1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

việt nam trên con đường hội nhập kinh tế quốc tế

55 387 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 55
Dung lượng 105,84 KB

Nội dung

1. Tìm hiểu chung về quan hệ kinh tế quốc tế: 1.1 Khái niệm: Các vấn đề kinh tế không chỉ mang các đặc trưng kinh tế đơn thuần mà luôn gắn liền với một hệ thống chính trị là nền tảng của nó. Về mặt thực tiễn rõ rằng ở quốc gia nào cũng vậy, người ta chỉ chấp nhận hội nhập kinh tế quốc tế một khi lợi ích của quốc gia đó cả về kinh tế, chính trị xã hội được đảm bảo. Với cách tiếp cận này có thể hiểu hội nhập kính tế quốc tế không chỉ là quá trình tham gia vào các tổ chức kinh tế quốc tế mà còn được biểu hiện trong bản thân hệ thống chính sách thương mại, chính sách phát triển kinh tế của mỗi nước. Như vậy có thể xác định hội nhập kính tế quốc tế là việc các nước đi tìm kiếm một số điều kiện nào đó mà họ có thể thống nhất được với nhau, kể cả dành cho nhau nhưng ưu đãi, tạo ra nhưng điều kiện công bằng, có đi có lại trong quan hệ hợp tác với nhau nhằm khai thác các khả năng lẫn nhau phục vụ cho nhu cầu phát triển kinh tế của mình. 1.2 Nguyên tắc hoạt động: Để thực hiện hội nhập kinh tế quốc tế, các điều kiện chung được quy định đối với mỗi quốc gia, là tự do hoá thương mại và đầu tư một cách công khai, rõ ràng. Cụ thể, các tổ chức hợp tác kinh tế quốc tế hay khu vực nói chung đều hoạt động theo 4 nguyên tắc cơ bản sau: - Công bằng: các nước dành cho nhau quy chế ưu đãi cao nhất của mình và chung cho mọi nước (nghĩa là mọi hàng hoá và dịch vụ của các công ty các nước đối tác đều được hưởng một chính sách ưu đãi chung); đồng thời không phân biệt chính sách thương mại giữa các công ty: mọi chế độ chính sách liên quan đến thương mại và đầu tư trong mỗi nước đều phải bình đẳng giữa các doanh nghiệp trong và ngoài nước, giữa hàng nhập khẩu và hàng sản xuất nội địa. - Tự do hoá thương mại: các nước chỉ được sử dụng thuế làm công cụ bảo hộ cho nền sản xuất của mình, các biện pháp phi thuế quan như giấy phép, quota, hạn ngạch xuất nhập khâu đều không được sử dụng, các biểu thuế này đều phải có lộ trình rõ ràng công khai về việc giảm dần đến tự do hoá hoàn toàn (thuế suất bằng 0%). - Làm ăn hay thương lượng với nhâu phải trên cơ sở có đi có lại: khi nền kinh tế thị trường của một nước thành viên bị hàng nhập khẩu đe doạ thái quá hoạc bị những biện pháp phận biệt đối xử gây hại, thì nước đó có quyền khước từ một nghĩa vụ nào đó hoặc có thể có những hành động khẩn cấp cần thiết, được các nước thành viên khác thừa nhận, đề bảo vệ quyền lợi cua nền kinh tế trong nước. - Công khai mọi chính sách thương mại và đầu tư. Với các điều kiện và nguyên tắc trên, nước “đi sau” như nước ta có nhiều thuận lợi, nhất là học hỏi kinh nghiệm của các nước “đi trước”, nhưng cũng phải chịu rất nhiều khó khăn thách thức, mà quan trọng hàng đầu là bảo hộ nền sản xuất trong nước và các doanh nghiệp việt nam, nhất là các doanh nghiệp mới “chân ướt chân ráo” bước vào nền kinh tế thị trường. Đây khong chỉ đơn thuần là việc bảo hộ thuần tuý cho nền kinh tế, cho từng doanh nghiệp, mà còn là vấn đề của yêu cầu phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Trong giai đoạn mới