tcvn 8225-2009. công trình thủy lợi các quy định chủ yếu về lưới khống chế cao độ địa hình

48 703 0
tcvn 8225-2009. công trình thủy lợi các quy định chủ yếu về lưới khống chế cao độ địa hình

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TCVN T I Ê U C H U Ẩ N Q U Ố C G I A TCVN 8225 : 2009 Xuất bản lần 1 CÔNG TRÌNH THUỶ LỢI CÁC QUY ĐỊNH CHỦ YẾU VỀ LƯỚI KHỐNG CHẾ CAO ĐỘ ĐỊA HÌNH Hydraulic works - The basic stipulation for topographic elevation control networks HÀ NỘI − 2009 TCVN 8225 : 2009 2 TCVN 8225 : 2009 Mục lục Trang Lời nói đầu 4 1 Phạm vi áp dụng 5 2 Thuật ngữ và định nghĩa 5 3 Quy định kỹ thuật 6 4 Phương pháp thủy chuẩn hình học 8 5 Phương pháp GPS 15 6 Phương pháp thuỷ chuẩn lượng giác độ chính xác cao 17 Phụ lục A Kiểm tra và hiệu chỉnh các bộ phận của máy thuỷ chuẩn (quy định) 20 Phụ lục B Sổ đo và bảng tính chênh lệch cao độ khái lược (quy định) 30 Phụ lục C Xử lý và bình sai lưới cao độ thuỷ chuẩn hình học (tham khảo) 32 Phụ lục D Mốc thuỷ chuẩn hạng 3, 4 (quy định) 35 Phụ lục E Sơ hoạ mốc thuỷ chuẩn (tham khảo) 37 Phụ lục G Máy thu và hệ thống xử lý GPS (tham khảo) 38 Phụ lục H Máy toàn đạc điện tử (quy định) 41 Phụ lục I Sổ đo thuỷ chuẩn lượng giác (tham khảo) 46 Phụ lục K Phạm vi ứng dụng của các phương pháp (tham khảo) 47 3 TCVN 8225 : 2009 Lời nói đầu TCVN 8225 : 2009 được chuyển đổi từ 14TCN 102 – 2002 theo quy định tại khoản 1 Điều 69 của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật và điểm a khoản 1 Điều 7 Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 01/8/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật. TCVN 8225 : 2009 do Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam biên soạn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố. 4 TCVN 8225 : 2009 T I Ê U C H U Ẩ N Q U Ố C G I A TCVN 8225 : 2009 Công trình thuỷ lợi– Các quy định chủ yếu về lưới khống chế cao độ địa hình Hydraulic works - The basic stipulation for Topographic Elevation Control Networks 1 Phạm vi áp dụng Tiêu chuẩn này bao gồm những quy định chủ yếu về lưới khống chế cao độ địa hình trong các công trình thuỷ lợi ở Việt Nam. Lưới khống chế cao độ cơ sở trong các công trình thuỷ lợi được xây dựng là lưới hạng 3, 4 và lưới kỹ thuật theo phương pháp cao đạc hình học, phương pháp GPS (hệ thống định vị toàn cầu) và phương pháp lượng giác độ chính xác cao, nối từ các điểm hạng 1, 2, 3, 4 Quốc gia. 2 Thuật ngữ và định nghĩa Tiêu chuẩn này áp dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau: 2.1 Thuỷ chuẩn hình học (geodetic levelling) Cao độ đường thuỷ chuẩn đo qua phương pháp hình học bởi các máy thuỷ chuẩn được sử dụng nhiều nhất trong công trình thuỷ lợi. 2.2 Thuỷ chuẩn lượng giác chính xác cao (vertical anglegranimetric levelling) Cao độ đường thuỷ chuẩn được đo qua các máy toàn đạc điện tử khi địa hình có độ dốc lớn ≥ 25 o . 