợp đồng mua bán hàng hoá được thể hiện bằng lời nói, bằng
văn bản hoặc được xác lập bằng hành vi cụ thể Đối với các loại hợp đồng mua bán
hàng hoá mà pháp luật quy định phải được lập thành văn bản thì phải tuân theo các quy định đó (Điều 24 Luật Thương mại)
Về đối tượng: là hàng hóa, hàng hóa bao gồm: tất cả các loại động sản, kế cả động sản hình thành trong trong tương lai, những vật gắn liền với đất đai (khoản 2 Điều 3 Luật Thương mại)
Về nội dung: quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ mua bán Theo đó,
bên bán có nghĩa vụ giao hàng, chuyên quyền sở hữu hàng hóa cho bên mua và nhận
tiền, còn bên mua có nghĩa vụ nhận hàng hóa và trả tiền cho bên bán Mục đích của các bên mua bán là lợi nhuận
Trang 8Nội dung chủ yếu
Là các điều khoản
Không bắt buộc các bên phải thỏa thuận những nội dung cụ thể nào, tuy nhiên
với điều khoản chủ yếu của hợp đồng mua bán nói chung là đối tượng thì bắt buộc các bên phải thỏa thuận về đối tượng Từ thực tiễn, nội dung bao gồm: đối tượng,
chất lượng, giá cả, phương thức thanh toán, thời hạn và địa điểm giao nhận hàng
Câu 6: phân tích các điều kiện có hiệu lực cúa hợp đồng mua bán hàng hóa
° Chủ thể tham gia hợp đồng phải có năng lực pháp luật và năng lực hành vi Đối với các thương nhân khi tham gia hợp đồngphải đáp ứng điều kiện
có đăng ký kinh doanh hợp pháp đối với hàng hóa được mua bán Trong trường hợp mua bán hàng hóa có điều kiện kinh doanh thì thương nhân phải đáp ứng
các điều kiện kinh doanh đó theo quy định của pháp luật
° Đại diện của các bên giao kết hợp đồng phải đúng thâm quyên, có thé là đại điện theo pháp luật hoặc đại diện theo ủy quyền người không có
quyền đại diện, khi giao kết sẽ không làm phát sinh quyền và nghĩa vụ đối với bên hợp đồng được đại diện, trừ trường hợp bên giao kết kia biết hoặc phải biết
về việc không có quyền đại diện
° Mục đích và nội dung của hợp đồng mua bán không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội hàng hóa là đối tượng của hợp
đồng không bị cắm kinh doanh theo quy định của pháp luật
° Hợp đồng mua bán được giao kết đảm bảo các nguyên tắc của hợp đồng theo quy định của pháp luật: tự do giao kết nhưng không trái pháp luật, trái đạo đức xã hội; tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, trung thực và ngay thang
° Hình thức hợp đồng phù hợp với quy định của pháp luật
Trang 9Câu 7: phân tích các nghĩa vụ của bên bán và bên mua trong HDMBHH
theo quy đỉnh của LTM 2005
Bên bán
Giao hàng đúng chất lượng
Về nguyên tắc phải căn cứ vào nội dung hợp đồng đề xác định vấn đề này, nếu không thì dựa trên quy định của pháp luật, các trường hợp sau đây được coi là hàng
hóa không phù hợp với hợp đồng (Điều 39)
° không phù hợp với mục đích sử dụng sử dụng thông thường của các hàng hóa cùng chủng loại;
° không phù hợp với mục đích bên mua báo cho bên bán hoặc bên bán phải biết vào thời điểm giao kết hợp đồng
° không bảo đảm chất lượng theo mẫu mà bên mua đã giao cho bên
bán
° Không được bảo quản, đóng gói theo cách thức thông thường đối
với loại hàng hoá đó hoặc không theo cách thức thích hợp để bảo quản hàng hoá trong trường hợp không có cách thức bảo quản thông thường
Giao chứng từ kèm theo hàng hóa
Các chứng từ như: chứng nhận chất lượng, chứng nhận nguồn gốc xuất xứ
Trường hợp không có thỏa thuận, bên bán có nghĩa vụ giao cho bên mua trong thời hạn, tại thời điểm hợp lý để bên mua có thể nhận hàng
Giao hang dung thời hạn
Nghĩa vụ này được qui định tại điều 42 Luật Thương mại
Chứng từ phải giao trong thời hạn thỏa thuận hoặc thời điểm hợp lí, nếu giao trước hạn mà thiếu sót thì trong thời hạn vẫn được khắc phục những thiếu sót này, nhưng nếu việc này gây thiệt hại hoặc bất lợi cho bên mua thì bên mua được quyền yêu cầu bên bán khắc phục hoặc chịu chỉ phí đó
