1. Sen: Nelumbium speciosum Nelumbonaceae. Liên thạch (từ gương sen già tách lấy quả có vỏ tím đen, phơi nắng thật khô=> liên thạch), liên tâm(lấy mầm chồi khi chế biến liên nhục đem phơi khô), liên phòng(sau khi tách liên thạch, bỏ cuống phơi khô), liên diệp(hái khi hoa nở, phơi khô cắt bỏ cuống), liên ngẫu(mùa thu, đào lấy ngó, rửa sạch phơi khô), liên nhục(cùi còn màng mỏng của quả già), liên tu(tua nhị và bao phấn of hoa sắp nở, phơi khô trong râm). Tinh bột, chất béo, Alkaloid. An thần, gây ngủ. 2. Lạc tiên: Passiflora foetida Passifloraceae. Toàn cây trừ rễ. Saponin , Alkaloid. An thần. 3. Bình vôi: Stephania glabra Menispermaceae. Củ. Alkaloid: Rotundin. An thần, giảm đau. 4. Câu đằng: Uncaria rhynchophylla Rubiaceae. Đoạn cành có móc câu. Alkialoid. An thần, hạ HA, chống động kinh, giảm đau. Không sắc quá lâu sẽ làm giảm tdụng. 5. Vông nem: Erythrina orientalis Fabaceae. Lá, vỏ thân. Alkaloid, saponin. An thần, suy nhược thần kinh. Dùng ngoài trị ghẻ ngứa. 6. Táo nhân: Ziziphus jujuba Rhamnaceae. Nhân hạt. Saponin, Alkaloid. An thần, giảm HA và thúc đẻ. Dùng nhiều gây ngộ độc, PN có thai dùng thận trọng. 7. Thiên niên kiện: Homalomena aromatica Araceae. Thân rễ (rễ nằm nghiêng, hái mùa hạ). Tinh dầu. Đau nhức thấp khớp, chuột rút. Người âm hư, táo bón, PN có thai không dùng. 8. Cẩu tích: Cibotium barometz Dicksoniaceae. Thân rễ (thu hái quanh năm, đào lấy củ đốt sạch lông nhung bên ngoài, phơi sấy thật khô có thề đồ trước khi phơi sấy). Tinh bột. Đau nhức, thấp khớp. Lông culi có tác dụng cầm máu tốt, dùng bịt vết thương đang chảy máu. 9. Đỗ trọng: Eucommia ulmoides Eucommiaceae. Vỏ thân (bẻ ra có sơi tơ dai khó dứt). Nhựa , tinh dầu, . Đau nhức, thấp khớp, động thai, cao HA. Kị: người âm hư, hỏa vượng không dùng. 10. Thổ phục linh: Smilax glabra Liliaceae. Lá có 3 gân chính hình cung. Thân rễ (thường gọi củ). Saponin, tinh bột. Đau nhức, tê thấp, lỡ ngứa ngoài da. Kiêng kị: Sắt. Trừ phong thấp, tiêu độc, chữa giang mai: Sắc uống: Thổ phục linh: 20g; ý dĩ: 15g; Phòng phong: 15g; Kim ngân: 10g; Mộc qua: 10g; Mộc thông: 10g * Người yếu mệt: +10g nhân sâm. * Người thiếu máu: + 10g đương quy. 11. Ô đầu-Phụ tử: Aconitum fortune Ranunculaceae. Rễ củ mẹ, rễ củ con: Không thu hoạch quá muộn củ sẽ rỗng ruột làm chất lượng kém. Alkaloid: Aconitin (độc chất chính). * Rễ củ mẹ (Ô đầu- độc A): chữa phong thấp, đau khớp, đau dây TK. Không được uống, dùng thận trọng, PN có thai không được dùng. * Rễ củ con (Phụ tử-độc B). Từ Phụ tử chế biến thành: Diêm phụ (Phụ tử muối), Hắc phụ (Phụ tử đen), Bạch phụ (Phụ tử trắng) =>gọi là Phụ tử chế: dùng làm thuốc. Chữa dương hư, chân tay lạnh, liệt dương, tê thấp. Dùng thận trọng, PN có thai không dùng. 12. Ngưu tất: Achyranthes bidentata Amaranthaceae. Rễ (mùa đông, đào lấy rễ cắt bỏ cổ rễ rễ con, rửa sạch, phơi tái, bó thành bó nhỏ, rồi phơi tới khi da nhăn nheo, đem lăn rồi sấy sinh vài lần, phơi khô). Mùi đặc biệt, vị hơi ngọt, màu vàng tro. Xuyên ngưu tất (màu nâu đen), Thổ ngưu tất-Ngưu tất nam (Rễ cỏ xước). Saponin, nhầy. Chữa đau lưng mõi gối, đau nhức xương, tê thấp, PN tắc kinh, đẻ khó… Không dùng cho: PN có thai, rong kinh; nam di mộng tinh, hoạt tinh; người bị tiêu chảy. 13. Sắn dây: Pueraria thomsoni Fabaceae. Rễ củ (cát căn): (mùa đông, đào lấy