3 giải phẫu hệ sinh san

15 557 2
3 giải phẫu hệ sinh san

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Chương 7. Hệ Sinh sản CƠ QUAN SINH SẢN NAM Mục tiêu bài giảng 1.Mô tả vị trí, chức năng hình thể của tinh hoàn, mào tinh, ống dẫn tinh, túi tinh và ống phóng tinh. 2. Mô tả hình thể ngoài và liên quan của tiền liệt tuyến 3. Mô tả mạch máu và thần kinh của cơ quan sinh sản nam. 4. Mô tả cấu tạo của dương vật. I. Tinh hoàn Tinh hoàn có hình dạng giống quả trứng, mỗi người có hai tinh hoàn nằm trong bìu. Sau dậy thì, tuyến tạo ra tinh trùng và tuyến nội tiết, tiết ra hocmon tạo nên các đặc chất sinh dục phụ nam giới. Tinh hoàn nằm trong bìu, bên trái thấp hơn bên phải, cũng có trường hợp bên phải thấp hơn bên trái, đó là ở người đảo ngược phủ tạng và ở người thuận tay trái thỉnh thoảng cũng thấy. Ở tuổi trưởng thành, mỗi tinh hoàn trung bình nặng 25g, khi về già, có nhẹ hơn một ít, phần lớn tinh hoàn phải nặng hơn bên trái. Hình 7. 1. Tinh hoàn và mào tinh 1. Ống dẫn tinh 2. Thân mào tinh 3. Ống xuất 4. Lớp trắng 5. Vách tinh hoàn 6. Tiểu thùy tinh hoàn Mỗi tinh hoàn có hai đầu: trên và dưới, hai mặt: trong và ngoài, hai bờ: trước và sau. Bờ sau có mào tinh bám. Về cấu tạo, lớp vỏ trắng bọc bên ngoài, là tổ chức liên kết đặc, ít đàn hồi. Từ mặt trong của vỏ trắng, có các vách chạy ra chia tinh hoàn thành nhiều tiểu thuỳ, có khoảng 250 đến 400 tiểu 24 Chương 7. Hệ Sinh sản thuỳ, mỗi tiểu thuỳ có từ một đến bốn ống nhỏ. Tiểu thuỳ có hình chêm, đỉnh hướng về bờ sau của tinh hoàn, tại đó các vách giao nhau tạo nên trung thất tinh hoàn. Nhu mô tinh hoàn nằm trong các tiểu thuỳ, gồm các ống sinh tinh xoắn. Người ta ước lượng chừng 800 ống cho mỗi tinh hoàn. Các ống này chạy về phía trung thất tinh hoàn, khi gần đến, các ống gặp nhau tạo nên các ống sinh tinh thẳng, có số lượng khoảng 20 đến 30, rồi tạo nên lưới tinh. Từ lưới tinh, có các ống xuất đi đến đầu mào tinh. Tế bào kẻ, nằm dưới vỏ trắng, trong các vách, trong các chất đệm chung quanh ống sinh tinh xoắn. II. Mào tinh Mào tinh có dạng chữ C, gắn vào bờ sau tinh hoàn, hơi lấn ra mặt ngoài, chia làm ba phần: đầu, thân và đuôi. Thân và đuôi dính vào bờ sau của tinh hoàn. Về cấu tạo, ở đầu mào tinh, có các ống xuất cuộn lại thành các tiểu thuỳ, cuối cùng hình thành một ống duy nhất gọi là ống mào tinh dài khoảng: 6 đến 7 cm. Tại đuôi mào tinh, ống mào tinh tiếp nổi với ống dẩn tinh. Hình 7. 