Giao hàng đúng địa điểm
Theo Điều 35
Trang 10Hàng hóa gắn liền với đất đai thì giao tại nơi có đất đai
Giao cho người vận chuyển đầu tiên nếu có qui định về vận chuyển
Giao tại kho nếu biết kho
Giao tại nơi kinh doanh cư trú của bên bán
Tạo điều kiện cho bên mua kiểm tra hàng hóa trước khi giao hàng
Trường hợp có thỏa thuận thì bên bán phải bảo đảm cho bên mua có điều kiện tiến hành việc ktra hàng hóa Nếu phát hiện hàng hóa ko đúng hợp đồng, bên mua phải thông báo cho bên bán trong Ithời hạn hợp lý
Đảm bảo quyên sở hữu đối với hàng hóa
Trừ trường hợp PL có quy định khác hoặc các bên có thỏa thuận khác, quyền
SH được chuyển từ bên bán sang bên mua kể từ thời điểm hàng hóa được chuyên
giao
Rúi ro đối với hàng hóa
Trường hợp các bên ko có thỏa thuận, theo LTM xác định như sau:
Trong trường hợp có địa điểm giao hàng xác định: rủi ro chuyền giao cho bên
mua khi nhận hàng tại địa điểm đó
Trong trường hợp không có địa điểm giao hàng xác định: rủi ro được chuyển
cho bên mua khi hàng hóa đã đc giao cho người vận chuyển đầu tiên
Trong trường hợp giao hàng cho người nhận hàng để giao mà ko phải là người
vận chuyên: rủi ro đc chuyên giao cho bên mua chỉ khi: bên mua nhận được chứng từ
sở hữu hàng hóa hoặc khi người nhận hàng để giao xác nhận quyền chiếm hữu của bên mua
Trong trường hợp mua bán hàng hóa đang trên đường vận chuyên: rủi ro đc
chuyển cho bên mua kế từ thời diém giao két HD
Bảo hành hàng hóa
TH hàng hóa mua bán có bảo hành thì bên bán phải chịu trách nhiệm bảo hành
hàng hóa đó theo nội dung và thời hạn đã thỏa thuận Bên bán phải chịu các chi phí
về bảo hành, trừ trường hợp có thỏa thuận khác(Điều 49) 1
Bên mua
Trang 11Nhận hàng và thanh toán tiễn
nhận hàng:
Được hiểu là bên mua tiếp nhận trên thực tế hàng hóa từ bên bán Bên mua
hàng có ngĩa vụ nhận hàng theo thỏa thuận
Sau khi hoàn thành việc giao nhận, bên bán vẫn phải chịu trách nhiệm về những khiếm khuyết của hàng hóa được giao, nếu bên bán biết hoặc phải biết nhưng
không thông báo cho bên mua
Bên bán giao hàng mà bên mua không tiếp nhận thì bị coi là VPHĐ và phải
chịu các biện pháp chế tài theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật
thanh toán:
Là nghĩa vụ quan trọng nhất của bên mua Các điều khoản thanh toán trong hợp đồng mua bán:
Địa điểm thanh toán:
Trường hợp không có thỏa thuận, địa điểm thanh toán sẽ là:
Địa điểm kinh doanh của bên bán tại thời điểm giao kết hợp đồng, nếu không
là tại nơi cư trú của bên bán;
Địa điểm giao hàng hoặc giao chứng từ, nếu việc thanh toán trùng với giao hàng hoặc giao chứng từ
Thời hạn thanh toản:
Trường hợp không có thỏa thuận thì:
Bên mua phải thanh toán vào thời điểm bên bán giao hàng hoặc giao chứng từ; Bên mua không có nghĩa vụ thanh toán khi chưa kiểm tra hàng hóa (trong
trường hợp có thảo thuận)
Bên mua phải thanh toán trong trường hợp hàng hóa mất mát, hư hỏng sau thời
điểm rủi ro được chuyên từ bên bán sang bên mua
Xác định giá: Trường hợp không có thỏa thuận thì giá của hàng hóa được xác
định theo gia của loại hàng hóa đó trong các điều kiện tương tự về phương thức giao hàng, thời điểm mua bán, thị trường địa lý, phương thức thanh toán và các điều kiện
Trang 12Chậm thực hiện nghĩa vụ thanh toán: Bên bán có quyền yêu cầu bên mua trả
tiền lãi trên số tiền chậm trả đó theo lãi suất nợ quá hạn trung bình trên thị trường tại
thời điểm thanh toán
Ngừng thanh toán:
Trừ trường hợp có thỏa thuận khác:
Bên mua có bằng chứng về việc bên bán lừa dối thì có quyền tạm ngừng thanh
toán;
Có bằng chứng về đối tượng của hàng hóa là đối tượng đang bị tranh chấp
Có bằng chứng bến bán giao hàng không phù hợp với HĐ
(Bằng chứng mà bên mua đưa ra không xác thực, gây thiệt hại cho bên bán thì
bên mua phải BTTH đó và chịu các chế tài khác theo quy định.)