củ rửa sạch gọt bỏ vỏ cắt đoạn đem sấy sinh, phơi sấy khô, vị ngọt mát không mùi), hoa (cát hoa). Tinh bột, saponin. Giải nhiệt, sốt nón, tiêu chảy, đau cứng cổ. Người âm hư không dùng. 14. Cúc hoa vàng: Chrysanthemum indicum Asteraceae. Cụm hoa (sấy sinh). Glycoid, tinh dầu. Cảm cúm, hạ HA, đau mắt đỏ. 15. Bạch chỉ: Angelica dahurica Apiaceae. Rễ củ. Tinh dầu, nhựa màu vàng. Cảm sốt, nhức đầu, sát trùng, chống viêm. 16. Xuyên khung: Ligusticum wallichii Apiaceae. Thân rễ (thường gọi củ). Alkaloid, tinh dầu. Cảm sốt, giảm đau, giảm co thắt, an thần, giảm HA. Mùi thơm đặc biệt, vị đắng cay tê lưỡi. PN có thai dùng thận trọng. 17. Bạc hà: Mentha arvensis Lamiaceae. Toàn thân trừ rễ, lá. Tinh dầu: menthol. Cảm sốt, nhức đầu, kẹo. 18. Kinh giới: Elsholtzia ciliate Lamiaceae. Cành ngọn có mang lá và hoa. Tinh dầu. Sốt do cúm, cảm cúm, họng sưng đau, rau thơm. Kinh giới sao đen (thán kinh giới): cầm máu trong trường hợp chảy máu cam, đại tiện ra máu, PN bị băng huyết. Bài thuốc chữa cảm mạo, ngã, ngất: kinh giới tươi 1 nắm, gừng tươi vài lát: giã nhỏ vắt nước uống, bã đánh dọc sống lưng. Hoặc : 20g kinh giới khô, sao nhẹ, sắc uống lúc còn nóng rồi đắp chăn cho ra mồ hôi. 19. Hương nhu tía: Ocimum sanctum Lamiaceae. Toàn cây trừ rễ (cây đang ra hoa). Tinh dầu: Eugenol (tổng hợp vanillin). Cảm nắng, tán hàn, nhức đầu, sát trùng trong nha khoa. Uống nguội (nóng khó uống, có thể gây nôn). Hương nhu trắng dùng cất tinh dầu, ít dùng uống. 20. Thanh hao hoa vàng: Artemisia annua Asteraceae. Cành mang lá hoa (tươi, khô). Artemisinin (trị sốt rét), tinh dầu. 21. Thiên môn đông: Asparagus cochinchinensis Asparagaceae. Rễ củ (mùa đông, đào rễ củ cấy trên 2 năm, rửa sạch, cắt bỏ cổ rễ rễ con, đồ cho tới khi nhìn thấy củ trong suốt, bóc vỏ và đuôi khi còn nóng, phơi sấy khô). Vị ngọt hơi đắng. Acid amin: Asparagin, Saponin. Ho, long đờm, táo bón 22. Viễn chí: Polygala sibirica Polygalaceae. Rễ. Saponin. Tác dụng: thông đờm, an thần, thúc đẻ, giảm HA. Chữa: Ho nhiều đờm, hồi hộp, hay quên, suy nhược, viêm cuống phổi. 23. Cam thảo bắc: Glycyrrhiza glabra Fabaceae. Thân rễ. Vị ngọt hơi khé cổ. Saponin (Glycyrrhin), đường, vit.C. Chữa ho, giải độc (giải độc cocain, strychnine), chữa đau dạ dày, giảm HA, làm thuốc bổ . Thận trọng: tim mạch, phù, cao HA. 24. Bách hợp: Lilium brownii Liliaceae. Vảy thân hành (xông sinh bảo quản tốt hơn). Cochicein, glucid, vit.C . Ho, viêm phế quản. 25. Cát cánh: Platicodon grandiflorum Campanulaceae. Rễ. Saponin: tính phá huyết rất mạnh. Tác dụng: thông đờm, trừ ho, giảm đường huyết, chống viêm, giãn mạch, hạ HA, giảm đau, hạ sốt. Chữa: Ho nhiều đờm, tức ngực, khan tiếng, mụn nhọt. 26. Bách bộ: Stenmona tuberosa Stemonaceae (Bách bộ). Rễ củ (đào lấy rễ củ làm sạch, đồ qua nước or nhúng qua nước sôi, đem phơi or sấy nhẹ cho khô). Không mùi, vị ngọt sau đắng. Alkaloid: Stemonin. Nhuận phổi tiêu đờm, chữa ho lâu ngày, ho gà. Dùng ngoài sắc lấy nước chữa ghẻ, diệt chấy rận. 27. Ma hoàng: Ephedra sp. Epheraceae. (Thảo Ma hoàng, Mộc tặc Ma hoàng, Trung gian Ma hoàng).Toàn cây trừ rễ. Alkaloid: Ephedrin. Chữa: Hen suyễn, tức ngực, cảm mạo phong hàn . 