KSQ được chia làm 3 lộ, trong Nam quyền hay gọi là tam “phương”. Phương thứ nhất gọi là Kim sư tam chiến (hay Tam Chính). Phương thứ hai là Tam sư hí ngũ hổ. Phương thứ ba là Sư tử hí cầu. Mỗi một lộ quyền trên đây hoàn toàn tách biệt với nhau, tổng cộng gồm 108 thức. Bài quyền này có thể thực hiện đơn luyện hoặc đối luyện, ngoài ra cũng có thể tập với binh khí như côn, đao.
KIM SƯ QUYỀN (Nam Thiếu Lâm) Kim Sư Quyền(KSQ) hay còn gọi là Sư hình quyền, hoặc Phúc Kiến Vạn thọ kiều sư pháp, là một trong những bài quyền hy hữu thuộc hệ phái Nam quyền Phúc Kiến. Sư tử là loài thú dũng mãnh, được tôn vinh làm chúa sơn lâm của muôn thú.KSQ được gọi là tượng hình quyền của Thiếu lâm Nam phái. Các động tác của bài quyền mô phỏng sự di chuyển, động tác lắc đầu, nghiêng mình, vẫy đuôi, vồ mồi, xuất động của sư tử. Các động tác trên được phối kết hợp với các đặc điểm công thủ của hệ thống thao lộ mà tạo nên một bài quyền hết sức độc đáo và hoàn chỉnh. Bài quyền vừa có nét đặc sắc của tượng hình, vừa có kình lực của loài thú, khi thể hiện toát lên vẻ hào sảng. Thông thường khi luyện bài quyền này sẽ đem lại một sức khỏe dòi dào, tráng gân cường cốt, điều hòa hô hấp được tự nhiên. KSQ được chia làm 3 lộ, trong Nam quyền hay gọi là tam “phương”. Phương thứ nhất gọi là Kim sư tam chiến (hay Tam Chính). Phương thứ hai là Tam sư hí ngũ hổ. Phương thứ ba là Sư tử hí cầu. Mỗi một lộ quyền trên đây hoàn toàn tách biệt với nhau, tổng cộng gồm 108 thức. Bài quyền này có thể thực hiện đơn luyện hoặc đối luyện, ngoài ra cũng có thể tập với binh khí như côn, đao. Hạ bàn chủ yếu của KSQ là Mã bộ, đa phần là “Tu mi mã”, yêu cầu “Ngũ điểm kim lạc địa”, nghĩa là 5 ngón chân phải bám đất, lập bộ vững như núi Thái Sơn, nhấc chân thì nhẹ tựa hồng mao. Kính lực khởi Tam khê (Chỉ 3 huyệt là Dũng tuyền, Thái khê, Hậu khê). Lực được sản sinh từ eo bộ, thân hình yêu cầu phải hạ thấp eo hông, ngực hơi nhô. Thượng bàn thường hay dùng Trảo, nhãn mắt toát lên vẻ lung linh sắc sảo. Khí từ Đan điền, đưa qua hai kẽ chân răng mà thoát ra ngoài, thường kèm theo âm thanh lớn để trợ uy lực, kình lực. Sau đây chúng tôi xin giới thiệu với bạn đọc các động tác cơ bản cũng như tổ hợp động tác của bài quyền I. Thủ hình: 1) Trảo: Trảo là một trong những thủ hình tiêu biểu của KSQ. Yêu cầu đối với trảo là ngón cái gập cong, hướng vào lòng bàn tay; 4 ngón còn lại hơi gập cong nhưng tách rời nhau. Khi vận động thì kình lực tập trung vào ngón tay trảo, lòng bàn tay hơi lõm (Hình 1) Trảo hình về cơ bản bao gồm một số loại như sau: a) Dương trảo (Ngưỡng trảo): Lòng bàn tay trảo khi thức hiện thì hướng lên phía trên (Hình 1). Mục đích sử dụng: thường đánh vào âm bộ, tục gọi là “Trái trảo” (trảo hái). b) Âm trảo: Khi thực hiện thì lòng bàn