2. Tinh hoàn và mào tinh 1. Đàu mào tinh 2. Thân mào tinh 3. Xoang mào tinh 4. Đuôi mào tinh 5. Cơ bìu 6. Lá thành của màng tinh 7. Mẩu phụ mào tinh 8. Mẩu phụ tinh hoàn 9. Tinh hoàn III. Ống dẫn tinh Ống dẫn tinh dẫn tinh trùng từ mào tinh đến lồi tinh, màu trắng, rắn khi sờ cho nên dễ phân biệt với các thành phần khác của thừng tinh. Ống dẫn tinh đi trong thừng tinh qua lỗ bẹn nông và lỗ bẹn sâu, đi ngoài động mạch thượng vị dưới, bắt chéo động mạch chậu ngoài, chạy theo thành bên cửa chậu hông để ra mặt sau của bàng quang. Tại đây ống dẫn tinh đi phía trong túi tinh và phình to ra gọi là bóng, rồi hợp với ống tiết của túi tinh để tạo nên ống phóng tinh. Ống phóng tinh chạy xuyên qua tiền liệt tuyến, đổ vào niệu đạo ở lồi tinh. 25 Chương 7. Hệ Sinh sản IV. Túi tinh Túi tinh nằm ở trên tiền liệt tuyến, sau bàng quang, trước trực tràng, bên ngoài ống dẫn tinh. ống tiết của nó cùng với ống dẫn tinh tạo nên ống phóng tinh. Hình 7. 3. Túi tinh và bóng ống dẫn tinh 1. Ống dẫn tinh 2. Túi tinh 3. Niệu đạo 4. Tuyến tiền liệt 5. Bóng ống dẫn tinh V. Thừng tinh Trong quá trình đi xuống của tinh hoàn, các thành phần phụ thuộc được kéo theo nằm bên trong thừng tinh. Khi xuyên qua ống bẹn, các cơ thành bụng bị lôi cuốn theo tạo nên các lớp bọc ngoài. 1. Cấu tạo Thừng tinh gồm có ba lớp bọc, từ ngoài vào trong như sau: - Mạc tinh ngoài, có nguồn gốc của cơ chéo bụng ngoài. - Cơ bìu và mạc cơ bìu, có nguồn gốc của cơ chéo bụng trong. - Mạc tinh trong có nguồn gốc của cơ ngang bụng. 2. Các thành phần chứa đựng: Gồm có: - Di tích mỏm bọc tinh hoàn (ống phúc tinh mạc), còn gọi là dây chằng phúc tinh mạc. - Động mạch cơ bìu. - Ống dẫn tinh và mạch máu của ống dẫn tinh. - Động mạch tinh hoàn và đám rối tĩnh mạch hình dây leo. Ngoài ra còn có các dây thần kinh đi trong ống bẹn cũng tìm thấy ở đây. VI. Bìu Bìu là túi do thành bụng trỉu xuống để chứa tinh hoàn, mào tinh và ống dẫn tinh. Về cấu tạo, bìu gồm có bảy lớp: 26 Chương 7. Hệ Sinh sản - Da: mỏng, rất đàn hồi, bề mặt có nhiều nếp nhăn ngang và một nếp dọc rõ gọi là đường giữa bìu - Cơ bám da: gồm những sợi cơ trơn bám vào da. Da bìu có thể co lại được nhờ lớp cơ này. - Lớp tế bào dưới da: là lớp mỡ và tổ chức nhảo dưới da. - Lớp mạc nông: có nguồn gốc và liên tục với mạc tinh ngoài. - Lớp cơ bìu: có tác dụng nâng tinh hoàn lên trên. - Lớp mạc sâu: có nguồn gốc và liên tục với mạc tinh trong. - Bao tinh hoàn: tạo nên do lớp phúc mạc bị kéo xuống khi tinh hoàn di chuyển, vì thế gồm có hai lá: lá tạng bám sát vào tinh hoàn và mào tinh, lá thành trở thành một lớp của bìu. Hình 7. 4. Bìu 1. Da bìu 2. Cơ bìu và mạc cơ bìu 3,4 Cơ bìu và mạc cơ bìu 5. Mạc tinh trong 6. Lá thành của màng tinh 7. Tinh hoàn VII. Tiền liệt tuyến Tiền liệt tuyến là một tuyến, vừa nội tiết, vừa ngoại tiết, hình nón đáy ở trên, nằm dưới bàng quang, bọc chung quanh niệu đạo nam. Tuyến tiền liệt có bốn mặt: mặt trước liên quan với khoang sau xương mu, mặt sau liên quan với trực tràng, hai mặt bên liên qua với cơ nâng hậu môn. Trước đây người ta chia tiền liệt tuyến ra làm ba thuỳ: thuỳ phải và thuỳ trái cùng với một thuỳ nằm sau niệu đạo với hình dạng ngón tay