2.3 Thuỷ chuẩn GPS (GPS levelling) Cao độ điểm đo qua hệ thống GPS (GPS: Global Positioning System: hệ thống định vị toàn cầu) sử dụng khi nối cao độ những vùng xa, khó tuyến đi, độ thực phủ nhiều, độ dốc địa hình lớn khó đo thuỷ chuẩn hình học, thuỷ chuẩn lượng giác. 2.4 Tuyến thuỷ chuẩn phù hợp (suitable levelling line) Là tuyến xuất phát từ điểm hạng cao hơn khép về điểm hạng cao khác. 5 TCVN 8225 : 2009 2.5 Tuyến thuỷ chuẩn khép kín (close levelling line ) Là tuyến xuất phát từ 1 điểm hạng cao khép về ngay điểm đó. 2.6 Lưới thuỷ chuẩn điểm nút (intersection levelling line ) Là lưới tạo bởi nhiều tuyến cắt nhau (từ 3 tuyến trở lên) theo các điểm nút. 3 Quy định kỹ thuật 3.1 Hệ cao độ 3.1.1 Hệ cao độ trong công trình thuỷ lợi là hệ cao độ Quốc gia, điểm gốc là điểm Hòn Dấu – Hải Phòng. 3.1.2 Trong trường hợp đặc biệt, khi công trình ở vùng sâu vùng xa, biên giới hải đảo chưa có điểm độ cao quốc gia thì lưới cao độ công trình được phép giả định cao độ theo bản đồ 1: 50.000 đã bổ sung nội dung và chuyển đổi sang lưới chiếu VN 2000 từ năm 2000 – 2001 nhưng khi có số liệu dẫn truyền cao độ quốc gia thì phải hiệu chỉnh cao độ giả định sang cao độ thực của lưới quốc gia cho các điểm đo của công trình. 3.2 Các cấp lưới cao độ 3.2.1 Lưới cao độ hạng 3 gồm các điểm hạng 3 nối với nhau hoặc đường hạng 2 và hạng 3 nối thành vòng khép. 3.2.2 Lưới cao độ hạng 4 gồm các điểm hạng 4 nối với nhau hoặc đường hạng 3 và hạng 4 nối thành vòng khép. 3.2.3 Lưới cao độ thuỷ chuẩn kỹ thuật gồm các điểm kỹ thuật nối với nhau hoặc đường hạng 4 và kỹ thuật nối thành vòng khép. 3.2.4 Lưới cao độ hạng 3 làm cơ sở xây dựng lưới cao độ hạng 4, lưới cao độ hạng 4 làm cơ sở xây dựng lưới thuỷ chuẩn kỹ thuật. 3.3 Lưới thuỷ chuẩn hạng 3 xác định cao độ cho các đối tượng sau: 3.3.1 Các điểm tim tuyến công trình đầu mối thuộc cấp 1, 2, 3; 3.3.2 Các điểm khống chế cao độ dọc theo kênh và các công trình trên kênh có độ dốc i≤ 1/10.000 và các hệ thống đê sông, biển có chiều dài ≥ 20 km; 3.3.3 Làm điểm gốc để nối cao độ cho các công trình cấp 4, 5. 3.4 Lưới thuỷ chuẩn hạng 4 xác định cao độ cho các đối tượng sau: 3.4.1 Các điểm tim tuyến công trình đầu mối thuộc cấp 4, 5; 6 TCVN 8225 : 2009 3.4.2 Các điểm khống chế cao độ dọc theo kênh, các công trình trên kênh có độ dốc 1/2000 ≥ i > 1/10.000 và các hệ thống đê sông, biển có chiều dài ≤ 20 km; 3.4.3 Các điểm tim đường quản lý, thi công là đường nhựa hoặc bê tông; 3.4.4 Các điểm khống chế mặt bằng từ GT1, GT2, hạng 4, các điểm thuỷ văn. 3.5 Lưới thuỷ chuẩn kỹ thuật xác định cao độ các điểm trạm nghiệm triều, khống chế đo vẽ, các điểm trạm máy, cắt dọc công trình, tim kênh có độ dốc i > 1/2000, các hố khoan đào, điểm lộ địa chất 3.6 Chiều dài đường thuỷ chuẩn hạng 3, 4, kỹ thuật không được dài quá quy định Bảng 1 (độ dài L tính bằng kilômét). Bảng 1 - Quy định chiều dài đường thuỷ chuẩn hạng 3, 4, kỹ thuật Cấp hạng Đường Vùng Đồng bằng Miền núi Hạng 3 Hạng 4 Kỹ thuật Hạng 3 Hạng 4 Kỹ thuật Giữa hai điểm gốc 65-70 16-20 8-10 200 100 50 Giữa điểm gốc đến điểm nút 40-45 9-15 4-7 150 75 40 Giữa hai điểm nút 25-30 6-10 3-5 