28. Trần bì: Citrus deliciosa Rutaceae. Vỏ quả. Tinh dầu. Ho, đầy bụng, nôn mữa, tiêu chảy. 29. Bán hạ: Pinellia ternate Araceae. Thân rễ: hình cầu or tròn dẹt, xung quanh có nhiều vết chấm nhỏ, đỉnh lõm. Bán hạ chín thu hoạch: rửa sạch, thái, phơi, ngâm nước sôi 3 ngày đêm (72h: thay nước mỗi ngày), tiếp phơi khô, rồi ngâm nước gừng, phơi khô=> bán hạ chế. (Chế phẩm có bán hạ: Bán lưu hoàng; Bổ phế chỉ khái lộ). Chữa: Rối loạn tiên hóa, ho do viêm cuống phổi, tăng nhãn áp. Dùng ngoài bằng cách nghiền nhỏ Bán hạ trộn long trắng trứng gà bôi lên chỗ đau chữa: sưng đau, ung nhọt, áp xe vú. Lưu ý: Không dùng bán hạ sống. PN có thai không dùng. Không phối hợp với Ô đầu (vì Ô đầu không uống được) 30. Mai mực: Sepia esculenta Sepiidae. Mai. Calci carbonat, calci phosphat. Đau dạ dày, thổ huyết, phụ nữ băng huyết. Dùng ngoài: rắc bột mai mực lên vết thương chữa vết thương lỡ loét chảy nước. 31. Mẫu lệ: Ostrea sp. Ostreidae. Vỏ hàu, hà. Calci calci carbonat, Calci phosphate. Chữa đau dạ dày thừa dịch vị, ra mồ hôi trộm. 32. Cửu khổng (9 lỗ): Haliotis sp. Haliotidea. Vỏ nhiều loài bào ngư mép có 9 lỗ để thở. Calci carbonat. Chữa đau dạ dày thừa dịch vị, cầm máu, chưa đau mắt kéo dài 33. Dạ cẩm: Hedyotis capitelata Rubiaceae. Toàn cây trừ rễ (có lông mịn). Alkaloid, saponin. * Chữa viêm loét miệng: lá non nhai, ngậm. * Chữa viêm loét dạ dày: uống 20-30g, dạng cao lỏng: trung hòa acid. * Chữa vết thương phần mềm: giã lá vơi muối đắp lên vết thương. 34. Khôi: Ardisia sylvestris Myrsinceae. Lá (mặt trên xanh mặt dưới tím. Hái vào mùa hạ, cây xanh tốt, phơi sấy khô). Glycoside, vitamin, tinh bột. Chữa: đau bụng, đau dạ dày, ợ chua do thừa dịch vị. PN có thai không dùng. Dùng liều cao sẽ gây mệt mỏi. 35. Trúc đào: Nerium oleander Apocynaceae. Lá. Glycosid Tim: Oleandrin. Suy tim. 36. Hòe: Sophora japonica Fabaceae. Nụ hoa (Hòe hoa), quả già (Hòe giác). Glycoside, Rutin . * Hòe hoa: tác dụng làm bền thành mạch (tdụng vit.P), giảm HA. Chữa: chảy máu cam, cao HA (hạ HA nên dùng sống), trường hợp xuất huyết khác. Hòe hoa là nguyên liệu chính chiết xuất Rutin (làm bền thành mạch, chữa giãn TM chi dưới). * Hòe giác: trừ phong nhiệt, lợi gan mật, tăng cường tiêu hóa. Chữa: viêm ruột đi ngoài ra máu, trĩ, tim hồi hộp, đau mắt đỏ, đẻ khó, chóng mặt. PN có thai không dùng hòe giác. 37. Dừa cạn: Catharanthus roseus Apocynaceae. Toàn cây trừ rễ (hái khi cây chưa ra hoa). Alkaloid : Vinblastin (chữa bệnh Bạch cầu). Chữa cao HA. Lưu ý: Độc đối với thai nhi (không dùng cho PN có thai, cho con bú). 38. Ba gạc hoa trắng: Rauwolfia verticilata Apocynaceae. Rễ, vỏ rễ (đào lấy rễ, phơi khô rũ sạch đất cát, b.vệ phần vỏ vì phần này nhiều hoạt chất nhất). Alkaloid: Reserpin. Chữa cao HA. 39. Long não: Cinnamomum camphora Lauraceae. Lá , rễ, quả, chủ yếu là gỗ. Thu hái cây càng lâu năm càng tốt, cất tinh dầu bằng pp cất kéo hơi nước. Tinh dầu Long não: d-camphor. Tác dụng trợ tim, sát trùng. Chữa: Ngất, ho, choáng, đau bụng. dùng ngoài: xoa bóp chữa đau nhức, mỏi lạnh. Nguyên liệu pha thuốc trợ tim dưới dạng tiêm pha trong dầu or nước (chuyển Long não sang dạng tan trong nước). 40. Đại hoàng: Rheum sp. Polygonaceae. Thân rễ (mùi đặc biệt, vị đắng chát). Antraglycosid , emodin. Tác dụng: kích thích nhu động ruột, thanh nhiệt, giải độc, sát khuẩn. Chữa ăn không tiêu, lỵ. Dùng ngoài chữa bỏng. * Giúp tiêu hóa: uống 0,1- 0,5 g/ ngày, dạng bột. * Nhuận tràng, tẩy: uống 1- 10g/ ngày. * Dùng ngoài: thuốc bột + giấm, bôi đắp vết thương. 