việc hội nhập kinh tế quốc tế gắn liền với quá trình tự do hoá. Không thể có hội nhập quốc tế mà không có tự do hoá kinh tế, đây là một đặc điểm mới của xu thế toàn cầu hoá ngày nay. Vấn đề quan trọng trong việc hội nhập kinh tế quốc tế là cần xác định mức độ tiến trình hội nhập và tự do hoá như thế nào cho phù hợp với trình độ phát triển kinh tế để có thể phát huy được các thế mạnh của đất nước, tận dụng được những ưu thế của hợp tác quốc tế, tạo ra sự phát triển vượt bậc của nền kinh tế quốc gia, nâng cao vị thế của mình trong phân công lao động quốc tế. Ngoài ra còn một số nguyên tắc như: dành ưu đãi cho các nước đang và chậm phát triển, áp dụng các hành động khẩn cấp trong trường hợp cần thiết… 1.3 Nội dung: Nội dung của hội nhâp kinh tế quốc tế là mở cửa thị trường cho nhau, thực hiện thuận lợi hóa, tự do hóa thương mại và đầu tư: Về thương mại hàng hoá: các nước cam kết bãi bỏ hàng rào phi thuế quan như QUOTA, giấy phép xuất khẩu , biểu thuế nhập khẩu được giữ hiện hành và giảm dần theo lịch trình thoả thuận Về thương mại dịch vụ, các nước mở cửa thị trường cho nhau với cả bốn Về phương thức: cung cấp qua biên giới, sử dụng dịch vụ ngoài lãnh thổ, thông qua liên doanh, hiện diện Về thị trường đầu tư: không áp dụng đối với đầu tư nước ngoài yêu cầu về tỉ lệ nội địa hóa, cân bằng xuất nhập khẩu và hạn chế tiếp cận nguồn ngoại tệ, khuyến khích tự do hóa đầu tư… 2. Các lợi thế phát triển quan hệ kinh tế quốc tế: 2.1 Vị trí địa lý: Nước ta nằm ở rìa phía đông của bán đảo Đông Dương, gần trung tâm của khu vực Đông Nam Á. Trên đất liền giáp Trung Quốc, Lào, Campuchia; trên biển giáp Malaixia, Brunây, Philippin, Trung Quốc, Campuchia. - Phần trên đất liền nằm trong khung hệ tọa độ địa lí sau: + Điểm cực Bắc ở vĩ độ 23023’B tại xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang, + Điểm cực Nam ở vĩ độ 8034’B tại xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau. + Điểm cực Tây ở kinh độ 102009’Đ tại xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên. + Điểm cực Đông ở kinh độ 109024’Đ tại xã Vạn Thạnh, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa. - Ở ngoài khơi, các đảo kéo dài tới tận khoảng vĩ độ 6050’B, và từ khoảng kinh độ 1010Đ đến trên 117020’Đ tại Biển Đông. - Đại bộ phận nước ta nằm trọn trong khu vực múi giờ thứ 7. Lãnh thổ VN gồm 2 bộ phận : - Đất liền : 330991 km2, hình chữ S. - Biển rộng gấp nhiều lần so với đất liền, thuận lợi phát triển các ngành kinh tế biển. - Vị trí địa lí đã quy định đặc điểm cơ bản của thiên nhiên nước ta mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa. - Nước ta nằm ở vị trí tiếp giáp giữa lục địa và đại dương liền kề với vành đai sinh khoáng Thái Bình Dương và địa trung hải, trên đường di lưu và di cư của nhiều loài động thực vật nên có nhiều tài nguyên khoáng sản và tài nguyên sinh vật vô cùng phong phú. - Vị trí và hình thể nước ta đã tạo nên sự phân hóa đa dạng của tự nhiên thành các vùng tự nhiên khác nhau giữa miền Bắc với miền Nam, giữa miền núi và đồng vằng, ven biển, hải đảo. - Việt Nam nằm trên ngã tư đường hàng hải và hàng không quốc tế quan trọng, tạo điều kiện thuận lợi cho nước ta giao lưu với các nước trong khu vực và trên thế giới. - Nước ta còn là cửa