100 50 25 trong đó Điểm gốc của lưới hạng 3 là điểm hạng 2; Điểm gốc của lưới hạng 4 là điểm hạng 3; Điểm gốc của lưới kỹ thuật là điểm hạng 4; Điểm nút là điểm giao nhau từ 3 đường thuỷ chuẩn cùng hạng tạo ra. 3.7 Đường cao độ hạng 3 được đo đi, đo về khép giữa các điểm hạng 2. Nếu vì điều kiện chỉ có thể nối từ 1 điểm hạng 2 thì phải đo đi, đo về để khép kín với khoảng cách giữa chúng bằng 2/3 khoảng cách quy định ở Bảng 1. Đường cao độ hạng 4 được đo 1 chiều giữa 2 điểm hạng 3. Nếu chỉ có 1 điểm hạng 3 phải đo đi, đo về để khép kín. 3.8 Sai số khép đường hoặc khép vòng của hạng 3, hạng 4 và kỹ thuật quy định 3.8.1 Hạng 3: Vùng đồng bằng : f h ≤ ± 10 L mm Vùng núi : f h ≤ ± 12 L mm 3.8.2 Hạng 4: Vùng đồng bằng : f h ≤ ± 20 L mm 7 TCVN 8225 : 2009 Vùng núi : f h ≤ ± 25 L mm 3.8.3 Kỹ thuật: Vùng đồng bằng : f h ≤ ± 50 L mm Vùng núi : f h ≤ ± 60 L mm trong đó L là độ dài tuyến thuỷ chuẩn tính bằng kilômét; 3.8.4 Khi số trạm máy ≥ 25 trạm trong 1 km đối với vùng núi, phải tính sai số khép qua số trạm bằng cách chuyển đổi chiều dài (km) về số trạm máy. 3.9 Mốc thuỷ chuẩn 3.9.1 Tại đầu mối các công trình cấp 1, 2, 3 phải đúc 1 mốc hạng 3 dạng lâu dài (xem Hình D.1- Phụ lục D), có ghi tên đơn vị thực hiện, thời gian. 3.9.2 Đường cao độ hạng 3: trung bình từ 4 km đến 5 km đúc 1 mốc dạng tạm thời (xem Hình D.2, D.4 - Phụ lục D), có ghi tên đơn vị thực hiện, thời gian. 3.9.3 Đường cao độ hạng 4: trung bình từ 2 km đến 3 km đúc 1 mốc dạng mốc thường (xem hình D.4, D.6 - Phụ lục D) ghi tên đơn vị thực hiện, thời gian. Khi có mốc ở trên tường bê tông, tường xây đúc theo Hình D.3. 3.9.4 Các điểm đường thuỷ chuẩn kỹ thuật thường chung với các điểm khống chế đường chuyền cấp 2, lưới đo vẽ, các trạm máy v.v 4 Phương pháp thuỷ chuẩn hình học 4.1 Yêu cầu kỹ thuật đo thuỷ chuẩn hạng 3 4.1.1 Máy, mia, kiểm định và hiệu chỉnh 4.1.1.1 Máy thuỷ chuẩn: máy thuỷ chuẩn dùng để đo chênh cao thuỷ chuẩn hạng 3 hiện nay là các máy cân bằng tự động Ni025, K0Ni007, AT-G6, AS-2C và các loại máy có độ chính xác tương đương, phải thoả mãn những điều kiện sau: Hệ số phóng đại ống ngắm V > 24 lần; Giá trị khoảng chia trên ống thuỷ dài để cân bằng máy δ i ≤ 15''/2 mm. Nếu là bọt nước tiếp xúc thì δ i ≤ 20''/2 mm; Lưới chữ thập phải có 3 dây: trên, giữa, dưới. 4.1.1.2 Mia đo: mia phải là mia có 2 mặt đen, đỏ, dài 3 m (bằng gỗ hay nhôm rút). Trên mỗi mặt khắc đến 8 TCVN 8225 : 2009 1 cm. Mặt đen và đỏ mỗi mia khắc chênh nhau hệ số K ≥ 40 cm. Mặt đỏ của hai mia trong một cặp mia chênh nhau 100 mm . Sai số ngẫu nhiên dm và m của cặp mia không vượt quá 0,05 mm . Khi dùng ở vùng núi, công trình bê tông, công trình đặc biệt, có thể đo bằng mia in-va, khi đó phải đo bằng máy K0Ni007, hoặc máy có bộ đo cực nhỏ tương đương. 