41. Thảo quyết minh: Cassia tora Fabaceae. Hạt (mùa thu, quả già, độ ẩm<12%, tạp chất<2%). Antraglycosid, ablumin. Nhuận tràng, tẩy, mát gan lợi tiểu, làm sáng mắt. Dùng sống or sao (sao t.dụng nhuận tầy sẽ giảm). Người đi lỏng không dùng. 42. Muồng trâu: Cassia alata Fabaceae . Lá, hạt. Antralycosid, amodin. Táo bón, dùng ngoài chữa hắc lào. * Nhuận tràng: uống 4-6g/ ngày, dạng sắc. * Tẩy: uống 20-30g/ ngày, dạng sắc. * Chữa hắc lào: giã nát lá lấy nước bôi lên vết hắc lào đã rửa sạch lau khô. 43. Phan tả diệp: Cassia acutifolia Fabaceae. Lá. Antraglyosid, sennosid . Nhuận, tẩy tùy liều lượng. PN có thai, mới đẻ không dùng * Giúp tiêu hóa: uống 1-2g/ngày, sắc, hãm. * Nhuận: uống 3-4g/ ngày, sắc, hãm. * Tẩy: uống 5-7g/ngày, sắc, hãm. Có thể hãm, sắc lấy nước thụt sẽ tác dụng nhanh hơn. 44. Chút chít: Rumex wallichii Polygonaceae. Rễ củ. Antraglycosid. Chữa táo bón. Dùng ngoài chữa chốc đầu ở TE, lỡ ngứa. * Nhuận: uống 4-6g/ ngày, sắc. * Tẩy: uống 6-12g/ngày, sắc. * Bôi, đắp chữa: hắc lào, chốc đầu, lở ngứa. 45. Lô hội: Aloe vera Asphodelaceae. Nhựa (dịch) cô đặc và sấy khô lấy từ lá. Tinh dầu, nhựa, antraglycosid (chủ yếu: aloin, aloe-emodin tự do). Tác dụng: thông đại tiểu tiện, thanh nhiệt. Chữa: táo bón, ăn uống không tiêu, bế kinh, giải độc Ba đậu. PN có thai không dùng (lô hội tẩy mạnh) 46. Đại: Plumeriae rubrae Apocynaceae. Vỏ thân. Glycosid: plumericin, isoplumericin. Tác dụng: tẩy, lợi tiểu, sát trùng. Chữa: táo bón lâu ngày, bí tiểu tiện. Dùng ngoài: lấy mủ tươi chữa mụn nhọt, sưng tấy. * Nhuận: uống 4-8g/ngày. Tẩy: uống 8-20g/ngày. Sắc 200ml nước, chia 3 lần uống đến khi hết táo bón thì thôi. PN có thai không được dùng. 47. Vọng giang nam: Cassia occidentalis Fabaceae. Hạt. Antraglycosid: amodin. Nhuận tràng. 48. Bí ngô: Cucurbita pepo Cucurbitaceae. Hạt. Alkaloid: Curcubitin, dầu béo. * Trị sán: nhai nuốt từ từ 100g nhân hạt lúc sán bụng đói. Sau 2h uống nước sắc hạt cau (60-80g), 30p sau uống liều tẩy nhẹ. Khi đại tiện nên đi trong chậu có nước ấm. * Tẩy giun: dùng như tẩy sán, không cần uống nước sắc hạt cau. TE tùy độ tuổi, cân nặng mà dùng liều thích hợp. Thuốc dùng an toàn cho mọi lứa tuổi. 49. Cau: Areca catechu Arecaceae. Hạt(Binh lang), vỏ quả(Đại phúc bì). Alkaloid : Arecaidin; Tanin: Catechin. Arecolin (rất độc). Trị sán, lỵ trực khuẩn. Vỏ quả: chữa thủy thũng, cước khí, ốm nghén nôn mửa. 50. Lựu: Punica granatum Punicaceae. Vỏ quả(Thạch lựu bì). Alkaloid, Tanin: săn se, cầm máu. Trị sán, PN băng huyết, bạch đới, tiêu chảy. Dùng ngoài: nước sắc vỏ quả rửa vết loét. (Lá: chống tụ máu, tan máu bầm). 51. Sử quân tử: Quisqualis indica Comertaceae. Hạt. Dầu béo màu xanh. Trị giun, TE cam tích, gầy còm, chậm lớn. * Trị giun đũa, giun kim: giã nát sắc uống:TE 1 quả, NLớn 10 quả/ngày/3 ngày liền vào buổi tối trước khi đi ngủ. 52. Keo giậu: Leucaena leucocephala Fabaceae. Hạt. Dầu béo. Trị giun đũa, giun kim. * Thuốc bột (rang chín tán bột or thêm đường. có thể ăn sống): TE: 5-10g tùy độ tuổi, NLớn: 25-30g. Tác dụng tẩy giun. 53. Tô mộc: Caesalpinia sappan Fabaceae. Thân gỗ, gỗ cành: lấy phần lõi cây trên 10 năm, thu quanh năm, độ ẩm<11%. Tanin, tinh dầu. Chữa tiêu chảy, lỵ, PN bế kinh sản hậu, chấn thương ứ huyết, bụng trướng đau. 54. Quế: Cinnamomum cassia Lauraceae. Vỏ thân, vỏ cành. Tinh dầu: aldehyd cinamic. Tdụng: bổ dương, tán hàn, k.thích tuần hoàn, giảm đau gây co bóp tử cung&nhu động ruột. Trị: đau bụng, tay chân lưng lạnh, bế kinh, nôn mửa, tiểu tiện khó khăn. Nguyên liệu chiết xuất tinh dầu, sản xuất thuốc và xuất khẩu. Người chứng âm hư, dương thịnh, PN có thai không dùng (gây co bóp cổ tử cung). 