1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Dự án sản xuất nông nghiệp và thu mua nông sản Thiết lập dự án đầu tư

52 1,4K 21

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 52
Dung lượng 1,39 MB

Nội dung

Dự án sản xuất nông nghiệp và thu mua nông sản được tiến hành nhằm đạt được những mục tiêu sau: Ngoài thu mua các loại nông sản dự án còn mở rộng hoạt động sản xuất bao gồm chăn nuôi, trồng trọt nhằm chủ động nguồn nguyên liệu đầu vào kể cả số lượng và chất lượng. Phát triển công nghệ bảo quản với kỹ thuật cao hơn; Đảm bảo cung ứng đầy đủ cho thị trường trong và ngoài nước; Bên cạnh những mục tiêu kinh tế có lợi cho chính chủ đầu tư, chúng tôi còn mong muốn rằng dự án này sẽ mang lại hiệu quả xã hội to lớn. Ngoài việc góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địa phương theo hướng phát triển công nghệ cao, dự án sẽ phần nào giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người nông dân, từng bước xây dựng và cải tạo môi trường sống trong cộng đồng dân cư. Đặc biệt chúng tôi hy vọng rằng, những sản phẩm, đặc sản nuôi trồng từ chính đất và nước, từ bàn tay lao động của người dân miệt vườn sông nước Cửu Long sẽ ra khắp Việt Nam và được thị trường trong nước đón nhận.

Trang 2

-   

Trang 3

I.2 Mô tả sơ bộ dự án 5

III.1 Điều kiện tự nhiên 11

III.1.2 Địa hình 11

III.1.3 Khí hậu 11

Khí hậu khu vực dự án nằm trong vùng nhiệt đới có khí hậu ôn hòa, nhiệt độ trung bình từ 26 – 27oC, độ ẩm trung bình từ 80 – 85%/năm, ít bị ảnh hưởng bởi bão, lũ; Mùa mưa từ tháng 05 – tháng 11, mùa khô từ tháng 12 – tháng 04 năm sau, lượng mưa trung bình từ 1,400 – 1,600 mm có điều kiện tốt cho sản xuất nông nghiệp và đầu tư kinh doanh 11

III.2 Kinh tế huyện Cầu Kè 12

III.3 Nhân lực 14

Theo số liệu thống kê, toàn huyện Cầu Kè hiện có 125,969 người, khu thị trấn Cầu Kè có 6,597 người chiếm 5.7% dân số toàn huyện Dân tộc thiểu số 38,965 người 30.93% 14

Tỷ lệ sinh 1.39% 14

Số hộ gia đình: 1,457 hộ, bình quân mỗi hộ là 4 - 5 người 14

Mật độ dân số trung bình của thị trấn là 2,303 người/km2 Dân cư tập trung đông đúc tại khu trung tâm thị trấn và dọc theo Quốc lộ 54 từ cầu Ban Trang đến trường cấp 2 Lao động chủ yếu là sản xuất nông lâm nghiệp 14

Tính đến thời điểm năm 2011, có 78,367 người trong độ tuổi lao động, chiếm 62.21% dân số của huyện Hàng năm có thêm khoảng 1.500 lao động Đây là nguồn lao động dồi dào của huyện 14

III.4 Hiện trạng khu đất xây dựng dự án 15

III.4.1 Hiện trạng sử dụng đất 15

Giai đoạn này dự án đầu tư thêm diện tích đất là 153,000 m2 Khu đất này là đất thiên thời, địa lợi nhân hoà sử dụng vào mục đích đất thổ cư và đất vườn trồng cây ăn quả Mặt bằng đất nền thấp, nhiều ao hồ cần phải san lắp trước khi xây dựng 15

III.4.2 Đường giao thông 15

Khu đất xây dựng nằm gần quốc lộ 54 và sông Hậu và sông Cầu Kè nên rất thuận lợi trong giao thông đường thuỷ và đường bộ 15

III.5 Nhận xét chung 15

CHƯƠNG V: QUY MÔ VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN 18

V.1 Phạm vi hoạt động 18

V.3 Giải pháp thiết kế 19

V.3.2 Các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật 19

V.3.3 Giải pháp kỹ thuật 19

CHƯƠNG VI: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG 21

VI.1 Đánh giá tác động môi trường 21

VI.1.1 Giới thiệu chung 21

VI.1.2 Các quy định và các hướng dẫn về môi trường 21

VII.1 Cơ sở lập tổng mức đầu tư 29

VII.2 Nội dung tổng mức đầu tư 29

CHƯƠNG VIII: VỐN ĐẦU TƯ CỦA DỰ ÁN 32

Trang 4

IX.3 Doanh thu từ dự án 41

IX.4 Các chỉ tiêu kinh tế của dự án 48

IX.5 Đánh giá ảnh hưởng kinh tế - xã hội 51

CHƯƠNG X: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 52

X.1 Kết luận 52

X.2 Kiến nghị 52

Trang 5

 Chủ đầu tư : Doanh nghiệp tư nhân Huy Hùng Vĩnh Long

 Giấy phép ĐKKD :

 Địa chỉ :14/4 ấp Tân Hưng, xã Tân Hạnh, huyện Long Hồ, tỉnh VĩnhLong

I.2 Mô tả sơ bộ dự án

 Tên dự án : Dự án đầu tư sản xuất nông nghiệp và thu muanông sản

 Địa điểm xây dựng : Ấp Chông Nô 3, xã Hòa tân, huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh

 Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của Chính phủ về việc Quản lý

dự án đầu tư xây dựng công trình

 Nghị định số 124/2008 NĐ-CP ngày 11 tháng 12 năm 2008 của Chính Phủ vềthuế thu nhập doanh nghiệp;

Trang 6

 Nghị định số 123/2008/NĐ-CP ngày 08/12/2008 của Chính phủ Qui định chi tiếtthi hành Luật Thuế giá trị gia tăng;

 Nghị định 140/2006/NĐ-CP của Chính phủ ngày 22 tháng 11 năm 2006 quyđịnh việc bảo vệ môi trường trong các khâu lập, thẩm định, phê duyệt và tổ chức thực hiệncác chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình và dự án phát triển;

 Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ về việcqui định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật bảo vệ môi trường;

 Nghị định số 21/2008/NĐ-CP ngày 28/02/2008 của Chính phủ về sửa đổi bổsung một số điều của Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09/08/2006 của Chính phủ vềviệc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;

 Thông tư số 12/2008/TT-BXD ngày 07/05/2008 của Bộ xây dựng hướng dẫnviệc lập và quản lý chi phí khảo sát xây dựng;

 Thông tư số 05/2009/TT-BXD ngày 15/04/2009 của Bộ Xây dựng hướng dẫnđiều chỉnh dự toán xây dựng công trình;

 Thông tư số 12/2008/TT-BXD ngày 07/05/2008 của Bộ Xây dựng hướng dẫnviệc lập và quản lý chi phí khảo sát xây dựng;