tay trảo úp xuống (Hình 2). Mục đích sử dụng: dùng để chộp đầu, vai, tóm đánh hoặc cầm nã. c) Lập trảo: Gập và dùng cổ tay trảo sao cho lòng bàn tay hướng ra phí trước (Hình 3). Mục đích sử dụng: cầm nã các bộ vị của đối phương như: cổ tay, cánh tay, ngực. d) Tà trảo (Trảo xiên): Lòng bnf tay trảo chếch chéo lên phía trên (Hình 4). Mục đích sử dụng: tóm các bộ vị như sườn, gáy. e) Tử mẫu trảo (hoặc Phụ tử trảo): Hai tay trảo thực hiện cùng lúc, một tay là Lập trảo, còn tay trảo kia là Tà trảo. Tay trảo trước là Phụ hoặc Mẫu, tay này hơi cao và coi là tay trảo chính. Tay trảo sau gọi là Tử, vị trí hơi thấp hơn tay trảo trước và coi là phụ giúp (Hình 5). Mục đích sử dụng: Tay trảo Tử thường để dẫn dụ, đánh lừa đối phương, còn tay trảo Phụ/Mẫu thì dùng để công phần mặt, cằm dưới của đối phương. f) Huynh đệ trảo: Hai tay trao đặt song song với nhau, thường là Âm trảo (Hình 6). Trảo này thường được dùng khi luyện công, nhấc các vật nặng để tăng cường sức mạnh cho ngón tay trảo. g) Thập tự trảo: Hai tay trảo đan chéo nhau, tay phải thường nằm phía trêm tay trái và là Tà trảo (Hình 7). Mục đích sử dụng: tay phải tóm cổ tay phải của đối phương, tay trái nắm cổ tay trái của đối phương; đồng thời thực hiện vặn mạnh theo chiều kim đồng hồ làm cho đối phương mất thăng bằng. 2) Chỉ hình (ngón tay): Ngón chỏ duỗi thẳng, ngón tay cái áp chặt vào đốt thứ hai của ngón chỏ. Các ngón còn lại thì lần lượt gập chụm lại lòng bàn tay để phụ giúp cho ngón chỏ (Hình 8). Mục đích sử dụng: dùng để điểm huyệt. 3) Táo hình: Gập ngón chỏ lại, đốt tay thứ nhất tựa sát vào đốt thứ nhất của ngón cái, vận kình lực sao cho đạt tới đầu đốt tay thứ 2. Các ngón còn lại gập chụm lại (Hình 9). Mục đích sử dụng: Dùng đánh vào huyệt Thái dương hoặc tim của đối phương. 4) Chưởng: Ngón cái gập lại, 4 ngón còn lại duỗi thẳng tự nhiện, kình vận tới đầu các ngón tay (Hình 10). Chưởng thường dùng đánh vào sườn đối phương. Ngoài ra còn có Thập tự tà chưởng. Tay trái Lập chưởng, lòng bàn tay chưởng phải chếch lên phía trên, ngón tay chưởng chĩa ra phía trước hướng lên trên, ngón út tựa sát lòng tay chưởng trái (Hình 11). 5) Câu: Ngón cái áp sát đốt thứ hai của ngón chỏ, các ngón còn lại duỗi thẳng và áp sát lại nhau, cổ tay hơi gập (Hình 12). Mục đích sử dụng: Dùng để câu, móc từ rong ra phía ngoài cổ tay để hóa giải đòn công của đối phương. Thông thường sau khi gạt xong thì tiếp thêm đòn cùi chỏ vào ngực đối phương. 6) Quyền: Gập 4 ngón lại, ngón chỏ nằm tự nhiên, áp lên phía ngoài ngón chỏ và ngón giữa (Hình 13).Mục đích sử dụng: Công đòn, câu hoặc gạt đòn. II. Bộ hình: 1) Bình mã: Hai chân mở rộng bằng vai, rùn thấp người xuống sao cho 2 đầu gối bằng hai mũi chân, tuyệt đối không để đầu gối vượt quá mũi chân (Hình 14). 