gọi là thuỳ giữa. Hiện nay, quan niệm mới chia tiền liệt tuyến làm 5 vùng: vùng ngoại biên, vùng trung biên, vùng cơ sợi, vùng quanh niệu đạo và vùng chuyển tiếp. Tiền liệt tuyến nặng chừng 15 đến 20g, rộng 4cm, cao 3cm, dày 2,5cm. Tiền liệt tuyến được bao bọc bởi một bao gồm hai lớp: lớp trong là bao thực sự, còn lớp ngoài tạo nên do sự dày lên của lá tạng mạc chậu, giữa hai lá là đám rối tĩnh mạch tiền liệt tuyến. Tiền liệt tuyến được nuôi dưỡng, bởi các nhánh của động mạch thẹn trong, động mạch trực tràng giữa và động mạch bàng quang dưới. Các tĩnh mạch đổ về tĩnh mạch chậu trong. Đám rối tĩnh mạch tiền liệt tuyến thường có nhánh nối với các tĩnh mạch chung quanh cột sống, điều này có thể giải thích rằng ung thư tiền liệt tuyến thường di căn đến cột sống. Về phương diện mô học, tiền liệt tuyến gồm hai loại tế bào tuyến, tế bào tuyến thực sự nằm ở ngoại biên của tuyến (ung thư tiền liệt tuyến phát sinh từ tế bào này), trong khi các tuyến nhỏ 27 Chương 7. Hệ Sinh sản hơn nằm chung ở niệu đạo có nguồn gốc là các túi thừa niệu đạo (u xơ tiền liệt tuyến là do sự quá sản của các tuyến này). VIII. Dương vật 1. Hình thể ngoài Gồm có một rễ, một thân và quy đầu. Rể dính vào xương mu và ngành ngồi mu. Thân hình trụ ở giữa có rãnh. Qui đầu có dạng hình tháp, màu hồng , ở giữa có lổ sáo hay lổ niệu đạo ngoài, giới hạn ở trên bởi một vành nằm theo một mặt phẳng nghiêng theo trục của dương vật gọi là vành qui đầu. Thông thường qui đầu được bao trong một nếp da niêm mạc gọi là bao qui đầu phía dưới xếp lại thành một hàm. 2. Cấu tạo 2.1. Các bao dương vật Gồm có da, lớp tổ chức dưới da, mạc dương vật nông, mạc dương vật sâu và lớp trong cùng là lớp trắng bao bọc quanh hai vật hang và tạo nên vách giữa của dương vật. 2.2. Các tạng cương Vật hang dương vật gồm hai ống hình trụ nằm ở mặt lưng, phía sau dính vào ngành ngồi mu, có cơ ngồi hang bọc chung quanh. Vật xốp dương vật bao bọc quanh niệu đạo, phía trước phình to ra thành qui đầu, phía sau cũng phình to tạo nên hình xốp. Hình 7. 5. Cấu tạo dương vật 1. Quy đầu 2. Vật hang 3. Hành xốp 4. Trụ dương vật 3. Mạch máu và thần kinh Động mạch nuôi dưỡng dương vật xuất phát từ động mạch thẹn trong, gồm có động mạch mu dương vật nằm ở giữa lớp trắng và mạc dương vật sâu và động mạch sâu dương vật nằm ở trung tâm của vật hang. Tĩnh mạch mu dương vật nằm ở phía lưng dương vật đổ về đám rối tĩnh mạch quanh bàng quang. Hiện tượng cương dương vật có thể do sự giản các động mạch dẫn đến sự gia tăng dòng máu trong vật hang, cùng lúc có sự ứ trệ tuần hoàn trong các tĩnh mạch. 28 Chương 7. Hệ Sinh sản Dây thần kinh của hiện tượng cương dương vật là những sợi ly tâm của các dây thần kinh tuỷ S2, S3 và S4, trong khi dây thần kinh mu dương vật là đường cảm giác. 29 Chương 7. Hệ Sinh sản