1. Trang chủ
  2. » Văn Hóa - Nghệ Thuật

Nhà lê sơ

19 470 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 19
Dung lượng 849,5 KB

Nội dung

Sang thời Lê Thánh Tông, vua tiến hành một loạt cải cách đưa Đại Việt bước vào thời kỳ phát triển thịnh trị được coi là hoàng kim của chế độ phong kiến Việt Nam.. Cộng hòa Xã hội Chủ ngh

Trang 1

Phong kiến

(1427­1527)

Ngôn ngữ Tiếng Việt Tôn giáo Phật giáo, Nho

giáo, tôn giáo dân gian

Chính thể Quân chủ chuyên

chế Hoàng đế

 ­ 1428­1433 Lê Thái Tổ  ­ 1460­1497 Lê Thánh Tông Lịch sử

 ­ Được thành lập

ở Lam Sơn

1418

 ­ Bị Mạc Đăng Dung lật đổ

1527

Nhà Lê sơ

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Nhà Lê sơ là giai đoạn đầu của nhà Hậu Lê (Hán­

Nôm: 後黎朝 ・家後黎 1428–1527), một triều

đại phong kiến trong lịch sử Việt Nam, được thành

lập sau khi vua Lê Thái Tổ (tức Lê Lợi) lãnh đạo

cuộc khởi nghĩa Lam Sơn chiến thắng quân Minh

Tiếp nối nhà Lê sơ (1428­1527) là nhà Mạc (1527­

1593) và sự phục hưng của nhà Lê không lâu sau,

gọi là Lê trung hưng (1533­1789)

Thời Lê sơ kéo dài đúng 100 năm, có 10 vua thuộc

6 thế hệ, đây là thời kỳ các vua Lê nắm trọn được

quyền hành, cũng là thời kỳ vĩ đại, hoàng kim của

chế độ phong kiến Việt Nam. Đặc biệt dưới thời Lê

Thánh Tông, đất nước phát triển về mọi mặt từ kinh

tế, văn hóa, xã hội,giáo dục thi cử, quân sự  Nước

Đại Việt chưa bao giờ cường thịnh bằng thời này

Mục lục

1 Thành lập

2 Xây dựng đất nước

2.1 Bộ máy hành chính 2.2 Kinh tế

2.2.1 Nông nghiệp 2.2.2 Thủ công nghiệp 2.2.3 Thương mại 2.3 Giáo dục

2.4 Luật pháp 2.5 Xã hội 2.6 Văn học, khoa học, nghệ thuật 2.7 Tổ chức quân đội

3 Mở rộng lãnh thổ

Trang 2

Loạt bài Lịch sử Việt Nam

Thời tiền sử Hồng Bàng

3.1 Đánh Chiêm Thành 3.2 Đánh Bồn Man 3.3 Đánh Lão Qua

4 Ngoại giao

4.1 Với Trung Quốc 4.2 Với các nước Đông Nam Á

5 Biến loạn cung đình

5.1 Quận Ai vương 5.2 Nguyễn Thị Anh 5.3 Lê Nghi Dân 5.4 Nguyễn Thị Hằng

6 Nhà Lê sơ sụp đổ

6.1 Vua quỷ, vua lợn 6.2 Trần Cảo

6.3 Mạc Đăng Dung

7 Nhận định

8 Các vua nhà Lê sơ

8.1 Danh sách 8.2 Liệt kê

9 Các hoàng hậu

10 Chú thích

11 Xem thêm

12 Tham khảo

13 Liên kết ngoài

Thành lập

Nhà Lê sơ được thành lập từ kết quả thắng lợi của cuộc khởi nghĩa

Lam Sơn kéo dài 10 năm chống lại sự đô hộ của nhà Minh (Trung

Quốc) do Lê Lợi lãnh đạo

Khi sang đánh nhà Hồ chiếm nước Đại Ngu (1406), nhà Minh đã

nhân danh "Phù Trần diệt Hồ", nhưng sau đó lại đánh diệt nhà Hậu

Trần (1413). Vào cuối cuộc chiến với Lê Lợi, khi bị quân Lam Sơn

Trang 3

Bắc thuộc lần I  (207 TCN ­ 40)