4.1.1.3 Kiểm định và hiệu chỉnh: - Máy mới xuất xưởng, máy sau khi sửa chữa hoặc sau thời gian 3 tháng đo ngoài thực địa chưa kiểm định phải kiểm định và hiệu chỉnh toàn diện theo quy định ở Phụ lục A. - Máy đang đo ngoài thực địa phải kiểm định theo thứ tự sau mỗi khi tiến hành (kiểm tra, hiệu chỉnh thường kỳ), bao gồm: - Kiểm tra và hiệu chỉnh bọt thuỷ tròn; - Kiểm tra bộ phận cân bằng tự động; - Kiểm tra giá trị góc i mỗi ngày 1 lần. Nếu tuần lễ đầu ổn định thì từ 10 đến 15 ngày mới kiểm tra 1 lần. Bắt đầu và kết thúc tuyến đo phải kiểm tra góc i. Mỗi lần di chuyển nơi công tác hoặc bị chấn động mạnh cũng phải kiểm tra hiệu chỉnh góc i; - Trước và sau mùa sản xuất phải kiểm tra trị số độ dài khắc trên mia bằng thước Giơ-ne-vơ có độ chính xác 0,02 mm (Theo Phụ lục A). 4.1.2 Đo chênh cao thuỷ chuẩn hạng 3. Đường đo chênh cao hạng 3 phải đo đi, về, cùng một đường đo, phải cùng người đo, máy, mia và đệm mia (cóc mia). Đo chênh cao qua dây chỉ giữa với máy tự cân bằng. Máy có bộ đo cực nhỏ và mia in-va thì đo theo phương pháp chập dọc (trùng vạch). Thứ tự thao tác trên một trạm đo như sau: - Đọc số mặt đen (hoặc thang chính với máy có bộ đo cực nhỏ - gọi tắt là thang chính) của mia sau; - Đọc số mặt đen (thang chính) của mia trước; - Đọc số mặt đỏ (thang phụ) của mia trước; - Đọc số mặt đỏ (thang phụ) của mia sau. 4.1.3 Khi đo đường thuỷ chuẩn đi và về phải thay đổi vị trí đặt máy và thay đổi chiều cao giá 3 chân tại trạm đo để khắc phục sai số lớn. Phải bố trí trạm chẵn lần đo đi cũng như lần đo về. Nếu vì điều kiện số trạm máy của tuyến bị lẻ phải cộng thêm vào trị chênh cao đoạn đo số cải chính chênh lệch điểm 0 của cặp mia. 4.1.4 Chiều dài tia ngắm từ máy đến mia ≤ 60 m với máy có hệ số phóng đại ≥ 24 lần. Nếu máy có hệ số 9 TCVN 8225 : 2009 phóng đại ≥ 30 lần, có thể kéo dài tia ngắm từ 75 m đến 100 m. Khoảng cách từ máy đến mia có thể đo bằng thước dây 50 m, 100 m hoặc đo qua dây chỉ trên dưới của máy. Khoảng cách chênh trong một trạm ≤ 2 m. Tổng chênh khoảng cách cả tuyến ≤ 5 m. Đo trong một đoạn, máy không được điều quang lại (không thay đổi tiêu cự ống ngắm). 4.1.5 Chiều cao tia ngắm cách chướng ngại vật (mặt đất, chướng ngại vật v.v ) ≥ 0,3 m. Khi đo vùng núi, nếu chiều dài tia ngắm ≤ 30 m, thì khoảng cách chướng ngại vật ≥ 0,2 m. 4.1.6 Khi đo phải đặt đệm mia vào vùng đất chắc chắn. Nếu vùng đất bị lún, phải dùng cọc sắt hoặc gỗ đóng để đo. Nếu cọc gỗ thì phải có kích thước 10 cm x 10 cm x 40 cm có đóng đinh sắt mũ tròn. 4.1.7 Trong quá trình đo phải che ô cho máy và chọn thời gian đo như sau: Chỉ đo khi mặt trời đã mọc 30' và trước khi lặn 30'; Trưa nắng, hình ảnh rung động phải nghỉ; Không được đo khi gió cấp 5 hoặc sau trận mưa rào đột ngột. 4.1.8 Thường được nghỉ đo khi đã đo cao độ vào mốc bê tông. Trường hợp không thực hiện được, phải chọn 2 điểm đánh dấu sơn chắc chắn hoặc đóng cọc gỗ 10 cm x 10 cm x 40 cm, có đinh mũ tròn để gửi cao độ. Sau khi nghỉ phải kiểm tra lại nếu sai số ± 3 mm thì lấy trị trung bình. Nếu vượt quá phải đo lại tuyến. 4.1.9 Sai số khép tuyến đo ngoài thực địa tuân theo trị số quy định theo 4.8.1 cho thuỷ chuẩn hạng 3. 