CƠ QUAN SINH SẢN NỮ Mục tiêu bài giảng 1. Mô tả được vị trí, chức năng, hình thể liên quan của buồng trứng, vòi tử cung, tử cung, âm đạo và âm hộ. 2. Mô tả được động mạch buồng trứng và động mạch tử cung. 3. Mô tảđược các phương tiện giữ tử cung tại chổ. 4. Mô tả được vú I. Buồng trứng Là một tuyến có chức năng vừa nội tiết, vừa ngoại tiết. Một phụ nữ có hai buồng trứng, hình hạt đậu với các đường kính 2x3x1cm, màu hồng nhạt. Buồng trứng nằm ở thành bên của chậu hông trong hố buồng trứng. Buồng trứng có: - Hai mặt: mặt trong liên quan với các tua của phểu vòi và các quai ruột, mặt ngoài liên quan thành hố chậu. - Hai bờ: bờ mạc treo buồng trứng ở trước: có mạc treo buồng trứng bám. Bờ tự do ở sau. - Hai đầu: Đầu vòi nơi bám của dây chằng treo buồng trứng. Đầu tử cung: có dây chằng riêng buồng trứng bám. Động mạch nuôi dưỡng buồng trứng chủ yếu động mạch buồng trứng đi qua dây chằng treo buồng trứng sau đó qua mạc treo buồng trứng đến buồng trứng. Hình 7. 6. Buồng trứng và tử cung (nhìn từ sau) 1. Dây chằng rộng 2. Buồng trứng 3. Tử cung 4. Vòi tử cung 5. Tua vòi 6. Dây chằng riêng buồng trứng 7. Niệu quản 30 Chương 7. Hệ Sinh sản II.Vòi tử cung Là một ống dẫn dài 10cm nằm ở bờ tự do của dây chằng rộng, đi từ buồng trứng đến tử cung. Người ta chia làm 4 đoạn. 1. Phần tử cung Nằm trong thành tử cung thông với buồng tử cung bởi lổ tử cung. 2. Eo vòi Nối tiếp phần tử cung, là đoạn hẹp nhất của vòi trứng. 3. Bóng vòi Tiếp eo vòi, đoạn này phình to và dài, nơi xãy ra sự thụ tinh. 4. Phễu vòi Loe ra như cái phểu có lổ thông với ổ phúc mạc (lổ bụng). Xung quanh lổ bụng phễu vòi có lổ tua như ngón tay gọi là tua vòi, trong đó có tua dài nhất là tua buồng trứng dính vào buồng trứng. Nhờ các tua này khi rụng trứng, trứng được hứng vào phễu vòi. Vòi tử cung được nuôi dưỡng bởi các nhánh vòi của động mạch buồng trứng và của động mạch tử cung, nối nhau dọc bờ dưới của vòi tử cung. III. Tử cung Là nơi làm tổ của trứng đã thụ tinh và chữa thai, là một xoang cơ rỗng, khẩu kính 6x4x2cm, hình nón cụt, đáy trên đỉnh dưới, có 3 phần: thân, eo và cổ tử cung. Tư thế bình thường của cổ tử cung là tư thế gập ra trước (trục của thân và trục của cổ tạo một góc 120 0 mở ra trước) và ngã ra trước (trục của cổ tử cung tạo với trục âm đạo một góc 90 0 mở ra trước) Hình 7. 7. Hướng và tư thế của tử cung 31 Chương 7. Hệ Sinh sản Hình 7. 