ngõ mở lối ra biển thuận lợi cho các nước Lào, Đông bắc Thái Lan, Campuchia và khu vực Tây Nam Trung Quốc. - Vị trí địa lí thuận lợi như vậy có ý nghĩa rất quan trọng trong việc phát triển các ngành kinh tế, các vùng lãnh thổ, tạo điều kiện thực hiện chính sách mở cửa, hội nhập với các nước trên thế giới, thu hút vốn đầu tư của nước ngoài. - Vị trí địa lí tạo điều kiện thuận lợi cho nước ta chung sống hòa bình, hợp tác hữu nghị và cùng phát triển với các nước, đặc biệt là với các nước láng giềng và các nước trong khu vực Đông Nam Á. Việt Nam có nguồn tài nguyên phong phú như: tài nguyên rừng, tài nguyên thủy hải sản, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản và tài nguyên du lịch. 2.2 Tài nguyên thiên nhiên: Tài nguyên rừng: Rừng của Việt Nam có nhiều loại cây gỗ quý như: đinh, lim, sến, táu, cẩm lai, gụ, trắc, pơ mu Tính chung, các loài thực vật bậc cao có tới 12.000 loài. Cây dược liệu có tới 1.500 loài. Lâm sản khác có nấm hương, nấm linh chi, mộc nhĩ, mật ong Về động vật, ước tính ở Việt Nam có 1.000 loài chim, 300 loài thú, 300 loài bò sát và ếch nhái, chưa kể các loài côn trùng. Ngoài những loài động vật thường gặp như hươu, nai, sơn dương, gấu, khỉ còn có những loài quý hiếm như tê giác, hổ, voi, bò rừng, sao la, công, trĩ, gà lôi đỏ Rừng của Việt Nam hiện đang bị thu hẹp diện tích, nhất là rừng nguyên sinh. Nhiều loài thực vật, động vật quý hiếm đang bị khai thác, săn bắn lén nên gỗ và chim thú ngày càng cạn kiệt, nhiều loài thú quý đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng. Tài nguyên thuỷ hải sản: Diện tích mặt nước kể cả nước ngọt, nước lợ và nước mặn là nguồn tài nguyên phong phú về tôm, cá trong đó có rất nhiều loài quý hiếm. Chỉ tính riêng ở biển đã có 6.845 loài động vật, trong đó có 2.038 loài cá, 300 loài cua, 300 loài trai ốc, 75 loài tôm, 7 loài mực, 653 loài rong biển Nhiều loài cá thịt ngon, giá trị dinh dưỡng cao như cá chim, cá thu, mực Có những loài thân mềm ngon và quý như hải sâm, sò, sò huyết, trai ngọc Biển Việt Nam cũng là tiềm năng khai thác muối phục vụ sinh hoạt, công nghiệp và xuất khẩu. Tài nguyên nước: Việt Nam được xếp vào hàng những quốc gia có nguồn nước dồi dào. Diện tích mặt nước lớn và phân bố đều ở các vùng. Sông suối, hồ đầm, kênh rạch, biển chính là tiền đề cho việc phát triển giao thông thuỷ; thuỷ điện; cung cấp nước cho trồng trọt, sinh hoạt và đời sống Hệ thống suối nước nóng và nước khoáng, nước ngầm cũng rất phong phú và phân bố khá đều trong cả nước. Tài nguyên khoáng sản: Việt Nam có nguồn tài nguyên khoáng sản đa dạng: than (trữ lượng dự báo khoảng trên 6 tỉ tấn); dầu khí (ước trữ lượng dầu mỏ khoảng 3-4 tỷ thùng và khí đốt khoảng 50-70 tỷ mét khối); U-ra-ni (trữ lượng dự báo khoảng 200-300 nghìn tấn, hàm lượng U 3 O 8 trung bình là 0,1%); kim loại đen (sắt, măng gan, titan); kim loại màu (nhôm, đồng, vàng, thiếc, chì ); khoáng sản phi kim loại (apatit, pyrit ). Tài nguyên du lịch: Việt Nam là đất nước thuộc vùng nhiệt đới, bốn mùa xanh tươi. Địa hình có núi, có rừng, có sông, có biển, có đồng bằng và có cả cao nguyên. Núi non đã tạo nên những vùng cao có khí hậu rất gần với ôn đới, nhiều hang động, ghềnh thác, đầm phá, nhiều điểm nghỉ dưỡng và danh lam thắng