2) Bát tựu mã: Bắt đầu từ Bình mã, di chuyển trọng tâm sang chân phải, bước chân trái vòng lên phía trước 1 bước, mũi chân trái chếch sang phải,trọng tâm hơi di chuyển lên trước; chân sau hơi gập, mũi chân hơi xoay vào trong (Hình 15). Chân trái khi ở phía trước thì gọi là Tả bát tự mã, ngược lại khi chân phải ở phía trước thì gọi là Hữu bát tự mã. Mục đích sử dụng: dùng để tiến hoặc thoái. 3) Đinh mã: Bước chân phải lên phía trước, toàn bộ bàn chân chạm đất, hơi gập gối. Chân trái chếch ra phía ngoài khoảng 45 độ, gập gối rùn hông; trọng tậm dồn phần lớn lên chân sau (Hình 16). Mục đích sử dụng: Dùng để tấn công Bát tự mã của đối phương. Tục gọi “Đinh phá Bát”. 4) Điểm mã: Cách thực hiện giống như Đinh mã, duy có mũi bàn chân trước hơi chạm đất (Hình 17). 5) Quỵ bộ: Tư thế 1 chân trước 1 chân sau, khoảng cách khoảng 1 bước chân, mũi chân trái hơi chếch vào trong, bàn chân chạm đất, gập gối. Gót chân phải nhấc khỏi mặt đất, gập gối để gói chạm đất; trọng tâm dòn lên trước khoảng 70% (Hình 18). 6) Cung bộ: Giống như Cung bộ của trường quyền hoặc các môn quyền thuật khác; trọng tâm dồn lên chân trước (Hình 19). III. Hình dạng mặt, mắt, cổ, răng: 1) Cổ: Cổ phải cứng, đó là lên gân để cho các cơ cổ căng cứng lại (Hình 20). Mục đích là luyện để phòng chống lại đòn bóp, chặt cổ của đối phương. 2) Răng: Hai hàm răng nghiến chặt, môi bạnh ra (Hình 20). Mục đích: trợ lực vận kình ở cổ. 3) Mắt: Mắt mở to, tròn để trợ tinh thần (Hình 20). 4) Mũi: Nở bạnh ra kiểu mũi cá sấu (Hình 20). IV. Bài quyền: 1) “Xuất lâm-Cổn trùy” Dự bị thức: Đứng thẳng, hai tay chưởng để xuôi hai bên đùi, mắt nhìn phía trước (Hình 1).Bước chân phải sang phải, khoảng cách hai chân rộng bằng vai (Hình 2). Bao ấn thức (Khởi thức): Hai tay chưởng đưa lên, sang bên sườn phải thành Thập tự tà chưởng; đồng thời chân phải đưa lên phía trước thành hữu điểm bộ (Hình 3). Kỹ kích ứng dụng: Thức này có thể áp dụng công đả trung môn, chuẩn bị công đòn vào huyệ Đảm trung của đối phương. Đả biên bàng (Thập tự phân chưởng): Hai chưởng đưa ra phía trước, thân hơi đổ ra trước (Hình 4).Tiếp theo, chân phải lùi về, xoay người sang phải 90 độ thành Bình mã, hai chưởng theo đà đưa về trước bụng, đan chéo nhau, chưởng trái phí dưới chưởng phải (Hình 5).Tiếp theo, hai chưởng đánh gạt mạnh sang hai bên, chưởng tâm hướng lên trên, trầm vai, lực đạt hai cạnh bàn tay, mắt nhìn phía trước (Hình 6). Kỹ kích ứng dụng: Thế này lợi dụng lực của hai cánh tay, đánh vào mạng sườn của đối phương. Ngưu giác hoành lan (Hạ thiết chưởng): Hai tay chưởng xoay lật vào phía trong, lực đánh đạt hai cạnh tay chưởng. Hai tay chưởng thấp hơn hạ bộ một chút,khoảng cách hẹp hơn vai, thân hơi rùn hông, mắt nhìn hai tay (Hình 7). Kỹ kích ứng dụng:Thế này chủ yếu dùng