Câu 8: Đặc điểm của dịch vụ thương mại KẾ tên những dịch vụ thương mại
được điều chỉnh bởi luật thương mại
Dịch vụ là hoạt động của con người nhằm đáp úng yêu cầu nào đó của con người và được kết tinh thành các loại sản phẩm vô hình
Dịch vụ thương mại ra đời bởi hoạt động cung ứng dịch vụ thương mại Cung
ứng dịch vụ là hoạt động thương mại, theo đó một bên (sau đây gọi là bên cung ứng
dịch vụ) có nghĩa vụ thực hiện dịch vụ cho một bên khác và nhận thanh toán; bên sử dụng dịch vụ (sau đây gọi là khách hàng) có nghĩa vụ thanh toán cho bên cung ứng
dịch vụ và sử đụng dịch vụ theo thỏa thuận (khoản 9 Điều 3)
Đặc điểm
- luôn có sự tham gia của 2 loại chủ thể, các chủ thể cung ứng dịch
vụ chủ yếu là thương nhân
- đối tượng của dịch vụ thương mại là dịch vụ
- các bên trong hoạt động cung ứng dịch vụ có mục đích khác nhau một bên là nhận được thanh toán, một bên là thỏa mãn nhu cầu
- hình thức thực hiện dịch vụ phải thông qua hợp đồng
Trang 13Những dịch vụ thương mại được điều chính bởi luật thương mại năm 2005
° Nhóm dịch vụ xúc tiến thương mại: dịch vụ khuyến mại, quảng cáo, trưng bày giới thiệu hàng hóa dịch vụ, hội trợ triển lãm
° Nhóm dịch vụ trung gian thương mại: đại diện, môi giới, ủy thác, đại lí
° Nhóm khác: đấu giá, đấu thầu, gia công, logistics, quá cảnh hàng hóa, giám định, cho thuê hàng hóa, nhượng quyền thương mại
Câu 9: Phân tích quyền và nghĩa vụ cơ bản của các bên trong hợp đồng cung ứng dịch vụ thương mại
Bên cung ứng dịch vụ (xem từ Điều 78 đến 84) ( chém từng vấn đề trong
phòng thi)
° Cung ứng các dịch vụ và thực hiện những công việc có liên quan một cách đầy đủ, phù hợp với thoả thuận và theo quy định của Luật thương mại:
Về kết quá thực hiện dịch vụ: trong trường hợp không có thỏa thuận khác nếu công việc đòi hỏi phạt đạt được kết quá nhất định
thì bên cung ứng dịch vụ phải đạt được kết quả này, nếu công việc đòi
hỏi bên cung ứng dịch vụ phải nỗ lực cao nhất để đạt được kết quả như mong muốn thì bên cung ứng địch vụ phải thực hiện địch vụ đó với nỗ lực và khả năng cao nhất
Về thời hoàn thành dịch vụ: nếu không có thỏa thuận thì phải hoàn thành trong thời gian hợp lí trên cơ sở tính toán các điều kiện
và hoàn cảnh cụ thể, trong trường hợp nghĩa vụ chỉ có thể hoàn thành khi khách hàng đáp ứng được những điều kiện nhất định thì bên cung ứng không có nghĩa vụ phải hoàn thành dịch vụ cho đến khi các điều kiện đó được đáp ứng
Trang 14Tuân thủ những yêu cầu hợp lí của khách hàng liên quan
đến những thay đổi trong quá trình thực hiện dịch vụ, chỉ phí phát sinh
do thực hiện sẽ do khách hàng trả trừ trường hợp có thỏa thuận khác
° Bảo quản và giao lại cho khách hàng tài liệu và phương tiện được giao đề thực hiện dịch vụ sau khi hoàn thành công việc;
° Thông báo ngay cho khách hàng trong trường hợp thông tin, tài liệu không đầy đủ, phương tiện không bảo đảm để hoàn thành việc cung ứng dịch vụ;
° Giữ bí mật về thông tin mà mình biết được trong quá trình cung
ứng dịch vụ nếu có thoả thuận hoặc pháp luật có quy định
° Hợp tác với khách hàng (trao đổi thông tin, tiến hành các hoạt
động cần thiết)
Bên khách hàng
° Thanh toán tiền cung ứng địch vụ như đã thoả thuận trong hợp
đồng: nếu không có thỏa thuận khác thì việc thanh toán được tiến hành khi
° Trường hợp một dịch vụ do nhiều bên cung ứng dịch vụ cùng tiến
hành hoặc phối hợp với bên cung ứng dịch vụ khác, khách hàng có nghĩa vụ
điều phối hoạt động của các bên cung ứng dịch vụ để không gây cản trở đến
công việc của bất kỳ bên cung ứng dịch vụ nào
Trang 15Câu 10: Phân tích khái niệm và đặc điểm của hoạt động đại diện cho thương nhân So sánh đại diện cho thương nhân với đại diện theo úy quyền theo quy định của Bộ luật dân sự 2005
Khái niệm (Điều 141 Luật Thương mại )
Đại điện cho thương nhân là việc một thương nhân nhận uỷ nhiệm (goi là bên đại điện) của thương nhân khác (gọi là bên giao đại diện) để thực hiện các hoạt động
thương mại với danh nghĩa, theo sự chỉ dẫn của thương nhân đó và được hưởng thà
lao về việc đại diện
Trong trường hợp thương nhân cử người của mình để làm đại diện cho mình
thì áp dụng quy định của Bộ luật dân sự
Vậy đại diện cho thương nhân được chia làm 2 thường hợp là hợp động cung
ứng dịch vụ thương mại và là trường hợp cá nhân đại diện cho tổ chức là thương
nhân Tuy nhiên trường hợp thứ 2 không xét phân tích đặc điểm