   Nhà Triệu  (207 ­ 111 TCN)

Hai Bà Trưng  (40 ­ 43)

Bắc thuộc lần II  (43 ­ 541)

   Khởi nghĩa Bà Triệu Nhà Tiền Lý và Triệu Việt Vương  (541 ­ 602)

Bắc thuộc lần III  (602 ­ 905)

   Mai Hắc Đế    Phùng Hưng

Tự chủ  (905 ­ 938)

   Họ Khúc    Dương Đình Nghệ    Kiều Công Tiễn Nhà Ngô  (938 ­ 967)

   Loạn 12 sứ quân Nhà Đinh  (968 ­ 980)

Nhà Tiền Lê  (980 ­ 1009)

Nhà Lý  (1009 ­ 1225)

Nhà Trần  (1225 ­ 1400)

Nhà Hồ  (1400 ­ 1407)

Bắc thuộc lần IV  (1407 ­ 1427)

   Nhà Hậu Trần    Khởi nghĩa Lam Sơn Nhà Hậu Lê

   Nhà Lê sơ  (1428 ­ 1527)

   Lê    trung    hưng

(1533 ­ 1789)

Nhà Mạc  (1527 ­ 1592)

Trịnh­Nguyễn phân tranh Nhà Tây Sơn  (1778 ­ 1802)

Nhà Nguyễn  (1802 ­ 1945)    Pháp thuộc (1887 ­ 1945)

   Đế quốc Việt Nam  (1945)

Chiến tranh Đông Dương

(1945 ­ 1975)

   Việt Nam Dân chủ Cộng hòa

   Quốc gia Việt Nam    Việt Nam Cộng hòa    Cộng hòa Miền Nam Việt

vây trong thành Đông Quan (Hà Nội), tướng nhà Minh là Vương

Thông đề nghị lập lại con cháu họ Trần làm điều kiện giảng hòa. Lê

Lợi đã tìm lập Trần Cảo lập làm vua trên danh nghĩa vào cuối năm

1426

Năm 1427, quân Minh sau 2 trận thua quyết định ở Chi Lăng và

Xương Giang phải rút về nước. Lê Lợi đứng tên Trần Cảo là người

đang làm vua trên danh nghĩa, sai sứ dâng biểu cho nhà Minh xin

được phong. Vua Minh Tuyên Tông biết Lê Lợi không có ý tôn Cảo

nhưng vì bị thua mãi nên đồng ý phong cho Trần Cảo làm An Nam

quốc vương

Ít lâu sau Trần Cảo chết[1]. Lê Lợi tự mình lên ngôi vua, rồi sai sứ

sang tâu nhà Minh rằng Trần Cảo bệnh mà chết ngày 10 tháng giêng

năm 1428 âm lịch, do đó Lê Lợi có danh chính để làm vua Đại Việt

Minh Tuyên Tông thừa nhận Lê Lợi làm An Nam quốc vương

Nhà Hậu Lê chính thức thành lập năm 1428, được sử gọi là Lê sơ

Xây dựng đất nước

Giai đoạn đầu là thời kỳ xây dựng lại đất nước sau thời bị nhà Minh

đô hộ. Sau khi lên ngôi, Lê Thái Tổ nhanh chóng bắt tay vào xây

dựng đất nước bị tàn phá qua nhiều năm chiến tranh

Sang thời Lê Thánh Tông, vua tiến hành một loạt cải cách đưa Đại

Việt bước vào thời kỳ phát triển thịnh trị được coi là hoàng kim của

chế độ phong kiến Việt Nam. (xem chi tiết bài Lê Thánh Tông)