để thủ, đỡ đòn công của đối phương vào hạ bộ của ta. Sư tử xuất lâm: Chân trái làm trụ, chân phải bước lên thành Bình mã, xoay người sang phải 90 độ.Hai tay chuyển thành chảo đánh từ ngoài vào trong thành Âm trảo trước ngực, mắt nhìn phía trước (Hình 8). Kỹ kích ứng dụng:Thế này dùng để gạt đòn đánh của đối phương khi công ta trực diện. Bình mã xuất lâm: Chân phải bước snag phải thành Bát tự mã, lập tức chân trái theo sau thành bình mã, hai trảo gạt theo hình vòng cung từ ngoài vào trong, đan chéo trước ngực, trảo phải nằm trên(Hình 9).Không ngừng, hai tay trảo đánh ngang ra phía ngoài, mắt nhìn phía trước (Hình 10). Trầm trảo xung chùy: Hai tay trảo giật về bên hông, tay chuyển thành quyền. Tiếp theo phóng hai quyền ra phía trước, mắt nhìn phía trước (Hình 11). Kỹ kích ứng dụng:Hai tay trảo chộp hai cánh tay đối phương để giật cho đối phương ngã ra phía trước. Nếu đối phương kéo lại thì ta nhả tay, đánh xung quyền vào ngực hắn. Thu thức: Thu chân phải về cạnh chân trái chuyển thành dự bị thức (Hình 12). 2) “Điếu đỗ-Điểm cầu” Dự bị thức: Tư thế vẫn như hình 12, bước chân phải lên phía trên bên phải thành Bát tự mã (Hình 13). Linh sư điếu đỗ: Di chuyển trọng tâm ra sau, thân ngửa ra. Chân phải co gối đưa lên, chân trái hơi chùn gối. Hai tay biến thành chưởng, gập chỏ đánh đội lên trên, chỏ hướng mạnh ra phía trước. Cằm thu lại, nghiến răng tròn mắt, nhìn phía trước (Hình 14).Tiếp tục ngửa thân, chân phải nhấc tiếp, mũi chân hếch lên (Hình 15). Kỹ kích ứng dụng: Khi đối phương xông tới, ta hơi ngả ngwoif dùng chỏ đánh vào ngực hắn, đồng thời chân phải đá móc vào hạ bộ. Sư tử điểm cầu: Hai trảo chuyển thành đơn chỉ, đưa về đan chéo trước ngực, tay phải ngoài, tay trái trong. Thân hướng ra trước, mũi chân phải chúc xuống (Hình 16).Tiếp theo, chân phải hạ xuống đất thành Bát tự mã, lưỡng chỉ đánh xuống, cao và rộng ngang vai, mắt nhìn phía trước (Hình 17). Kỹ kích ứng dụng: Đòn này dùng để điểm vào huyệt Huyết trì của đối phương. Linh sư điếu đỗ: Giống như hình 14, nhưng là chân trái nhấc lên (Hình 19, 20). Thu thức: Chân trái thu về cạnh chân phải (Hình 21). 3) “Thâu tâm-Diêu đầu” Dự bị thức: Giống hình 21 Tiến bộ đẩu chùy Chân trái bước chéo lên thành Tả cung bộ. Đồng thời, quyền phải đánh chếch sang trái ra phía trước. Trảo trái đưa về dưới chỏ phải, mắt nhìn bên phải (Hình 22). Kỹ kích ứng dụng:Đòn này dùng đánh vào đầu của đối phương. Quỵ bộ thâu tâm Gối phải quỵ đất, gót chân nhấc khỏi mặt đất thành quỵ bộ (Hình 23). Tiếp theo đánh mạnh trảo trái ra sau bên phải.Quyền phải biến thành trảo. Mắt theo đà dõi theo tay trái (Hình 24). Kỹ kích ứng dụng:Quỵ bộ có thể tránh đòn đánh của đối phương vào đầu của ta. Thâu tâm là dùng cánh tay phải che chắn, trảo trái đánh từ dưới lên