 Thông tư số 33/2007/TT-BTC ngày 09/4/2007 của Bộ Tài chính hướng dẫnquyết toán dự án hoàn thành thuộc nguồn vốn nhà nước;

 Công văn số 1777/BXD-VP ngày 16/08/2007 của Bộ Xây dựng về việc công bốđịnh mức dự toán xây dựng công trình - Phần lắp đặt hệ thống điện trong công trình, ống

và phụ tùng ống, bảo ôn đường ống, phụ tùng và thiết bị khai thác nước ngầm;

 Công văn số 1779/BXD-VP ngày 16/08/2007 của Bộ Xây dựng về việc công bốđịnh mức dự toán xây dựng công trình - Phần Khảo sát xây dựng;

 Thông tư số 08/2006/TT-BTNMT ngày 08/9/2006 của Bộ Tài nguyên và Môitrường hướng dẫn về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường vàcam kết bảo vệ môi trường;

 Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/2/2009 của Chính phủ về việc Quản lý dự

án đầu tư và xây dựng công trình;

 Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của Chính phủ về việc Quản lýchất lượng công trình xây dựng và Nghị định số 49/2008/NĐ-CP ngày 18/04/2008 củaChính phủ về việc sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định 2009/2004/NĐ-CP;

 Định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng kèm theo Quyết định

số 957/QĐ-BXD ngày 29/9/2009 của Bộ Xây dựng;

 Nghị định số 99/2007/NĐ-CP ngày 13/06/2009 của Chính phủ về quản lý chi phíđầu tư xây dựng công trình;

 Các văn bản khác của Nhà nước liên quan đến lập Tổng mức đầu tư, tổng dựtoán và dự toán công trình

 Thông tư số 62/2010/TT-BNNPTNT ngày 28 tháng 10 năm 2010 của Bộ NôngNghiệp và Phát triển nông thôn về Quy định danh mục các loại máy móc, thiết bị đượchưởng chính sách theo Quyết định số 63/2010/QĐ-TTg ngày 15/10/2010 của Thủ tướngChính phủ về chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất sau thu hoạch đối với nông sản, thủysản

 Quyết định số 63/2010/QĐ-TTg ngày 15 tháng 10 năm 2010 của Thủ tướng vềchính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất sau thu hoạch đối với nông sản, thủy sản

Trang 7

 Thông tư số 03/2011/TT-NHNN ngày 08 tháng 03 năm 2011 của Ngân hàngNhà nước về hướng dẫn chi tiết thực hiện quyết định số 63/2010/QĐ-TTg ngày 15 tháng

10 năm 2010 của Thủ tướng về chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất sau thu hoạch đối vớinông sản, thủy sản

 Các tiêu chuẩn Việt Nam

Dự án sản xuất nông nghiệp và thu mua nông sản được thực hiện dựa trên nhữngtiêu chuẩn, quy chuẩn chính như sau:

- Quy chuẩn xây dựng Việt Nam (tập 1, 2, 3 xuất bản 1997-BXD);

- Quyết định số 04 /2008/QĐ-BXD ngày 03/4/2008 Ban hành Quy chuẩn kỹ thuậtQuốc gia về Quy hoạch xây dựng (QCVN: 01/2008/BXD);

- TCVN 2737-1995 : Tải trọng và tác động- Tiêu chuẩn thiết kế;

- TCXD 229-1999 : Chỉ dẫn tính toán thành phần động của tải trọng gió theoTCVN 2737 -1995;

- TCVN 375-2006 : Thiết kế công trình chống động đất;

- TCXD 45-1978 : Tiêu chuẩn thiết kế nền nhà và công trình;

- TCVN 5760-1993 : Hệ thống chữa cháy - Yêu cầu chung thiết kế lắp đặt và sửdụng;

- TCVN 5738-2001 : Hệ thống báo cháy tự động - Yêu cầu kỹ thuật;

- TCVN 2622-1995 : PCCC cho nhà, công trình yêu cầu thiết kế;

- TCVN-62:1995 : Hệ thống PCCC chất cháy bột, khí;

- TCVN 6160 – 1996 : Yêu cầu chung về thiết kế, lắp đặt, sử dụng hệ thống chữacháy;

- TCVN 6305.1-1997 (ISO 6182.1-92) và TCVN 6305.2-1997 (ISO 6182.2-93);

- TCVN 4760-1993 : Hệ thống PCCC - Yêu cầu chung về thiết kế;

- TCXD 33-1985 : Cấp nước - mạng lưới bên ngoài và công trình - Tiêuchuẩn thiết kế;

- TCVN 5576-1991 : Hệ thống cấp thoát nước - quy phạm quản lý kỹ thuật;

- TCXD 51-1984 : Thoát nước mạng lưới bên trong và ngoài công trình Tiêu chuẩn thiết kế;

TCXD 188 1996 : Nước thải đô thị -Tiêu chuẩn thải;

- TCVN 4474-1987 : Tiêu Chuẩn Thiết kế hệ thống thoát nước trong nhà;

- TCVN 4473:1988 : Tiêu Chuẩn Thiết kế hệ thống cấp nước bên trong;

- TCVN 5673:1992 : Tiêu Chuẩn Thiết kế hệ thống cấp thoát nước bên trong;

- TCVN 4513-1998 : Cấp nước trong nhà;

- TCVN 6772 : Tiêu chuẩn chất lượng nước và nước thải sinh hoạt;

- TCVN 188-1996 : Tiêu chuẩn nước thải đô thị;

- TCVN 5502 : Đặc điểm kỹ thuật nước sinh hoạt;

- TCVN 5687-1992 : Tiêu chuẩn thiết kế thông gió - điều tiết không khí - sưởiấm;

- TCXDVN 175:2005 : Tiêu chuẩn thiết kế độ ồn tối đa cho phép;

- 11TCN 19-84 : Đường dây điện;

- 11TCN 21-84 : Thiết bị phân phối và trạm biến thế;

- TCVN 5828-1994 : Đèn điện chiếu sáng đường phố - Yêu cầu kỹ thuật chung;

Trang 8

- TCXD 95-1983 : Tiêu chuẩn thiết kế chiếu sáng nhân tạo bên ngoài côngtrình dân dụng;

- TCXD 25-1991 : Tiêu chuẩn đặt đường dây dẫn điện trong nhà ở và côngtrình công cộng;

- TCXD 27-1991 : Tiêu chuẩn đặt thiết bị điện trong nhà ở và công trình côngcộng;

- TCVN-46-89 : Chống sét cho các công trình xây dựng;

- EVN : Yêu cầu của ngành điện lực Việt Nam (Electricity of VietNam)

Trang 9

CHƯƠNG II: SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐẦU TƯ

II.1 Mục tiêu của dự án

Dự án sản xuất nông nghiệp và thu mua nông sản được tiến hành nhằm đạt đượcnhững mục tiêu sau:

- Ngoài thu mua các loại nông sản dự án còn mở rộng hoạt động sản xuất bao gồmchăn nuôi, trồng trọt nhằm chủ động nguồn nguyên liệu đầu vào kể cả số lượng và chấtlượng

- Phát triển công nghệ bảo quản với kỹ thuật cao hơn;

- Đảm bảo cung ứng đầy đủ cho thị trường trong và ngoài nước;

Bên cạnh những mục tiêu kinh tế có lợi cho chính chủ đầu tư, chúng tôi còn mongmuốn rằng dự án này sẽ mang lại hiệu quả xã hội to lớn Ngoài việc góp phần chuyển dịch

cơ cấu kinh tế của địa phương theo hướng phát triển công nghệ cao, dự án sẽ phần nào giảiquyết việc làm, tăng thu nhập cho người nông dân, từng bước xây dựng và cải tạo môitrường sống trong cộng đồng dân cư Đặc biệt chúng tôi hy vọng rằng, những sản phẩm,đặc sản nuôi trồng từ chính đất và nước, từ bàn tay lao động của người dân miệt vườn sôngnước Cửu Long sẽ ra khắp Việt Nam và được thị trường trong nước đón nhận

II.2 Sự cần thiết phải đầu tư

Trà Vinh là tỉnh giàu tiềm năng về nông nghiệp trồng trọt chăn nuôi, thế mạnh vềnuôi trồng và khai thác thủy hải sản, là nơi phong phú nguồn nguyên liệu cho côngnghiệp chế biến Tuy nhiên, trước những thế mạnh của một vùng sông nước thuần nông,Trà Vinh nói chung và huyện Cầu Kè nói riêng vẫn chưa phát huy và khai thác đúng mứcnguồn tài nguyên vốn có của mình Những mô hình sản xuất theo kiểu hộ gia đình chiếm

đa số, chăn nuôi trồng trọt và công nghệ sản xuất nông thủy còn ở dạng thủ công, manhmún Do đó, các sản phẩm cây nông nghiệp, vật nuôi hàng năm bán ra ngoài thị trường chủyếu ở dạng thô, chưa qua sơ chế, giá bán thấp ảnh hưởng lớn đến đời sống cho chính ngườidân

Hiểu rõ những hạn chế của nông dân trong sản xuất nông thủy và nắm bắt được địnhhướng chủ trương phát triển của huyện trong việcxây dựng nền nông nghiệp phát triển bềnvững theo hướng sản xuất hàng hoá đạt hiệu quả kinh tế - xã hội cao; Chuyển dịch cơ cấucây trồng, tăng sản lượng, giá trị và hiệu quả đáp ứng nhu cầu của thị trường; đa dạng hoácây trồng trên nền tảng sử dụng tối đa đất và nước; Tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi; chútrọng những vật nuôi có giá trị cao như: bò, heo và gia cầm; Xây dựng ngành chăn nuôi trởthành ngành kinh tế hàng hoá đáp ứng nhu cầu trong, ngoài huyện và xuất khẩu với chấtlượng cao; Bên cạnh đó xây dựng ngành thuỷ sản trở thành ngành kinh tế quan trọng củahuyện Mở rộng diện tích nuôi thuỷ sản gắn với nông nghiệp; Chú trọng những loài có giátrị kinh tế, nhu cầu thị trường cao và có khả năng xuất khẩu; Khai thác tối đa lợi thế củahuyện, đặc biệt là điều kiện sông ngòi dày đặc, nguồn nước ngọt phong phú, Vì thế,chúng tôi đã tiến hành xây dựng Dự án sản xuất nông nghiệp và thu mua nông sản Trongmột thời gian hoạt động, chúng tôi đã thu được nhiều hiệu quả, sản phẩm được thị trườngtrong nước đón nhận và lợi nhuận đem lại rất cao

Do đó, nhằm nâng cao công suất và phát huy những điểm mạnh của tỉnh Trà Vinh

Trang 10

huyện trong sản xuất nông thủy sản Chúng tôi quyết định mở rộng cơ sở Dự án này sẽ đầu

tư vào lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, thu mua và bảo quản theo một quy trình khép kín

Với niềm tin sản phẩm do chúng tôi tạo ra sẽ được người tiêu dùng trong nước ưachuộng, với niềm tự hào sẽ góp phần tăng giá trị tổng sản phẩm nông nghiệp, tăng thu nhập

và nâng cao đời sống của nhân dân và tạo việc làm cho lao động tại địa phương, chúng tôitin rằng dự án sản xuất nông nghiệp và thu mua nông sản là việc làm cần thiết trong giaiđoạn hiện nay

Trang 11

CHƯƠNG III: PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ

III.1 Điều kiện tự nhiên

III.1.1 Vị trí địa lý

Dự án sản xuất nông nghiệp và thu mua nông sản được xây dựng tại ấp Chông Nô 3,

xã Hòa Tân, huyện Cầu Kè nằm về phía Tây của tỉnh Trà Vinh

Là vùng đất thuộc miền duyên hải Đồng bằng sông Cửu Long, một mặt giáp với tảngạn sông Hậu, mặt khác nằm liền kề quốc lộ 54 chứng tỏ vị trí triển khai dự án khá thuậnlợi trong việc giao lưu phát triển kinh tế - xã hội với các địa phương khác trong và ngoàitỉnh

Hình: Huyện Cầu Kè tỉnh Trà Vinh qua ảnh vệ tinh

Trang 12

III.1.4 Thủy văn

Có Sông Cầu Kè và sông Hậu liền kề, chịu tác động của chế độ bán nhật triều khôngđều trên biển Đông; mực nước đỉnh triều hàng tháng thay đổi từ 1.0 đến 1.4m

Hiện nay có thăm dò khảo sát một vài nơi cho thấy nguồn nước ngầm phong phúcung cấp đủ trong sinh hoạt và sản xuất

III.2 Kinh tế huyện Cầu Kè

III.2.1 Sản xuất nông nghiệp

 Cây lúa: Giá trị sản xuất nông nghiệp năm 2011 ước đạt 1021,649 tỷ đồng đạt98.12% so kế hoạch, tăng 6.78% so năm 2010 Tổng diện tích gieo trồng cả năm 42,388 ha,đạt 100.2% so kế hoạch, giảm 1,984 ha so với năm 2010, năng suất ước bình quân 4,886tấn/ha, tăng 0.095 tấn/ha so với năm 2010 Tổng sản lượng thu hoạch ước đạt 181,755 tấnđạt 91% kế hoạch (192,091 tấn) Do dịch rầy nâu, bệnh vàng lùn lùn xoắn lá trên lúa nênảnh hưởng rất lớn đến vụ lúa đông - xuân

 Cây màu: Gieo trồng được 6,983ha đạt 68.9% so kế hoạch (8,545ha), tăng 68.5

ha so năm 2010; trong đó màu; lương thực 760ha, đạt 64.4%, giảm 420ha so kế hoạch(1,180ha), thực phẩm 5,067 ha, đạt 69.41%, giảm 2,233ha so kế hoạch (7,300ha), cây côngnghiệp ngắn ngày 62.23 ha, đạt 95.69%, giảm 2.8ha so kế hoạch (65 ha)

Về cây nấm rơm: Thực hiện được 521,300m mô, đạt 74.47% so với kế hoạch(700,000m mô), tăng 71,200m mô so năm 2006, sản lượng đạt 678 tấn

 Vườn cây ăn trái

+ Kinh tế vườn có phát triển; cải tạo và nâng cấp mới được 59.5ha; đồng thờichuyển đất trồng lúa kém hiệu quả sang vườn 135.18ha Nâng diện tích vườn toàn huyện là7,194.7 ha, trong đó có 90% diện tích vườn có hiệu quả; chủ yếu là cây chôm chôm, sầuriêng, măng cụt và cây có múi, sản lượng thu hoạch ước đạt 81,600 tấn, tăng 19,266 tấn

so với cùng kỳ lợi nhuận bình quân từ 20-30 triệu đồng/ha Riêng cây măng cụt lợi nhuậnước 112 triệu đồng/ha, huyện đang đề nghị về trên công nhận thương hiệu trái cây măngcụt

+ Về cây dừa: Tổng cây dừa toàn huyện khoảng 322,626 cây, ước sản lượng 26 triệuquả/năm, thu nhập bình quân 118 triệu đồng/1,000 cây/năm Trong đó có 9,121 cây dừasáp và đang cho trái 1,180 cây

 Chăn nuôi: Phong trào chăn nuôi gia súc phát triển, hiện nay đàn heo trong toànhuyện ước 61,562 con, đạt 102.6% so kế hoạch tăng 7,127 con so năm 2006; heo hướngnạc 80%; đàn bò 10,320 con đạt 91.6% so kế hoạch, bò lai sind chiếm 40%; đàn trâu 189con, tăng 03 con so với cùng kỳ, đàn dê 88 con đạt 27.9% so kế hoạch, giảm 135 con sovới cùng kỳ; đàn gia cầm 558,956 con, tăng 41,956 con so kế hoạch

III.2.2 Nuôi trồng thủy sản

Phong trào nuôi cá tiếp tục phát triển, diện tích mặt nước đạt 817.46 ha, tăng 258.46

ha so với cùng kỳ, với số lượng giống thả nuôi 50.361 triệu con cá các loại, đạt 99.8% kếhoạch (830ha); trong đó nuôi theo hình thức quảng canh kết hợp trong ao, mương vườn

Trang 13

761 ha và 0.5ha tôm càng xanh đạt 100% kế hoạch; nuôi thâm canh trong ao chuyên 32.21đạt 107.3%; nuôi kết hợp trồng luá 150 ha đạt 100% kế hoạch Tổng sản lượng nuôi trồngthu hoạch 7,937 tấn đạt 93.32% so kế hoạch Khai thác nuôi trồng và đánh bắt thủy sản ướcđạt 3,096 tấn đạt 108.6% so kế hoạch tăng 5,106 tấn so với năm 2010 Như vậy tổng sảnlượng nuôi trồng, khai thác 11,203 tấn đạt 100% so kế hoạch, tăng 1,595.2 tấn so năm

2010 Tuy nhiên do giá cả đầu ra trong những tháng đầu năm không ổn định giá thức ăntăng cao, nhân dân chưa mạnh dạn đầu tư dẫn đến việc sản lượng chưa đạt Nghị quyết đềra

Tình hình đầu tư của các doanh nghiệp: Tổng diện tích đất doanh nghiệp và cá nhânchuyển nhượng, thuê bãi bồi là 32.06ha với 42 hộ

 Công tác chuyển giao khoa học kỹ thuật

Thực hiện tốt công tác khuyến nông, khuyến ngư, công tác bảo vệ thực vật; phốihợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Thủy Sản tổ chức 122 cuộc tập huấncho 6.100 lượt nông dân các xã tham dự

Thực hiện các dự án và chương trình nước sạch nông thôn

Dự án bò vàng hộ nghèo: Thực hiện dự án bò vàng, tính đến nay huyện đã giao 742con bò cho 383 hộ nghèo dân tộc đặc biệt khó khăn Hiện còn 620 con (bệnh chết 19 con

và tự ý bán 103 con); số bê sinh ra 403 con

Chương trình nước sạch nông thôn: Toàn huyện có 22 trạm cấp nước, tăng 01 trạm

so với cùng kỳ có 3.499 hộ đang sử dụng, tăng 105 hộ so với cùng kỳ năm trước (có 60%

hộ dân tộc Khmer), tổng số vốn đầu tư 14,19 tỷ đồng

III.2.3 Tình hình kinh tế trang trại và kinh tế hợp tác

Kinh tế hợp tác và hợp tác xã: Phát triển 01 Hợp tác xã thủ công mỹ nghệ SôngHậu, xã Hòa Tân, 01 Hợp tác xã Thành Phong, khóm 1, thị trấn Cầu Kè, nâng tổng số toànhuyện có 11 Hợp tác xã với 1,008 xã viên, vốn điều lệ 1.673 tỷ đồng Hiện có 3 hợp tác xãhoạt động có hiệu quả, 01 trung bình, 02 yếu, 02 cần củng cố, 03 cần lập thủ tục giải thểtheo Luật Hợp tác xã

Tổ hợp tác sản xuất trong nông nghiệp; tính đến nay toàn huyện hiện có 601 tổ hợptác kinh tế có 9.330 thành viên; 03 câu lạc bộ khuyến nông và 04 tổ khuyến nông có 196thành viên; 11 chi hội nghề cá có 180 thành viên Nhìn chung phần lớn các tổ thực hiệnchưa đem lại hiệu quả cao, nguyên nhân do một số thành viên trong tổ còn mang tính trongchờ ĩ lại vào sự hỗ trợ của Nhà nước

Kinh tế trang trại: Toàn huyện có 85 trang trại, tuy nhiên qua kiểm tra nhiều trangtrại chưa đảm bảo về số lượng và vệ sinh môi trường, mặt khác do hết thời gian ưu đãi, cáctrang trại hạn chế năng lực tài chính, sản xuất chưa hiệu quả, phải lập thủ tục để giải thể 46trang trại ; trong năm phát triển 01 trang trại chăn nuôi bò xã Châu Điền, nâng đến nay toànhuyện hiện có 39 trang trại, nhìn chung những trang trại này hoạt động đem lại hiệu quả vàđảm bảo vệ sinh môi trường

Công tác thủy lợi nội đồng

+ Đã ra quân thực hiện được 28/33 công trình, với chiều dài 36,652m, khối lượng35,301m3, nhân lực 3,532 người, ngày công 35,301 ngày, đạt 76% kế hoạch

Trang 14

+ Thủy lợi phí: Thu được 671,189,333đ, thực nộp cho Kho bạc 503,.392,000 đ, đạt61.78% so với kế hoạch.

III.2.4 Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp

Giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp thực hiện được 69.78 tỷ đồng(tính theo giá cố định năm 1994) đạt 99.71% so kế hoạch (70 tỷ đồng), tăng 17.31% so

Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp phát triển 01 doanh nghiệp, 05 sản xuất (trong đó có

04 se chỉ xơ tơ dừa); nâng tổng số đến nay toàn huyện có 589 công nghiệp - tiểu thủ côngnghiệp (trong đó có 07 doanh nghiệp, 02 hợp tác xã và 580 sản xuất tiểu thủ công nghiệp),giải quyết việc làm cho 1.474 lao động Riêng doanh nghiệp may giày da Việt Xuân xãPhong Phú đi vào hoạt động thu hút khoảng 1,500 lao động

Điện khí hoá xã Phong Thạnh, Phong Phú vốn WB đợt III, đóng điện được 17/17trạm Công trình điện khí hoá xã Châu Điền, Phong Phú (vốn AFD) đóng được 19/20 trạm(còn 01 trạm Kinh Xáng) Công trình điện khí hoá xã Ninh Thới vốn WB đợt II, 20 trạmbiến áp Điện khí hoá xã Tam Ngãi đã đóng được 11/11 trạm Song song đó huyện đó tổnghợp danh sách chuyển về tỉnh trong dự án cung cấp điện cho 2,500 hộ thuộc 10 xã.Phát triển mới được 1,950 hộ sử dụng điện, nâng tổng số đến nay có 22,944 hộ sử dụngđiện đạt 85.96% tổng số hộ dân toàn huyện

III.2.5 Thương mại dịch vụ, khoa học và công nghệ

Thương mại - dịch vụ: Phát triển được 96 hộ đăng ký sản xuất kinh doanh thươngmại dịch vụ, nâng tổng số đến nay toàn huyện có 2,716 hộ sản xuất kinh doanh, ước doanhthu 263.5 tỷ đồng đạt 100.19% so kế hoạch, tăng 20.32% so với năm 2010

Hoàn thành phương án bồi thường và tổ chức thi công một số hạng mục công trìnhchợ Phong Phú, dự án mở rộng chợ huyện trình Ủy ban Nhân dân tỉnh phê duyệt tổngnguồn vốn đầu tư 11 tỷ đồng

Khoa học công nghệ: Mô hình trồng đậu phộng trên đất giồng cát xã Phong Phú vớidiện tích 10 ha, đã đem lại hiệu quả khá cao năng suất từ 30 - 32 giạ/1 công, lợi nhuận 25triệu đồng/ha và trồng ca cao xen dừa xã Hòa Tân, hiện nay cây ca cao đang phát triểnxanh tốt Mặt khác kết hợp với Sở chuyên ngành tỉnh tổ chức tập huấn xây dựng mô hìnhBiogar có 66 lượt người dự

III.3 Nhân lực

Theo số liệu thống kê, toàn huyện Cầu Kè hiện có 125,969 người, khu thị trấn Cầu

Kè có 6,597 người chiếm 5.7% dân số toàn huyện Dân tộc thiểu số 38,965 người 30.93%

Tỷ lệ sinh 1.39%

Số hộ gia đình: 1,457 hộ, bình quân mỗi hộ là 4 - 5 người

Mật độ dân số trung bình của thị trấn là 2,303 người/km2 Dân cư tập trung đôngđúc tại khu trung tâm thị trấn và dọc theo Quốc lộ 54 từ cầu Ban Trang đến trường cấp 2

Lao động chủ yếu là sản xuất nông lâm nghiệp

Tính đến thời điểm năm 2011, có 78,367 người trong độ tuổi lao động, chiếm62.21% dân số của huyện Hàng năm có thêm khoảng 1.500 lao động Đây là nguồn laođộng dồi dào của huyện

Trang 15

III.4 Hiện trạng khu đất xây dựng dự án

III.4.1 Hiện trạng sử dụng đất

Giai đoạn này dự án đầu tư thêm diện tích đất là 153,000 m2 Khu đất này là đấtthiên thời, địa lợi nhân hoàsử dụng vào mục đích đất thổ cư và đất vườn trồng cây ăn quả.Mặt bằng đất nền thấp, nhiều ao hồ cần phải san lắp trước khi xây dựng

III.4.2 Đường giao thông

Khu đất xây dựng nằm gần quốc lộ 54 và sông Hậu và sông Cầu Kè nên rất thuậnlợi trong giao thông đường thuỷ và đường bộ

III.4.3 Hiện trạng thông tin liên lạc

Mạng lưới điện thoại đã phủ khắp khu vực ấp Chông Nô 3 nên rất thuận lợi vềthông tin liên lạc

III.4.4 Hiện trạng cấp điện

Nguồn điện sử dụng: sử dụng hệ thống lưới điện huyện Cầu Kè thuộc mạng lướiđiện quốc gia hiện có trước khi khu đất xây dưng trên quốc lộ 54

III.4.5 Cấp –Thoát nước

Nguồn cấp nước: sử dụng hệ thống cấp nước đô thị của cơ sở nước huyện Cầu Kè,tỉnh Trà Vinh

Nguồn thoát nước sẽ được xây dựng trong quá trình xây dựng

III.5 Nhận xét chung

Từ những phân tích trên, chủ đầu tư nhận thấy rằng khu đất xây dựng dự án rấtthuận lợi để tiến hành thực hiện Các yếu tố về tự nhiên, kinh tế, hạ tầng và nguồn lao độngdồi dào là những yếu tố làm nên sự thành công của một dự án đầu tư vào lĩnh vực thu mua,nuôi trồng, sản xuất và xuất khẩu nông thủy sản

Trang 16

CHƯƠNG IV: NGHIÊN CỨU THỊ TRƯỜNG

IV.1 Thị trường nông thủy sản

Ở Việt Nam, ngành nông nghiệp và thủy sản vẫn tiếp tục đóng vai trò quan trọngtrong nền kinh tế với hơn 20% GDP và 28% kim ngạch xuất khẩu cả nước năm 2010.Điểm đáng chú ý, trong hoạt động xuất nhập khẩu, luôn ở mức xuất siêu Tuy nhiên, trongquá trình hội nhập với nền kinh tế toàn cầu, nông nghiệp Việt Nam vẫn chưa phát huy đượchết những tiềm năng và thế mạnh vốn có, trong đó nguyên nhân lớn nhất là những yếu kémtrong công tác dự báo và phân tích thị trường Để giải quyết vấn đề còn tồn tại trên, Hộithảo tập trung thảo luận vào ba ngành hàng quan trọng là chăn nuôi, thủy sản và gạo Các ýkiến cho rằng, gạo và chăn nuôi đóng vai trò quan trọng trong an ninh lương thực quốc gia

và tạo sinh kế cho hàng triệu người dân Ngành thủy sản hiện đóng vai trò đầu tàu trongxuất khẩu nông lâm thủy sản nói riêng và xuất khẩu của cả nước nói chung