Đặc điểm
° Chủ thể: Quan hệ đại diện cho thương nhân phát sinh giữa bên đại diện và bên giao đại diện Cả 2 bên đều phải là thương nhân
e Bán chất: Bên giao đại diện sẽ ủy quyền cho bên đại diện thay
mặt, nhân danh bên giao đại diện thực hiện các hoạt động thương mại Khi bên đại diện giao dịch với bên thứ 3, thì về mặt pháp lí các hành vi do người này thực hiện được xem như người ủy quyền (người giao đại diện thực hiện) Bên giao đại điện phải chịu trách nhiệm về các cam kết do bên đại diện thực hiện trong phạm vi ủy quyền
° Nội dung của hoạt động đại diện rất đa dạng: có thể thỏa thuận
thực hiện một phần hoặc toàn bộ các hoạt động thương mại thuộc pham vi hoạt động của bên giao đại diện, nó có thé bao gồm các hoạt động như tìm kiếm cơ hội kinh doanh cho bên giao đại diện, thay mặt bên giao đại điện để thực hiện các hoạt động nghiên cứu thị trường, lựa chọn đối tác, đàm phán, giao kết hợp
đồng với bên thứ 3 )
Trang 16° Hình thức pháp lí: thông qua hợp đồng đại diện cho thương nhân (phải được lập thành văn bản hoặc các hình thức có giá trị tương đương)
So sánh đại diện cho thương nhân với đại diện theo ủy quyền theo quy
định của Bộ luật dân sự 2005
Tiêu chí | Đại diện cho thương nhân Đại diện theo ủy quyên
Chủ thê | Bắt buộc phải là TN Chỉ cân đáp ứng các điêu kiện vê chủ
thể đại diện trong bộ luật dân sự
Môi giới thương mại là hoạt động thương mại, theo đó một thương nhân làm trung gian (gọi là bên môi giới) cho các bên mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ (gọi
là bên được môi giới) trong việc đàm phán, giao kết hợp đồng mua bán hàng hoá, dịch vụ và được hưởng thù lao theo hợp đồng môi giới
Đặc điểm
° Về chủ thể: bao gồm bên môi giới, bên được môi giới trong đó
bên môi giới phải là thương nhân có đăng kí hoạt động môi giới bên được môi giới không nhất thiết phải là thương nhân
e Về nội dung: bao gồm tìm kiếm và cung cấp các thông tin cần
thiết về đối tác cho bên được môi giới, tiến hành các hoạt động giới thiệu về
hàng hóa, dịch vụ cần môi giới, thu xếp để các bên đc môi giới tiếp xúc với
Trang 17mai
nhau, giúp đỡ các bên được môi giới soạn thảo văn bán hợp đồng khi họ yêu
cầu
° Về mục đích: mục đích của bên môi giới là tìm kiếm lợi nhuận,
mục đích bên được môi giới là kí kết được hợp đồng
° Về phạm vi: rất rộng bao gồm tất cả các hoạt động có thê kiếm lời như môi giới mua bán hàng hóa, môi giới chứng khoán, môi giới bảo hiểm,
môi giới bất động sản
° Hình thức: hợp đồng môi giới
* bên môi giới được kí hợp đồng với bên thứ 3 trừ trường hợp nó là đại diện Quyền và nghĩa vụ cơ bản của các bên trong hoạt động môi giới thương
Bên môi giới
° Bảo quản các mẫu hàng hoá, tài liệu được giao để thực hiện việc
môi giới và phải hoàn trả cho bên được môi giới sau khi hoàn thành việc môi giới;
° Không được tiết lộ, cung cấp thông tin làm phương hại đến lợi ích của bên được môi giới;
° Chịu trách nhiệm về tư cách pháp lý của các bên được môi giới, nhưng không chịu trách nhiệm về khả năng thanh toán của họ;
° Không được tham gia thực hiện hợp đồng giữa các bên được môi
giới, trừ trường hợp có uỷ quyền của bên được môi giới
° Được cung cấp các thông tin, tài liệu, phương tiện cần thiết liên
quan đến hàng hoá, dịch vụ;
° Được trả thù lao môi giới và các chi phí hợp lý khác nếu các bên
không có thỏa thuận thì quyền hưởng thù lao môi giới được phát sinh từ khi
các bên được môi giới kí được hợp đồng với nhau, thù lao được xác định theo giá dịch vụ (qui định tại điều 86 Luật Thương mại)
Trang 18Bên được môi giới
° Cung cấp các thông tin, tài liệu, phương tiện cần thiết liên quan đến hàng hoá, dịch vụ;
° Trả thù lao môi giới và các chi phí hợp lý khác cho bên môi giới
Câu 12: Phân tích quyền và nghĩa vụ của bên đại diện, bên giao đại diện với nhau và đối với bên thứ 3
Quyền và nghĩa vụ của bên đại diện với bên giao đại diện
Nghĩa vụ:
° Thực hiện hoạt động thương mại với danh nghĩa và vì lợi ích của bên giao đại diện, thực hiện các hoạt động chỉ trong phạm vi đại diện và không được thực hiện các hoạt động đó với danh nghĩa của mình hoặc của một bên khác (đặc biệt quan trọng trong trường hợp có xung đột lợi ích giữa bên đại diện và bên giao đại diện: trường hợp gây thiệt hại do vượt quá phạm vi đại
diện, trường hợp có xung đột lợi ích kinh tế )
° Thông báo cho bên đại diện về cơ hội và kết quả thực hiện các
