1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

luận văn công nghệ thông tin xây dựng chương trình thi trắc nghiệm bằng visual basic.net

112 855 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 112
Dung lượng 1,39 MB

Nội dung

Bạn không chỉ có thể phát triển các thành phần của ứng dụng bằng các ngôn ngữ lập trình khác , các lớp của bạn cũng có thể thừa hưởng từ các lớp được viết bằng các ngôn ngữ khác sử dụng

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC DÂN LẬP KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ

  

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

ĐỀ TÀI :

XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH THI TRẮC NGHIỆM

BẰNG VISUAL BASIC.NET

GVHD : NGUYỄN CHÁNH THÀNH

KHÓA : 98

TP HỒ CHÍ MINH

Trang 2

KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

  

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

ĐỀ TÀI :

XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH THI TRẮC NGHIỆM

BẰNG VISUAL BASIC.NET

GVHD : NGUYỄN CHÁNH THÀNH

KHÓA : 98

Trang 3

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

………

………

….………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

Trang 4

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN

………

………

….………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

Trang 5

Chúng em xin chân thành cám ơn khoa Công Nghệ Thông Tin trường ĐHDL Kỹ Thuật Công Nghệ đã tạo điều kiện cho chúng em thực hiện đề tài này

Thế là ba tháng đã trôi qua Thời gian này thật là ngắn ngủi nhưng lại có ý nghĩa quyết định hơn cả bốn năm dài học tập Chúng em xin được gửi lại nơi đây lòng biết ơn sâu sắc đến thầy Nguyễn Chánh Thành và thầy Nguyễn Anh Tuấn , người đã trực tiếp hướng dẫn chúng em thực hiện đề tài này trong suốt thời gian qua Sự tận tâm của Thầy là nguồn động lực to lớn giúp chúng em hoàn thành đề tài một cách hiệu quả hơn Đồng thời chúng em xin chân thành cám ơn tất cả quý Thầy , Cô đã tận tình giảng dạy và trang bị cho chúng em những kiến thức cần thiết trong suốt quá trình học tập tại trường

Mặc dù đã cố gắng hoàn thành đề tài tốt nghiệp này với tất cả sự nổ lực của bản thân, nhưng chúng em chắc chắn vẫn không tránh khỏi nhiều thiếu sót, kính mong quý Thầy , Cô tận tình chỉ bảo để chúng em có thể rút ra được nhiều kinh nghiệm quý báu cho bản thân

TP HCM , 06/05/2003 Sinh Viên thực hiện

Nguyễn Hữu Đức Nguyễn Thị Ngọc Đoan

Trang 6

Chất lượng học tập của Học Sinh / Sinh Viên luôn là một vấn đề mà Bộ Giáo Dục rất quan tâm Để nâng cao chất lượng học tập Bộ Giáo Dục đã đưa

ra rất nhiều biện pháp , từ nâng cao chất lượng dạy của giáo viên , học của Học Sinh / Sinh Viên đến việc cải cách chương trình dạy và rất nhiều biện pháp khác nhưng có lẽ thi trắc nghiệm là một trong những biện pháp có hiệu quả nhất vì nó là một lối thi đòi hỏi phải có một lượng kiến thức đầy đủ cùng với sự thông minh và nhanh nhẹn của từng học sinh / sinh viên

Vì những yêu cầu trên và cùng với một công nghệ hết sức mới hiện nay trong lĩnh vực công nghệ thông tin là bộ NET của Microsoft và SQL Server

2000 mà chúng em đã xây dựng nên chương trình Thi Trắc Nghiệm này với các chức năng :

+ Quản trị dữ liệu đề thi

+ Thực hiện chức năng thi trắc nghiệm trên máy cho người dùng

Mục đích của chương trình là:

+ Hổ trợ cho Giáo Viên thuận lợi trong việc soạn câu hỏi trắc nghiệm , soạn đề thi trắc nghiệm

+ Cho phép Giáo Vụ soạn đề thi trắc nghiệm , soạn bộ đề ra thi

+ Tạo điều kiện dễ dàng và nhanh chóng cho Sinh Viên thi trắc nghiệm được chính xác và công bằng

Sau khi hoàn thành đề tài này chúng em mong được góp một phần công sức của mình vào sự nghiệp đổi mới ngày một tiến bộ của Bộ Giáo Dục nói riêng và xã hội nói chung , mặc dù chương trình của chúng em vẩn còn không ít thiếu sót kính mong quý Thầy, Cô tận tình chỉ bảo để chúng em có thể rút ra được nhiều kinh nghiệm quý báu cho bản thân

Trang 7

PHẦN I TÌM HIỂU NGÔN NGỮ 1

CHƯƠNG 1 : TÌM HIỂU NGÔN NGỮ VISUAL BASIC.NET 1

I Tổng quan về VisualBasic.NET 1

1 Giới thiệu Visual Basic.NET 1

2 Những nét mới trong Visual Basic.NET 2

3 Làm việc với các bộ xử lý lỗi 7

4 Làm việc với Crystal Report 13

5 Trình duyệt Internet 15

6 Tạo ứng dụng Web 16

7 Web Service 18

8 Xây dựng Help Online 19

II Tìm hiểu cơ cấu NET 20

1 Tham khảo sơ lược về NET Framework 20

2 Tìm hiểu CLR 20

3 Siêu dữ kiện Metadata 21

4 Quá trình thực thi của CLR 22

5 Lập trình trong môi trường NET 23

6 Làm việc với các công cụ NET

25 III Kiểu dữ liệu

25 1 Đối tượng và tập hợp

25 2 Array 27

3 Các kiểu dữ liệu thường dùng

27 4 Sử dụng các chuổi 27

5 Kiểu dữ liệu Double

28 6 Làm việc với Date

28 7 Sử dụng các giá trị Boolean 28

8 Tạo Structure 29

9 Làm việc với Enumeration

29

Trang 8

1 Tìm hiểu về biến 30

2 Chuyển thông tin 30

3 Cách xây dựng logic cho chương trình

32 V Ứng Dụng cơ sở dữ liệu

34 1 Thế nào là cơ sở dữ liệu

34 2 Thiết cơ sở dữ liệu

34 3 Trình bày cấu trúc cơ sở dữ liệu

35 VI Truy cập CSDL 35

1 ADO so với ADO.NET 35

2 Đối tượng ADO 36

3 Giới thiệu ADO.NET 37

CHƯƠNG 2 : TÌM HIỂU NGÔN NGỮ SQL SERVER 2000 41

I SQL Server là gì ? 41

II Tạo một Database 41

1 Tạo Database 41

2 Đổi tên Database 42

3 Hủy Database 43

III Table 43

1 Các loại dữ liệu 43

2 Tạo một bảng 44

3 Sửa cấu trúc bảng 45

4 Xóa một bảng 45

5 Thuộc tính Identity 45

6 Sử dụng kiểu dữ liệu Uniqueidentifier và hàm Newid

46 7 Nhập một mẩu tin mới vào table

46 8 Xóa dữ liệu 46

IV Ràng buộc toàn vẹn 46

1 Các loại ràng buột toàn vẹn

Trang 9

47

4 Check constrait 47

5 Primary Key 48

6 Unique 48

7 Foreign Key 48

V Truy vấn dữ liệu bằng phát biểu SELECT

49 1 Câu lệnh Select 49

2 Biến đổi dữ liệu

50 3 Chuyển đổi dữ liệu 52

4 Tương quan dữ liệu 52

5 Làm việc với các truy vấn con

53 6 Phát biểu Select … Into 54

7 Toán tử Union

54 VI Hiệu chỉnh dữ liệu

54 1 Chèn dữ liệu 54

2 Xóa dữ liệu 54

3 Cập nhật dữ liệu 54

VII Sử dụng các phần mở rộng của Transact-SQL 55

1 Sript 55

2 Các thành phần của ngôn ngữ Control-of-flow 55

VIII Tạo chỉ mục 56

IX Tạo View, trigger, store procedurevà function 56

1 Tạo và thao tác trên View

56 2 Làm việc với các thủ tục lưu trữ hệ thống

56 3 Làm việc với Trigger 57

4 Làm việc với các hàm do người dùng định nghĩa 57

PHẦN II PHÂN TÍCH THIẾT KẾ VÀ CÀI ĐẶT CHƯƠNG TRÌNH I Phân tích chương trình 59

Trang 10

2 Phân tích hệ thống Thi Trắc Nghiệm bằng Rational Rose 60

3 Chọn mô hình cài đặt về cơ sở dữ liệu 77

II Thiết kế chương trình

77 1 Mô tả các table 77

2 Ràng buột toàn vẹn 78

3 Sơ đồ quan hệ ERD 83

III Cài đặt chương trình 93

PHẦN III TỔNG KẾT I Nhận xét chung 99

1 Đánh giá kết quả của chương trình 99

2 Hạn chế của chương trình 99

II Hướng phát triển chương trình 99

III Kết luận 100

Tài liệu tham khảo 101

Trang 11

PHẦN I TÌM HIỂU NGÔN NGỮ

CHƯƠNG 1 : TÌM HIỂU NGÔN NGỮ VISUAL BASIC.NET

I TỔNG QUAN VỀ VISUAL BASIC.NET :

1 Giới thiệu VISUAL BASIC.NET :

Sự phát triển của công nghệ thông tin chủ yếu dựa trên các phát triển về công nghệ phần cứng và phân mềm Trong những năm gần đây , các linh kiện máy tính ngày càng mạnh , tốc độ xử lý ngày càng cao , giá thành ngày càng rẽ Công nghệ phần mềm đáp ứng các phát triển đó một cách tích cực , các trình ứng dụng cung cấp nhiều tính năng mới , đặc biệt là tính tin cậy , tính dễ sử dụng và năng lực xử lý cao

Sự phát triển phần mềm dựa trên nền tảng ngôn ngữ lập trình Lập trình hướng đối tượng là một trong những hướng phát triển mới , bao quát các trình ứng dụng thực tiển trên máy tính và trên mạng Nhiều khái niệm , kỹ thuật và tính năng mới xuất hiện trong ngôn ngữ lập trình hướng đối tượng

Một trong những ngôn ngữ lập trình hướng đối tượng hiện nay là Visual Basic NET của Microsoft Đặc điểm nổi bậc của ngôn ngữ lập trình này là khả năng xây dựng các đối tượng có tính tương thích cao Đối tượng được xây dựng trong VB.NET có thể được dùng một cách dễ dàng trong mọi ngôn ngữ hướng đối tượng khác và ngược lại Đối tượng không chỉ được dùng cho trình ứng dụng tại chổ mà còn có thể được dùng trên mạng một cách rộng rãi Các đối tượng được xây dựng dựa trên các đơn vị mã tiêu chuẩn , được viết sẳn Các đơn vị mã đó sắp xếp theo module Với các module bạn có thể lắp ghép và chỉnh sửa để có trình ứng dụng theo các yêu cầu cụ thể Bạn có thể lắp ráp máy tính cá nhân từ các linh kiện rời và với OOP bạn có thể viết trình ứng dụng từ các module rời