Nền nông nghiệp Việt Nam đang đối mặt với những khó khăn và thách thức như táicấu trúc kinh tế, lạm phát cao, suy giảm tăng trưởng kinh tế cùng với chính sách thắt chặttài khóa và tiền tệ, sự bất ổn của thị trường nông sản quốc tế, nguy cơ khủng hoảng lươngthực, biến đối khí hậu, thiên tai, bệnh dịch, ảnh hưởng tiêu cực của tăng giá đầu vào đếnsinh kế của nông dân

Trang 17

IV.2 Nguồn cung cấp nông thủy sản

Nông thủy sản sẽ được chúng tôi lấy từ 2 nguồn sau:

IV.2.1 Thu mua

 Trái cây

Các loại trái cây như xoài, thanh long, chuối, mãng cầu, đu đủ, dừa, sầu riêng, chômchôm, cam, bưởi, là những loại trái cây xuất khẩu và được thị trường nước ngoài rất ưachuộng Hiện tại, chúng tôi đã đặt mua ở những chợ đầu mối nông sản, nhà vườn, vựa tráicây, hộ nông dân khắp các tỉnh trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long như ở cáchuyện Vũng Liêm, Trà Ôn, Bình Minh của tỉnh Vĩnh Long; Càng Long, Cầu Kè, Tiểu Cầncủa tỉnh Trà Vinh và ở các tỉnh như Tiền Giang, Bến Tre, Trong giai đoạn tới chúng tôi

sẽ tiếp tục thu mua ở những địa điểm này

Ngoài ra, chúng tôi còn xây dựng cơ sở hạ tầng để chăn nuôi gia súc như: trâu, bòbao gồm bò sữa, heo,

Trang 18

CHƯƠNG V: QUY MÔ VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

V.1 Phạm vi hoạt động

Theo mô hình khép kín từ khâu thu mua, nuôi trồng, sản xuất đến khâu chế biến,

bảo quản và xuất hàng.

V.2 Sản phẩm

Từ trồng trọt: Dừa sáp, chanh; Dưa hấu; Cam Sành; Bưởi; Xoài,

Từ chăn nuôi: bò, heo, gà, vịt, tôm sú, cá lóc, cá tra, cá diêu hồng và các loại

khác,

Trang 19

V.3.2 Các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật

 Đường giao thông

 Hệ thống cấp thoát nước

Hệ thống cấp thoát nước được thiết kế đảm bảo yêu cầu sử dụng nước:

+ Nước sinh hoạt

+ Nước cho hệ thống chữa cháy

Việc tính toán cấp thoát nước được tính theo tiêu chuẩn cấp thoát nước cho công

Trang 20

 Hệ thống chống sét

Hệ thống chống sét sử dụng hệ thống kim thu sét hiện đại đạt tiêu chuẩn

Hệ thống tiếp đất chống sét phải đảm bảo Rd < 10  và được tách riêng với hệthống tiếp đất an toàn của hệ thống điện

Toàn bộ hệ thống sau khi lắp đặt phải được bảo trì và kiểm tra định kỳ

Việc tính toán thiết kế chống sét được tuân thủ theo quy định của quy chuẩn xâydựng và tiêu chuần xây dựng hiện hành

 Hệ thống PCCC

Công trình được lắp đặt hệ thống báo cháy tự động tại các khu vực công cộng đểđảm bảo an toàn tuyệt đối cho công trình Hệ thống chữa cháy được lắp đặt ở những nơi dễthao tác và thường xuyên có người qua lại

Hệ thống chữa cháy: ống tráng kẽm, bình chữa cháy, hộp chữa cháy,… sử dụngthiết bị của Việt Nam đạt tiêu chuẩn về yêu cầu PCCC đề ra

Việc tính toán thiết kế PCCC được tuân thủ tuyệt đối các qui định của qui chuẩn xâydựng và tiêu chuẩn xây dựng hiện hành

 Hệ thống thông tin liên lạc

Toàn bộ công trình được bố trí một tổng đài chính phục vụ liên lạc đối nội và đốingoại Các thiết bị telex, điện thoại nội bộ, fax (nếu cần) được đấu nối đến từng phòng

Trang 21

CHƯƠNG VI: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

VI.1 Đánh giá tác động môi trường

VI.1.1 Giới thiệu chung

Xây dựng Dự án sản xuất nông nghiệp và thu mua nông sản tại Cầu Kè, Trà Vinhvới diện tích 153,000 m2 đất

Mục đích của đánh giá tác động môi trường là xem xét đánh giá những yếu tố tíchcực và tiêu cực ảnh hưởng đến môi trường trong xây dựng dự án và khu vực lân cận, để từ

đó đưa ra các giải pháp khắc phục, giảm thiểu ô nhiễm để nâng cao chất lượng môi trườnghạn chế những tác động rủi ro cho môi trường và cho xây dựng khi dự án được thực thi,đáp ứng được các yêu cầu về tiêu chuẩn môi trường

VI.1.2 Các quy định và các hướng dẫn về môi trường

Các quy định và hướng dẫn sau được dùng để tham khảo

- Luật Bảo vệ Môi trường số 52/2005/QH11 đã được Quốc hội nước CHXHCNViệt Nam khóa XI kỳ họp thứ 8 thông qua tháng 11 năm 2005

- Nghị định số 80/2006/NĐ-CP của Chính phủ ngày 09 tháng 8 năm 2006 về việcquy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật Bảo vệ Môi trường

- Nghị định số 21/2008/NĐ-CP của Chính phủ ngày 28 tháng 2 năm 2008 về Sửađổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 8 năm 2006 cuảChính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật Bảo vệ Môitrường;

- Thông tư số 05/2008/ TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường ngày18/12/2008 về việc hướng dẫn về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môitrường và cam kết bảo vệ môi trường

- Quyết định số 62/QĐ-BKHCNMT của Bộ trưởng Bộ Khoa học Công nghệ và Môitrường ban hành ngày 09/8/2002 về việc ban hành Quy chế bảo vệ môi trường khu côngnghiệp

- Quyết định số 35/QĐ-BKHCNMT của Bộ trưởng Bộ Khoa học Công nghệ và Môitrường ngày 25/6/2002 về việc công bố Danh mục tiêu chuẩn Việt Nam về môi trường bắtbuộc áp dụng

- Quyết định số 23/2006/QĐ-BTNMT ngày 26/12/2006 về việc ban hành Danh mụcchất thải nguy hại kèm theo Danh mục chất thải nguy hại

- Tiêu chuẩn môi trường do Bộ KHCN&MT ban hành 1995, 2001 & 2005

- Quyết định số 22/2006/QĐ-BTNMT ngày 18 tháng 12 năm 2006 của Bộ TàiNguyên và Môi trường về việc bắt buộc áp dụng 05 Tiêu chuẩn Việt Nam về Môi trường

và bãi bỏ áp dụng một số các Tiêu chuẩn đã quy định theo quyết định số BKHCNMT ngày 25 tháng 6 năm 2002 của Bộ trưởng Bộ KHCN và Môi trường;

35/2002/QĐ-Các tiêu chuẩn về môi trường áp dụng cho dự án

Để tiến hành thiết kế và thi công Dự án đòi hỏi phải đảm bảo được đúng theo cáctiêu chuẩn môi trương sẽ được liệt kê trong các bảng sau đây của Chính phủ ViệtNam(1995) Tùy theo từng trường hợp, các quy định, điều khoản chặt chẽ nhất trong những

Trang 22

Giá trị giới hạn các thông số cơ bản trong môi trường không khí

Trung bình 1 giờ Trung bình 8 giờ Trung bình 24 giờ

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM TCVN 5942-1995

Thông số Đơn vị Giá trị giới hạnA Giá trị giới hạn B

VI.2 Tác động của dự án tới môi trường

VI.2.1 Nguồn phát sinh bụi, khí thải, tiếng ồn

 Khí thải phát sinh từ quá trình phân hủy yếm khí như NH 4 , H 2 S từ các địa điểm chăn nuôi gia súc

Chất thải lắng tụ trong ao hồ nuôi thuỷ sản sẽ sinh ra các loại khí trong đó có hai sảnphẩm chính có tính độc cao đối với thuỷ sinh và môi trường là NH3 và H2S

Khí NH3 sinh ra do sự bài tiết của thuỷ sinh và sự phân hủy chất đạm có trong cácvật chất hữu cơ ở điều kiện hiếu khí (tức là điều kiện có ôxy) và yếm khí (tức là điều kiệnkhông có ôxy) Khí NH3 có thể ức chế quá trình đào thải NH3và ứ đọng NH3 trong cơ thểdẫn đến đầu độc sinh vật nuôi Trường hợp nặng có thể gây chết, nhẹ có thể gây sốc, làmtăng lượng NH3 trong máu, ảnh hưởng đến hoạt động của các cơ quan tuần hoàn, hô hấp,gan tụy và thần kinh thuỷ sinh vật Trong không khí có lẫn hơi NH3, tùy theo nồng độ, màngười và động vật sẽ bị ảnh hưởng ở các mức độ khác nhau Hiện tượng phát hiện thấy cómùi gây khó chịu cơ quan khứu giác và ảnh hưởng đến đường hô hấp, sức khỏe khi tiếp

Trang 23

xúc lâu Nồng độ 5ppm trở lên gây chảy nước mắt kể cả khi tiếp xúc trong thời gian ngắn,

20 – 50ppm - kích thích mắt, mũi, khó thở kể cả khi tiếp xúc trong thời gian ngắn; 50 –100ppm gây ho, co thắt cuống phổi; 100 ppm trờ lên sẽ nguy hiểm đến tính mạng kể cảtiếp xúc dưới 30 phút gây phù, ngẹt thở, ngạt và nhanh chóng tử vong

Khí H2S chỉ sinh ra từ các chất hữu cơ lắng tụ khi phân hủy trong điều kiện yếm khí.Những lớp đất yếm khí có chất hữu cơ thường có màu đen đặc thù do sự hiện diện của cáchợp chất sắt khử Khí H2S ảnh hưởng đến quá trình hô hấp của thuỷ sinh vật Nếu H2S hiệndiện trong ao nuôi ở nồng độ cao, ta có thể nhận ra bằng đặc điểm có mùi trứng thối đặctrưng của H2S Tuy nhiên, khi nồng độ H2S cao đủ để phát hiện bằng mùi thối thì có lẽchúng đã vượt trên mức gây độc cho thuỷ sinh Người hít phải khí sẽ cảm thấy ngạt thở,tức ngực, ho khan, mắt mũi ràn rụa, tiếp xúc lâu dài với nồng độ cao có thể dẫn đến tửvong

Tính độc của NH3 và H2S tùy thuộc vào nồng độ của chúng, độ pH và các thông sốkhác NH3 trở nên độc hơn khi pH cao còn H2S lại độc hơn khi pH thấp

Chủ đầu tư sẽ đưa ra các biện pháp giảm thiểu tại chương 4 để các loại khí nàykhông ảnh hưởng đến sức khoẻ của các loại thuỷ sinh nuôi và không gây ảnh hường đếnmôi trường

 Khí thải của các phương tiện giao thông vận chuyển ra vào

Khí thải ra còn do phương tiện giao thông vận tải hoạt động trong khu vực dự án khi

dự án đi vào hoạt động bao gồm các loại xe (hai bánh, xe bốn bánh các loại) Các phươngtiện này phần lớn sử dụng nhiên liệu là xăng và dầu diesel Khi hoạt động như vậy, cácphương tiện vận tải với nhiên liệu tiêu thụ chủ yếu là xăng và dầu diesel sẽ thải ra môitrường một lượng khói thải khá lớn chứa các chất ô nhiễm không khí như NO2, CxHy, CO,

CO2, Tuy nhiên, đây là một nguồn gây ô nhiễm không khí không tập trung, không cố định

mà phân tán, lưu lượng lưu thông tương đối thấp chỉ khoảng 150 lượt xe gắn máy, 15 lượt

xe bốn bánh Đây không phải là nguyên nhân chính gây ô nhiễm không khí khi dự án đivào hoạt động

VI.2.2 Nguồn phát sinh nước thải

Khi dự án đi vào ổn định, nguồn nước thải có thể phát sinh bao gồm: nước mưa,nước thải sinh hoạt, nước thải sản xuất từ cơ sở chế biến thức ăn và nước thải từ các aonuôi thủy sản

 Nước mưa

Nước mưa chảy tràn trên mặt đường trong khu vực dự án có lưu lượng phụ thuộcvào chế độ khí hậu trong khu vực Lượng nước này có nồng độ chất lơ lửng cao Tuynhiên, mức độ gây ô nhiễm từ lượng nước mưa này không nhiều, hơn nữa, mặt bằng cơ sở,khu điều hành và đường nội bộ được đổ bê tông, có hệ thống thoát nước mưa riêng nênviệc thoát nước mưa rất thuận tiện và dễ dàng

Trên toàn bộ diện tích mái nhà, sân bãi của khu đất dự án, đường nội bộ chất lượngnước mưa chảy tràn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như tình trạng vệ sinh trong khuvực thu gom nước mưa, Có thể xảy ra tình trạng nước mưa chảy tràn trên bề mặt đất làmcuốn theo các chất bẩn, rác, cát, xuống đường thoát nước, xuống các hồ ao nuôi thủy sản.Nếu không có biện pháp tiêu thoát tốt, sẽ gây nên tình trạng ứ đọng rác, làm ô nhiễm nguồnnước, ảnh hưởng xấu đến môi trường Về nguyên tắc, nước mưa là loại nước thải có tính

Trang 24

chất ô nhiễm nhẹ (quy ước sạch) được thoát nước trực tiếp vào hệ thống thu gom nướcmưa của khu vực và xả thẳng ra nguồn mà không qua xử lý.