Bộ máy hành chính

Lê Thái Tổ chia nước ra làm 5 đạo, đạo mới đặt gọi là Hải Tây đạo,

gồm cả Thanh Hóa, Nghệ An, Tân Bình và Thuận Hóa. Trong các

đạo, đạo nào cũng có quan Hành khiển để giữ sổ sách về việc quân­

dân

Dưới đạo là phủ huyện (miền núi gọi là châu), xã, thôn. Đến thời

vua Lê Thánh Tông đổi chia làm 5 đạo thành 13 đạo thừa tuyên thay

chức An phủ sứ đứng đầu ở mỗi đạo bằng 3 ti phụ trách ba mặt hoạt

động khác nhau ở mỗi đạo thừa tuyên. Dưới đạo thừa tuyên có phủ,

châu, huyện, xã, thôn

Trang 4

Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam  (từ 1976)

Xem thêm Vua Việt Nam Nguyên thủ Việt Nam Các vương quốc cổ Niên biểu lịch sử Việt Nam

Bộ máy chính quyền phong kiến được hoàn thiện dần và đến thời

vua Lê Thánh Tông thì được các nhà nghiên cứu đánh giá là hoàn

chỉnh nhất. Đứng đầu triều đình là vua. Để tập trung quyền lực vào

nhà vua Lê Thánh Tông bãi bỏ một số chức vụ cao cấp nhất như

tướng quốc, đại tổng quản, đại hành khiển. Vua trực tiếp nắm mọi

quyền hành kể cả chức tổng chỉ huy quân đội. Giúp việc cho vua có

các quan đại thần

Nhà nước phong kiến tập quyền qua các đời từ nhà Trần chỉ có 4 bộ:

Hình, Lại, Binh, Hộ. Đời vua Lê Thái Tổ chỉ có 3 bộ: Lại, Lễ, Dân

(tức Hộ Bộ). Lê Thánh Tông tổ chức thành sáu bộ:

Lại Bộ: Trông coi việc tuyển bổ, thăng thưởng và thăng quan

tước;

Lễ Bộ: Trông coi việc đặt và tiến hành các nghi lễ, tiệc yến, học hành thi cử, đúc ấn tín, cắt giữ người coi giữ đình, chùa, miếu mạo;

Hộ Bộ: Trông coi công việc ruộng đất, tài chính, hộ khẩu, tô thuế kho tàng, thóc tiền và lương, bổng của quan, binh;

Binh Bộ: Trông coi việc binh chính, đặt quan trấn thủ nơi biên cảnh, tổ chức việc giữ gìn các nơi hiểm yếu và ứng phó các việc khẩn cấp;

Hình Bộ: Trông coi việc thi hành luật, lệnh, hành pháp, xét lại các việc tù, đày, kiện cáo; Công Bộ: Trông coi việc xây dựng, sửa chữa cầu đường, cung điện thành trì và quản đốc thợ thuyền

Dưới thời Lê Thánh Tông, các quan chỉ được làm việc tối đa đến tuổi 65 và ông bãi bỏ luật cha truyền con nối cho các gia đình có công ­ công thần. Ông tôn trọng việc chọn quan phải là người

có tài và đức

Kinh tế

Lê Thánh Tông còn quan tâm các chính sách nhằm phát triển kinh tế như sửa đổi luật thuế khóa, điền địa, khuyến khích nông nghiệp, mở đồn điền. Các ngành nghề thủ công nghiệp và xây dựng dưới thời trị vì của Lê Thánh Tông cũng phát triển khá mạnh

Nông nghiệp

Hai mươi năm dưới ách thống trị của phong kiến nhà Minh, đời sống nhân dân Đại Việt rất cực khổ[2]. Để nhanh chóng phục hồi và phát triển nông nghiệp vua Lê Thái Tổ cho 25 vạn lính (trong tổng số 35 vạn) về quê làm ruộng ngay sau chiến tranh. Còn lại 10 vạn người được chia làm 5 phiên thay nhau về quê sản xuất. Nhà Lê kêu gọi dân phiêu tán về quê làm ruộng, đặt ra

Trang 5

Đĩa gốm men lam trang trí rồng thế kỷ 15

một số chức quan chuyên lo về nông nghiệp như Khuyến nông sứ, Hà đê sứ, Đồn điền sứ và định lại chính sách chia ruộng đất công làng xã gọi là phép quân điền; cấm giết trâu bò bừa bãi cấm điều động dân phu trong mùa cấy gặt