8. Cấu tạo trong của tử cung và vòi tủ cung 1. Đáy tử cung 2. Buồng tử cung 3. Thân tử cung 4. Cổ tử cung 5. Ống cổ tử cung 6. Dây chằng riêng buổng trứng 7. ĐM và TM buồng trứng 8. Tua vòi 9. Phễu vòi 10. Bóng vòi 11. Eo vòi 12. Phần tử cung 1. Hình thể ngoài và liên quan 1.1. Thân tử cung - Mặt trước dưới còn gọi là mặt bàng quang, áp vào mặt trên của bàng quang, ở đây có phúc mạc phủ đến tận eo tử cung rồi quặt ngược ra trước che phủ mặt trên bàng quang, tạo nên túi cùng bàng quang tử cung. - Mặt sau trên được đặt tên là mặt ruột, vì liên quan với ruột non và đại tràng sigma, ở đây phúc mạc che phủ đến tận phần trên âm đạo, rồi quặt ngược ra sau che phủ trực tràng, tạo nên túi cùng tử cung trực tràng. Hai mặt của tử cung liên tiếp phía trên bởi đáy tử cung và gặp nhau ở hai bên và tạo nên bờ phải và bờ trái, đây là chổ bám của dây chằng rộng. Động mạch tử cung chạy song song với bờ tử cung trong hai lá của dây chằng rộng. Bờ và đáy tử cung gặp nhau ở góc bên, đây là nơi nối tiếp với vòi tử cung và là nơi bám của dây chằng tròn tử cung và dây chằng riêng buồng trứng. 1.2. Cổ tử cung Có âm đạo bám vào theo một mặt phẳng từ trên xuống dưới ra trước chia cổ làm hai phần: - Phần trên âm đạo: Liên quan với mặt sau bàng quang ở trước dưới và trực tràng ở phía sau. Đối với bàng quang, cổ tử cung chỉ ngăn cách bằng tổ chức lỏng lẻo, còn với trực tràng có túi cùng tử cung trực tràng xen vào. - Phần âm đạo nhìn như một mỏm cá mè. Ở đỉnh mỏm là lỗ tử cung, lỗ được giới hạn phía trước, phía sau bằng mép trước và mép sau. 1.3. Eo tử cung 32 Chương 7. Hệ Sinh sản Là phần nối liền cổ và thân, bình thường không rõ, nhưng khi có thai thì eo phát triển nhanh và tạo thành đoạn dưới của tử cung. Âm đạo bám cổ tử cung tạo thành vòm âm đạo, là một túi bịt gồm 4 phần: trước, sau, phải và trái, trong đó túi bịt sau là sâu nhất liên quan túi cùng trực tràng tử cung nên thường được sử dụng để thăm khám. 2.Hình thể trong Tử cung là một xoang rỗng ở thân hình tam giác gọi là buồng tử cung, thông thương với ống cổ tử cung, ống này thông thương với âm đạo qua lổ tử cung. 3.Các phương tiện nâng đỡ tử cung Giúp tử cung có được vị trí và tư thế bình thường. - Dây chằng ngang cổ tử cung: là một dải xơ cơ đi từ cổ tử cung và thành bên âm đạo chạy bám vào thành bên của chậu hông. Ở bờ trên của dây chằng này có động mạch tử cung đi đến cổ tử cung, sau khi bắt chéo trước niệu quản. - Dây chằng tử cung cùng: đi từ mặt sau cổ tử cung vòng quanh trực tràng để bám vào mặt trước xương cùng. - Dây chằng mu cổ tử cung: đi từ mặt trước cổ tử cung đến mặt sau xương mu. - Dây chằng tròn: đi từ góc bên của tử cung đến lổ bẹn sâu qua ống bẹn bám tận ở môi lớn; Dây chằng này giữ tử cung ở tư thế gập trước. - Dây chằng rộng: gồm hai lá phúc mạc liên tiếp lên hai mặt tử cung, căng từ bờ bên tử cung và vòi tử cung đến thành bên chậu hông. Có hai mặt: trước và sau, mặt sau có gắn mạc treo buồng trứng. có bốn bờ: bờ trên, tự do bọc lấy vòi tử cung; bờ trong bám lấy bờ bên của tử cung; bờ ngoài bám vào thành chậu; bờ dưới là đáy dây chằng rộng. Ngoài các phương tiện trên, tử cung còn được giữ trong vị trí bởi đáy chậu, sự bền vững của đáy chậu phụ thuộc vào