Tổng lượng nước mưa phát sinh từ khu vực dự án trong quá trình hoạt động của dự

án được tính theo công thức:

Q = φ x q x STrong đó:

- S; diện tích khu vực dự án, S = 18.2504 ha

- φ: hệ số che phủ bề mặt, φ = 0.95

- q: cường độ mưa, q = 166.7 x i, với i là lớp nước cao nhất của khu vực vào tháng

có lượng mưa lớn nhất (theo Hoàng Huệ - 1996) Theo số liệu thủy văn của khu vực thìlượng mưa lớn nhất trong tháng là 208 mm Giả sử trong tháng mưa nhiều nhất có 12 ngày

và mỗi ngày mưa 3 giờ, suy ra i = 0.096 mm/phút

Suy ra, lưu lượng mưa trong tháng mưa lớn nhất phát sinh tại khu vực là:

Q = 0.95 x 166.7 x 0.096 x 18.2504 = 277.5 l/s = 0.2775 m3/sƯớc tính nồng độ các chất ô nhiễm trong nước mưa chảy tràn được trình bày trongbảng 3.7

Bảng: Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước mưa chảy tràn

 Nước thải sinh hoạt

Nước thải phát sinh trong quá trình sinh hoạt chủ yếu là nước thải nhà vệ sinh chungcủa khu nuôi trồng Nước thải sinh hoạt có hàm lượng chất rắn lơ lửng, BOD, Nitơ,Phốtpho, dầu mỡ, Coliform tương đối cao

Theo bảng dự toán nhu cầu phân chia nhân công đã đề cập ở chương 1, Nhu cầu laođộng khi dự án đi vào hoạt động ổn định là 120 người

Với nhu cầu sử dụng nước sinh hoạt cho mỗi công nhân 200 lít/người.ngày, tổngnhu cầu sử dụng nước cho mục đích sinh hoạt cho toàn cơ sở là:

Qcấp = 120 người x 200 l/người.ngày = 24,000 l/ ngày = 24 m3/ngày.đêm

Ước tính tổng lượng nước thải ra bằng lượng nước sử dụng:

Qthải = 24 (m3/ngày.đêm)

Nước thải sinh hoạt có chứa nhiều chất hữu cơ, cặn lơ lửng, các vi sinh vật gây bệnh

và cùng với chất bài tiết nên có thể gây ô nhiễm nước mặt trong khu vực Nồng độ các chất

ô nhiễm có trong nước thải sinh hoạt được tính toán như sau :

Trang 25

Bảng: Tải lượng và nồng độ ô nhiễm trong NTSH tính cho 1 người/1 ngày đêm

TT Chất ô nhiễm (g/người/ngày) Khối lượng

Tải lượng chất

ô nhiễm (kg/ngày)

Nồng độ (mg/L)

QCVN 14:2008 CỘT B, K = 1,2

-Nguồn số liệu: Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), 1993

Nước thải sinh hoạt có nồng độ ô nhiễm vượt quá giới hạn cho phép (QCVN 14 :

2008 cột B) nếu không có biện pháp xử lý thích hợp sẽ gây ô nhiễm môi trường nước, môitrường không khí, ảnh hưởng đến sức khỏe của toàn bộ công nhân viên tại khu nuôi trồng,còn làm lan truyền dịch bệnh cho toàn bộ khu vực dự án và các khu vực lân cận Do đó đểđảm bảo vệ sinh cần phải thu gom và xử lý lượng nước thải một cách hợp lý tránh gâynhiễm nguồn nước mặt

 Nước thải sản xuất

Trong khu nuôi trồng nông thủy sản hầu như không phát sinh nước thải Chỉ cónước thải phát sinh trong trong khâu vệ sinh thiết bị, máy móc Nước thải này có đặc trưngcủa loại hình sản xuất thức ăn gia súc, chứa nhiều cặn lơ lửng, nồng độ các chất hữu cơcao, ước tính lượng nước thải này khoảng 2m3/ngày

Theo kết luận ở nhiều nước trên thế giới và kinh nghiệm đã tổng kết ở một số địaphương cho các trang trại nuôi trồng thủy sản nước ngọt tập trung thì nồng độ các chất ônhiễm có nồng độ như sau:

Bảng: Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải

Trang 26

+ Nước thải từ ao nuôi cá: 23,362 m2 x 1.5m = 35, 043 m3/3 tháng = 389 m3/ngày.(Diện tích ao nuôi là 23,362 m2, mực nước trong ao là: 1.5m, trung bình 3 tháng thay nước

1 lần)

+ Nước thải từ ao nuôi baba: 9,160 m2 x 0.6m = 5,496 m3/ 2 tuần = 393 m3/ngày.(Diện tích ao nuôi là 9,160 m2, mực nước cần thay là: 0.6 m, trung bình 2 tuần thay nước 1lần)

+ Nước thải ao nuôi ếch: 45,251 m2 x 0.10 m = 4,525 m3/ 3 ngày = 1,508 m3/ngày.(Diện tích ao nuôi là 45,251 m2, mực nước cần thay là 0.10m, trung bình 3 ngày thay nước

1 lần)

 Nguồn phát sinh chất thải rắn

Khi dự án đi vào hoạt động ổn định, chất thải rắn có thể phát sinh từ các nguồn sau:+ Chất thải rắn từ sinh hoạt hằng ngày của cán bộ công nhân viên làm việc trongkhu nuôi trồng thủy sản

+ Chất thải rắn từ khu trồng cây ăn trái

+ Chất thải rắn từ các ao hồ nuôi như phân thủy sản, xác thủy sản chết

+ Chất thải nguy hại như: bóng đèn huỳnh quang, giẻ lau dính dầu nhớt thải, mực in

từ khu điều hành

Chất thải rắn sinh hoạt bao gồm các thành phần rác thực phẩm, giấy, nilon, carton,vải, thủy tinh, lon thiếc, nhôm, kim loại…

Chất thải rắn sinh hoạt có thành phần chất hữu cơ cao nên dễ phân hủy gây mùi hôi,khó chịu Lượng nước thải rò rỉ từ rác có nồng độ chất ô nhiễm rất cao nên rất dễ gây ônhiễm môi trường đất và mạch nước ngầm Trong thành phần của chất thải rắn sinh hoạt cónhững thành phần rất khó phân hủy nên sẽ là một nguồn gây ô nhiễm lâu dài đến môitrường đất như nilon, nhựa

Có thể tham khảo thành phần chất thải rắn sinh hoạt theo kết quả điều tra của Trungtâm Centema năm 2008

Bảng: Thành phần chất thải rắn sinh hoạt

TT Thành phần Khoảng dao động Tỷ Lệ (%) Trung bình

Ngày đăng: 22/12/2014, 22:19

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w