cảnh như: Sa Pa (Lào Cai), Tam Đảo (Vĩnh Phúc), Đà Lạt (Lâm Đồng), núi Bà Đen (Tây Ninh) ; động Tam Thanh (Lạng Sơn), động Từ Thức (Thanh Hoá), Di sản thiên nhiên thế giới Phong Nha - Kẻ Bàng (Quảng Bình) ; thác Bản Giốc (Cao Bằng), hồ Ba Bể (Bắc Kạn), hồ thuỷ điện Sông Đà (Hoà Bình - Sơn La), hồ thuỷ điện Trị An (Đồng Nai), hồ thuỷ điện Yaly (Tây Nguyên), hồ Thác Bà (Yên Bái), vịnh Hạ Long (Quảng Ninh, đã hai lần được UNESCO công nhận là di sản của thế giới), Côn Đảo (Bà Rịa - Vũng Tàu), đảo Phú Quốc (Kiên Giang) Với 3.260 km bờ biển có 125 bãi biển, trong đó có 16 bãi tắm đẹp nổi tiếng như: Trà Cổ, Bãi Cháy (Quảng Ninh), Đồ Sơn (Hải Phòng), Sầm Sơn (Thanh Hoá), Cửa Lò (Nghệ An), Lăng Cô (Thừa Thiên Huế), Non Nước (Đà Nẵng), Nha Trang (Khánh Hoà), Vũng Tàu (Bà Rịa - Vũng Tàu) Với hàng nghìn năm lịch sử, Việt Nam có trên bảy nghìn di tích (trong đó khoảng 2.500 di tích được nhà nước xếp hạng bảo vệ) lịch sử, văn hoá, dấu ấn của quá trình dựng nước và giữ nước, như đền Hùng, Cổ Loa, Văn Miếu Đặc biệt quần thể di tích cố đô Huế, phố cổ Hội An và khu đền tháp Mỹ Sơn đã được UNESCO công nhận là Di sản Văn hoá Thế giới. Hàng nghìn đền, chùa, nhà thờ, các công trình xây dựng, các tác phẩm nghệ thuật - văn hoá khác nằm rải rác ở khắp các địa phương trong cả nước là những điểm tham quan du lịch đầy hấp dẫn. Với tiềm năng du lịch phong phú, đa dạng, độc đáo như thế, mặc dù còn nhiều khó khăn trong việc khai thác, những năm gần đây ngành Du lịch Việt Nam cũng đã thu hút hàng triệu khách du lịch trong và ngoài nước, góp phần đáng kể cho nền kinh tế quốc dân. Hơn thế, bằng tiềm năng và sản phẩm du lịch của mình, ngành Du lịch đang tạo điều kiện tốt cho bè bạn khắp năm châu ngày càng hiểu biết và yêu mến đất nước Việt Nam. Nguồn suối nước khoáng cũng rất phong phú như: suối khoáng Quang Hanh (Quảng Ninh), suối khoáng Hội Vân (Bình Định), suối khoáng Vĩnh Hảo (Bình Thuận), suối khoáng Dục Mỹ (Nha Trang), suối khoáng Kim Bôi (Hoà Bình) 2.3 Nguồn nhân lực Việt Nam: Một quốc gia muốn phát triển thì cần phải có các nguồn lực của sự phát triển linh tế như: tài nguyên thiên nhiên, vốn, khoa học - công nghệ, con người … Trong các nguồn lực đó thì nguồn lực con người là quan trọng nhất, có tính chất quyết định trong sự tăng trưởng và phát triển kinh tế của mọi quốc gia từ trước đến nay. Một nước cho dù có tài nguyên thiên nhiên phong phú, máy móc kỹ thuật hiện đại nhưng không có những con người có trình độ, có đủ khả năng khai thác các nguồn lực đó thì khó có khả năng có thể đạt được sự phát triển như mong muốn.Theo báo cáo Tình hình Dân số Thế giới 2010 của Liên Hiệp Quốc, dân số Việt Nam hiện là 89 triệu người và sẽ tăng lên 111,7 triệu người vào năm 2050. Việt Nam hiện đứng thứ 14 trong số những nước đông dân nhất thế giới, có khoảng 58 triệu người trong độ tuổi lao động thực tế (từ 15 đến 64 tuổi).Hàng năm tốc độ tăng dân số trung bình khoảng 1,5%.Việt Nam có lợi thế rất lớn khi có nguồn nhân lực trẻ, giá nhân công rẻ(thấp hơn rất nhiều so với các nước trong khu vực), khả năng tiếp thu trình độ khoa học kĩ thuật cao.