hoạt động thương mại đã ủy quyền (đây là những thông tin đã biết hay phải biết, nó sẽ giúp bên giao đại diện hoạch định kế hoạch kinh doanh và đưa ra những chỉ dẫn cho bên đại diện tiếp tục thực hiện công việc đại điện)
° Thực hiện những chỉ dẫn của bên giao đại diện nếu nó không vi phạm qui định của pháp luật (có thể từ chối nếu nó vi phạm pháp luật hoặc trao đổi lại nếu thấy chỉ dẫn đó nếu được thực hiện sẽ gây thiệt hại cho bên giao đại diện)
mình hoặc người thứ 3 trong phạm vi đại diện
° Bảo quản các tài liệu được giao để thực hiện hoạt động đại diện
° Không tiết lộ hoặc cung cấp bí mật liên quan đến hoạt động thương mại của bên giao đại diện
Trang 19Quyén:
° Hưởng thù lao
° Yêu cầu thanh toán chỉ phí
° Nắm giữ các tài sản được giao (đương nhiên)
Bên giao đại diện
Nghĩa vụ
° Thông báo về việc giao kết, việc thực hiện các hợp đồng mà bên
đại diện đã giao kết (bên đại điện cần phải biết bên giao đại diện có chấp nhận
hay không việc đó, về khả năng có giao kết hợp đồng và thực hiện hợp đồng được không, thông báo này cần phải kịp thời)
e Cung cấp tài sản tài liệu cần thiết để bên đại diện thực hiện hoạt
động đại diện
° Trả thù lao và các chi phí hợp lí khác
Quyền
° Không chấp nhận những hợp đồng bên đại diện đã kí không đúng
thâm quyền (nếu có thiệt hại được bồi thường)
° Yêu cầu bên đại diện cung cấp những thông tin liên quan đến việc thực hiện hoạt động thương mại được ủy quyền
° Đưa ra những chỉ dẫn và yêu cầu bên đại diện tuân thủ những chỉ
dẫn đó
Nghĩa vụ với bên thứ ba:
- Của bên đại diện: báo cho bên thứ 3 về thời hạn, phạm vi đại diện,
về việc sửa đôi bổ sung phạm vi đại diện (584 Bộ luật Dân sự)
- Của bên giao đại diện: báo bằng văn bản cho bên thứ 3 về việc
đơn phương chấm dứt hợp đồng đại diện, nếu không báo thì hợp đồng mà bên
đại diện kí với bên thứ 3 vẫn có hiệu lực trừ trường hợp bên thứ 3 biết hoặc buộc phải biết về việc đơn phương chấm dứt hợp đồng này (588 Bộ luật Dân
Sự )
Trang 20Câu 13: Phân tích đặc điểm của hoạt động ủy thác mua bán hàng hóa và đại
lý thương mại
Hoạt động ủy thác mua bán hàng hóa
Uỷ thác mua bán hàng hoá là hoạt động thương mại, theo đó bên nhận uỷ thác thực hiện việc mua bán hàng hoá với danh nghĩa của mình theo những điều kiện đã thoả thuận với bên uỷ thác và được nhận thù lao uỷ thác (155 Luật Thương mại)
Đặc điểm
Về chủ thể: quan hệ ủy thác mua bán hàng hóa được xác lập giữa bên ủy thác
và bên nhận ủy thác Bên được ủy thác phải là thương nhân kinh doanh mặt hàng phù hợp với hàng hóa được ủy thác, bên ủy thác không nhất thiết phải có tư cách thương nhân Bên nhận ủy thác tiến hành hoạt động với danh nghĩa của chính mình và các hành vi của bên nhận ủy thác sẽ mang lại hậu quả cho chính họ hoạt động ủy thác đôi khi còn được gọi là hoạt động “kí gửi”
Về nội dung: gồm việc giao kết và thực hiện ủy thác Nội dung của ủy thác hẹp hơn so vơi đại diện
Về hình thức: hợp đồng ủy thác (phải được lập thành văn bản hoặc các hình
thức khác có giá trị tương đương)
Hoạt động đại lí thương mại
Đại lý thương mại là hoạt động thương mại, theo đó bên giao đại lý và bên đại
lý thoả thuận việc bên đại lý nhân danh chính mình mua, bán hàng hoá cho bên giao
đại lý hoặc cung ứng dịch vụ của bên giao đại lý cho khách hàng để hưởng thù lao(166 Luật Thương mại)
Đặc điểm
° Về chủ thể: quan hệ phát sinh giữa bên đại lí và bên giao đại lí, cả
2 bên đều phải là thương nhân Bên đại lí nhận hàng hóa để bán hoặc nhận tiền
để mua hoặc nhận ủy quyền để cung ứng địch vụ cho bên giao đại lí
° Về nội dung: bao gồm việc giao kết và thực hiện hợp đồng đại lí, bên đại lí nhân danh chính mình để thực hiện các hợp đồng với bên thứ 3
Trang 21(trong quan hệ đại lí mua bán hàng hóa, hàng hóa vẫn thuộc sở hữu của bên giao đại lí cho tới khi nó được bán)
° Về hình thức: phát sinh qua hợp đồng đại lí (văn bản hoặc các
hình thức khác có giá trị tương đương)
Câu 14: Phân tích đặc điểm của hoạt động ủy thác mua bán hàng hóa So sánh ủy thác mua bán hàng hóa với đại lí thương mại
Hoạt động ủy thác mua bán hàng hóa
Uỷ thác mua bán hàng hoá là hoạt động thương mại, theo đó bên nhận uỷ thác thực hiện việc mua bán hàng hoá với danh nghĩa của mình theo những điều kiện đã thoả thuận với bên uỷ thác và được nhận thù lao uỷ thác (155 Luật Thương mại)
Đặc điểm
Về chủ thể: quan hệ ủy thác mua bán hàng hóa được xác lập giữa bên ủy thác