trung tâm gân của đáy chậu, cho nên, tổn thương trung tâm gân đáy chậu dể đưa đến hiện tượng sa sinh dục. 4. Mạch máu và thần kinh Động mạch tử cung xuất phát từ động mạch chậu trong, chạy dọc xuống dưới đi đến đáy dây chằng rộng bắt chéo trước niệu quản ngang mức và cách cổ tử cung chừng1,5cm. Động mạch chạy theo bờ bên tử cung cho đến góc bên va nối với động mạch buồng trứng. Thần kinh tử cung phát sinh từ đám rối thần kinh âm đạo. 5. Cấu tạo Tử cung có ba lớp , kể từ ngoài vào trong: - Thanh mạc chinh là lớp phúc mạc bao bọc mặt trước và mặt sau. - Lớp cơ, gồm có ba lớp: Ngoài, giữa và trong, lớp giữa dày nhất đan chéo nhau gọi là cơ rối, lại có thêm nhiều mạch máu cho tử cung khi sinh nỡ. - Lớp trong cùng là lớp niêm mạc, thay đổi theo kỳ kinh. IV. Âm đạo Âm đạo là ống cơ mạc đàn hồi dài 8 cm hướng xuống dưới ra trước hợp với cổ tử cung một góc 90 0 và tạo với mặt phẳng ngang một góc 70 0 . Có hai thành : thành trước và sau, hai bờ phải và trái; đầu trên bọc lấy cổ tử cung tạo thành vòm âm đạo, đầu dưới mở vào tiền đình âm hộ và đậy bởi màng trinh. Phía trước âm đạo liên quan bàng quang ở trên và niệu đạo ở dưới. Phía sau, liên quan với trực tràng và ống hậu môn. 33 [...]... của tử cung 12 Mô tả các phương tiện nâng đỡ tử cung 13. Mô tả động mạch buồng trứng và động mạch tử cung 14 Mô tả vị trí kích thước và hình thể trong và liên quan của âm đạo 15 Mô tả âm hộ 16 Mô tả vú 36 Chương 7 Hệ Sinh sản 37 Tài liệu tham khảo 1 Nguyễn Quang Quyền Bài giảng giải phẫu học Tập II Nhà xuất bản Y học 19 93 2 Abrahams,&Nbspsandy C Marks, Ralph T Hutchings McMinn's Color... Edition Copyright A©2008 Lippincott Williams & Wilkins Chương 7 Hệ Sinh sản MỘT SỐ TRANG WEB TRƯỜNG Y KHOA VIỆT NAM 1 Trường Đại học Y Hà Nội 2 Trường Đại học Y Dược Huế 3 Trường Đại Học Y dược TP Hồ Chí Minh 4 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ MỘT SỐ TRANG WEB VỀ GIẢI PHẪU HỌC 1 Atlas of Human Anatomy 2 Atlas of Human Anatomy in Cross Section 3 Gray's Anatomy 4 Illustrated Encyclopedia of Human Anatomic.. .34 Chương 7 Hệ Sinh sản V Âm hộ 1 Môi bé 2 Môi lớn Hình 7 9 Cơ quan sinh dục ngoài 3 Âm vật 4 Lỗ niệu đạo ngoài 5 Lỗ âm đạo Âm hộ gồm gò mu là chỗ nhô lên ở phía trước, ngang mức khớp mu Phía dưới là một khe hẹp dọc có lỗ niệu đạo và lỗ âm đạo... nhỏ của ống tiết sữa Xung quanh nhú vú là quầng vú, là một vòng da sẩm màu, có những cục nhỏ do các tuyến bả Chương 7 Hệ Sinh sản 35 Hình 7 10.Vú 1 Cơ ngực lớn 2 Núm vú 3 Quầng vú Nhiều sợi mô liên kết gọi là dây chằng treo vú, đi từ da đến mạc sâu, bao chung quanh để nâng đỡ vú Hệ thống dây chằng sẽ lỏng lẽo dần theo tuổi và các hoạt động thể dục Tuyến vú gồm có 15 đến 20 thuỳ, hay xoang, ngăn... ống tiết chạy hướng về nhú vú, trước khi mở ra ngoài, phình lên thành xoang sữa