Đồng thời người lao động Việt Nam cũng mang nhiều phẩm chất tốt đẹp như: cần cù, khéo tay, có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp,… Văn hóa ổn định khiến tỷ lệ chuyển việc ở Việt Nam thấp, chỉ 5% – 7%.Theo kết quả điều tra dân số đến tháng 12/2010, Việt Nam có gần 87 triệu người. Điều này phản ánh nguồn nhân lực của Việt Nam đang phát triển dồi dào. Nguồn nhân lực Việt Nam được cấu thành chủ yếu là nông dân, công nhân, trí thức, doanh nhân, dịch vụ và nhân lực của các ngành, nghề. Trong đó, nguồn nhân lực nông dân có gần 62 triệu người, chiếm hơn 70% dân số; nguồn nhân lực công nhân là 9,5 triệu người (gần 10% dân số); nguồn nhân lực trí thức, tốt nghiệp từ đại học, cao đẳng trở lên là hơn 2,5 triệu người, chiếm khoảng 2,15% dân số; nguồn nhân lực từ các doanh nghiệp khoảng 2 triệu người, trong đó, khối doanh nghiệp trung ương gần 1 triệu người…. Sự xuất hiện của giới doanh nghiệp trẻ được xem như một nhân tố mới trong nguồn nhân lực, nếu biết khai thác, bồi dưỡng, sử dụng tốt sẽ giải quyết được nhiều vấn đề quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội 2.4 Những cơ sở kinh tế - xã hội khác phục vụ cho phát triển các mối quan hệ kinh tế quốc tế: Sau hơn 20 năm đổi mới, Việt Nam đạt được những thành tựu to lớn và có ý nghĩa lịch sử. Việt Nam đã ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội kéo dài nhiều năm, khắc phục được nạn lạm phát có lúc trên 700% (năm 1986) xuống mức lạm phát 12% (năm 1995) và từ đó đến nay lạm phát chỉ còn một con số; khắc phục được nạn thiếu lương thực trước đây và hiện nay kinh tế phát triển liên tục, đặc biệt là sản xuất lương thực, Việt Nam trở thành một nước xuất khẩu gạo thứ hai, thứ ba trên thế giới. Hiện nay Việt Nam đang đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện hóa đất nước nhằm mục tiêu đến năm 2020, Việt Nam cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Cùng với tăng trưởng kinh tế, trong thời kỳ đổi mới, Việt Nam đã chú ý đến việc thực hiện chính sách công bằng xã hội, xóa đói giảm nghèo. Nhờ đó, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được cải thiện một bước đáng kể. Tính riêng trong 5 năm (1993-1998), thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam đã tăng 2,45 lần.Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao với hơn 170 quốc gia trên thế giới, mở rộng quan hệ thương mại, xuất khẩu hàng hoá tới trên 230 thị trường của các nước và vùng lãnh thổ[1], ký kết trên 90 Hiệp định thương mại song phương, gần 60 Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư, 54 Hiệp định chống đánh thuế hai lần và nhiều Hiệp định hợp tác về văn hoá song phương với các nước và các tổ chức quốc tế.Việt Nam đang tích cực tham gia và phát huy vai trò thành viên trong các tổ chức kinh tế quốc tế.Với tư cách là thành viên của các tổ chức kinh tế quốc tế: WTO, ASEAN, APEC, Việt Nam đã nỗ lực thực hiện đầy đủ, nghiêm túc các cam kết và tích cực tham gia các hoạt động trong khuôn khổ các tổ chức này. Về cơ sở hạ tầng “Việt Nam đã thành công lớn trong việc đảm bảo lợi ích từ các đầu tư vào cơ sở hạ tầng được chia sẻ trên khắp đất nước, và các đầu tư này đã hỗ trợ cho phát triển nhanh chóng, tăng tiếp cận đến các dịch vụ cơ bản, và giảm nghèo,” theo lời ông Klaus Rohland, Giám đốc quốc gia của Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam,hàng vạn km đường được xây dựng