và bên nhận ủy thác Bên được ủy thác phải là thương nhân kinh doanh mặt hàng phù hợp với hàng hóa được ủy thác, bên ủy thác không nhất thiết phải có tư cách thương nhân Bên nhận ủy thác tiến hành hoạt động với danh nghĩa của chính mình và các hành vi của bên nhận ủy thác sẽ mang lại hậu quả cho chính họ hoạt động ủy thác đôi khi còn được gọi là hoạt động “kí gửi”
Về nội dung: gồm việc giao kết và thực hiện ủy thác Nội dung của ủy thác hẹp hơn so vơi đại diện
Về hình thức: hợp đồng ủy thác (phải được lập thành văn bản hoặc các hình thức khác có giá trị tương đương)
So sánh trang sau
Trang 22uy thác mua bán hàng hóa | Đại lí thương mai
" thực hiện thông qua các thương nhân trung gian
Ầ " mục đích của bên trung gian là hưởng thù lao
Chi can bén trung gian 1a `
thương nhân
Chỉ được thực hiện trong ;
Phạm vi lĩnh vực mua bán hàng -
ứng dịch vụ hóa
Quyên của
Bên thứ 3 do bên ủy thác
Mang tính vụ việc, đơn lẻ | phụ thuộc vào bên giao đại lý đông
Câu 15: Phân tích đặc điểm của hoạt động đại lí thương mại So sánh đại
lí thương mại với ủy thác mua bán hàng hóa
Hoạt động đại lí thương mại
Đại lý thương mại là hoạt động thương mại, theo đó bên giao đại lý và bên đại
lý thoả thuận việc bên đại lý nhân danh chính mình mua, bán hàng hoá cho bên giao đại lý hoặc cung ứng dịch vụ của bên giao đại lý cho khách hàng để hưởng thù lao
Trang 23Dac diém
° Về chủ thể: quan hệ phát sinh giữa bên đại lí và bên giao đại lí, cả
2 bên đều phải là thương nhân Bên đại lí nhận hàng hóa đề bán hoặc nhận tiền
để mua hoặc nhận ủy quyền để cung ứng dịch vụ cho bên giao đại lí
° Về nội dung: bao gồm việc giao kết và thực hiện hợp đồng đại lí, bên đại lí nhân danh chính mình để thực hiện các hợp đồng với bên thứ 3
(trong quan hệ đại lí mua bán hàng hóa, hàng hóa vẫn thuộc sở hữu của bên
giao đại lí cho tới khi nó được bán)
e Về hình thức: phát sinh qua hợp đồng đại lí (văn bản hoặc các
hình thức khác có giá trị tưrơng đương)
So sánh
ủy thác mua bán hàng hóa | Đại lí thương mại
thực hiện thông qua các thương nhân trung gian
" bên trung gian bằng danh nghĩa của chính mình thực
3 a hiện việc mua ban hàng hóa cho người khác
A " mục đích của bên trung gian là hưởng thù lao
Chủ [Chỉ cân bên trung gian là „ Lên đầu phải là thương nhân
thê thương nhân
Phạm | Chỉ được thực hiện trong | Thực hiện trong cả lĩnh vực cung ứng
vi lĩnh vực mua bán hàng hóa | dich vu
Quyên
bên Bên thứ 3 do bên ủy thác Được lựa chọn bên thứ 3
thỏa thuận (chỉ định) Ti ° trung
gian
[eta |Mangthsuviệe.donle Bem da có s gấn bổ phụ thuộc
Trang 24
Câu 16: Phân tích đặc điểm của các hình thức đại lí theo qui định của Luật Thương mại
Đại lý bao tiêu là hình thức đại lý mà bên đại lý thực hiện việc mua, bán trọn
vẹn một khối lượng hàng hoá hoặc cung ứng đầy đủ một dịch vụ cho bên giao đại lý
Bên giao đại lí ấn định giá giao, bên đại lí ấn định giá bán, bên đại lí hưởng giá chênh lệch, ngoài ra vẫn được hưởng thù lao đại lí
Đại lý độc quyền là hình thức đại lý mà tại một khu vực địa lý nhất định bên giao đại lý chỉ giao cho một đại lý mua, bán một hoặc một số mặt hàng hoặc cung
ứng một hoặc một số loại dịch vụ nhất định, nó được hưởng thù lao đại lí
Tổng đại lý mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ là hình thức đại lý mà bên đại
lý tổ chức một hệ thống đại lý trực thuộc để thực hiện việc mua bán hàng hoá, cung
ứng dịch vụ cho bên giao đại lý, hình thức này tạo ưu thế trong việc phân phối sản
phẩm, nó được hưởng thù lao đại lí
Các hình thức khác mà các bên thỏa thuận: đại lí hoa hồng: „„„, đại lí bảo đảm thanh toán
Câu 17: Phân tích đặc điểm của khuyến mại Phân tích và cho ví dụ về các hình thức khuyến mại theo luật thương mại năm 2005
Khuyến mại là hoạt động xúc tiến thương mại của thương nhân nhằm xúc tiến việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ bằng cách dành cho khách hàng những lợi
Trang 25° Mục đích của việc khuyến mại là xúc tiến việc bán hàng và cung
ứng dịch vụ để tăng thị phần của doanh nghiệp trên thị trường hàng hóa dịch
vụ chủ yếu thông qua việc lôi kéo khách hàng thực hiện hành vi mua sắm, sử dụng dịch vụ, giới thiệu sản phẩm mới, kích thích trung gian phân phối chú ý hơn nữa tới hàng hóa của doanh nghiệp, tăng lượng hàng đặt mua
Các hình thức khuyến mại theo Luật Thương mại
° Đưa hàng hoá mẫu, cung ứng dịch vụ mẫu để khách hàng dùng