Nhà Lê còn đẩy mạnh việc lập đồn điền và khẩn hoang nhằm khai thác những vùng đất mới Nhờ những chính sách tích cực, nông nghiệp đã đảm bảo tương đối đời sống nhân dân trong nước. Nhân dân thời Lê có câu thơ:

Đời vua Thái Tổ, Thái Tông

Lúa tốt đầy đồng trâu chẳng buồn ăn

Thủ công nghiệp

Nhờ sự quan tâm đến việc phát triển thương nghiệp nên nền

nông nghiệp đã phát triển mạnh mẽ. Các nghề thủ công như:

Dệt lụa, ươm tơ, dệt vải, nghề mộc, nghề chạm, nghề đúc đồng

cũng phát triển. Kinh đô Thăng Long 36 phố phường sầm uất,

nhộn nhịp tồn tại phát triển đến tận ngày nay. Phường Yên Thái

làm giấy, phường Nghi Tàm dệt vải lụa, phường Hà Tân nung

vôi, phường Hàng Đào nhuộm điều, phường Ngũ Xá đúc đồng,

phường gạch và gốm sứ Bát Tràng và nhiều phường khác

Các ngành nghề thủ công truyền thống như ở các làng xã như

kéo tơ, dệt lụa, đan lát, làm nón, đúc đồng, rèn sắt, làm đồ gốm

v.v  ngày càng phát triển. Nhiều làng thủ công chuyên nghiệp nổi tiếng ra đời. Thăng Long là nơi tập trung nhiều ngành nghề thủ công nhất

Các công xưởng do nhà nước quản lí gọi là Cục Bách tác sản xuất đồ dùng cho nhà vua, vũ khí,

đóng thuyền, đúc tiền đồng ; các nghề khai mỏ đồng, sắt, vàng được đẩy mạnh

Thương mại

Nhà vua khuyến khích lập chợ mới họp chợ ban hành những điều luật cụ thể quy định việc

thành lập chợ và họp chợ

Việc buôn bán với nước ngoài được duy trì. Thuyền bè các nước láng giềng qua lại buôn bán ở một số cửa khẩu như Vân Đồn, Vạn Ninh (Quảng Ninh), Hội Thống (Hà Tĩnh) và một số địa điểm ở Lạng Sơn, Tuyên Quang được kiểm soát chặt chẽ. Các sản phẩm sành sứ, vải lụa, lâm sảm quý là những thứ hàng được thương nhân nước ngoài ưa chuộng

Tuy nhiên, cùng với thủ công nghiệp, thương mại vẫn bị nhà nước ức chế. Thời nhà Lê chính quyền dùng chính sách bế quan tỏa cảng. Nhà Lê hạn chế ngoại thương hơn cả nhà Lý, nhà

Trần. Các tàu ngoại quốc tới buôn bán đều phải đậu ở Vân Đồn. Dân buôn muốn đi buôn bán thì

Trang 6

phải có giấy phép, về cũng phải có giấy phép. Quan lại vô cớ tới Vân Đồn, dân chúng tự tiện đón tàu vào buôn bán cũng đều bị xử tội[3]

Giáo dục

Ngay sau khi lên ngôi vua Lê Thái Tổ cho dựng lại Quốc Tử Giám ở kinh thành Thăng Long mở trường học các lộ mở khoa thi và cho phép người nào có học đều được dự thi. Đa số dân đều có thể đi học đi thi trừ những kẻ phạm tội và làm nghề ca hát

Ở các đạo phủ có trường công. Nhà nước tuyển chọn người giỏi có đạo đức để làm thầy giáo Nội dung học tập thi cử là sách của nhà Nho. Thời Lê sơ (1428­1527) tổ chức được 26 khoa thi tiến sĩ lấy đỗ 989 tiến sĩ 20 trạng nguyên. Riêng thời vua Lê Thánh Tông (1460­1497) tổ chức được 12 khoa thi tiến sĩ lấy đỗ 501 tiến sĩ 9 trạng nguyên