Với phiên bản của Visual Basic.NET , bạn có thể sử dụng các hàm , thuộc tính và các công cụ khi tạo một ứng dụng , ngay cả khi bạn đã sử dụng Visual Basic 5 hoặc Visual Basic 6 thì phiên bản Visual Basic mới cũng có khá nhiều khác biệt nhỏ Tuy nhiên , Microsoft đã tăng thêm cho bạn nhiều điều khiển , thêm vào một vài lệnh mới và giới thiệu mô hình thiết kế mới tạo các chương trình ứng dụng trên Web hoặc Windows từ ngay trong môi trường Visual Basic.NET

Thay đổi lớn nhất diễn ra chủ yếu trong lĩnh vực truy cập trên Web và khả năng chuyển ứng dụng trên Windows sang Internet Bạn có thể làm điều này bằng cách sử dụng cơ cấu NET Visual Basic.NET cung cấp cho bạn nhiều

Trang 12

công cụ để tạo những ứng dụng có thể chạy được trên Web cùng với xây dựng những ứng dụng chuẩn cũ của Windows

Cứ mỗi phiên bản mới của Visual Basic ta lại phát hiện ra được những cách mới và tốt hơn của việc thể hiện các phương thức căn bản hoặc thêm những phương thức mới vào ứng dụng Visual Basic.NET có nhiều thuộc tính hơn , thậm chí có thể phát triển ứng dụng dễ dàng hơn Một thay đổi là việc hổ trợ thiết kế form Bạn có thể sử dụng hai loại form khác nhau : một form cho ứng dụng căn bản trên windows và một form cho ứng dụng cơ bản trên web Thay đổi chủ yếu khác của ngôn ngữ Visual Basic là khả năng tạo điều khiển xử lý lỗi , sử dụng phương thức mới để kiểm tra lỗi

2 Những nét mới trong VISUAL BASIC.NET

Visual Basic.NET là phiên bản mới tiếp của Visual Basic Microsoft đã thiết kế lại các sản phẩm nhằm tạo sự dễ dàng hơn trước đây trong việc viết các ứng dụng phân tán , như Web Visual Basic.NET có hai phần hổ trợ cho việc tạo form ( Windows forms và Web form) và một phiên bản mới của ADO về truy cập nguồn dữ liệu Hơn nữa , nóù thể hiện đa ngôn ngữ lập trình , loại bỏ những cái cũ , vô hiệu hóa các từ khóa không hữu ích cùng với rất nhiều những thay đổi khác

Các thuộc tính mới này sẽ cho phép bạn tạo cả ứng dụng Client/Sever và ứng dụng Internet Với Web Form và ADO.NET , bây giờ bạn có thể nhanh chóng phát triển các Web Site Với việc thêm vào các khả năng kế thừa , ngôn ngữ Visual Basic giờ đây là môi trường lập trình hướng đối tượng : Các giao diện trên Windows hỗ trợ các khả năng truy cập và kế thừa rất hiệu quả Cuối cùng việc cài đặt và thực thi không cần phải đăng ký với Registry gì cả

Visual Basic.NET tích hợp đầy đủ với những ngôn ngữ Microsoft Visual Studio NET Bạn không chỉ có thể phát triển các thành phần của ứng dụng bằng các ngôn ngữ lập trình khác , các lớp của bạn cũng có thể thừa hưởng từ các lớp được viết bằng các ngôn ngữ khác sử dụng tính năng kế thừa đa ngôn ngữ Với trình bắt lỗi , bạn có thể bắt lỗi nhiều ứng dụng với các ngôn ngữ khác nhau cho chương trình đang thi hành cục bộ hoặc từ các máy truy cập từ

xa Bất cứ ngôn ngữ nào bạn sử dụng , cơ cấu Microsoft NET cũng cung cấp một tập hợp API cho việc sử dụng trên Windows và cả trên Internet

2.1 Những thay đổi với bản thân ngôn ngữ Visual Basic :

Những phiên bản trước đây của Visual Basic hướng đến những ứng dụng Client chuẩn , trọng tâm của Visual Basic.NET với việc tạo các ứng dụng dịch vụ Web cũng tốt như các ứng dụng Client chuẩn trên Windows Việc này được thực hiện bởi các chương trình quản lý mã chung cho cơ cấu NET Framework

Trang 13

và bộ diễn dịch ngôn ngữ thông dụng – Common Language Runtime Đương nhiên , nó yêu cầu phải có những thay đổi lớn đối với ngôn ngữ Visual Basic Với những thay đổi chính đòi hỏi phải tạo ra một bộ khung NET Framework và thư viện Runtime mới , Microsoft nghĩ rằng đây cũng chính là cơ hội tốt để xóa sạch những khía cạnh lỗi thời của ngôn ngữ Visual Basic Microsoft có ý định thay đổi để thực hiện những điều sau đây :

+ Đơn giản hóa ngôn ngữ và làm cho chúng phù hợp hơn

+ Thêm vào những tính năng mới theo yêu cầu

+ Tạo ra những chương trình nguồn dễ đọc và dễ bảo vệ hơn

+ Phát triển những tiến trình xử lý lỗi

+ Tạo các ứng dụng dễ bắt và gỡ lỗi

2.2 Giao diện Windows Forms mới :

Windows Forms là một phần của cơ cấu NET Framework với nhiều kỹ thuật mới bao gồm một cơ cấu ứng dụng thường , quản lý môi trường thực thi , bảo mật và hướng đối tượng Windows Forms cũng đưa ra đầy đủ những hổ trợ cho việc nhanh chóng và dễ dàng để kết nối với dịch vụ Web XML , xây dựng nên những ứng dụng nhận biết dữ liệu được tạo cơ bản trên ADO.NET Với môi trường phát triển chia xẻ với Visual Studio , các nhà phát triển có thể tạo

ra các ứng dụng Windows Forms bằng bất kỳ ngôn ngữ nào có hổ trợ nền NET

Bạn có thể tạo một ứng dụng Windows Forms như cách bạn đã làm trong phiên bản trước của Visual Basic : Đặt các điều khiển ở một vị trí trên form thay đổi thuộc tính cho chúng và nhấp đúp vào điều khiển để mở Source Editor

2.3 Visual Inheritance :

Visual Inheritance là một tính năng mới của Windows Forms sẽ thúc đẩy các nhà phát triển hoàn thành sản phẩm và dễ dàng sử dụng lại các chương trình nguồn ( source code ) cũ Chẳng hạn , bạn có thể định nghĩa một giao diện chuẩn có chứa các phần tử như trình đơn ( menu ) hay là thanh công cụ (toolbar) Bạn có thể sử dụng form này trong những ứng dụng khác thông qua kế thừa và mở rộng nó đáp ứng các yêu cầu của những ứng dụng đặc biệt , hãy chú trọng đến giao diện cho người dùng thông thường và giảm bớt công sức làm việc không phải tạo lại các form tương tự

2.4 Thiết kế một form chính xác :

Với Windows Forms mới , những tính năng như Menu Designer , Anchoring , Docking và nhiều điều khiển khác có thể mạnh hơn và hợp cho các nhà phát triển xây dựng giao diện người dùng trên Windows hơn Windows Forms cung

Trang 14

cấp cho bạn tập hợp các kỹ thuật xây dựng ứng dụng cơ bản trên Windows Có những điều khiển và thuộc tính mới tốt cho việc hòa hợp các giao diện người dùng ; Windows Forms cũng cung cấp thuộc tính bảo mật

2.5 Giao diện Web ( Web form ) :

Web Form được tạo để chỉ định sự khác biệt giữa những kỹ thuật được sử dụng để xây dựng một ứng dụng trên Windows và chúng được sử dụng để tạo một ứng dụng trên Web Với Visual Basic NET , bạn có thể nhanh chóng phát triển ứng dụng để chạy được trên Internet bằng những kỹ thuật tương tự mà bạn đã được học ở Visual Basic Để tạo một ứng dụng trên Web , bạn thêm một Web Form vào dự án , kéo thả các điều khiển (control) cần thiết vào trang Dấu mã chương trình tách biệt khỏi mã HTML

Các phiên bản trước đây của công cụ Visual Studio đã cố gắng đơn giản hóa công việc phát triển trên Web Ví dụ , Visual Basic đã cung cấp hỗ trợ cho DHTML Client và WebClasses ; Visual InterDev phục vụ cho phát triển ASP (Active Server Pages ) Web Form đưa ra những giải pháp làm việc hữu dụng hơn để xây dựng ứng dụng Web với Visual Basic NET Web Form mô tả sự biến đổi của ASP và Web Classes , cung cấp cách tốt nhất cho cả hai mô hình

2.6 Chuyển biến từ Visual Basic 6 :

Tên thì gần gũi với Visual Basic 6.0 (VB6.0), nhưng Visual Basic.NET (VB.NET) lại là phiên bản có nhiều thiết kế mới về kiểu dữ liệu , phương thức truy cập dữ liệu , tính hướng đối tượng …

Tại sao lại phải thay đổi thiết kế của ngôn ngữ Visual Basic – một trong những ngôn ngữ được sử dụng rộng rãi nhất hiện nay ? VB 6.0 được hàng triệu thảo chương viên trên khắp thế giới sử dụng nhờ cú pháp dễ hiểu và khả năng phát triển nhanh VB 6.0 và các công cụ khác của Microsoft tích hợp trong phiên bản đầu tiên của bộ Visual Studio đã được thiết kế không tính đến Web

Do chậm chân trong lĩnh vực công nghệ Internet và ứng dụng phân tán , Microsoft đã phải bổ sung”chắp vá” cho bộ công cụ Visual Studio để hổ trợ môi trường phát triển mới Khả năng phát triển ứng dụng Web của các công cụ Visual Studio rất hạn chế , phải dùng nhiều kỹ thuật khác nhau để tạo ứng dụng phân tán , không tối ưu cho môi trường Web

VB.NET giải quyết tất cả các vấn đề trên Bộ công cụ này đã được thiết kế lại từ đầu để hổ trợ phát triển dễ dàng ứng dụng Web và Client/Server trong môi trường phân tán và không kết nối Khác biệt giữa VB 6.0 và VB.NET có

thể phân thành hai nhóm ( như bảng 1 ) :

+ Thay đổi về kỹ thuật cải thiện hiệu suất ứng dụng

+ Thay đổi trong cú pháp và cách thức lập trình

Trang 15

Bảng 1

VB 6.0 > < VB NET

Tính kế

thừa đầy đủ

Thực hiện phương pháp kế thừa giả

Thực hiện kế thừa đầy đủ các lớp con riêng dẫn xuất các thuộc tính và phương thức từ lớp cơ bản được viết bằng ngôn ngữ NET C++ hay C#