thử không phải trả tiền: thông thường hình thức này được áp dụng khi thương
nhân muốn giới thiệu một sản phẩm mới hoặc một sản phẩm cải tiến, hàng giới
thiệu thường là hàng đang hoặc sẽ bán trên thị trường
° Tặng hàng hoá cho khách hàng, cung ứng dịch vụ không thu tiền:
quà tặng có thể là hàng hóa dịch vụ thương nhân đang kinh doanh hoặc hàng hóa dịch vụ của thương nhân khác, thương nhân có thể liên kết xúc tiến thương mại
° Bán hàng, cung ứng dịch vụ với giá thấp hơn giá bán hàng, giá cung ứng dịch vụ trước đó, được áp dụng trong thời gian khuyến mại đã đăng
ký hoặc thông báo Trường hợp hàng hóa, dịch vụ thuộc diện Nhà nước quản lý giá thì việc khuyến mại theo hình thức này được thực hiện theo quy định của
Chính phủ Pháp luật cũng qui định mức độ giảm giá với các đơn vị hàng hóa
dịch vụ để bảo đảm môi trường cạnh tranh lành mạnh
° Bán hàng, cung ứng dịch vụ có kèm theo phiếu mua hàng, phiếu
sử đụng dịch vụ để khách hàng được hưởng một hay một số lợi ích nhất định
° Bán hàng, cung ứng dịch vụ có kèm phiếu dự thi cho khách hàng
để chọn người trao thưởng theo thể lệ và giải thưởng đã công bố
° Bán hàng, cung ứng dịch vụ kèm theo việc tham dự các chương
trình mang tính may rủi mà việc tham gia chương trình gắn liền với việc mua
hàng hóa, dịch vụ và việc trúng thưởng dựa trên sự may mắn của người tham
gia theo thể lệ và giải thưởng đã công bó
Trang 26° Tổ chức chương trình khách hàng thường xuyên, theo đó việc tặng thưởng cho khách hàng căn cứ trên số lượng hoặc trị giá mua hàng hóa, dịch
vụ mà khách hàng thực hiện được thể hiện đưới hình thức thẻ khách hàng,
phiếu ghi nhận sự mua hàng hoá, dịch vụ hoặc các hình thức khác
° Tổ chức cho khách hàng tham gia các chương trình văn hóa, nghệ thuật, giải trí và các sự kiện khác vì mục đích khuyến mại, việc nầy có thé ap dụng với người đã hay chưa mua hàng hóa sử dụng dịch vụ
° Ngoài ra cũng có thể khuyến mại bằng các hình thức khác nhưng
trước khi tiến hành phải được cơ quan nhà nước chấp thuận
Câu 18: Phân tích các đặc điểm của quảng cáo thương mại và nêu rõ các hoạt động quảng cáo thương mại bị cắm thực hiện
Quảng cáo thương mại là hoạt động xúc tiến thương mại của thương nhân để
giới thiệu với khách hàng về hoạt động kinh doanh hàng hoá, dịch vụ của mình
Đặc điểm
° Chủ thể là thương nhân có thể quảng cáo cho mình hoặc kinh
doanh dịch vụ quảng cáo
° Về tô chức thực hiện: thương nhân tiến hành các hoạt động cần thiết dé quảng cáo cho sản phẩm của mình, thông thường thương nhân thường thuê dịch vụ quảng cáo đề đạt hiệu quả cao
° Về cách thức: thương nhân sử dụng sản phẩm và phương tiện
quảng cáo thương mại để thông tin về sản phâm quảng cáo (phương tiện quảng cáo là đặc trưng quan trọng để phân biệt quảng cáo với các hình thức xúc tiến
thương mại khác như hội trợ triển lãm )
° Mục đích là giới thiệu về hàng hóa, dịch vụ nhằm tạo sự nhận biết
và kiến thức của khách hàng về sản phẩm, thu hút khách hàng để đáp ứng nhu cầu cạnh tranh và mục tiêu lợi nhuận của thương nhân
Trang 27Các hoạt động quảng cáo thương mại bị cấm thực hiện
e Quảng cáo làm tiết lộ bí mật nhà nước, phương hại đến độc lập,
chủ quyền, an ninh quốc gia và trật tự, an toàn xã hội Bởi quảng cáo là quá trình thông tin một chiều, người xem chỉ có thể tiếp nhận thông tin chứ không thé đối thoại hay phản hồi, chính vì vậy mà họ có thể tiếp nhận thông tin đưới nhiều góc độ khác nhau, và có những cách hiêu không nguyên vẹn như ý tưởng
của người quảng cáo Chính vì thế mà dù chỉ là để khuếch trương, giới thiệu
sản phẩm của mình thì cũng không một chủ thể nào được vô tình làm tôn hại
đến các lợi ích chính trị Không một chủ thể nào được sử dụng Quốc kì, Đảng
kì, Quốc ca, hình ảnh các vị lãnh đạo của Đảng và Nhà nước Việt Nam để quảng cáo
° Quảng cáo có sử dụng sản phẩm quảng cáo, phương tiện quảng cáo trái với truyền thống lịch sử, văn hoá, đạo đức, thuần phong mỹ tục Việt
Nam và trái với quy định của pháp luật Để tăng thu hút người xem nhằm
quảng bá cho sản phâm của mình, các thương nhân thường phải gây ấn tượng
cho người xem nhưng cũng không được vì thế mà gây ấn tượng bằng cách xâm
hại đến các giá trị truyền thống Chính vì thế mà không chủ thể nào được quảng cáo có tính chất kì thị dân tộc, phân biệt chủng tộc, xâm phạm tự do tín
ngưỡng, tôn giáo, quảng cáo có tính chất kích thích bạo lực, kinh dị; dùng từ