Học chế thời Lê mở rộng hơn các thời trước, không cấm con em nhà thường dân đi học như thời nhà Lý, nhà Trần. Tài liệu học tập thì gồm mấy bộ Tứ Thư, Ngũ Kinh tinh tuý, Bắc sử (Sử

Trung Quốc). Phương pháp giáo dục chỉ có 2 nguyên tắc chủ chốt là trừng phạt bằng roi vọt và học thuộc lòng. Ngoài ra còn nguyên tắc lặp lại tư tưởng cổ nhân và biểu diễn bằng những câu sáo rỗng[4]

Lê Thánh Tông khởi xướng và cho lập bia tiến sĩ lần đầu tiên ở Văn Miếu ­ Quốc Tử Giám vào năm 1484, các đời vua sau này tiếp tục bổ sung thêm các tấm bia vinh danh mới. Cùng với việc xây dựng thiết chế mới, Lê Thánh Tông đẩy mạnh phát triển giáo dục, đào tạo nhân tài. Ngoài Hàn lâm viện, Quốc sử viện, nhà Thái học, Quốc Tử Giám là những cơ quan văn hóa, giáo dục lớn, Lê Thánh Tông còn cho xây kho bí thư chứa sách, đặc biệt đã sáng lập Hội Tao Đàn bao gồm những nhà văn hóa có tiếng đương thời mà Lê Thánh Tông là Tao Đàn chủ soái. Việc thi cử

và học tập thường xuyên và rất nhiều tiến sĩ và trạng nguyên đỗ đạt và thành danh

Thời Lê sơ, Nho giáo chiếm vị trí độc tôn; Phật giáo và Đạo giáo bị hạn chế. Phật giáo bị đẩy lui xuống sinh hoạt ở các làng xã, trong khi đó Nho giáo lại được coi trọng và lên ngôi, đặc biệt là khu vực triều đình và giới nho học. Đó là đặc điểm chính của thời kỳ này. Mặt khác do trước đó chịu sự tận diệt của nhà Minh nên nhiều chùa chiền, cung điện và các phật tử phát triển rực rỡ ở các triều đại nhà Lý, nhà Trần đã bị xóa bỏ

Hệ thống Nho giáo này do phong kiến nhà Lê bắt chước theo nhà Minh của Trung Quốc. Người học tuyệt đối không ai được phát huy ý kiến riêng của mình, cấm chỉ tự do tư tưởng. Nhà nghiên cứu Đào Duy Anh cho rằng kiểu người điển hình do phương pháp giáo dục này đào tạo là người

hủ nho hoàn toàn trung thành với chế độ quân chủ nhà Lê[5]

Luật pháp

Trang 7

Về luật pháp, Bộ Quốc triều hình luật của nhà Hậu Lê đã được hoàn thiện trong thời Lê Thánh Tông, nên còn được gọi là Luật Hồng Đức. Với bộ luật này, Đại Việt đã hình thành một nhà nước pháp quyền sơ khởi và thuộc loại sớm trên thế giới. Lê Thánh Tông đã lấy những quan điểm của nho giáo làm hệ tư tưởng, chỉ đạo việc biên soạn, ban hành luật pháp, nhằm thể chế hoá một nhà nước phong kiến Đại Việt, với truyền thống nhân nghĩa, lấy dân làm gốc

Nội dung chính của bộ luật là bảo vệ quyền lợi của vua hoàng tộc; bảo vệ quyền lợi của quan lại

và giai cấp thống trị địa chủ phong kiến. Đặc biệt bộ luật có những điều luật bảo vệ chủ quyền quốc gia, khuyến khích phát triển kinh tế, gìn giữ những truyền thống tốt đẹp của dân tộc, bảo

vệ một số quyền lợi của phụ nữ[6]

Xã hội

Trong xã hội, giai cấp nông dân chiếm tuyệt đại đa số dân cư sống chủ yếu ở nông thôn. Họ có rất ít hoặc không có ruộng đất phải cày ruộng đất công nộp tô thuế đi phục dịch cho nhà nước (đi lính đi phu ) hoặc phải cày cấy ruộng thuê của địa chủ quan lại và phải nộp một phần hoa lợi (gọi là tô) cho chủ ruộng