55. Đại hồi: Illicium verum Illiaceae. Quả(quả kép gồm 8 đại, thu hái 2lần/năm, nhúng qua nước sôi, phơi or sấy nhẹ cho khô, vụn nát <10%). Tinh dầu: Anethol. Đau bụng ,đầy bụng, không tiêu, ngộ độc. Là Dliệu quí, dùng chế biến thực phẩm. Âm hư hỏa vượng không dùng. Liều cao gây độc với thần kinh 56. Gừng: Zingiber officinale Zingberaceae: Thân rễ. Tinh dầu: chất cay zingiron. Đau bụng lạnh, đầy trướng, mạch yếu, cảm lạnh, dùng làm gia vị. 57. Ngũ bội tử: tổ đã phơi or sây của ấu trùng sâu Ngũ bội tử ký sinh trên cây muối. Tanin. Tác dụng: săn se da-niêm mạc, giải độc, cầm mồ hôi. Chữa: giải độc, tiêu chảy lâu ngày, lỵ lâu ngày, ho, ra nhiều mồ hôi. Dùng ngoài chữa các vết loét trong miệng (ngậm dd 5-10%). Nguyên liệu quan trọng dùng chiết Tanin, làm mực viết, thuộc da, thuốc nhuộm. 58. Sa nhân: Amomum xanthioides Zingbiberaceae. Quả già(thơm, cay, hơi đắng), vỏ quả. Tinh dầu : D-borneol. Kích thích tiêu hóa, tả lỵ do lạnh, động thai. Âm hư, nội nhiệt không dùng. 59. Sơn tra: Docynia indica Rosaceae. Quả. Acid tartric, acid citric, vit.C. Kích thích tiêu hóa, PN sản hậu ứ huyết, lipid máu. * Tiêu hóa kém, nôn ọe, đầy hơi: Sơn tra sống 15g; Mạch nha (sao nhẹ) 15g. Sắc uống. * Đau bụng ăn không tiêu: Sơn tra 15g; Thanh bì: 15g; Mộc hương 15g. Tán thành bột, uống 3g/ngày 2 lần với nước ấm. 60. Thảo quả: Amomum tsaoko Zingiberaceae. Quả. Tinh dầu. Đầy bụng, không tiêu, nôn mửa, sốt rét, ho. Xuất khẩu giá trị kinh tế cao. 61. Nhục đậu khấu: Myristica fragrans Myristicaceae. Nhân hạt. Chất béo(bơ: myristin), tinh dầu. Đầy bụng,không tiêu, tiêu chảy lâu ngày, nhiễm trùng đường ruột, suy nhược, kinh nguyệt không đều. 62. Thạch xương bồ lá to (Bồ hoàng): Acorus gramimineus Araceae. Thân rễ. Tinh dầu: asaron; Glycosid đắng: acorin, tanin. Chữa: đau bụng, ăn không tiêu, lỵ, ho, hen suyễn, hay quên. Dùng ngoài chữa mụn nhọt, ghẻ lở chảy nước. Âm hư, hoạt tinh, ra nhiều mồ hôi không dùng. 63. Đinh hương: Syzygium aromaticum Myrtaceae. Nụ hoa(mùi thơm đbiệt). Tinh dầu: Eugenol, tanin, gôm. Chữa: tỳ vị, hư hàn, đau răng, nấc, tiêu chảy. Ngâm rượu xoa bóp khi cảm lạnh. Nguyên liêu chiết tinh dầu Đinh hương dùng trong nha khoa. 64. Hoắc hương: Pogostemon cablin Lamiaceae. Lá, toàn cây trừ rễ. Tinh dầu: Eugenol. Thơm đbiệt, hơi cay đắng. Chữa: đau bụng, ăn không tiêu, cảm nắng, nhức đầu. HA cao, ngủ kém không dùng. 65. Thần khúc: chế từ các lại thuốc khác nhau, lúc đầu 6vị, sau tăng hơn 30-40 vị, đa số thuốc có tinh dầu. Trộn đều với bột mì hay gạo, ủ kín cho lên mốc vàng rồi đem phơi khô. Thường nắm thành bánh hay thỏi. Chữa: cảm mạo, ăn uống không tiêu, đi lỏng, kiết lỵ, cam tích, làm thuốc lợi sữa. 66. Ô dược (Dầu đắng): Lindera aggregata Lauraceae. Rễ (hình hơi cong, thơm,đắng cay, gây cảm giác mát lạnh). Tinh dầu. Chữa: ăn uống không tiêu, đau bụng, đái gắt, hành kinh, hen suyễn. 