Khả năng

tương tác

Dùng các biến khác với C++ và Java , làm cho các ứng dụng viết bằng VB và C++ khó tương tác với nhau

Các kiểu biến nhất quán với C++ và C# trên nền CLR

Tạo ứng

dụng

Tạo tập tin EXE nhưng lệ thuộc vào các thư viện DLL hỗ trợ Việc triển khai khó khăn vì phải phân phối không chỉ tập tin EXE mà cả các thư viện DLL

Tạo tập tin EXE có thể chạy không cần đến các thư viện DLL hỗ trợ

Phân luồng Không thể tận dụng hết

các tính năng phân luồng có trong COM

Cho phép phân luồng linh động , tăng tính khả mở cho ứng dụng

2.6.1 Thay đổi về kỹ thuật :

Thay đổi kỹ thuật trong VB.NET là yếu tố dẫn đến thay đổi cú pháp và cách thức lập trình ; xuất phát từ mục tiêu kỹ thuật mà Microsoft hướng đến trong phiên bản của VB Để VB thống nhất về mặt kỹ thuật với C++ và C# , Microsoft đã phát triển CLR (Common Language Runtime) thành nền tảng chung VB không còn là công cụ sinh mã giả nữa , CLR làm cho nó trở thành ngôn ngữ hướng đối tượng thực sự và đặt nó ngang cấp với C++ và C# Về mặt kỹ thuật , một ứng dụng được tạo bởi VB.NET không có gì khác biệt so với ứng dụng tạo bằng C++ và C#

2.6.2 Thay đổi về cú pháp :

Tuy những thay đổi về mặt kỹ thuật trong VB.NET cực kỳ quan trọng ( và rất được hoan nghênh ) nhưng lại không dễ nhận biết như những thay đổi trong cú pháp và cách thức lập trình Chúng ảnh hưởng nhiều đến khả năng chuyển

Trang 16

đổi ứng dụng VB 6.0 sang VB.NET Trong bộ công cụ Studio.NET , Microsoft có cung cấp tiện ích Upgrade Winzard để chuyển đổi ứng dụng VB 6.0 sang VB.NET

2.6.3 Thay đổi về kiểu dữ liệu :

VB.NET đã nói lời chia tay với kiểu dữ liệu Variant , Short và Long VB.NET kết hợp kiểu dữ liệu Object và Variant thành kiểu dữ liệu Object duy nhất Variant là kiểu dữ liệu mặc định của VB 6.0 được gán cho tất cả các biến không được khai báo kiểu dữ liệu Kiểu Variant còn được gán cho các biến ngoài biến đầu tiên trên cùng một dòng khai báo Khai báo biến ipCount là Integer và ipNumber là Variant Khai báo dữ liệu Integer giờ đây là Short (16 bit) và kiểu dữ liệu Long là Integer (32 bit) Kiểu Long giờ đây là số 64 bit Tiện ích Upgrade Winzard thực hiện rất tốt việc thay các dữ liệu này

2.6.4 Cú pháp cũ bị loại bỏ :

Để đảm bảo tính tương thích ngược , các phiên bản VB trước đây có chứa cú pháp cũ thể hiện các kỹ thuật lập trình xa xưa Các từ khóa trong bảng 2 đã bị loại bỏ khỏi VB.NET

Def < data type > ( DefInt , DefBool , DefByte , … ) GoTo

GoSub Option Base 0 | 1 VarPtr , ObjPtr , StrPtr Lset

Bảng 2 : Các từ khóa VB 6.0 không còn được hỗ trợ trong VB.NET

2.6.5 Chuyển biến từ Visual Basic 6 :

Visual Basic NET là nền tảng cơ bản , từ việc phát triển ứng dụng Windows đến việc xây dựng ứng trên Web Vì lý do này , chương trình của bạn cần được nâng cấp để khai thác hết những thuận lợi của Visual Basic NET Microsoft cung cấp công cụ Upgrade Winzard ( nâng cấp theo sự hướng dẫn từng bước ) để giúp bạn thi hành tác vụ này Khi bạn mở một dự án của Visual Basic 6 trong Visual Basic NET , Upgrade Wizard sẽ chạy tự động và tạo ra một dự án mới của Visual Basic NET được lấy từ dự án đang có của bạn Khi dự án của bạn đã nâng cấp , ngôn ngữ được chỉnh sửa lại vì những thay đổi cú pháp và các form Visual Basic 6 được chuyển thành Windows Forms Trong hầu hết các trường hợp bạn sẽ phải tự làm một số thay đổi trong mã của bạn mỗi khi nâng cấp vì các đối tượng và các thuộc tính ngôn ngữ hoặc không có sự tương đương trong Visual Basic NET Sau khi nâng cấp , có thể bạn cũng muốn hiệu chỉnh ứng dụng của mình để khai thác các mặt thuận lợi của một số tính năng

Trang 17

mới hơn trong Visual Basic NET Upgrade Wizard bắt đầu khi bạn mở một ứng dụng VB 6 Nó sẽ hỏi bạn về kiểu của dự án và tập hợp các chọn lựa cho ứng dụng

Bước tiếp theo là chỉ ra nơi bạn muốn lưu trữ dự án NET mới Nên nhớ rằng dự án nguyên bản của bạn sẽ không được hiệu chỉnh Mỗi lần hoàn thành , dự án mới sẽ được mở lại trong cửa sổ Solution Explorer Bạn có thể cho hiển thị Upgrade Report để xem những gì hữu dụng mà bạn cần trong quá trình nâng cấp dự án

3 Làm việc với các bộ xử lý lỗi :

Không có gì tốt đẹp mãi mãi , chương trình của bạn sẽ đến lúc phát sinh lỗi chẳng hạn chương trình bị treo , ỗ đĩa sẽ ngưng hoạt động các tập tin sẽ bị xóa

… Những vấn đề như thế chính là lỗi khi chạy chương trình Lỗi trong lúc chạy chương trình được chia làm hai loại : một là những lỗi được nhận dạng và sửa ngay trước khi ứng dụng được đưa đến người sử dụng và một là những lỗi phải được xử lý trong khi chương trình đang chạy

3.1 Tìm hiểu các kiểu lỗi :

3.1.1 Tổng quan về lỗi :

Lỗi là các vấn đề về lập trình xảy ra trong khi thiết kế , tạo và kiểm tra qua từng giai đoạn phát triển ứng dụng Có bốn kiểu lỗi khác nhau :

a Lỗi cú pháp :

Lỗi cú pháp được giải quyết trong trình soạn thảo (Code Editor) Nếu đoạn mã của bạn có một dòng không đúng , Code Editor sẽ báo cho bạn trước khi bạn tiếp tục và sau đó thậm chí sẽ hiển thị cú pháp của câu lệnh mà bạn đang sử dụng với các thuộc tính , phương thức hoặc sự kiện giúp bạn có thể sử dụng trên dòng đó Điều này cho phép bạn tập trung nhiều vào tính logic của ứng dụng hơn là bạn phải tự nhớ và đánh vào lệnh Tuy nhiên , khi bạn đã sửa xong một lỗi cú pháp , thì nó sẽ không xuất hiện nữa

b Lỗi biên dịch :

Lỗi này sẽ xuất hiện khi đoạn mã của bạn không hợp với cấu trúc lệnh chuẩn của VB Hơn nữa , lỗi biên dịch được hiển thị khi bạn biên dịch ứng dụng , cho phép bạn sửa chữa và sau đó bỏ qua

c Lỗi logic

Là lỗi khó tìm nhất trong ứng dụng vì khi ứng dụng thực thi sẽ không báo lỗi

gì cả Tuy nhiên , ứng dụng có thể sẽ không xử lý và cho kết quả như mong muốn

d Lỗi khi chạy chương trình :

Thường xuất hiện rơi vào một trong những vấn đề sau :

Trang 18

+ Lỗi tập tin : Lỗi tập tin thường xảy ra vì thông số tập tin không thích hợp khi được xử lý bởi ứng dụng Thông thường người sử dụng có thể sửa những lỗi này và ứng dụng có thể tiếp tục từ khi lỗi được sửa Dưới đây là bảng mã lỗi về tập tin

+ Lỗi vật lý : Nhóm lỗi thông thường này được gây ra bởi môi trường vật lý hoặc phần cứng của máy tính Người dùng có thể hoặc không thể sửa những lỗi này một cách nhanh chóng

+ Lỗi đoạn mã : Người sử dụng không thể sửa lỗi của đoạn mã Cách tốt nhất để giải quyết những lỗi này là tạo một thông báo cho người dùng và thoát khỏi chương trình Sau khi bạn có thông tin này bạn phải tìm ra vấn đề trong đoạn mã ứng dụng , sửa nó , biên dịch lại và sau đó thực thi lại ứng dụng

+ Lỗi CSDL : Lỗi này xảy ra khi quan hệ đến dữ liệu , bao gồm những lỗi có quan hệ đến kiểu dữ liệu hoặc kích thước file : sự hạn chế truy cập bảng dữ liệu, nhân bản hoặc không cho phép sửa dữ liệu được thêm vào CSDL Những

lỗi liên quan đến SQL hoặc một mẩu tin trắng mà đúng ra là không được rỗng

3.1.2 Tiến trình xử lý lỗi :

Khi bạn bắt đầu nghĩ về việc tạo một chương trình xử lý lỗi cho ứng dụng của mình , hãy hiểu rằng các điều khiển lỗi trong VB không dễ hiểu như trong phiên bản cũ , được viết bởi nhiều ngôn ngữ như COBOL , BASIC Điều đó đúng so với một số nguyên nhân sau :

+ Visual Basic là mô hình hướng sự kiện , nghĩa là mỗi sự kiện xảy ra sẽ triệu

Mã lỗi Thông báo lỗi

Trang 19

+ Visual Basic sử dụng ngăn xếp để theo dõi chương trình đang được xử lý và để tách những biến cục bộ trong chương trình Khi ứng dụng của bạn có một chương trình con , nó có thể làm mất giá trị của biến cục bộ Điều này sẽ làm cho quá trình thực thi rất khó tiếp tục lại sau khi lỗi được giải quyết xong

+ Tất cả các lỗi đều là cục bộ Nếu một lỗi phát sinh , nó nên được xử lý trong chương trình con nơi mà lỗi xảy ra , nghĩa là bạn phải viết một điều khiển lỗi cho chương trình xử lý mà bạn cần thêm vào ứng dụng của mình

3.1.3 Quá trình xử lý lỗi không cấu trúc :

Quá trình xử lý lỗi không có cấu trúc là cách gọi mới của tiến trình cũ Phương pháp cũ của việc kiểm tra lỗi trong VB là sử dụng câu lệnh On Error and Resume Câu lệnh On Error bật chế độ kiểm tra lỗi cho một procedure hoặc một module và sau đó chuyển sự thực thi của chương trình đến đoạn lỗi được xác định trong câu lệnh On Error Đoạn lỗi sau đó kiểm tra xem lỗi gì xảy ra để xử lý cho phù hợp