Nông dân là giai cấp bị bóc lột nghèo khổ trong xã hội. Tầng lớp thương nhân thợ thủ công ngày càng đông hơn họ phải nộp thuế cho nhà nước và không được xã hội phong kiến coi trọng

Nô tì là tầng lớp thấp kém nhất trong xã hội bao gồm cả người Việt người Hoa dân tộc ít người Pháp luật nhà Lê hạn chế nghiêm ngặt việc bàn mình làm nô hoặc bức dân tự do làm nô tì. Nhờ vậy số lượng nô tì giảm dần[7]

Nhờ chính sách khuyến nông, cuộc sống của nhân dân được ổn định dân số ngày càng tăng Nhiều làng mới được thành lập. Các nhà nghiên cứu Việt Nam tự nhận Đại Việt đã trở thành một quốc gia có uy thế trong khu vực Đông Nam Á[8]

Văn học, khoa học, nghệ thuật

Văn học chữ Hán tiếp tục chiếm ưu thế có hàng loạt tập văn thơ nổi tiếng. Văn học chữ Nôm giữ một vị trí quan trọng. Văn thơ chữ Hán có những tác phẩm nổi tiếng như: Quân trung từ mệnh tập, Bình Ngô đại cáo, Quỳnh uyển cửu ca  Văn thơ chữ Nôm có Quốc âm thi tập, Hồng Đức quốc âm thi tập, Thập giới cô hồn quốc ngữ văn v.v

Văn học thời Lê Sơ có nội dung yêu nước sâu sắc thể hiện niềm tự hào dân tộc khí phách anh hùng và tinh thần bất khuất của dân tộc[8]. Ngoài ra văn học thời Lê Sơ xuất hiện 1 bộ phận tác giả chuyên sử dụng văn học làm công cụ chỉ để ca ngợi nhà vua. Phần lớn các tác phẩm loại này được viết với lời lẽ rất trau chuốt, ý tứ cẩu kỳ và tình cảm giả tạo[9]

Sử học có tác phẩm: Đại Việt sử kí (10 quyển) của Phan Phu Tiên, Đại Việt sử kí toàn thư

Trang 8

Phiên bản bia Vĩnh Lăng, Lam Kinh, Hà Nội

(15 quyển) của Ngô Sĩ Liên, Lam Sơn thực lục của Nguyễn Trãi, Đại Việt thông giám của

Vũ Quỳnh, Việt giám thông khảo tổng luận của Lê Tung, Hoàng triều quan chế

Địa lí học có sách Hồng Đức bản đồ Dư địa chí An Nam hình thăng dồ, Dư địa chí của

Nguyễn Trãi

Y học có công trình Bản thảo thực vật toát yếu của Phan Phu Tiên và Bảo anh lương

phương của Nguyễn Trực

Toán học có các tác phẩm Đại thành toán pháp của Lương Thế Vinh, Lập thành toán pháp

của Vũ Hữu

Ngoài ra thời Lê Sơ cũng cho biên soạn Điển lệ là loại sách tổng hợp thành tựu của nhiều ngành. Bộ Thiên Nam dư hạ tập gồm 100 quyển của Lê

Thánh Tông cũng là 1 ví dụ cụ thể

Nghệ thuật sân khấu như ca múa nhạc, chèo, tuồng

được phục hồi nhanh chóng và phát triển nhất là chèo,

tuồng. Âm nhạc cung đình được hình thành từ thời Lê

Thái Tông

Nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc thời Lê Sơ biểu hiện

rõ rệt và đặc sắc ở các công trình lăng tẩm cung điện

tại Lam Kinh (Thanh Hóa)

Hiện nay còn lại một số dấu vết của Lam Kinh ở Thanh Hóa

như nền cột bậc thềm một số con vật bằng đá. Cung điện

Lam kinh xây dựng trên một khu đất hình chữ nhật dài 314

mét rộng 254 mét, có tường thành bao bọc dày 1m. Trong

các bia đá, nổi tiếng nhất là bia Vĩnh Lăng (viết về vua Lê

Thái Tổ)

Tổ chức quân đội

Vua Lê Thánh Tông ra sắc chỉ đầu tiên là chỉnh đốn lại quân đội, đôn đốc và thực hiện các bước

để tăng cường các khả năng chiến đấu của các vệ quân năm đạo. Việc canh phòng và cảnh giác

về vấn đề biên cương rất chặt chẽ và cẩn thận nên triều đình nhà Minh rất tôn trọng và có phần e ngại. Lê Thánh Tông cải tổ quân đội mạnh mẽ về mặt tổ chức, trước đó quân đội chia làm 5 đạo

vệ quân, nay đổi làm 5 phủ đô đốc. Mỗi phủ có vệ, sở. Bên cạnh còn có 2 đạo nội, ngoại, gồm nhiều ti, vệ

Ngoài tổ chức quân thường trực, Lê Thánh Tông còn chú ý lực lượng quân dự bị ở các địa

phương gọi là chế độ "ngụ binh ư nông": khi đất nước có giặc ngoại xâm thì tất cả quân lính đều tại ngũ chiến đấu cùng toàn dân; khi hoà bình thì thay phiên nhau về làm ruộng. 43 điều quân

Trang 9

chính là luật quân đội Lê Thánh Tông ban hành cho thấy kỷ luật quân đội của ông rất nghiêm ngặt, có sức chiến đấu cao

Quân đội có hai bộ phận chính: quân ở triều đình và quân ở các địa phương; bao gồm bộ binh thuỷ binh tượng binh kị binh. Vũ khí quân sự dưới thời Lê Thánh Tông đã có những tiến bộ vượt bậc, gồm đao, kiếm, giáo, mác, cung, tên, hỏa đồng, hỏa pháo

Hằng năm quân lính được luyện tập võ nghệ chiến trận. Vùng biên giới đều có bố trí quân đội mạnh canh phòng và bảo vệ không để xâm lấn

Mở rộng lãnh thổ

Đánh Chiêm Thành

Vua Chiêm Thành là Trà Toàn bỏ tiến cống nhà Lê, thường xâm lấn biên giới phía nam Đại Việt Năm 1470, Trà Toàn sai sứ thần sang cầu viện nhà Minh, thân hành đem 10 vạn quân thủy, bộ cùng voi ngựa đến đánh úp Hóa Châu. Viên tướng trấn giữ Hóa Châu Phạm Văn Hiển chống không nổi, phải đóng cửa thành chống giữ, cho người phi ngựa đem văn thư cáo cấp về kinh đô Thăng Long

Quân đội nhà Lê thời Thánh Tông đã được xây dựng rất hùng mạnh. Tháng 10 năm 1470, vua

Lê Thánh Tông sai sứ đem việc Chiêm Thành đánh úp biên giới sang báo cáo với nhà Minh.[10]

và thân chinh cầm 200.000 quân tiến vào đất Chiêm Thành

Tháng 3 năm 1471, kinh đô Đồ Bàn của Chiêm Thành thất thủ. Theo Đại Việt Sử Ký Toàn Thư, hơn 30.000 người Chiêm bị bắt, trong đó có chúa Trà Toàn. 40.000 lính Chiêm Thành đã tử trận

Bấy giờ 1 tướng Chiêm là Bô Trì Trì chạy về đất Phan Lung, cử sứ sang cống và xin xưng thần với Đại Việt. Theo Việt Nam Sử Lược, vua Thánh Tông có ý muốn làm cho Chiêm Thành yếu

đi, mới chia đất Chiêm ra làm 3 nước, phong 3 vua: 1 nước gọi Chiêm Thành, 1 nước nữa là Hóa Anh và 1 nước nữa là Nam Phan.[11]

Sau khi Trà Toàn bị bắt, em là Trà Toại trốn vào núi, sai người sang cầu cứu nhà Minh và xin phong vương. Được tin, Lê Thánh Tông sai Lê Niệm đem 3 vạn quân vào đánh, Trà Toại bị bắt giải về kinh. Về sau, vua nhà Minh sai sứ sang bảo Thánh Tông phải trả đất cho Chiêm Thành, nhưng ông nhất quyết không chịu.[10]

Sau chiến thắng, Lê Thánh Tông thực hiện chính sách mới, bình định và Việt hóa dân chúng người Chiêm Thành và sát nhập lãnh thổ miền bắc Chiêm Thành (từ đèo Hải Vân tới bắc Phú Yên ngày nay) vào Đại Việt. Tháng 6 năm 1471, lãnh thổ miền bắc Chiêm Thành được lập

thành thừa tuyên Quảng Nam và vệ Thăng Hoa

Đánh Bồn Man

Trang 10

Bồn Man, lãnh thổ gồm miền tây Nghệ An, tỉnh Hủa Phăn (Lào) và tỉnh Sơn La ngày nay, trước đây đã xin nội thuộc Đại Việt, đổi thành châu Quy Hợp dưới quyền các tù trưởng họ Cầm, sau

đó đổi thành phủ Trấn Ninh, và đặt quan phủ huyện để trị vì. Nay Cầm Công, với sự giúp đỡ của người Lão Qua, bèn đánh đuổi quân Đại Việt, rồi ra quân chống giữ với quan quân

Vua Lê Thánh Tông bèn ngự giá thân chinh, nhưng khi tới Phù Liệt, được tin quân Đại Việt thắng Lão Qua thì rút về và cử Lê Niệm đem quân đi đánh. Kết quả là những người Bồn Man ra hàng, tù trưởng là Cầm Công cũng tử trận

Sau đó, Thánh Tông phong người họ Cầm Công và Cầm Đông làm Tuyên Úy Đại Sứ và đặt lại quan cai trị như trước, đặt vùng đất mới này là xứ Trấn Ninh

Đánh Lão Qua

Năm 1479, có tù trưởng xứ Bồn Man là Cầm Công làm phản, xúi giục người Lão Qua cầm binh quấy nhiễu miền tây Đại Việt.[12]

Lê Thánh Tông sai Thái uý Lê Thọ Vực cùng các tướng Trịnh Công Lộ, Lê Đình Ngạn, Lê Lộng

và Lê Nhân Hiếu chia quân làm 5 đạo đi từ Nghệ An, Thanh Hóa và Hưng Hóa đánh đuổi quân Lão Qua tới sông Kim Sa giáp với Miến Điện[13]. Quân Đại Việt toàn thắng.[14]

Xem thêm: Xaiyna Chakhaphat​

Ngoại giao

Với Trung Quốc

Ta phải giữ gìn cho cẩn thận, đừng dể ai lấy mất 1 phân núi, 1 tấc sông do vua Thái Tổ để lại.

}} Đến thời Lê Thánh Tông, quân Đại Việt hùng mạnh, đi đánh Lào, Chiêm nên gây được nhiều thanh thế, nhà Minh cũng phải lấy lễ nghĩa mà đãi Đại Việt, quan hệ giữa hai nước vẫn được hoà bình.[14]

Đại Việt bấy giờ có lệ xưng thần với nhà Minh, nhưng các vua Lê vẫn phòng bị mặt bắc. Thỉnh thoảng hai bên vẫn xảy ra những vụ lấn cướp biên giới qua lại, có những thổ dân sang quấy nhiễu, thì lập tức vua Lê cho quan quân lên dẹp yên và cho sứ sang Trung Quốc để phân giải mọi sự cho minh bạch. Suốt từ thời Lê Thái Tông đến Lê Thánh Tông, trong gần 50 năm liên tục xảy ra những vụ tranh chấp vùng biên giới tây bắc hoặc đông bắc, nhưng cuối cùng không xảy ra chiến tranh

Lê Thánh Tông thường bảo với triều thần: {{cquote|

Với các nước Đông Nam Á

Ngày đăng: 22/12/2014, 01:30

Xem thêm

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w