ngữ không lành mạnh
° Quảng cáo hàng hoá, dịch vụ mà Nhà nước cấm kinh đoanh,hạn
chế kinh doanh hoặc cắm quảng cáo Quảng cáo là để giới thiệu sản phẩm càng
Tộng rãi càng tốt, nên nếu hàng hóa dịch vụ nào nhà nước cấm kinh doanh, hạn
chế kinh doanh hoặc cắm quảng cáo thì không được phép quảng cáo dưới bất
kì hình thức nào
° Quảng cáo thuốc lá, rượu có độ cồn từ 30 độ trở lên và các sản phẩm, hàng hoá chưa được phép lưu thông, dịch vụ chưa được phép cung ứng trên thị trường Việt Nam tại thời điểm quảng cáo Đây không những chỉ là qui
Trang 28loại sản phẩm này Ví dụ trong thông tư số 19/2005/TT-BVHTT cũng đã qui định rõ về các hoạt động được coi là quảng cáo thuốc lá, trong lĩnh vực y tế
pháp lệnh quảng cáo năm 2001 nghiêm cấm quáng cáo thuốc chưa được cấp đăng kí hoặc hết hạn đăng kí, đã bị loại khỏi danh mục thuốc cho phép sử dụng
° Lợi dụng quảng cáo thương mại gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, tổ chức, cá nhân Để bảo vệ cho lợi ích của nhà nước và của cá nhân, tổ
chức khác thì qui định này là vô cùng cần thiết Lợi ích của nhà nước, tô chức,
cá nhân ở đây có thể là lợi ích về vật chất hoặc cũng có thể là lợi ích về danh
dự, uy tín
° Quảng cáo bằng việc sử dụng phương pháp so sánh trực tiếp hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ của mình với hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ cùng loại của thương nhân khác Quảng cáo bằng việc sử dụng phương pháp so sánh là một cách tự đề cao hàng hóa dịch vụ của mình bằng cách cho rằng sản phẩm của mình tốt hơn sản phẩm của thương nhân khác, hạ thấp sản phẩm của thương nhân khác hoặc quảng cáo rằng sản
phẩm cũng tốt như sản phẩm cùng loại đã có uy tín trên thị trường Việc so
sánh này có thể là so sánh về chất lượng, về giá cả, về qui trình sản xuất sản
phẩm mọi hành vi hạ thấp hoặc dựa dẫm vào sản phẩm của người khác để
quảng bá cho hình ảnh sản phẩm của mình đều bị coi là đi ngược lại với bản
chất của quảng cáo
° Quảng cáo sai sự thật về một trong các nội dung số lượng, chất
lượng, giá, công dụng, kiểu dáng, xuất xứ hàng hóa, chủng loại, bao bì, phương
thức phục vụ, thời hạn bảo hành của hàng hoá, dịch vụ Vì là quảng cáo thương mại, chủ thể thực hiện quảng cáo là thương nhân nên qui định để đảm bảo
quảng cáo đúng sự thật được khắt khe hơn so với qui định về quảng cáo thông
thường, và các qui định về nội đung không được quảng cáo sai sự thật theo thời
gian cũng được hoàn chỉnh hơn (theo luật thương mại năm 1997 thì chưa có
Trang 29thương nhân cố tình đưa sai một thông tin nào đó về sản phẩm hòng tạo ra lợi
thế hơn cho mình so với đối thủ mà còn đảm bảo cho lợi ích của người tiêu
dùng
° Quảng cáo cho hoạt động kinh doanh của mình bằng cách sử đụng sản phâm quảng cáo vi phạm quyền sở hữu trí tuệ; sử dụng hình ảnh của tô chức, cá nhân khác để quảng cáo khi chưa được tô chức, cá nhân đó đồng ý Đây là qui định hoàn toàn mới so với luật thương mại năm 1997 và pháp lệnh
quảng cáo năm 2001, qui định này không nhằm bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ,
quyền của cá nhân với hình ảnh
° Quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh theo quy định của pháp luật Theo qui định của luật cạnh tranh những hành vi được coi là quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh:
So sánh trực tiếp hàng hoá, dịch vụ của mình với hàng hoá,
dịch vụ cùng loại của doanh nghiệp khác;
" Bắt chước một sản phẩm quảng cáo khác để gây nhầm lẫn
cho khách hàng;
" Đưa thông tin gian dối hoặc gây nhằm lẫn cho khách hàng
về một trong các nội dung: giá, số lượng, chất lượng, công dụng, kiểu
dáng, chủng loại, bao bì, ngày sản xuất, thời hạn sử dụng, xuất xứ hàng
hoá, người sản xuất, nơi sản xuất, người gia công, nơi gia công; cách
thức sử dụng, phương thức phục vụ, thời hạn bảo hành; các thông tin gian dối hoặc gây nhằm lẫn khác
Trang 30Câu 19: Trình bày các hình thức khuyến mại theo Luật Thương mại năm
2005 và hạn mức về giá trị khuyến mại, thời gian khuyến mại áp dụng cho các
hang hoa ding để khuyén mai khong
được vượt quá 50%
tổng giá trị hàng hóa
dùng đề khuyến mại
trước thời gian khuyến mạiđơn vị sản phẩm
hàng hóa
Tổng giá trị dịch vụ hang hoa ding để khuyén mai khong
được vượt quá 50%
tổng giá trị hàng hóa
dùng đề khuyến mại
Không quá 90 ngày/năm Không quá 45 ngày với 1 chương trình