và cải tạo, sản lượng điện tăng hơn 15% so với năm 2010,… Tóm lại, những cơ sở về tài nguyên thiên nhiên, nguồn nhân lực.tiềm năng kinh tế kể trên đã tạo những điều kiện hết sức thuận lợi cho Việt Nam trên con đường hôi nhập kinh tế quốc tế. ngày càng vươn xa hơn trên con thuyền ra biển lớn. Tuy nhiên chúng ta còn gặp rất nhiều khó khăn cả về tự nhiên và xà hội.Một số khó khăn mà Việt Nam mắc phải: Về tự nhiên:bình quân diện tích trên đầu người còn rất thấp chỉ được 0,1 ha vàtính trên lao động là 0,2 ha; khí hậu là một ưu đãi rất lớn tuy nhiên chúng ta phải thương xuyên đố mặt với thiên tai,dịch bệnh; tài nguyên thiên nhiên rất lớn tuy nhiên ngày càng cạn kiệt và thu hẹp Về cơ sở hạ tầng: tuy có được nâng cấp nhưng chưa đáp ứng được nhu cầu của xã hội Tóm lại: Việt Nam có rất nhiều lợi thế để phát triển đất nước.Tuy nhiên vẫn còn rất nhiều khó khan và thách thức phải đối mặt, cản trở quá trình hội nhập.Chính vì thế cần phải có một chiến lược phát triển hợp lý nhằm khai thác tối đa các lơii thế và hạn chế những trở ngại 3. Thực trạng hội nhập ở Việt Nam: 3.1 Quan điểm mục tiêu của đảng về hội nhập: Ngày Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nêu rõ: Hội nhập kinh tế quốc tế là chủ trương nhất quán của Đảng, Nhà nước ta trong quá trình đổi mới đất nước.14\8, tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia, Mỹ Đình, Hà Nội diễn ra Hội nghị toàn quốc đánh giá tình hình thực hiện Nghị quyết 08. [...]... về hội nhập kinh tế quốc tế, coi đó là nhu cầu vừa bức xúc, vừa cơ bản và lâu dài của nền kinh tế nước ta, nâng cao niềm tin vào khả năng và quyết tâm của nhân dân ta chủ động hội nhập kinh tế quốc tế  Căn cứ vào Nghị quyết của Đại hội IX, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2001-2010 cũng như các quy định của các tổ chức kinh tế quốc tế mà nước ta tham gia, xây dựng chiến lược tổng thể về hội nhập. .. cao hiệu quả của hội nhập quốc tế nói chung và hội nhập kinh tế quốc tế nói riêng; nhấn mạnh việc xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ ngày càng cao trong điều kiện hội nhập quốc tế sâu rộng; đồng thời thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển; đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế Những kết quả tại hội nghị này sẽ được... tranh thủ nguồn lực bên ngoài và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế để phát triển nhanh, có hiệu quả và bền vững” Cùng năm đó, Bộ Chính trị có Nghị quyết số 07 về hội nhập kinh tế quốc tế Chủ trương này tiếp tục được Đảng ta khẳng định rõ tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X năm 2006 Bằng việc thực hiện cụ thể các chủ trương về hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam đã đẩy mạnh hợp tác song phương, đa phương,... tích cực tham gia và thực hiện các cam kết quốc tế để từng bước hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới Đến tháng 1/2007, Việt Nam chính thức trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới, đánh dấu mốc quan trọng trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước, góp phần nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế, tạo ra những cơ hội lớn để đất nước phát triển nhanh hơn và... ban Ban tổ chức Hội thảo quốc tế về Việt Nam học