Chương 7 Hệ Sinh sản Câu hỏi ôn tập 1.Mô tả hình thể ngoài và trong của tinh hoàn 2 Mô tả hình thể và cấu tạo mào tinh 3 Mô tả ống dẫn tinh, túi tinh và ống phóng tinh 4 Mô tả thừng tinh 5 Mô tả mạch máu và thần kinh của cơ quan sinh sản nam 6 Mô tả hình thể ngoài và liên quan của tiền liệt tuyến 7 Mô tả cấu tạo của dương... Copyright ©2006 Lippincott Williams & Wilkins 13 Primal Pictures Ltd, Interactive 3D Anatomy Series Complete Human Anatomy (2007) 14 Richard Drake, Wayne Vogl, Adam Mitchell Gray's Anatomy for Students, 2004 Copyright © 2007 Elsevier inc 15 Saladin Anatomy & Physiology: The Unity of Form and Function, Third Edition © The McGraw−Hill Companies, 20 03 16 Seeley−Stephens−Tate Anatomy and Physiology... Sixth Edition,: © The McGraw−Hill Companies, 2004 17 Sobotta Atlas of human anatomy Rpotz and pabst, Editors 12 th english Edition – translated by Anna N Taylor 18 Susan Standring Gray's Anatomy: The Anatomical Basis of Clinical Practice 39 ed Publisher: Churchill Livingstone, 2004 19 The Federative Committee on Anatomical Terminology Terminologia Anatomica, International Anatomical Terminology, George... Quang Quyền Bài giảng giải phẫu học Tập II Nhà xuất bản Y học 19 93 2 Abrahams,&Nbspsandy C Marks, Ralph T Hutchings McMinn's Color Atlas of Human Anatomy Peter H Publisher: Mosby, 2002 3 Barry Bogin, M.A., Ph.D Human Growth and Development Copyright © 2002 Elsevier inc 4 Elaine N Marieb, Katja Hoehn Human Anatomy & Physiology, 7th Ed, Benjamin Cummings 2006 5 Faller The Human Body Copyright... Anatomy 2 Atlas of Human Anatomy in Cross Section 3 Gray's Anatomy 4 Illustrated Encyclopedia of Human Anatomic Variation 5 The Columbia Virtual Body 6 WebAnatomy at Minnesota 7 Whitaker - Instant Anatomy 38 . cổ tử cung tạo với trục âm đạo một góc 90 0 mở ra trước) Hình 7. 7. Hướng và tư thế của tử cung 31 Chương 7. Hệ Sinh sản Hình 7. 8. Cấu tạo trong của tử cung và vòi tủ cung 1. Đáy tử cung 2 trứng. Hình 7. 6. Buồng trứng và tử cung (nhìn từ sau) 1. Dây chằng rộng 2. Buồng trứng 3. Tử cung 4. Vòi tử cung 5. Tua vòi 6. Dây chằng riêng buồng trứng 7. Niệu quản 30 Chương 7. Hệ Sinh sản II.Vòi. biên của tuyến (ung thư tiền liệt tuyến phát sinh từ tế bào này), trong khi các tuyến nhỏ 27 Chương 7. Hệ Sinh sản hơn nằm chung ở niệu đạo có nguồn gốc là các túi thừa niệu đạo (u xơ tiền liệt

Ngày đăng: 21/12/2014, 01:06

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • I. Tinh hoàn

  • II. Mào tinh

  • III. Ống dẫn tinh

  • IV. Túi tinh

  • V. Thừng tinh

  • VI. Bìu

    • VII. Tiền liệt tuyến

    • VIII. Dương vật

    • Hình 7. 5. Cấu tạo dương vật

      • I. Buồng trứng

      • II.Vòi tử cung

      • III. Tử cung

        • IV. Âm đạo

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan