1. Trang chủ
  2. » Cao đẳng - Đại học

BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM MÔN KINH TẾ VI MÔ

27 3,2K 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 27
Dung lượng 339,76 KB

Nội dung

Khi thu nhập của mọi người tăng lên thì họ có nhiều tiền hơn và họ chi tiêu như thế nào, số tiền chi tiêu hàng hóa X có tăng lên hay không và tăng lên như thế nào.. Số lượng hàng hóa X đ

Trang 1

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM 1

CÂU

1 Chọn một định nghĩa tốt nhất trong các định nghĩa sau đây về đường cầu của hàng hóa X:

A Bao nhiêu hàng hóa X sẽ được mọi người mua ở mức giá cân bằng

B Khi thu nhập của mọi người tăng lên thì họ có nhiều tiền hơn và họ chi tiêu như thế nào, số tiền chi tiêu hàng hóa X có tăng lên hay không và tăng lên như thế nào

C Số tiền để mua hàng hóa X sẽ thay đổi như thế nào khi giá cả của nó thay đổi

D Số lượng hàng hóa X được mọi người mua trong từng thời kỳ, theo mỗi mức giá, khi các nhân tố khác tác động đến cầu (như thu nhập, sở thích ) giữ nguyên không đổi

E Số lượng hàng hóa X được cung cấp trong từng thời kỳ, theo mỗi mức giá, khi nhân tố khác tác động đến lượng bán được giữ nguyên không thay đổi

D

2 Công ty vàng bạc đá quí Việt nam tuyên bố rằng họ sẽ mua bất cứ khối lượng vàng nào của các mỏ

vàng trong nước với giá 460.000đ/chỉ Trong H.1 sau đây, đồ thị nào minh họa tình huống về cầu

như vậy (P là giá và Q là sản lượng) (H.1)

3 Một bệnh nhân phải mua một lượng thuốc nhất định không mua quá số lượng này, và nếu cần người

này sẽ trả bất cứ giá nào (nếu được) Trong 4 đồ thị của H.1, đồ thị nào miêu tả được tình hình trên

Trang 2

4 Với bất cứ một mức giá nào cho trước, những người sản xuất hàng hóa X sẵn sàng cung cấp một

khối lượng nào đó hàng hóa này Nếu họ muốn cung cấp một khối lượng lớn thì họ buộc phải đưa ra

một mức giá cao hơn Đồ thị nào ở H.1 có thể mô tả được tình huống này?

6 Nếu đường cầu hàng hóa X dịch chuyển toàn bộ vị trí sang trái (hoặc xuống dưới), thì một cách giải

thích hợp lý đối với sự dịch chuyển này là:

A Vì một lý do nào đó mà lượng cung hàng hóa X giảm xuống

B Mức giá hàng hóa X tăng lên làm cho người tiêu dùng quyết định mua ít hàng này hơn so với trước

C Thị hiếu của người tiêu dùng thay đổi theo hướng họ thích hàng hóa này hơn so với trước tại mọi mức giá

D Giá của hàng hóa X giảm xuống làm cho mọi người quyết định mua nhiều hàng này hơn so với trước

E Vì một lý do khác không nằm trong các lý do nêu trên

D

7 Một trong 5 sự kiện mô tả dưới đây không làm dịch chuyển đường cầu về thịt bò, đó là sự kiện nào?

A Sự tăng lên của giá cả một hàng hóa mà người tiêu dùng coi là hàng thay thế đồi với thịt bò

B Giá thịt bò giảm xuống

C Thu nhập bằng tiền của người tiêu dùng thịt bò tăng lên

D Một chiến dịch quảng cáo rộng rãi do những người sản xuất sản phẩm cạnh tranh với thịt bò (ví

dụ thịt lợn) tiến hành

E Một sự thay đổi sở thích của người tiêu dùng đối với thịt bò

B

8 Chi phí về vật liệu cần thiết để sản xuất hàng hóa X tăng lên sẽ làm cho:

A Đường cầu chuyển động lên phía trên (hoặc sang phải)

B Đường cung chuyển động lên phía trên (hoặc sang trái)

C Cả đường cung và đường cầu đều chuyển động lên phía trên

D Đường cung chuyển động xuống dưới (hoặc sang phải)

E Không gây ra chuyển động nào như trên cả - Không có lý do giải thích sự thay đổi này làm cho các đường trên dịch chuyển

B

9 Mức cung thịt bò bị giảm mạnh do hạn hán và người tiêu dùng chuyển sang mua thịt lợn là hàng

thay thế của thịt bò Trên thị trường thịt bò có thể mô tả điểu này theo cung và cầu như sau:

A Một sự dịch chuyển sang trái (hoặc xuống dưới) của đường cung

B Một sự dịch chuyển sang trái (hoặc lên trên) của đường cung

C Một sự dịch chuyển sang phải (hoặc lên trên) của đường cầu

D Một sự dịch chuyển sang trái (hoặc xuống dưới) của đường cung

E Đường cầu dịch chuyển sang trái (hoặc xuống dưới) và đường cung dịch chuyển sang trái (hoặc lên trên)

E

Trang 3

10 Nếu xét thị trường thịt lợn thì câu trả lời nào trong các câu hỏi của bài 9 sẽ đúng với cùng sự kiện đó

11 Nếu mức giá cả một hàng hóa nào đó là a đồng (trên thị trường cạnh tranh) và nếu tại mức giá này,

người mua muốn mua 4000 đơn vị hàng tuần và người bán muốn bán 5000 đơn vị hàng tuần thì:

A Giá cả sẽ có xu hướng giảm xuống dưới mức a đồng và người cung sẽ có xu hướng cung ít hơn

12 Các đường cung bình thường đều có độ dốc dương nghĩa là chúng đi theo hướng Tây Nam - Đông

Bắc, ý nghĩa của đường này là:

A Bất kỳ sự tăng lên của chi phí sản xuất sẽ làm cho giá cả cao lên

B Giá cả càng cao thì số lượng mà người tiêu dùng sẵn sàng mua sẽ càng lớn

C Giá cả càng cao thì số lượng mà người cung cấp muốn bán sẽ càng lớn

D Số lượng mà người cung cầp cần bán càng lớn thì mức giá mà họ sẽ phải định ra để bán nó sẽ càng thấp

E Không có điều nào nêu trên là đúng

C

13 Điều nào sau đây sẽ là không chính xác, giả sử đường cong cung có độ dốc đi lên

A Nếu đường cung dịch chuyển sang trái còn đường cầu vẫn giữ nguyên, giá cân bằng sẽ tăng lên

B Nếu đường cầu dịch chuyển sang trái và cung tăng, giá cân bằng sẽ tăng

C Nếu đường cung dịch chuyển sang phải và đưòng cầu dịch chuyển sang trái, giá cân bằng sẽ giảm

D Nếu đường cầu dịch chuyển sang phải và đường cung dịch chuyển sang trái, giá sẽ tăng

E Nếu đường cung dịch chuyển sang phải còn cầu không đổi, giá cân bằng sẽ giảm

B

14 Việc thay đổi cung của mỗi hàng hóa gây ra do:

A Thay đổi mức cầu về hàng hóa

B Thay đổi sự ưa thích của người tiêu dùng

C Thay đổi công nghệ mà ảnh hưởng đến chi phí sản xuất

D Có thêm những người tiêu dùng mới đi vào thị trường

E Không một điểm nào trên đây là đúng

C

15 Lượng hàng hóa mà người tiêu dùng mua không phải phụ thuộc vào:

A Giá cả hàng hóa

B Khẩu vị của người tiêu dùng

C Giá cả hàng hóa liên quan

D Thu nhập của người tiêu dùng

E Không điều nào trên đây là đúng

E

16 Hạn hán có lẽ sẽ:

A Gây ra cho người cung lúa chuyển động dọc theo đương cung đến một chổ ứng với mức giá cao hơn

B Gây ra cầu về lúa lớn hơn, sinh ra giá cao hơn

C Gây ra người tiêu dùng giảm cầu về lúa

D Làm cho đường cung về lúa dịch chuyển lên trên sang trái

E Làm thấp giá hàng hóa thay thế cho lúa

D

Trang 4

17 Nếu đường cầu có thể viết dưới dạng: P = 100 - 4Q và đường cung có thể viết dưới dạng P = 40 +

2Q, thì giá và lượng cân bằng sẽ là:

18 Nếu vì một lý do nào đó mà đường cung dịch chuyển và có dạng: P = 80 + 2Q, hỏi điều nào trong 5

điều trong câu trên là đúng?