lần thứ IV, GS.TS có đánh giá như thế nào về chủ đề của Hội thảo lần này? Chủ đề của Hội thảo lần thứ IV được dựa trên sự tiếp tục của 3 kỳ Hội thảo trước đó Đã 14 năm trôi qua kể từ ngày Hội thảo quốc tế Việt Nam học lần thứ nhất được tổ chức tại thủ đô Hà Nội vào năm 1998 Cho đến nay, thực tế đã cho thấy các cuộc Hội thảo quốc tế về Việt Nam học có ý... ngoại, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế. Tích cực tham gia đấu tranh vì một hệ thống quan hệ kinh tế quốc tế bình đẳng, công bằng, cùng có lợi, bảo đảm lợi ích của các nước đang phát triển và chậm phát triển Các cơ quan đại diện ngoại giao ở nước ngoài cần coi việc phục vụ công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế của đất nước là một nhiệm vụ hàng đầu  Gắn kết chủ trương hội nhập kinh tế quốc tế với nhiệm... 4,75% số dòng thuế được giảm thuế một phần 5 Vai trò của hoạt động quan hệ kinh tế quốc tế đối với công cuộc phát triển kinh tế Việt Nam: Từ khi nước cộng hòa XHCN Việt Nam ra đời dưới sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, hoạt động quan hệ kinh tế quốc tế đã đóng góp vai trò to lớn đối với công cuộc phát triển kinh tế ở Việt Nam qua các thời kì 5.2.1 Thời kì kháng chiến chống Pháp 1945- 1954: Đây là... lưới quốc tế các nhà Việt Nam học trên thế giới nhằm nghiên cứu và giới thiệu về đất nước, con người, văn hóa, lịch sử và những thành tựu mà Việt Nam đạt được trong những thập niên vừa qua cũng như những vấn đề mới đặt ra trong quá trình vận động và phát triển Với chủ đề: Việt Nam trên con đường hội nhập và phát triển bền vững, Hội thảo đã nhận diện và xác định mục tiêu phát triển bền vững đối với Việt. .. ngoại với kinh tế đối ngoại Cũng như trong lĩnh vực chính trị đối ngoại, trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại và hội nhập kinh tế quốc tế cần giữ vững đường lối độc lập tự chủ, thực hiện đa phương hóa, đa dạng hóa thị trường và đối tác, tham gia rộng rãi các tổ chức quốc tế Các hoạt động đối ngoại song phương và đa phương cần hướng mạnh vào việc phục vụ đắc lực nhiệm vụ mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại,... đang phát triển ở trình độ thấp và đang trong quá trình chuyển đổi cơ chế kinh tế Gắn kết quá trình đàm phán với quá trình đổi mới mọi mặt hoạt động kinh tế ở trong nước  Kiện toàn ủy ban quốc gia về hợp tác kinh tế quốc tế đủ năng lực và thẩm quyền giúp Thủ tướng Chính phủ tổ chức, chỉ đạo các hoạt động về hội nhập kinh tế quốc tế ủy ban gồm hai bộ phận: một bộ phận chuyên trách, một bộ phận kiêm nhiệm . cao hiệu quả của hội nhập quốc tế nói chung và hội nhập kinh tế quốc tế nói riêng; nhấn mạnh việc xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ ngày càng cao trong điều kiện hội nhập quốc tế sâu rộng; đồng. nguồn nhân lực.tiềm năng kinh tế kể trên đã tạo những điều kiện hết sức thuận lợi cho Việt Nam trên con đường hôi nhập kinh tế quốc tế. ngày càng vươn xa hơn trên con thuyền ra biển lớn. Tuy. chức quốc tế .Việt Nam đang tích cực tham gia và phát huy vai trò thành viên trong các tổ chức kinh tế quốc tế. Với tư cách là thành viên của các tổ chức kinh tế quốc tế: WTO, ASEAN, APEC, Việt Nam

Ngày đăng: 19/12/2014, 22:17

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w