 Câu lệnh On Error :

Với câu lệnh On Error bạn có thể kích hoạt và vô hiệu hóa các bẫy lỗi trong ứng dụng , chỉ định vị trí của chương trình xử lý lỗi để thực thi cho một chương trình hoặc một form đã cho Câu lệnh On Error bao gồm 3 phân loại khác nhau :

+ On Error Goto (Label) kích hoạt chương trình xử lý lỗi tại vị trí một nhãn

(label) chỉ định trong câu lệnh Nếu một lỗi xuất hiện trong khi chương trình xử lý lỗi được kích hoạt , điều khiển sẽ nhảy đến dòng đầu tiên của đoạn mã trong chương trình xử lý lỗi Đây là cách chung nhất khi sử dụng câu lệnh On Error

+ On Error Resume Next gởi điều khiển đến câu lệnh ngay chổ xảy ra lỗi

Với phương pháp này bạn có thể bẫy một lỗi và ứng dụng có thể bỏ qua nó một cách đơn giản

+ On Error Goto 0 làm mất hiệu lực chương trình điều khiển lỗi trong thủ tục

procedure hiện hành Bạn có thể sử dụng câu lệnh này để tạm thời làm cho chương trình xử lý lỗi trong procedure không hoạt động Sau đó bạn cần phải thực thi bản đầu tiên hoặc thứ hai của câu lệnh để kích hoạt lại chương trình xử lý lỗi Khi bạn thêm một chương trình xử lý lỗi vào một procedure xử lý sự kiện hoặc vào chương trình con hoặc function mà bạn tạo ra , nó nên được đặt vào cuối của chương trình Bạn cũng cần đặt một câu lệnh Exit Sub để thoát khỏi chương trình nếu điều khiển thực thi đến dòng cuối của chương trình

 Câu lệnh Resume :

Trang 20

Nếu có một lỗi được bẫy bằng một chương trình xử lý lỗi và điều khiển được gởi đến chương trình xử lý lỗi , cách duy nhất để làm mất hoạt động và quay lại từ chương trình là thực thi một trong ba dạng câu lệnh Resume :

+ Resume (Label): xác định vị trí nhãn (label) nơi bạn muốn điều khiển của

ứng dụng quay trở lại

+ Resume Next: thực thi tiếp tục câu lệnh ngay sau câu lệnh xảy ra lỗi

+ Resume(0): thực thi lại câu lệnh có lỗi

Nếu chương trình xử lý lỗi giải quyết nguyên nhân lỗi xảy ra , bạn có thể sử dụng Resume(0) để xử lý lại các thao tác

3.1.4 Các đối tượng xử lý lỗi ERR được cài đặt sẳn :

Đối tượng Err có thể được truy cập bất kỳ ở đâu trong ứng dụng VB Phương thức và thuộc tính của đối tượng Err :

Description Diễn giải mã số lỗi được tìm thấy trong thuộc tính Number HelpFile Đường dẫn và tên file đầy đủ của file hướng dẫn hỗ trợ

thông báo lỗi HelpContext Chỉ số help trong file hướng dẫn Help

LastDLLError Đoạn mã lỗi của lời gọi thực thi cuối cùng đến DLL

Clear Xóa tất cả các thiết lập thuộc tính của đối tượng Err

Đối tượng Error và những tập hợp lỗi liên quan có sẳn chỉ khi ứng dụng đang sử dụng một trong những thư viện DAO Các đối tượng Error là lớp con của đối tượng Connection được sử dụng để duy trì các thông tin về lỗi CSDL có thể xảy

ra trong ứng dụng Thuận lợi của đối tượng Error bao gồm cả đối tượng Err là nó chứa nhiều thuộc tính có quan hệ trực tiếp với CSDL , để nó có thể kết nối khi cần Đối tượng Err chỉ trả về lỗi xảy ra cuối cùng

3.1.5 Giới thiệu về điều khiển xử lý ngoại lệ ( Exception) có cấu trúc :

Điều khiển ngoại lệ (exception) có cấu trúc cho phép bạn định nghĩa các khối mã được tạo ở dạng bảo vệ Một đoạn mã ở dạng bảo vệ là một phần hoặc một khối đang được kiểm tra bởi một hoặc nhiều chương trình điều khiển lỗi kết hợp với nhau Mỗi bộ điều khiển lỗi xác định những dạng điều khiển ngoại lệ xử lý khác nhau Khi một ngoại lệ Exception được phát sinh bởi đoạn mã trong khối ở dạng bảo vệ thì tập hợp các trình điều khiển thích hợp sẽ được tìm kiếm theo thứ tự và cái đầu tiên có điều kiện thích hợp được thực thi Bạn có thể thêm điều khiển ngoại lệ có cấu trúc vào ứng dụng bằng cách sử dụng

Kiểu Diễn giải

Trang 21

3.2 Tiến trình xử lý TRY… CATCH … FINALLY:

3.2.1 Tìm hiểu tiến trình :

Cú pháp Try … Catch … Finally tương tự với cấu trúc mà bạn cảm thấy quen thuộc với câu lệnh Select Case hoặc câu lệnh While Trước khi bạn hiểu cách sử dụng của tiến trình xử lý lỗi mới này , xem kỹ cú pháp của câu lệnh , cú pháp đầy đủ như sau :

Try

TryStatements [Catch1 [exception [As type]] [when expression]

CatchStatements1[Exit Try]

[Catch2 [exception [As type]] [when expression]

Đối số của câu lệnh Try … Catch … Finally được mô tả như sau :

TryStatements Khối của đoạn mã có lỗi xảy ra

Exception Tên biến Giá trị khởi tạo là giá trị của lỗi xảy ra

Expression Biểu thức có điều kiện

CatchStatements Khối của đoạn mã sẽ xử lý lỗi đã xảy ra trong khối Try Exit Try Câu lệnh thoát khỏi tiến trình Try … Catch … Finally

FinallyStatements Khối đoạn mã được thực thi sau khi tất cả tiến trình xử lý

lỗi khác được làm

+ Khối Try : Khối Try chứa phần đoạn mã bạn muốn trình điều khiển lỗi hiển thị lên màn hình Nếu một lỗi xuất hiện trong khi thực thi bất kỳ đoạn mã nào ,

VB tìm mỗi câu lệnh CatchStatements trong đoạn Try Catch … Finally cho

Đối số Diễn giải

Trang 22

đến khi tìm thấy một mã điều kiện của nó tương ứng với lỗi Nếu có một điều kiện được tìm thấy, điều khiển sẽ chuyển đến dòng đầu tiên của đoạn mã trong khối Catch Tiến trình này tiếp tục qua tất cả các câu lệnh catch cho đến khi một khối catch thích hợp được tìm thấy Nếu không tìm được gì cả thì VB sẽ phát sinh một lỗi

+ Khối Catch : Nếu có ngoại lệ exception xảy ra trong quá trình xử lý của khối Try , mỗi câu lệnh Catch được xem xét theo thứ tự để xác định nó có xử lý exception xảy ra không Các xác định trong câu lệnh Catch là biểu thị cho

exception bị ném ra

+ Khối Finally : Khối Finally được thực thi khi quyền thực thi không còn là

một phần của câu lệnh Try Không có thao tác rõ ràng nào được yêu cầu để thực thi khối Finally Khi quyền thực thi của đoạn mã thoát khỏi câu lệnh Try , hệ thống sẽ tự động thực thi khối Finally và chuyển quyền thực thi đến đích

cuối cùng đã định trước

3.2.2 Phát sinh Exception:

Một chương trình cho biết lỗi ngoại lệ exception phát sinh bằng cách sử dụng phát biểu Throw

3.2.3 Chuyển đổi từ On Error Goto … Resume:

Do không có sự tương đương về câu lệnh Resume trong câu lệnh Try Catch Finally , việc chuyển đổi đoạn mã của bạn từ On Error chuẩn với Resume hơi phức tạp

3.3 Tìm lỗi trong chương trình

Bạn có thể thực hiện tiến trình kiểm tra và sửa chữa một cách đơn giản hơn bằng cách bám vào những khái niệm và những phương pháp sau :

+ Phải chắc chắn rằng thông số Explicit được thiết lập (thường là mặc định) để tránh ghi sai tên biến và tên các đối tượng

+ Chứa những thủ tục bẫy lỗi được thiết kế tốt (bằng cách dùng Try … Catch) + Giữ cho nội dung cài đặt của thủ tục ngắn và dễ kiểm soát

+ Bật chế độ cho VB.NET định dạng mã nguồn một cách tự động , viết thụt vào những nơi cần thiết

+ Đặt tên gợi nhớ cho form , đối tượng và biến để bạn có thể biết chúng là gì và chúng làm những gì

Những gợi ý trên sẽ giúp bạn giải quyết những vấn đề có thể xảy ra bất ngờ liên quan đến cú pháp , biên dịch hoặc những lỗi khi chạy

3.4 Môi trường Debugging :

Trang 23

Để kiểm tra và sửa lỗi ứng dụng bạn phải hiểu ba chế độ mà bạn sẽ làm việc trong ứng dụng Bảng dưới đây mô tả các chế độ và những hành động có thể áp dụng trong từng chế độ

Design Hầu hết công việc tạo một ứng dụng được thực hiện trong chế độ

thiết kế Bạn có thể thiết kế các form , vẽ các điều khiển , viết mã và dùng cửa sổ Property để thiết lập hoặc hiển thị bất kỳ thuộc tính nào Tuy nhiên bạn không thể thực thi đoạn mã hoặc sử dụng những công cụ sửa chữa lỗi , ngoại trừ việc thiết lập điểm dừng và tạo các biểu thức watch

Run Khi bạn chạy ứng dụng , bạn tiếp xúc với ứng dụng giống như với

người sử dụng Bạn vẫn có thể xem được mã nguồn nhưng không thể thay đổi được nó

Break Sự thực thi ứng dụng bị gián đoạn , bạn có thể xem và chỉnh sửa

được mã nguồn , kiểm tra hoặc sửa dữ liệu , khởi động lại ứng dụng , dừng sự thực thi hoặc tiếp tục thực thi từ điểm dừng

4 Làm việc với CRYSTAL REPORTS :

Một trong những đặc điểm quan trọng mà bạn có thể thêm vào ứng dụng là khả năng in ra dữ liệu trong cơ sở dữ liệu của ứng dụng Trong phần này , người sử dụng sẽ có thể có một cái nhìn chuyên nghiệp , dễ dàng tạo và sử dụng các report (báo cáo) từ ứng dụng mà họ đang dùng Trong VB 3 , Microsoft đưa vào phiên bản của Crystal Reports cùng với sản phẩm phát triển Tuy nhiên nó không bao giờ hòa hợp một cách đầy đủ với Visual Studio IDE Bạn luôn phải chạy một công cụ thiết kế riêng biệt độc lập của Visual Basic Trong VB.NET Crystal Reports là một thành phần được sát nhập một cách đầy đủ vào môi trường phát triển Crystal Reports cung cấp cơ chế tạo và thiết kế report hoàn chỉnh , bạn có thể dùng trong Visual Basic và những chương trình Windows cùng với các ứng dụng Web

4.1 CRYSTAL REPORTS Là gì ?

Crystal Report là một ứng dụng mạnh cho phép bạn tạo các report , các danh sách và các nhãn có sẳn từ dữ liệu trong ứng dụng cơ sở dữ liệu Khi Crystal Reports liên kết với cơ sở dữ liệu , nó đọc các giá trị từ các field mà bạn chọn và đặt chúng vào report , các field có thể đứng một mình hoặc là một phần của công thức dùng phát sinh những giá trị phức tạp hơn

Chế độ Mô tả

Trang 24

Bạn có thể dùng rất nhiều các công cụ có sẳn để điều khiển dữ liệu phù hợp với yêu cầu của report Các công cụ đó cho phép bạn :

+ Tạo các phép tính từ đơn giản đến phức tạp

+ Tính toán tổng lớn và nhỏ

+ Tính tổng cộng các mẩu tin trong một hoặc nhiều câu truy vấn

+ Tính trung bình

+ Kiểm tra sự hiện diện của các giá trị xác định

+ Lọc các mẩu tin của cơ sở dữ liệu

Dữ liệu có thể được cài đặt và được định dạng một cách chính xác ở những nơi mà bạn cần khi thiết kế report Bằng cách sử dụng Crystal Reports , report của bạn có thể phức tạp hoặc là đơn giản tùy theo yêu cầu của chương trình Sau khi thiết kế xong report cho ứng dụng bạn có thể sử dụng nó trong ứng dụng hoặc làm theo mẫu để tạo các report tương tự khác

Mặc dù hầu hết các cơ sở dữ liệu đều chứa phần cho phép sinh ra các report , nhưng chúng thường quá khó đối với những người lập trình không chuyên nghiệp sử dụng , và thường yêu cầu bạn phải hiểu biết về cách làm việc của chương trình Crystal Reports là công cụ dành cho cả hai đối tượng : người dùng cuối (end user) và nhà phát triển chương trình

Cùng với khái niệm thiết kế của Visual Basic , Crystal Reports có thể kết nối với bất kỳ cơ sở dữ liệu nào Bạn làm điều này bằng cách sử dụng một trong các phương thức sau :

+ OLE DB (ADO) , ADO.NET , ODBC (RDO or RDS) , File cơ sở dữ liệu (các file cục bộ , dBASE)

Chú ý : Mặc dù ODBC và OLE DB được dùng để kết nối với nhiều cơ sở dữ liệu phức tạp như SQL Server 2000 và Oracle nhưng chúng cũng có thể dùng cho Paradox và Microsof Access

4.2 Thêm điều khiển vào CRYSTAL REPORTS:

a Crystal Report Viewer:

Bước đầu tiên trong việc hiển thị một Crystal Reports trong ứng dụng là thêm Crystal Report Viewer vào form mới trong dự án Qua việc hiển thị này , người sử dụng có thể chọn report từ form chính Form sẽ chứa một nút cho phép người sử dụng đóng form khi hoàn thành xong report Crystal Report Viewer cung cấp khả năng sau :

+ Đi tới trang đầu tiên , lùi một trang , tới một trang , tới trang cuối cùng , tới một trang đã được xác định , đóng cửa sổ hiện hành , in , làm tươi lại report , xuất report sang dạng khác , chuyển đổi giữa việc hiển thị nhóm , phóng to/ thu nhỏ report , tìm kiếm

Trang 25

b Group Tree:

Group Tree hiển thị trong Crystal Report Viewer giúp bạn điều khiển report dựa vào nhóm được định nghĩa trước trong report Bạn có thể thấy , khi nhấn vào một nhóm giá trị riêng biệt , một phần của report hiển thị thay đổi để phản ánh sự chọn lựa đó Tùy chọn Keep Group Together buộc một trang gián đoạn để chỉ một nhóm riêng biệt bắt đầu xuất hiện trong Viewer

5 Trình duyệt INTERNET :

Điều khiển trình duyệt Internet cho phép bạn nối Internet bằng cách sử dụng sự kết nối Internet mặc định trên máy PC của bạn Nó đóng vai trò tương tự như trình duyệt Web Internet Explorer hiện có trên máy bạn

Các điều khiển trình duyệt không có gì lạ ngoài một khung cửa sổ được để xem và hiển thị nội dung các trang Web Mặc dù nó chứa các phương thức , thuộc tính và sự kiện cần để thực hiện tất cả các chức năng trình duyệt theo yêu cầu , nhưng nó không đưa những thành phần giao diện người dùng vào chung Vì thế bạn phải có nhiệm vụ thiết kế và tạo ra giao diện cần thiết tùy biến cho chính ứng dụng để người dùng tương tác

Bảng dưới đây là danh sách của các thuộc tính , phương thức , sự kiện mà điều khiển Internet Browser cung cấp

thị

Busy Trở về nếu dụng cụ Trình duyệt đang bận truy lục một

trang Web Sự kiện

DownloadComplete Phát sinh khi tiến trình tải trang Web kết thúc

NavigateComplete Phát sinh khi thêm vào một chuỗi địa chỉ URL mới

Phương thức:

Navigate Thông báo cho trình duyệt mở trang Web theo địa chỉ

URL đã định trước

GoForward Điều hướng tới trang Web kế tiếp đã hiển thị trước đó GoHome Điều hướng tới trang Web chủ được cấu hình sẳn trong

Internet Explorer

Tên Phần mô tả

Trang 26

GoSearch Sử dụng công cụ tìm kiếm Microsoft để bắt đầu một

phiên tìm kiếm trên Internet

 Viết mã trong trang HTML :

Mặc dù VB cung cấp cho bạn mọi thứ để truy cập Internet Để hiểu đầy đủ và sử dụng Internet thành thạo , bạn nên viết một vài ngôn ngữ khác nhau như : ngôn ngữ đánh dấu siêu văn bản (HTML) và VBScript HTML , ngôn ngữ định dạng trang Web , được thiết kế nhằm hai mục đích :

+ Định dạng trang Web với bảng , hình ảnh đồ họa kết hợp với văn bản , âm thanh

+ Cho phép tích hợp với các chương trình phục vụ Internet như các tài liệu ActiveX và Java (một ngôn ngữ lập trình làm các trang Web thay đổi động ) HTML được biết đến như một ngôn ngữ kịch bản , nó không được biên dịch như các chương trình VB HTML định dạng các trang Web , chỉ ra vị trí của ảnh đồ họa và các khung để chưa văn bản , cho phép bạn nhúng các trang web động , như các tài liệu ActiveX và các chương trình Java

VBScript là một ngôn ngữ kịch bản được thiết kế bởi Microsoft , là một tập hợp con của ngôn ngữ lập trình VB Điều đó có nghĩa là bạn sẽ cảm thấy rất quen thuộc khi làm việc với VBScript Ngôn ngữ này rất hữu ích khi bạn cần thêm các thuộc tính của VB vào một trang Web , như bẫy thông điệp , sử dụng các câu lệnh điều khiển nhập liệu , tính toán bằng các vòng lặp

6 Tạo ứng dụng WEB :

6.1 Các thành phần của ứng dụng Web :

Những tập tin thêm vào dự án của bạn là những tập tin chuẩn trong hầu hết các ứng dụng Web , bao gồm :

+ Các tham chiếu Namespace

+ Web.config

+ Global.asax

+ Trang Web Form aspx mặc định

Những tập tin khác nhau được sử dụng bởi một ứng dụng Web được liệt kê trong Solution Explorer

Một dự án ứng dụng đầy đủ sẽ tạo ra một cấu trúc tập tin dự án cả trên máy tính của bạn và máy chủ Web server , nơi mà bạn đang thi hành ứng dụng Web Trái lại , nếu bạn tạo một dự án Web rỗng , những tập tin này sẽ không được thêm vào dự án Tạo một dự án Web rỗng hữu dụng khi :

Trang 27

+ Bạn chỉ làm việc với những tập tin HTML , và có thể ASP , thay cho những tập tin ASP.NET

+ Dự án ứng dụng sẽ chỉ cần một vài tập tin thông thường

+ Bạn định thêm vào những tập tin mới bằng tay

Khi một dự án được tạo mới , VB.NET sẽ tạo những file sau trên máy server : + Một cấu trúc đường dẫn vật lý dưới Web Site mặc định (như Inetput/wwwroot) của máy tính phục vụ Web bạn chỉ định

+ Một dạng đường dẫn ảo (virtual path) quản lý bởi ứng dụng IIS

Dự án của bạn sẽ bao gồm những file sau :

WebForm1.aspx Hai tập tin cùng nhau cấu thành một

WebForm1.aspx.vp Web Form , tập tin aspx chứa các phần tử trực quan của

trang , tập tin asp.vb là một tập tin ẩn chứa mã kết hợp với biểu mẩu Web

AssemblyInfo.vb Tập tin thông tin dự án

Web.Config Một tập tin cơ bản XML chứa dữ liệu cấu hình trên mỗi

tài nguyên URL được sử dụng trong dự án Global.asax Chứa các cấu hình và biến toàn cục

Styles.css Hỗ trợ các tập tin những kiểu css được sử dụng bên

trong dự án vsdisco Một tập tin cơ bản XML chứa các liên kết với tài

nguyên dùng khám phá thông tin cho một dịch vụ Web

6.2 Làm việc với Web Forms :

Biểu mẫu Web chia giao diện người dùng của một ứng dụng Web làm hai phần riệng biệt :

+ Các phần tử giao diện : Gồm có một tập tin chứa các điều khiển HTML

server và điều kiển Web hoạt động phía server

+ Logic giao diện : Gồm có mã mà bạn tạo ra tương tác với các biểu mẫu

form Mã chương trình này nằm trong một tập tin tách biệt với tập tin giao diện

người dùng và thường được gọi với tên là code-behind

Trang Web Form chứa văn bản tĩnh và các điều khiển bạn muốn hiển thị Sử dụng Visual Studio HTML Editor với các điều khiển Web Forms , bạn có thể thiết kế biểu mẫu giống như bất cứ ứng dụng Visual Studio nào khác

6.3 Thiết kế Web Form :

Trang 28

Để tạo một ứng dụng Web bạn thêm Web Form vào dự án , kéo các điều khiển Web Form đặt vào trang , sau đó nhấp đúp vào thành phần điều khiển để thêm mã cần cho sự kiện , tương tự như khi xây dựng mã cho ứng dụng Window Desktop

6.4 Giới thiệu các điều khiển Web Form

Khi thiết kế một Web Form , bạn có thể sử dụng các điều khiển xử lý phía server , những kiểu điều khiển server bao gồm :

+ HTML server controls là các phần tử HTML được đặt xử lý trên server bạn

có thể lập trình chúng

+ Web Server controls chứa nhiều tính năng xây dựng sẳn (built-in) hơn là các

điều khiển server HTML Chúng không chỉ bao gồm các điều khiển kiểu form như các điều khiển nút nhấn và ô văn bản textbox , mà còn có các điều khiển phục vụ cho mục đích đặc biệt lịch biểu (calendar)

+ Validation controls kết hợp logic chặc chẽ cho phép bạn kiểm tra người

dùng nhập thông tin vào

+ User controls là những điều khiển tùy chỉnh bạn có thể tạo để sử dụng trên

một Web Form

7 WEB SERVICE :

Web Service là một module chương trình cung cấp chức năng của ứng dụng cho phép triệu gọi và truy cập từ xa thông qua Internet Web Service sử dụng các chuẩn của Internet như XML và HTTP Việc sử dụng Web Service phụ thuộc nhiều vào sự chấp nhận của XML , một ngôn ngữ mô tả dữ liệu mới dùng để truyền tải dữ liệu thông qua Web

7.1 Ứng dụng Web Service :

Web Service được thiết kế nhằm cung cấp một cơ chế cho phép các loại chương trình giao tiếp qua Internet (sử dụng các giao thức Internet như HTTP GET , HTP POST và SOAP – Simple Object Access Protocol)

Web Service có thể được sử dụng trên Internet ở các dạng :

+ Bảng giá chứng khoán , dự báo thời tiết , bán hàng trên mạng , thông tin về nhân viên , thông tin về các sản phẩm bán , thông báo tỷ giá hối đoái

7.2 Tìm hiểu SOAP :

SOAP (Simple Object Access Protocol – Giao thức truy cập đối tượng giản đơn ) là một tiêu chuẩn truyền thông cơ bản dựa trên XML sử dụng giao thức HTTP Do giao thức này được xây dựng trên nền tảng XML nên nó có thể chuyển dữ liệu và đi qua hầu hết các bức tường lửa firewall

Trang 29

Giai đoạn đầu tiên của việc liên lạc thông qua dịch vụ Web được gọi là giai đoạn tìm kiếm (discovery phase) Trong suốt giai đoạn này , Web Service

chuyển thông tin về những thành phần có sẳn sử dụng một giao thức con của

SOAP được gọi là Service Contract Language (SCI) Sau khi giai đoạn này

được hoàn thành , những lời gọi giao diện thành phần thông thường được thực hiện Những lời gọi này thực hiện tương tự như lời gọi đến thành phần đối tượng trên máy cục bộ , ngoại trừ thông tin được chuyển qua Web bằng XML Giai đoạn cuối cùng của lời gọi một Web Service là Web Service sẽ trả về một tài liệu XML chứa tất cả các thông tin kết Chương trình gọi sẽ dịch tài liệu XML và trích ra những thông tin cần thiết

8 Xây dựng HELP ONLINE :

8.1 Thiết kế một hệ thống HELP SYSTEM :

Một Help System thường là những file trợ giúp có thể hiển thị bởi chính nó hoặc trong một chương trình khác Những file trợ giúp này là những file văn bản chứa chứa thông tin hướng dẫn sử dụng chương trình Ngày nay , Help System có thể phức tạp hơn bằng cách cho phép thêm vào hình ảnh , âm thanh và liên kết chúng với những Web site thay vì chỉ thuần văn bản như trước đây Một Help System bao gồm nhiều file trợ giúp khác nhau được tạo bởi những file text hoặc những file phân theo chủ đề (topic) khác nhau Một số file này chứa văn bản , hình ảnh đồ họa , những file khác sẽ chứa những thông tin hướng dẫn cách hiển thị Help System và Hepl System làm việc như thế nào Để tạo một Hepl System của chính bạn , bạn cần phải theo những bước sau : + Tạo những file chủ đề trợ giúp dưới dạng HTML bằng cách sử dụng Microsoft Word hoặc bất kỳ chương trình soạn thảo nào bạn có

+ Tạo một dự án Help System

+ Tạo file Content để hiển thị những mục lục trợ giúp

+ Nối Help System hoàn chỉnh vào ứng dụng Visual basic

Các file trợ giúp có thể đơn giản hoặc phức tạp tùy theo bạn muốn Để tạo những file topic bạn cần thực hiện những bước sau :

+ Lưu các file dưới dạng HTML

+ Thêm vào nối kết HTML

+ Thêm vào hình ảnh âm thanh trong tài liệu

8.2 Định nghĩa của các FILE trợ giúp :

Một file topic chứa những dòng văn bản và hình ảnh tạo nên file trợ giúp Để tạo hầu hết những file topic bạn cần theo các bước sau :

+ Soạn thảo nội dung cho những chủ đề

+ Thêm vào hình ảnh

Trang 30

+ Định dạng ký tự

Khi soạn thảo nội dung cho một file topic (file chủ đề ) , liên kết hypertext được thêm vào để xác định kết nối đến chủ đề khác

II Tìm hiểu cơ cấu NET :

1 Tham khảo sơ lược về NET FRAMEWORK :

Microsoft NET sẽ có trên Internet để trở thành nền tảng của một hệ điều hành mới Nó không ràng buộc chúng ta về phần cứng bởi người dùng có khả năng lấy dữ liệu từ Internet NET quan trọng đối với người dùng vì nó tạo ra các thông tin được truy cập qua các thiết bị Nó cũng thay đổi cách mà các kỹ thuật viên phát triển ứng dụng bằng cách cho phép sử dụng các dịch vụ Web

Cơ cấu này cung cấp một nền tảng mà dựa trên đó bạn xây dựng và chạy ứng dụng Nền tảng này cho phép bạn tạo ứng dụng dễ dàng hơn Cơ cấu này bao gồm một nhóm các kỹ thuật thể hiện cơ bản của NET Hình dưới đây chỉ rõ các thành phần chính của bộ khung NET Framework

Thư viện Runtime cho chương trình có khả năng đáp ứng việc quản lý các chương trình và các dịch vụ cung cấp trong quá trình thực thi Nó tương tự như Visual Basic 6 DLL trong Runtime Ngôn ngữ lập trình NET , như Visual Basic NET , sử dụng các dịch vụ và tính năng NET thông qua một tập các lớp được hợp nhất với nhau Cơ cấu NET cũng cho phép bạn phát triển ứng dụng Visual Basic NETmà không lo lắng gì về sự phụ thuộc trong ứng dụng của bạn như bạn đã làm đối với Visual Basic 6

.NET Framework Web Services Web Windows Forms

Data and XML classes ( ADO.NET , SQL , XML , ect )

Framework Base Classes ( IO , string , security , threading , reffection , ect )

Common Language Runtime ( Debug , exception , type checking , JIT compler ) Windos Platform ( Desktop hoặc thiết bị cầm tay handheld )

Trang 31

2 Tìm hiểu COMMON LANGUAGE RUNTIME (CLR) :

NET Framework cung cấp một môi trường thực thi chương trình được gọi là Common Language Runtime ( CLR ), đây là môi trường quản lý sự thực hiện của chương trình nguồn và cung cấp các dịch vụ định dạng quá trình phát triển mã cho ứng dụng

CLR được tạo ra hoàn toàn mới , nghĩa là Microsoft không bắt đầu bằng cách sử dụng VB Runtime hoặc Visual C++ Runtime Microsoft xây dựng môi trường cho phép một ứng dụng được viết tách ra thành những module , mỗi module có thể được viết bằng một ngôn ngữ khác nhau Ngôn ngữ lập trình được sử dụng để tạo ứng dụng NET biên dịch ra file thực thi NET Portable Executable (PE) Các file PE có thể là file exe hoặc file dll mà bạn đã quen thuộc trong các phiên bản trước đây của VB CLR bao gồm các chức năng sau đây :

+ Tải hay nạp các lớp được yêu cầu

+ Thực hiện biên dịch tức thời ( Just – In – Time hay JIT) các lớp đối tượng theo yêu cầu

+ Thực hiện bảo mật

+ Thực hiện các chức năng động khác trong khi chạy chương trình

Sau đây là một số thuận lợi của CLR là :

+ Tích hợp đa ngôn ngữ

+ Tăng việc bảo mật

+ Quản lý phiên bản của chương trình

+ Hổ trợ đóng gói và cài đặt

CLR điều khiển quản lý các đối tượng tự động , quản lý các tham chiếu đối tượng , bao gồm cả việc giải phóng chúng khi đối tượng không được sử dụng đến nữa CLR cung cấp cơ chế quản lý bộ nhớ tự động , loại trừ lỗi rò rỉ nhỏ giống như những lỗi lập trình thông thường

CLR tạo sự dễ dàng khi thiết kế các thành phần và các ứng dụng mà những đối tượng đa ngôn ngữ Các đối tượng được viết bằng những ngôn ngữ khác nhau có thể truyền cho nhau dễ dàng tựa như chúng được viết ra từ cùng một ngôn ngữ Ví dụ , bạn có thể định nghĩa một lớp bằng ngôn ngữ C++ , sau đó sử dụng lớp đối tượng này ngay trong ngôn ngữ Visual Basic

3 Siêu dữ kiện METADATA :

Metadata (siêu dữ kiện) là thông tin mã máy có thể đọc được readable) về tài nguyên , hoặc có thể xem Metadata là dữ liệu dùng “mô tả dữ liệu “

Trang 32

Metadata bao gồm các mô tả của một bộ phận hoặc các module , các lớp , các giao diện , các thuộc tính , các trường (field) , sự kiện , phương thức chung , v.v… Thông tin đầy đủ được cung cấp bởi metadata hỗ trợ cho chương trình khi thực thi , hoặc cho công cụ và các chương trình khác tìm ra hầu hết những gì cần thiết để tích hợp các đối tượng thành phần với nhau Sau đây là các mục đích sử dụng của metadata trong NET

+ CLR sử dụng metadata cho việc kiểm tra , bảo mật , cách trình bày của bộ nhớ , và thông tin thực thi của chương trình

+ Class Loader là một thành phần của CLR sử dụng metadata để tìm và tải các lớp trong NET

+ Trình biên dịch Just-In-Time (JIT) sử dụng metadata để biên dịch đoạn mã của Microsoft Intermediate Language (IL) NET JIT biên dịch IL thành đoạn mã lệnh được lưu trữ bên trong trước khi thực thi

+ Các công cụ khác nhau bao gồm (Trong đó có cả môi trường phát triển NET Framework) sử dụng metadata để truyền thông tin mô tả về đối tượng

4 Quá trình thực thi của CLR :

CLR cung cấp cách thức quản lý và thực thi ứng dụng Hình ở trên hiển thị các thành phần và yêu cầu của CLR khi chương trình được NET tải vào biên dịch và thực thi Sau đây là các thành phần chính của CLR :

4.1 Class Loader ( Bộ nạp lớn ) :

Mỗi khi một chương trình ứng dụng trên Windows được thực thi , bộ tải chương trình của hệ điều hành (OS Loader) được gọi để nạp chương trình vào bộ nhớ trước khi chương trình có thể thực hiện từng dòng lệnh nhị phân Nếu

OS Loader nhận biết chương trình đang được nạp là một ứng dụng NET , nó sẽ gởi điều khiển đến CLR để tìm “ điểm vào “ ( thường là hàm Main( ) ) của chương trình và gọi hàm này để nhảy đến điểm bắt đầu của ứng dụng Trước khi ứng dụng có thể thực sự được thực thi, bộ nạp lớp Class Loader phải tìm thấy được lớp có chứa hàm Main( ) và tải lớp này lên

Khi chương trình Main( ) gọi bất kỳ một đối tượng nào của một lớp chỉ định (như textbox trong VB) , Class Loader nhận được quyền điều khiển để thực hiện công việc của mình khi có một kiểu được lần đầu tiên tham chiếu đến Sau đó , Class Loader sẽ tải các lớp NET vào bộ nhớ và chuẩn bị thực thi Khi thực hiện tác vụ này, Class Loader định vị và chỉ tải các lớp chủ yếu cho ứng dụng NET , sau đó sẽ giữ lại các thông tin của lớp để nó không phải nạp lại trong suốt khoảng thời gian ứng dụng thực thi Cuối cùng , Class Loader sử dụng các thông tin metadata thích hợp để khởi tạo các biến tĩnh cho ứng dụng

4.2 Verifier ( Bộ chứng thực ) :

Trang 33

Sau khi Class Loader nạp vào một lớp và trước khi một phần của đoạn mã có thể thực thi , Verifier bắt đầu kiểm tra đoạn mã lệnh đó để đảm bảo :

+ Thông tin mô tả của metadata là hợp lệ

+ Các đoạn mã trung gian IL là an toàn về kiểu

Cả hai điều kiện trên trên cần phải thỏa mãn trước khi trình biên dịch JIT tiếp tục quá trình xử lý mã

4.3 Trình biên dịch JIT (JIT compiler) :

Trình biên dịch JIT (Just-In-Time) sẽ chuyển đổi đoạn mã lệnh trung gian sang đoạn mã lệnh máy (native) để nó có thể thực thi trên bất kỳ hệ điều hành nào Điểm thuận lợi mà các trình biên dịch JIT cung cấp là chúng có thể biên dịch động đoạn mã lệnh trong khi chạy chương trình Nếu bạn lấy một tập tin

PE NET tương tự từ một máy tính với một CPU sang một máy tính với hai CPU hoặc nhiều hơn , JIT có thể biên dịch đoạn mã lệnh tận dụng tính năng của các CPU phụ

4.4 Các hỗ trợ khác :

Bây giờ bạn đã hiểu mỗi thành phần trong CLR sử dụng metadata và đoạn mã lệnh trung gian phối hợp thực thi ứng dụng NET Rất nhiều tác vụ khác được thực hiện trong hoặc sau khi mã của ứng dụng NET thực thi xong Các tác vụ này được thực hiện bởi một trong những thành phần sau đây :

+ Code Manager điều khiển việc thực thi đoạn mã lệnh

+ CLR dò tìm và phát hiện xem khi nào các đối tượng trong ứng dụng của bạn không còn được tham chiếu đến nữa và thực hiện việc gom rác để lấy lại vùng bộ nhớ không sử dụng

+ Điều khiển xử lý các lỗi ngoại lệ bên trong CLR

+ CLR thực hiện các thao tác kiểm tra bảo mật khác nhau trong thời điểm chạy chương trình để đảm bảo rằng đoạn mã lệnh an toàn khi thực thi và không làm gián đoạn bất kỳ một yêu cầu nào

+ CLR cung cấp khả năng gỡ rối (debug)cho chương trình ở dạng mã IL

+ CLR cung cấp khả năng tương tác cho phép thực thi các đoạn mã lệnh CLR và đoạn mã lệnh COM chung với nhau trong ứng dụng

5 Lập trình trong môi trường NET :

.NET Framework cung cấp một mô hình lập trình chung (Common Programming Model) là mô hình bao gồm ngôn ngữ lập trình và rất nhiều các tính năng Nếu bạn đã biết về các ngôn ngữ khác như C++ thì cơ cấu này sẽ giúp bạn thấy được khả năng tham chiếu mã lệnh của bạn đến những ngôn ngữ khác Điều này hoàn toàn có thể thực hiện được dựa vào không gian tên (namespace) , phương thức và các lớp tương thích với tất cả các ngôn ngữ được

Trang 34

.NET hỗ trợ Nghĩa là khi sử dụng VB.NET bạn có thể viết một chuổi hiển thị sử dụng phương thức WriteLine( ) của đối tượng Mỗi ngôn ngữ NET sẽ sử dụng phương thức giống nhau từ đối tượng giống nhau

 Định nghĩa các namespace chính :

Namespace hay không gian tên được dùng để nhận dạng một nhóm các đối tượng , chẳng hạn như điều khiển Listbox , Textbox , những điều khiển là các thành phần của hệ thống Windows Forms namespace , Microsoft tạo namespace để tránh sự trùng tên giữa các Assembly khác nhau hoặc các thư viện class khác nhau Namespace có thể chứa các namespace khác Khi đó sẽ tạo ra cấu trúc thứ bậc , cho phép sắp xếp các đối tượng liên quan với mức chi tiết cao hơn Bảng sau là một danh sách các namespace và các lớp quan trọng trong NET Framework

dụng , như Object , Char , String

thời viết và đọc trên dòng dữ liệu và tập tin System.Drawing Cung cấp cơ chế truy cập đến lớp đồ họa cơ bản GDI System.Collection Chứa các lớp định nghĩa các tập hợp đối tượng khác

nhau như danh sách , hàng đợi và mảng System.Threading Cung cấp các lớp và các giao diện có khả năng lập

trình đa tuyến hay đa tiểu trình System.Reflection Chứa các tập hợp của các lớp và các giao diện cung

cấp chủ yếu về điều kiểu , phương thức và các trường

System.Security Chứa các tập hợp của các lớp và namspace cung cấp

sự hỗ trợ bảo mật đối với một ứng dụng , như Permissions and Policy

mạng như Connection and IP Address

ADO.NET

System.Data.OleDb Cung cấp các lớp về hệ quản trị CSDL , cho phép

truy cập đến nguồn dữ liệu OLE DB

Namespace Diễn giải

Trang 35

System.Data.SqlClient Cung cấp các lớp về hệ quản trị CSDL SQL , cho

phép truy cập đến nguồn dữ liệu của SQL Server System.Web.Services Cung cấp các lớp hỗ trợ sự phát triển của dịch vụ

Web XML System.Web.UI Cung cấp các lớp và các namspace hỗ trợ sự phát

triển trong môi trường Web

System.Windows.Forms Cung cấp các lớp và namespace hỗ trợ sự phát triển

trong môi trường Windows

6 Làm việc với các công cụ NET :

Khi cài đặt các thành phần của Visual Studio NET , NET Framework SDK sẽ cài đặt các nhóm công cụ sau đây : Công cụ về cấu hình và phát triển , công cụ gỡ rối (bebug) , công cụ bảo mật, các công cụ hỗ trợ khác

Những công cụ này được thiết kế nhằm tạo sự dễ dàng hơn cho bạn khi tạo , hiển thị và quản lý các ứng dụng và các thành phần của NET Framework Chúng được liệt kê và trình bày trong tài liệu của NET Framework SDK

III KIỂU DỮ LIỆU :

1 Đối tượng (OBJECT) và tập hợp (COLLECTION) :

Một đối tượng giống một túi rổng , mọi thứ nó cần để thi hành công việc được chứa trong đối tượng Tất cả các phương thức , những sự kiện và những thuộc tính của đối tượng được định nghĩa hoặc được viết trong mã chính nó Tất cả những đối tượng chia sẽ những đặc tính giống nhau được mô tả trong một lớp đối tượng gọi là class

Một đối tượng thật sự là một thể hiện (còn gọi là instance) của các định nghĩa lớp đối tượng Mỗi lần bạn thêm vào một điều khiển mới vào form , bạn thật sự đang tạo một instance mới xuất phát từ lớp đối tượng đó

1.2 Collection :

Collection là một đối tượng đặc biệt giúp bạn lưu trữ và truy xuất tất cả những đối tượng khác trong ứng dụng Collection là một cách để nhóm một tập hợp những mục có liên hệ với nhau Bằng cách dùng lớp COLLECTION chung

Trang 36

bạn có thể tạo nhiều thể hiện instance khác nhau của đối tượng Collection khi cần trong ứng dụng

Lợi ích của việc dùng một tập hợp Collection so với mảng là Collection cho phép thêm những phần tử mới mà không yêu cầu bạn viết mã định nghĩa lại kích thước như vơí mảng Một Collection cũng có thể chứa bất kỳ sự kết hợp nào của các đối tượng ; mặc dù nếu bạn sử dụng Collection thì thường chỉ để chứa những đối tượng có cùng kiểu Đối tượng Collection có ba phương thức và một thuộc tính mà bạn có thể dùng để thêm vào , loại bỏ đối tượng khỏi tập hoặc truy cập vào những đối tượng chứa trong tập hợp Collection :

+ Phương thức Add dùng để thêm các mục (item) vào Collection

+ Phương thức Remove xóa các item khỏi Collection bằng cách sử dụng chỉ số hoặc khóa

+ Phương thức Item truy cập một thành phần Collection thông qua chỉ số hoặc khóa

+ Thuộc tính Count trả về số item hiện hành trong Collection

1.3 Sử dụng các đối tượng hệ thống :

Các đối tượng hệ thống ( System Object ) có thể được dùng bất cứ đâu trong ứng dụng

a Đối tượng App :

Hầu hết thông tin đối tượng App cung cấp liên quan đến phiên bản đã được thay thế bởi thuộc tính Assembly Thông tin về phiên bản được đặt trong hộp thoại Project Properties Một trong những đặc điểm nổi bật của App là khả năng định nghĩa một chuỗi tiêu đề bất cứ nơi nào trong ứng dụng

b Đối tượng Screen :

Trong phiên bản cũ của VB , đối tượng Screen cung cấp những thông tin toàn cục về ứng dụng và trong một vài trường hợp nó cho phép bạn thiết lập những thuộc tính toàn cục tác động lên màn hình Trong VB.NET không có đối tượng tương đương ; tuy nhiên hầu hết các chức năng của Screen có thể được thay thế bằng cách sử dụng các đặc điểm trong NET Framework Bảng sau là danh sách các thuộc tính của đối tượng Screen trong phiên bảng VB cũ được thay thế bằng những đối tượng mới trong VB.NET

ActiveControl System.Windows.Forms.Application.ActiveForm.ActiveControl ActiveForm System.Windows.Forms.Application.ActiveForm

Trang 37

c Đối tượng Clipboard :

Clipboard cung cấp cho người sử dụng chức năng sao chép và dán chuẩn của Windows Khi đang tạo thủ tục copy và paste , bạn phải nhận ra kiểu dữ liệu mà bạn đang copy , bởi vì Windows Clipboard sử dụng văn bản và hình ảnh theo cách khác nhau

2 ARRAY :

Một Array là một danh sách các biến được truy xuất bằng cách sử dụng tên biến giống nhau và một giá trị chỉ rõ gọi là chỉ số Với mảng Array , bạn có thể lưu trữ nhiều biến cố của dữ liệu Mã ứng dụng có thể truy cập các phần tử mảng như một biến thông thường Sự khác nhau là giá trị chỉ số của mảng được dùng để xác định thành phần Array cần truy cập Một hạn chế của mảng là tất cả các phần tử phải chứa dữ liệu có cùng kiểu Hạn chế khác là bạn phải định nghĩa mảng với số phần tử cố định trước khi bạn có thể truy cập nó

3 Các kiểu dữ liệu số thường dùng :

.NET Framework thực thi nhiều kiểu dữ liệu số VB.NET liên kết các kiểu dữ liệu NET theo các từ khóa , tương tự như các phiên bản cũ Sự tương đương giữa VB.NET và các phiên bản VB cũ giúp bạn nhanh chóng nắm bắt các tính năng mới trong VB.NET Bảng dưới đây liệt kê các kiểu số khả dụng và các class NET liên quan

Nếu đã sử dụng các phiên bản VB cũ , bạn sẽ thấy các thay đổi về kiểu dữ liệu số trong VB.NET Các thay đổi này nhằm bảo đảm tính tương thích với các ngôn ngữ NET khác và dựa trên tiêu chuẩn thực thi trong CLR Chẳng

hạn như kiểu Decimal là 16 byte , thay vì 14 byte trong VB cũ ; Double và Single không thay đổi

Các kiểu Integer hoàn toàn thay đổi , Integer thay cho Long trong VB cũ , hiện tại là 4 byte , còn Long trong VB.NET là 8 byte , hỗ trợ các con số nguyên 64 bit Kiểu Short thay cho Integer trong VB cũ , 2 byte , còn kiểu Byte không thay

đổi

Kiểu dữ liệu Kết cấu kiểu CLR Dung lượng byte

Trang 38

4 Sử dụng các chuổi :

Kiểu giá trị String thực thi theo class , thay vì theo kết cấu như các kiểu dữ liệu số String có kích cỡ thay đổi tùy theo nền thực thi Sự khác biệt chủ yếu về String giữa các phiên bảng VB cũ và VB.NET là String không thể khai báo với chiều dài xác định Khi giá trị được gán cho String , chiều dài giá trị sẽ xác định chiều dài String

Do các chuỗi được NET Framework thực thi , chúng có các đặc tính nội khác

với các phiên bản VB cũ Instance của String không thể chỉnh sửa sau khi

instance đó được tạo ra ; khi bạn chỉnh sửa giá trị , sẽ xuất hiện instance mới để biểu thị sự chỉnh sửa đó

5 Kiểu dữ liệu DOUBLE :

Trong VB 6.0 , thảo chương viên hay dùng kiểu dữ liệu ngày (date) Ở cấp độ bên dưới , VB 6.0 chuyển đổi và lưu ngày theo kiểu Double VB.NET thì khác , nó dùng kiểu dữ liệu Date để lưu dữ liệu ngày

Trình Upgrade Winzard có khó khăn khi xác định nội dung của một biến Double Xét đoạn mã sau :

Dim dpDate as Double

DpDate = opRecordset (“CancellationDate”)

Upgrade Winzard không thể xác định field CancellationDate thực sự là kiểu dữ liệu Date và đổi mã thích hợp Thay vì vậy , trình Winzard ghi nhận các trường hợp dùng kiểu Double và khuyến cáo nếu bạn dùng để lưu dữ liệu ngày thì

phải đổi kiểu dữ liệu thành Date

6 Làm việc với DATE :

Kiểu dữ liệu Date trong VB.NET sử dụng kết cấu DateTime , có thể biểu thị các giá trị ngày tháng và thời gian từ 12:00:00AM , 1/1/0001 đến 11:59:59PM , 31/12/9999 Các giá trị chính xác đến ns Kết cấu DateTime có thể dễ dàng xử lý các số này do số được lưu theo giá trị 64bit

Các tính toán với biến Date được thực hiện trực tiếp , chúng được coi là giá trị Integer Do đó , phép trừ hai biến Date sẽ là hiệu thời gian (tính theo ns) giữa hai ngày liên tiếp Do các giá trị thời gian tính theo ns không sử dụng được nếu không chuyển đổi , kết cấu DateTime thực thi các phương pháp khác nhau để cộng và trừ giá trị Date Kết quả được trả về theo kết cấu TimeSpan , có các phương pháp để diễn dịch kết quả theo dạng thông dụng

7 Sử dụng các giá trị BOOLEAN :

Nếu đã sử dụng các phiên bản VB cũ , kiểu dữ liệu Boolean là hoàn toàn quen thuộc đối với bạn , kiểu này không đổi trong VB.NET , khác biệt duy nhất là được cung cấp theo kiểu dữ liệu System.Boolean

Trang 39

Kiểu dữ liệu Boolean chỉ trả về một trong hai trạng thái đúng/sai , có/không,

… Các kiểu Boolean được lưu theo số 2 byte , chỉ có giá trị True hoặc False Khi các giá trị Boolean được chuyển sang các kiểu dữ liệu khác , False bằng 0 và True bằng 1 Khi các kiểu dữ liệu khác được chuyển sang Boolen , số 0 sẽ là False và các giá trị khác 0 sẽ là True

8 Tạo STRUCTURE :

Trong VB.NET , các structure (kết cấu) tương tự các class , do chúng liên hệ một hoặc nhiều thành viên với các thành viên khác , có thể chứa dữ liệu thành viên , tính chất , phương pháp , và các biến cố Các structure hoạt động khác với class , các khác biệt chính gồm :

+ Các kết cấu có tính thừa kế

+ Các kết cấu có thể được rút ra từ System.ValueType

+ Biến của biến kết cấu chứa bản sao dữ liệu một cách trực tiếp

+ Các kết cấu thường không kết thúc CLR không gọi phương pháp Finally cho kết cấu

+ Các kết cấu đòi hỏi tham số khi chúng có các constructor riêng Tuy nhiên , mọi kết cấu đều có constructor New( ) kiểu public không có các tham số , khởi động các thành viên theo giá trị mặc định

+ Các khai báo về thành viên dữ liệu của kết cấu không có phần khởi động + Sự truy cập mặc định đối với các thành viên được khai báo theo câu lệnh Dim là public

+ Các thành viên không được phép khai báo theo Protected trong kết cấu + Sự kiểm tra về tính bằng nhau phải thực hiện theo sự so sánh thành viên – thành viên

+ Các kết cấu không được phép có phương pháp trừu tượng

Structure rất hữu dụng trong định nghĩa các kiểu giá trị mới bao gói nhóm các biến Các ưu điểm khi sử dụng Structure thay vì class theo kiểu giá trị là structure không cố định và từng instance của structure đều có bản sao dữ liệu riêng

Nếu bạn thiết kế kiểu dữ liệu mới , biểu thị phần tử dữ liệu mới và không cần mở rộng thông qua inheritance , bạn nên dùng structure

9 Làm việc với ENUMERATION :

Enumeration và các kiểu thừa kế từ System.Enum biểu thị tập hợp các giá trị Kiểu gốc của Enumeration là giá trị nguyên và có thể chuyên biệt theo Byte , Short , Integer hoặc Long Theo mặc định , Enumeration được định nghĩa theo Integer

Trang 40

Bạn khai báo Enumeration bằng cách dùng từ khóa Enum , tiếp theo là tên và kiểu Nếu không chuyên biệt kiểu , Enumeration sẽ có kiểu Integer theo mặc định

Sử dụng Enumeration hoàn toàn tương tự các kiểu biến khác Mọi giá trị Enumeration đều phải đứng sau Enumeration tương ứng

Bạn có thể định nghĩa Enumeration như một phần của module , class hoặc structure Nếu Enum là một phần của class hoặc structure , bạn phải đặt sau class hoặc structure đó Bạn có thể hiển thị giá trị của enum theo tên hoặc theo giá trị nguyên

IV THỦ TỤC , HÀM VÀ BIỂU THỨC LOGIC :

1 Tìm hiểu về biến :

1.1 Định nghĩa biến :

Những biến khai báo nói chung được dùng để lưu trữ dữ liệu tạm thời khi thực hiện quá trình tính toán trong ứng dụng Ngoài biến , bạn cũng có thể khai báo dữ liệu cho ứng dụng của bạn như một hằng số Hằng số là các giá trị không thay đổi trong suốt ứng dụng

1.2 Phạm vi biến :

Phạm vi của biến được xác định đoạn mã nào của ứng dụng có thể truy cập biến đó Khi bạn khai báo một biến trong thủ tục , chỉ những đoạn mã trong thủ tục đó mới có thể truy cập hoặc sửa dữ liệu được lưu trữ trong biến Biến được xem là phạm vi cục bộ trong thủ tục đó

+ Private Biến chỉ có thể truy cập đối với đoạn mã trong thủ tục khi nó được khai báo (nghĩa là , bất cứ biến nào định nghĩa bằng Private trong một lớp thì có thể truy cập tới tất cả các hàm hoặc thủ tục con trong lớp đó )

+ Public Biến được sử dụng bởi bất kỳ thủ tục nào trong module mà nó được khai báo ( nghĩa là bất cứ biến nào định nghĩa bằng Public thì sẽ được sử dụng và có thể truy cập bên ngoài của lớp )

Bạn nên dùng biến Public trong các tình huống sau :

+ Khi bạn phải truy cập thông tin từ bất cứ nơi nào trong ứng dụng (như thông tin về màu , về Font chữ )

+ Khi bạn tạo những hằng số được dùng trong ứng dụng (những hằng không khai báo là Private )

+ Cho phép truy cập tới một không gian làm việc dữ liệu mà không phải mở nhiều kết nối đến cơ sở dữ liệu

+ Khi bạn phải truy cập các hàm Window API trong ứng dụng

2 Chuyển thông tin :

Ngày đăng: 25/12/2014, 19:43

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w