67. Chỉ thực(quả non), chỉ xác(quả già): Citrus aurantium Rutaceae. Chỉ thực, chỉ xác: thơm mát, hơi đắng chua. Tinh dầu. Chữa: bụng trướng, tiêu chảy, kiết lỵ, ngứ đau, sa dạ dày- dạ con. PN có thai không dùng (sa dạ con). 68. Vàng đắng: Coscinium usitatum Menispermaceae. Thân rễ. Alkaloid: Palmatin. Tác dụng kháng sinh. Chữa: kiết lỵ, đau mắt, viêm mụn nhọt, mẩn ngứa. 69. Thổ hoàng liên: Thalictrum foliolosum Ranunculaceae. Thân rễ (bẻ ngang thịt rễ vó màu vàng tươi). Alkaloid: Berberin. Tác dụng: sát khuẩn, tiêu viêm, thanh nhiệt. Chữa: viêm ruột, lỵ trực khuẩn, viêm họng, viêm gan, đau mắt. Dùng thay thế Hoàng Liên or làm nguyên liệu chiết Berberin. Người khí hư, tỳ vị hư hàn không dùng. (Viên đại tràng K9: berberin+mật heo: trị viêm đại tràng mãn tính) 70. Mức hoa trắng: Holarrhena antidysenterica Apocyaceae. Vỏ thân, cành, hạt. Alkaloid: conessin. Trị lỵ amip kể cả thể kén. Dùng quá liều sẽ gây ngộ độc (hạ HA, liệt hô hấp, tim đập chậm). 71. Hoàng bá: Phellodendron chinense Rutaceae. Vỏ thân, vỏ cành. Alkaloid: Berberin, Palmtin, Phelldendrin. Chữa tả, lỵ, viêm ruột, viêm âm đạo, đau mắt đỏ, đại tiện ra máu. Nguyên liệu chiết xuất Berberin. 72. Tỏi: Allium sativum Alliaceae. Thân hành(làm gia vị và thuốc). Tinh dầu: Allicin. Lỵ trực khuẩn-amip, cúm, vết thương có mủ, HA cao, là gia vị bổ ích cho sức khỏe. Tỏi rất khó uống; người thể nhiệt, có thai không dùng. 73. Nha đảm tử: Brucea javanica Sibarubaceae. Quả chín. Dầu béo, glycosid, brucein. * Chữa lỵ amib: sắc uống 4-16g/ngày chia 3 lần, bột dùng 3-7 ngày. * Chữa sốt rét: uốn 3-6g/ngày chia 3 lần, dạng sắc, bột. * Dùng ngoài: giã nát, đắp chữa mụn cơm, chai chân. 74. Hà thủ ô đỏ: Polygonum multiflorum Polygonaceae. Rễ củ(thu đông): ngâm nước vo gạo 24h, rửa sạch. Đổ ngập nước đậu đen, đun cách thủy 12h liên. Đem phơi nắng, rồi tẩm nước đậu đen và phơi (phơi tẩm nước đậu đen 9lần). Antraglycosid, Tanin. Bổ huyết, tóc bạc, hoa mắt chóng mặt, yếu gan thận. Hà thủ ô kỵ sắt (Fe) Chữa thiếu máu, lo âu, râu tóc bạc sớm: Hà thủ ô; Sa sâm bắc; Quy bản; Mẫu lệ; Bạch thược: mỗi thứ 9g. Sắc uống. 75. Câu kỷ tử: Lycium chinensis Solanaceae. Quả (sấy khô): kỷ tử. Vỏ rễ (sấy khô): địa cốt chi (Alkaloid). Amino acid, sắt, protein, vit.C. Liệt dương, suy nhược cơ thể, đau lưng, mỏi gối, mờ mắt, tiểu đường, tăng HA. 76. Địa hoàng: Rehmannia glutinosa Scrophulariaceae. Rễ củ (thu hoạch vào đông xuân và hè thu để chế Sinh địa. Từ Sinh địa chế Thục địa). Glycoside: Rehmannin. * Sinh địa:thuốc bổ dưỡng. Chữa âm hư phát nhiệt, cơ thể háo nước, tâm thần không yên, thổ huyết chảy máu cam. * Thục địa: thuốc bổ. Chữa: âm hư huyết suy, cơ thể yếu mệt, kém ăn, mất ngủ, tai kém, mắt mờ. Chế phẩm: Thập toàn đại bổ lọ 100ml. 77. Mã tiền: Strychnos nux-vomica Loganiaceae. Hạt (dẹt, hình đồng tiền). Alkaloid: Strychnin (1,2%), độc A. Chữa thấp khớp, đau nhức, đau dây TK, KTTHóa. * Chỉ dùng mã tiền chế: 0,05-5g/ngày chia 3 lần. bột, sắc, rượu. * Thuốc tiêm Strychnin 1mg/1ml (giảm độc A), tiêm bắp 1-2 ống/ngày. * Cồn Ô mã, lọ 30ml, xoa bóp chổ đau nhức ngày 2-3 lần. 78. Ba kích: Morinda officinalis Rubiaceae. Rễ (mùa đông, cây lâu năm đào củ to: đk >7mm, rửa sạch phơi sấy khô). Antraglycosid; rễ tươi có Vit.C (rễ khô không có) Bổ, phong tê thấp, PN kinh nguyệt không đều, nam sinh lý yếu. Người âm hư, hỏa vượng, rong kinh, táo bón không dùng. 79. Kim anh: Rosa laevigata Rosaceae. Quả giả (quả tự trong có nhiều lông và hạt: quả thật). Vit.C; Đường (làm rượu vang). Vị thuốc bổ, tăng cường sức đề kháng cơ thể, săn se niêm mạc, cầm máu. Chữa: cơ thể suy nhược, di mộng tinh, PN băng huyết, trường hợp chảy máu khác. * Chữa SNTKinh, tự ra mồ hôi, nam di mộng tinh,TE đái dầm: sắc 60g Kim anh uống 3 lần/ngày. * Nữ sa dạ con, TE lòi dom, nam di tinh: Kim anh 30g; Ngũ vị từ 6g. Sắc uống. 80. Đại táo: Ziziphus jujuba Rhamnaceae. Quả chín phơi sấy khô. Đường; Acid hữu cơ; Vit.A, B2, C; Carotene. Chữa: tỳ vị suy yếu, an thần, điều hòa các vị thuốc khác. Vị thuốc quý, thường có trong thành phần nhiều phương thuốc bổ dưỡng. 81. Nhân sâm: Panax ginseng Araliaceae. Sâm trồng: viên sâm. Sâm mọc hoang: Sơn sâm. Saponin; Vit.B1, B2; hoạt chất cấu tạo giống hormon sinh dục. Người cao HA không dùng. Không uống với trà. Không ăn củ cải, hải sản sau khi uống sâm. * Hồng sâm: chế từ củ trên 35g, hấp t 0 80-90 o C, sấy khô t 0 5_-70 o C (6-7h), đóng hộp sắt kín. Nhặt riêng rễ con: tu hồng sâm. * Bạch sâm: chế từ củ không đạt của Hồng sâm, cạo sạch, phơi héo, đóng gói hộp sắt kín. * Sơn sâm: rễ nhân sâm mọc hoang, phơi sấy khô, thường có hình trụ-thoi-chữ V. Màu vàng hơi xám có vân dọc. Vị thuốc bổ toàn thân. K.thích t.kinh, tăng cường sinh lực, bổ tim, suy nhược, thiếu máu, chống dị ứng, giảm cholesterol máu. Chữa: cơ thể suy nhược, kém ăn kiệt sức, PN sau sinh mất sức. 82. Tam thất: Panax notoginseng Araliaceae. Rễ củ. Saponin, alkaloid, tinh dầu. Dliệu quí ngang Nhân sâm. Chữa: thiếu máu, chảy máu các loại, người ốm hay sau phẫu thuật, PN sau sinh, 1số dạng ưng thư, loét dạ dày tá tràng. PN có thai không dùng. 83. Bạch thược: Paeonia lactiflora Ranunculaceae. Rễ. Terpen, Polipheno, tinh dầu. Chữa: đau tức ngực tả lỵ, mồ hôi trộm, kinh nguyệt không đều, đau dạ dày. 84. Đan sâm: Salvia miltiorrhiza Lamiaceae. Rễ. Naphtoquinon, phenol, aldehd, vit.E. Chữa về máu cho PN trước và sau sinh. Kinh nguyệt không đều, đau bụng kinh. Là vị thuốc quý, tác dụng như bài thuốc “Tứ vật thang” ( Xuyên khung, Đương quy, Thục địa, Thược dược). PN có thai dùng thận trọng. 85. Đảng sâm: Codonopsis javanica Campanulaceae. Rễ củ. Đường, saponin, alkaloid, vit. Chữa:tỳ vị yếu, suy nhược, biếng ăn, miệng khát, thiếu máu. Đảng sâm dùng thay thế Nhân sâm trong 1số phương thuốc cổ truyền. 86. Kim ngân: Lonicera japonica Caprifoliaceae. Hoa (kim ngân hoa), toàn cây trừ rễ (kim ngân cuộng): sấy sinh. Kim ngân hoa: Flavonoid (linocerin). Toàn cây (kim ngân cuộng): saponin, luteolin. Kháng khuẩn, dị ứng, chữa mụn nhọt, giải độc. Kháng khuẩn, mụn nhọt. 87. Sài đất: Wedelia chinensis Asteraceie. Toàn cây trừ rễ. Isoflavonid; Coumarin. Mụn nhọt, chốc lở. 88. Ké đầu ngựa: Xanthium strumarium Asteraceae. Quả(thương nhĩ tử), toàn cây trừ rễ(thương nhĩ thảo). Alkaloid, iod hữu cơ (phòng bướu cổ). Kháng khuẩn, chống viêm. 89. Bồ công anh: Lactuca indica Asteraceae. Lá. Saponin, nhựa. Giải độc, tiêu viêm. 90. Xuyên liên tâm: Andrographis paniculata Acanthaceae. Toàn cây(chưa ra hoa). Glycoside đắng(panaculosid), flavonoid. Chữa viêm ruột, giải độc, phù thũng, rắn cắn( đắp chổ rắn cắn, sưng tấy với lượng vừa đủ). 91. Ích mẫu: Leonurus heterophyllus Lamiaceae. Toàn cây trừ rễ(ích mẫu thảo), quả(sung úy tử). Flavonoid (Rutin) . Kinh không đều, đau bụng kinh, huyết tụ sau sinh. Sung úy tử còn tác dụng sáng mắt, bổ thận, chữa thiên đầu thống. PN có thai dùng thận trọng 92. Ngải cứu: Artemisia vulgaris Asteraceae. Thân cành mang ngọn, lá. Tinh dầu, flavonoid. Kinh không đều, đau bụng kinh, rong kinh, thổ huyết. Âm hư huyết nhiệt không dùng. 93. Hồng hoa: Carthamus tinctorius Asteracea. Hoa. Flavonoid (Carthamin: màu vàng; Carthamon: màu đỏ). Điều kinh, bế kinh, tu huyết do chấn thương. PN có thai, cao HA không dùng. Bài thuốc chữa sau sinh máu xấu không ra hết, đau bụng, PN bế kinh: Hồng hoa, Nghệ đen, Tô mộc: mỗi vị 8g. Sắc và thêm 1 chén rượu uống. 94. Hương phụ(cỏ gấu): Cyperus rotundus Cyperaceae. Thân rễ. Alkaloid, Tinh dầu(Cyperen, Cyperol). Kinh không đều, đau bụng kinh, viêm cổ tử cung mãn tính, bệnh PN trước và sau sinh. Chế phẩm: Cao hương ngải. 95. Mã đề: Plantago major Plantaginaceae. Lá(Flavonoid, nhầy, vit.C,K), toàn cây trừ rễ(Glycosid: aucubin), hạt(Xa tiền tử: nhầy: polysaccharide). Lợi tiểu, phù thũng, viêm thận-bàng quang. Dùng ngoài chữa mụn nhọt, sưng tấy. 96. Cỏ tranh: Imperata cylindrica Poaceae. Thân rễ (bạch mao căn). Glucose , acid hữu cơ. Lợi tiểu, sốt khát nước, sốt vàng da. 97. Râu ngô: Zea mays Poaceae. Vòi, núm nhụy. Tinh dầu, chất béo. Lợi tiểu, viêm túi mật, vàng da, viêm đường túi mật. 98. Thông thảo: Tetrapanax papyriferus Araliaceae. Lõi thân. Saponin, protein, chất béo. Lợi tiểu. 99. Trạch tả: Alisma plantago-aquatica Alismataceae. Thân rễ. Tinh dầu: dẫn chất triterpen. Chữa: bí tiểu tiện, viêm thận, đái buốt, cước khí, PN ít sữa. Người thận hỏa hư, tỳ hư không dùng. 100. Phục linh: là thể quả đã phơi(sấy) khô của nấm Phục linh sống ký sinh trên 1 số loài thông. Hình cầu, dẹt, thoi, khối to nhỏ không đều. Ngoài xù xì, nhăn nheo, màu nâu, có khi thành bướu. Màu trắng: Bạch phục linh; Màu hồng: Xích phục linh. Phục linh thầm: những củ phục linh ở giũa có lõi gỗ. Đường: pachymose, glucose, fructose, chất khoáng. Chữa: Bí tiểu tiện, tiêu hóa kém, chân tay mỏi, hồi hộp, lo âu. Tăng hệ miễn dịch đối với bệnh nhân ưng thư. 101. Tỳ giải: Dioscorea tokoro Dioscoreaceae. Thân rễ. Saponin (dioscin, dioscorea), là nguyên liệu trong nghiên cứu và tổng hợp progesterol và cortisone. Bí tiểu tiện, tiêu độc, mụn nhọt, đau gân cốt do phong thấp. 102. Nghệ vàng: Curcuma longa Zingiberaceae. Thân rễ. Tinh dầu(zingiberen, curcumen), chất màu(curcumin I,II,III). Nhuận gan, lợi mật, loét DD, PN sau sinh. Ngày 4-12g, sắc-bột-viên. 103. Nhân trần: Adenosma caeruleum Scrophulariaceae. Thân, cành, hoa. Tinh dầu(cineol). Nhuận gan, lợi mật,hoàng đản, PN sau sinh ăn kém. 104. Artiso: Cynara scolymus Asteraceae. Lá(cây chưa ra hoa), Hoa. Flavonoid(muối kali), Cynarin. Giải độc gan, phục hồi tb gan, hạ cholesterol. 105. Dành dành: Gardenia jasminoides Rubiaceae. Quả. Gardenin(màu vàng: làm gia vị). Chữa bệnh gan mật, vàng da, sốt nóng, thổ huyết. * Sinh chi tử (tươi); Tiêu chi tử(sao cháy sém): 6-12g sắc. * Dùng ngoài: giã đắp lên vết thương bầm tím. thiên niên kiện, ngưu tất, ô đầu-phụ tử, bán hạ, khôi, hòe giác, dừa cạn, phan tả diệp, lô hôi, đại, quế, chỉ thực-chỉ xác: PN có thai không dùng thổ phục linh, hà thủ ô đỏ: kị sắt.