trên vào mạng sườn của đối phương. Kim sư triều thiên Chân phải đứng dậy, gập gối đá bật chếch sang trái, đồng thời song trảo theo đà đưa lên (Hình 25).Tiếp theo, chân phải hạ ra sau thành Tả cung bộ, đồng thời trảo phải đưa cao ngang vai, trảo tâm hướng vào trong, trảo trái đưa về bên trảo phải, trảo tâm hướng ra phía ngoài, mắt nhìn bên phải (Hình 26). Kỹ kích ứng dụng:Dùng chân phải đá vào bụng và ngực đối phương. Sư tử tràng đầu Di chuyển trọng tâm ra phía trước. Chân phải bước lên trên chuyển thành Bát tự mã, đồng thời trảo phải đưa về trước hạ bộ, trảo trái di chuyển sang trái thành bao cầu (Hình 27). Tiếp theo, chân phải di chuyển sang phải nửa bộ thành tiền cung, trọng tâm hướng ra trước, thân trên hơi đổ ra trước, đầu lệch sang trái, vai phải nhô ra phía trước, đồng thời trảo phải vươn tới trước bắp chân phải, trảo trái đưa về dưới cánh tay phải (Hình 28) Kỹ kích ứng dụng: Dùng vai và đầu húc đánh phần ngực bụng của đối phương. Sư tử hồi thân Động tác trên không ngừng, thẳng thân dậy và né ra phía sau. Trảo phải đánh ra sau bên trái, trảo trái thuận thế đưa về eo trái (Hình 29).Không dừng, lấy eo làm trục, xoay thân sang phải và thẳng thân, di chuyển trọng tâm sang chân trái, chân phải duỗi thẳng, đưa trảo phải lên phía trên bên phải, trảo trái đưa về bên tai trái (Hình 30). Kỹ kích ứng dụng: Khi xoay né người, tay trảo có thể dùng để cầm nã. Sư tử bãi vĩ Không dừng, thân hàm hung, đổ ra trước, đầu lệch sang phải, hông ngồi ra sau. Trảo phải đi theo cạnh ngực đánh xuống cạnh chân phải, trảo tâm hướng lên trên.Trảo trái đưa về trước vai phải, mắt nhìn phía dưới bên phải (Hình 31). Kỹ kích ứng dụng: Dùng hông đánh vào bụng đối phương. Sư tử diêu đầu Không dừng, thân tiếp tục ngả ra sau, trảo phải đánh từ dưới lên trên, trảo trái thuận thế đưa về dưới tay phải (Hình 32).Xoay thân sang trái một vòng nhỏ, chân phải xoay ra phía ngoài, chân trái hướng vào trong thành bát tự mã.Trảo phải lật vào trong khoát đường vòng cung xuống dưới thành Lập trảo, trảo trái cũng chuyển thành Lập trảo, đưa xuống dưới chỏ phải thành Mẫu trảo, mắt nhìn phía trước (Hình 33). Kỹ kích ứng dụng: Xoay đầu để tránh đòn đối phương, sau đó dùng trảo cầm nã cổ tay, hông đối phương. Thu thức Như trên (Hình 34). . KIM SƯ QUYỀN (Nam Thiếu Lâm) Kim Sư Quyền(KSQ) hay còn gọi là Sư hình quyền, hoặc Phúc Kiến Vạn thọ kiều sư pháp,. nhiên. KSQ được chia làm 3 lộ, trong Nam quyền hay gọi là tam “phương”. Phương thứ nhất gọi là Kim sư tam chiến (hay Tam Chính). Phương thứ hai là Tam sư hí ngũ hổ. Phương thứ ba là Sư tử hí. binh khí như côn, đao. Hạ bàn chủ yếu của KSQ là Mã bộ, đa phần là “Tu mi mã”, yêu cầu “Ngũ điểm kim lạc địa”, nghĩa là 5 ngón chân phải bám đất, lập bộ vững như núi Thái Sơn, nhấc chân thì nhẹ