19 Có thể mô tả một doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo bằng tất cả những đặc điểm sau đây Tuy nhiên

có một số đặc điểm không đúng đó là đặc điểm nào?

A Doanh nghiệp có thể tác động đến giá cả sản phẩm của nó

B Doanh nghiệp này sản xuất ở mức sản lượng mà chi phí cận biên bằng với giá cả thị trường

C Doanh nghiệp có bán được tất cả số lượng mà nó muốn bán theo giá thị trường

D Doanh nghiệp này sản xuất ra một sản lượng dương trong thời hạn ngắn nếu có khả năng bù đắp được chi phí biến đổi

E Doanh nghiệp này có một đường cầu nằm ngang

A

20 Nếu một doanh nghiệp phải bán sản phẩm của mình theo giá cả thị trường bất kể giá này là bao

nhiêu và nếu doanh nghiệp này muốn kiếm càng nhiều lợi nhuận càng tốt thì nó phải:

A Cố gắng sản xuất và bán được một mức sản lượng có chi phí cận biên tăng lên cho đến khi bằng mức giá

B Cố gắng bán toàn bộ mức sản lượng mà nó có thể sản xuất ra

C Cố gắng sản xuất và bán được mức sản lượng có chi phí cận biên đạt mức thấp nhất có thể được

D Không bao giờ để cho chi phí cận biên bằng với mức giá vì tại điểm này lợi nhuận bằng không

E Giữ cho chi phí cận biên ở trên mức giá

A

21 Điểm hòa vốn đối với một doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo sẽ xuất hiện ở nơi mà mức giá bằng:

A Điểm tối thiểu của đường AVC

B Điểm tối thiểu của đường AC

C Điểm tối thiểu của đường MC

D Điểm tối thiểu của đường AFC

E Không có câu nào đúng

B

Trang 5

22 Đồ thị nào trong hình dưới đây mô tả một cách chính xác nhất mức sản lượng (q) mà người cung cấp

riêng lẻ trong một ngành cạnh tranh hoàn hảo sẽ tạo ra

Trang 6

24 Hãy xét trong hình sau đây và cho biết nhận định nào trong số các nhận định sau đây là đúng?

C Hoàn toàn nằng ngang

D Có những đặc điểm tùy thuộc vào từng doanh nghiệp

E Dốc lên

C

Các câu sau liên quan đến hình cho ở dưới đây:

Hình dưới đây biểu diễn chi phí biên, chi phí trung bình và doanh thu trung bình đối với một doanh nghiệp hoạt động trong cạnh tranh hoàn hảo Doanh nghiệp muốn cực đại lợi nhuận

Trang 7

26 Doanh nghiệp sẽ hoạt động ở mức sản lượng:

33 Cạnh tranh hoàn hảo khác với cạnh tranh độc quyền ở chổ:

A Nó không đạt được lợi nhuận tối đa tại điểm có doanh thu cận biên bằng chi phí cận biên

B Đường cầu của ngành cạnh tranh hoàn hảo không bao giờ dốc xuống

C Cạnh tranh hoàn hảo không hề có những tác động bên ngoài

D Các doanh nghiệp trong cạnh tranh hoàn hảo không thể tác động đến mức giá

E Không có nhận định nào trên đây phảm ánh được chính xác sự khác nhau giữa cạnh tranh hoàn hảo và cạnh tranh độc quyền

D

Trang 8

34 Điểm nào trong hình vẽ dưới đây được sử dụng để xác định lượng sản xuất và giá cả của nhà độc

35 Cạnh tranh không hoàn hảo có thể gây ra kết quả nào sau đây?

A Sản lượng thấp hơn so với cạnh tranh hoàn hảo

B Mức giá cao hơn cạnh tranh hoàn hảo

C Hiệu quả kinh tế cao hơn so với cạnh tranh hoàn hảo

D Kinh tế theo qui mô

E Tất cả các yếu tố nêu trên

E

36 Độc quyền có đặc điểm là:

A Giá cả sản phẩm và lượng sản xuất giống như trong cạnh tranh hoàn hảo

B Giá cả và lượng sản xuất là cao hơn so với cạnh tranh hoàn hảo

C Giá cả sản phẩm thì cao hơn còn lượng sản xuất thì thấp hơn so với cạnh tranh hoàn hảo

D Giá cả sản phẩm và lượng sản xuất thấp hơn so với cạnh tranh hoàn hảo

C

37 Độc quyền một người tồn tại khi nào?

A Bất cứ khi nào chỉ có một người bán một sản phẩm đặc biệt

B Bất cứ khi nào người bán có thể điều khiển một chút về giá cả hàng hóa mà nó bán

C Bất cứ khi nào mà lợi nhuận do người bán thu được cao hơn lợi tức mà anh ta thu được nếu anh ta đem số tiền đó gửi vào ngân hàng

D Bất cứ khi nào người bán có thể điều khiển và duy trì vị trí của mình thông qua quảng cáo

E Không có câu nào đúng

A

38 Đẳng thức nào trong các đẳng thức sau đây chỉ ra sự tối đa hóa lợi ích của người tiêu dùng đối với 2

hàng hóa chỉ khối lượng Q1 và Q2

A MU1 = MU2 (MUi là lợi ích cận biên hàng hóa i)

B MU1/Q1 = MU2/Q2

C MU1/P1 = MU2/P2

D P1 = P2

E Không một điều nào là đúng

(Trong đó Pi là giá hàng hóa i)

C

39 Ý nghĩa của vị trí cân bằng trong hành vi của người tiêu dùng có thể được diễn tả như sau:

A Là một vị trí mà tại đó, với những mức giá hiện có cho trước, người tiêu dùng sẽ cần phải có một mức thu nhập lớn hơn để đạt được một mức thỏa mãn cao hơn

B Là vị trí mà người tiêu dùng muốn đạt tới chỉ khi nào họ có đủ thu nhập bổ sung

C Là vị trí mà người tiêu dùng trên thực tế luôn ở đó

D Là vị trí mà tại đó người tiêu dùng không muốn có thêm bất kỳ lượng hàng hóa nào mà hiện họ đang mua

Trang 9

40 Khi “vị trí cân bằng” của người tiêu dùng đã đạt được, với lợi ích được đo theo thước đo cá nhân của

41 Người ta nói tiêu dùng ở vị trí cân bằng trong việc lựa chọn giữa hai hàng hóa A và B khi:

A Việc mua hàng hóa A cho cùng sự thỏa mãn như khi mua hàng hóa B

B Việc mua cuối cùng hàng hóa A cho sự thỏa mãn giống như khi mua cuối cùng của hàng hóa B

C Mỗi một đồng tiêu cho việc mua hàng hóa A cho cùng một sự thoả mãn như mỗi đồng tiền dành cho việc mua hàng hóa B

D Đồng tiền cuối cùng dành cho mua hàng hóa A cho tăng thêm cùng một sự thỏa mãn như là đồng tiền cuối cùng dành cho hàng hóa B

E Đồng tiền cuối cùng dành mua hàng hóa A và B không làm tăng thêm sự thỏa mãn

D

42 Giả sử người tiêu dùng dự kiến một ngân sách cố định để mua hàng hóa nào đó Dù có sự biến động

của giá cả, người tiêu dùng cũng chỉ chi có số tiền đó Nhu cầu của người tiêu dùng là:

43 Hệ số co dãn theo giá của cầu bằng:

A Mức giảm của giá chia cho mức tăng của số lượng,

B Tỷ lệ phầm trăm thay đổi của thu nhập chia cho tỷ lệ phần trăm giảm của giá

C Tỷ lệ phầm trăm thay đổi của thu nhập chia cho tỷ lệ phần trăm tăng lên của lượng cầu

D Tỷ lệ phầm trăm thay đổi của số lượng cầu chia cho tỷ lệ phần trăm thay đổi của giá

E Không có câu nào đúng

D

44 Nếu mức giá giảm đi 10% làm cho số tiền mọi người chi ra để mua hàng hóa này tăng lên 5%, thì

trong phạm vi này của đường cầu, cầu (đối với giá cả) là:

A Co giãn

B Co giãn đơn vị

C Không co giãn ( mặc dầu không phải là hoàn toàn không co giãn)

D Hoàn toàn không co giãn

E Có thể là bất kỳ khả năng nào nêu trên vì thông tin đưa ra không đủ để xác định độ co giãn

A

45 Nếu giá giảm đi 10% làm cho số lượng hàng hóa được mọi người mua tăng lên 5% thì câu trả lời nào

trong câu hỏi trên là đúng?

Trang 10

46 Nếu một đường cầu được mô tả là co giãn đối với giá cả thì ý nghĩa chính xác của điều này là: Bất

kỳ một sự tăng giá nào cũng sẽ dẫn đến:

A Một số lượng được mọi người mua tăng lên

B Số lượng được mọi người mua giảm xuống

C Tổng chi tiêu của người mua tăng lên

D Tổng chi tiêu của người mua giảm xuống

E Đường cầu dịch chuyển đến vị trí mới

D

47 Hàng hóa cấp thấp là hàng hóa:

A Những người tiêu dùng sẽ không mua, trừ khi có giá rất thấp

B Số lượng mua hàng hóa đó sẽ giảm nếu như giá cả của nó giảm

C Giá trị sử dụng cận biên của hàng hóa đó bằng 0 hoặc âm

D Số lượng được mua của hàng hóa đó sẽ giảm nếu như thu nhập của người tiêu dùng tăng lên

E Không có điều nào trên đây là đúng

D

48 Đường cầu của người tiêu dùng về bất kỳ một loại hàng hóa cho trước nào cũng hầu như chuyển

dịch sang phải (hoặc lên trên) khi có:

A Sự gia tăng của hàng hóa thay thế, hoặc sự giảm giá của hàng hóa bổ sung

B Sự tăng giá của hàng hóa thay thế hoặc bổ sung

C Sự giảm giá của hàng hóa thay thế hoặc sự tăng giá của hàng hóa bổ sung

D sự giảm giá của hàng hóa thay thế hoặc bổ sung

E Không có câu nào đúng

A

49 Một người tiêu dùng tăng dần số lượng hàng hóa X được tiêu dùng cho tới lúc đạt tới mức “thỏa

mãn” về hàng hóa này Trong suốt quá trình tăng này thì:

A Tổng lợi ích thu được từ X luôn không đổi, trong khi lợi ích cận biên giảm dần

B Cả tổng lợi ích và lợi ích cận biên đều không đổi cho tới khi đạt tới mức thỏa mãn

C Tổng lợi ích luôn luôn tăng trong khi đó lợi ích cận biên giảm dần

D Tổng lợi ích có thể giảm, nhưng khi đó lợi ích cận biên sẽ tăng

E Cả tổng lợi ích lẫn lợi ích cận biên đều có thể giảm

C

50 Giá của hàng hóa X là 1,5 đvt và giá của Y là 1 đvt Nếu một người tiêu dùng cho rằng lợi ích cận

biên của Y là 30 đơn vị và ở vào vị trí cân bằng xét theo lượng Y và X, khi đó họ cần có lợi ích cận biên của X là:

51 Người tiêu dùng có 20.000 đ để chi tiêu khi họ muốn dùng hàng hóa A và B Giá cả, số lượng mà

người tiêu dùng hiện mua cũng như đánh giá của họ về lợi ích do các hàng hóa này mang lại như sau:

Để đạt được sự thỏa mãn cao nhất thì người tiêu dùng cần:

A Mua ít A, mua nhiều B

B Mua A như cũ, mua B nhiều hơn

C Mua A nhiều hơn, mua B ít hơn

D Mua A nhiều hơn, mua B như cũ

E Giữ nguyên vị trí hiện tại của người tiêu dùng do vị trí đó là một vị trí tốt nhất mà người tiêu dùng nhận được

E

Trang 11

52 Dãy các đường cầu sau đây sắp xếp theo độ lớn của hệ số co giãn từ lớn đến bé ở điểm chung:

55 Nếu giá là 10 nghìn đồng thì lượng mua sẽ là 5.400 đơn vị hàng hóa/1ngày Nếu giá là 15.000đ thì

lượng mua sẽ là 4600/1đơn vị/một ngày, thì hệ số co giãn của cầu sẽ xấp xỉ bằng:

Trang 12

56 Chi phí cận biên là:

A Tổng chi phí chia cho số đơn vị được sản xuất ra

B Chi phí bất biến chia cho số đơn vị được sản xuất ra

C Chi phí bất biến phụ thêm khi sản xuất thêm một đơn vị sản lượng

D Chi phí trung bình phụ thêm khi sản xuất thêm một đơn vị sản lượng

E Tổng chi phí phụ thêm khi sản xuất thêm một đơn vị sản lượng

E

57 Nếu tổng chi phí của việc sản xuất 10 đvsp là 100 đvtt, và chi phí cận biên của đơn vị thứ 11 là 21

đvtt thì trong các điều dưới đây, điều nào đúng?

A Tổng chi phí biến đổi của 11 đv là 12 đvtt

B MC = AVC AVC: Chi phí biến đổi trung bình

C MC = AC AC: Chi phí trung bình

D P = AVC

C

59 Nếu chi phí cận biên nằm ở phía trên chi phí biến đổi trung bình thì khi sản lượng tăng lên thì điều

nào dưới đây là đúng:

A Tổng chi phí trung bình phải giảm xuống

B Chi phí cố định trung bình phải tăng

C Chi phí biến đổi trung bình phải giảm xuống

D Chi phí biến đổi trung bình phải tăng lên

E Không có điều nào trên đây là đúng

61 Nếu 25 đơn vị của một hàng hóa được sản xuất ra với chi phí cố định là 50 nghìn đồng, thì chi phí

biến đổi trung bình của việc sản xuất hàng hóa này là:

A Thu thập được số liệu về chi phí nhưng không thu thập được số liệu về sản xuất

B Thu thập được số liệu về chi phí sản xuất và số liệu về sản xuất

C Thay đổi được sản lượng nhưng không thay đổi được công suất của nhà máy

D Thay đổi được sản lượng và công suất của nhà máy

E Thay đổi được công suất của nhà máy nhưng không thay đổi được sản lượng

C

Trang 13

63 Chi phí rõ ràng (minh nhiên) khác với chi phí không rõ ràng (tiềm ẩn) là ở chổ chi phí rõ ràng là:

A Chi phí cơ hội còn chi phí không rõ ràng là khoản thanh toán về tiền công và tiền lãi

B Khoản thanh toán về tiền công và tiền lãi còn chi phí không rõ ràng là chi phí cơ hội

C Khoản thanh toán thực tế đối với các nhân tố sản xuất còn chi phí không rõ ràng là chi phí cơ hội

D Những khoản thanh toán thực tế còn chi phí không rõ ràng là những tác động bên ngoài

E Chỉ có thể thực hiện bằng những đường cong chi phí ngắn hạn, còn chi phí không rõ ràng chỉ có thể được thể hiện bằng những đường cong chi phí dài hạn

C

64 Sự di chuyển dọc theo đường cong chi phí trung bình dài hạn sẽ kết hợp tất cả những thay đổi có thể

có về:

A Công nghệ

B Chi phí đầu vào

C Qui mô nhà máy

B Chi phí cơ hội

C Các thị trường đối với đầu ra

D Chi phí cố định

E Tất cả những yếu tố trên

C

Ngày đăng: 23/12/2014, 14:11

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w