4.1.10 Kết quả đo được lập thành bảng tính chênh cao khái lược ngoài thực địa (xem Phụ lục B). Kết quả cuối cùng của các tuyến độ cao phải được bình sai trên máy vi tính theo phương pháp gián tiếp có điều kiện (xem Phụ lục C). 4.2 Yêu cầu kỹ thuật đo thuỷ chuẩn hạng 4 4.2.1 Máy, mia, kiểm định và hiệu chỉnh. Máy thuỷ chuẩn đo chênh cao hạng 4 giống như máy đo chênh cao thuỷ chuẩn hạng 3. Những giá trị khoảng chia trên ống thuỷ dài ≤ 25''/2 mm. Mia dùng đo thuỷ chuẩn hạng 4 giống như đo thuỷ chuẩn hạng 3. Trường hợp đặc biệt có thể dùng mia dài 4 m một mặt số, nhưng không dùng mia gập. Sai số ngẫu nhiên khoảng chia dm không được vượt quá 1 mm. Khi đo phải dùng đệm mia bằng cọc sắt hoặc cọc gỗ có đinh mũ để dựng mia. Mia phải được kiểm định bằng thước Giơ-ne-vơ hoặc Đrô-bư-sép với độ chính xác đến 0,1 mm. Kiểm định, hiệu chỉnh máy mia như trình bày ở Phụ lục A. 4.2.2 Đo chênh lệch độ cao hạng 4. 10 [...]... cao độ, máy kia đặt tại điểm cần xác định cao độ Mọi quy định về số vệ tinh, thời gian như đo máy 1 tần 5.3 Khoảng cách đo và mật độ điểm trọng lực: Khoảng cách đo giữa các điểm từ vài kilômét đến hàng chục kilômét Khi mật độ điểm trọng lực là 3 km x 3 km có 1 điểm, độ chính xác cao độ đạt 0,1 m theo chiều dài 20 km đạt yêu cầu xây dựng lưới thuỷ chuẩn hạng 4 5.4 Quy trình đo tại trạm máy 6.4.1 Đặt máy... giác độ chính xác cao 6.1 Phương pháp thuỷ chuẩn lượng giác độ chính xác cao chỉ được áp dụng để xác định cao độ các điểm trong tuyến thuỷ chuẩn hạng 4, kỹ thuật tại những địa hình miền núi dốc đứng (α ≥ 25o) mà phương pháp thuỷ chuẩn hình học rất khó thực hiện được 6.2 Máy đo: Phương pháp thủy chuẩn lượng giác độ chính xác cao được gọi tắt là phương pháp lượng giác chính xác cao được sử dụng qua các. .. Người đo Hình ảnh Người ghi Thời tiết Người kiểm tra Tính toán đoạn đo 1 Loại mốc số hiệu 2 Vị trí điểm (khoảng cách và hướng đến các vật) Giữa các mốc Đến điểm đầu 3 4 5 Khoảng cách (km) Ngày tháng năm đo Số trạm đo Đo đi Đo đi Đo về 6 Đo về 7 Khoảng chênh lệch cao độ + hiệu chỉnh mia h đi +δ min h về +δ min 8 9 Hiệu chênh lệch cao độ (mm) Chênh lệch cao độ trung bình Độ cao khái lược... THÍCH: δmin - khi trạm đo lẻ 31 TCVN 8225 : 2009 Phụ lục C (tham khảo) Xử lý và bình sai lưới cao độ thuỷ chuẩn hình học C.1 Sơ đồ chung hệ thống phần mềm bình sai khống chế cao độ Hệ thống bình sai lưới cao độ theo phương pháp gián tiếp có điều kiện Modul soạn thảo và lưu trữ số liệu Modul tính khái lược kiểm tra sai số thô Giao diện hiển thị sơ đồ lưới các điều kiện hình học và kết quả kiểm tra sai... việc đo cao độ qua sông quy định giống như hạng 2 quốc gia 4.3.5.3 Chênh cao giữa đo đi và về phải ± 8 mm với hạng 3; ± 10 mm với hạng 4 4.4 Yêu cầu kỹ thuật đo thuỷ chuẩn kỹ thuật 4.4.1 Thuỷ chuẩn kỹ thuật đo bằng các loại máy, mia như thuỷ chuẩn hạng 4, với độ phóng đại ≥ 2 lần 4.4.2 Thuỷ chuẩn kỹ thuật xuất phát và khép về từ các điểm hạng 4 Tuyến thuỷ chuẩn kỹ thuật thường xác định cao độ cho các điểm... nhỏ Nếu khí hậu phức tạp, nhiệt độ thay đổi, phải đo nhiệt độ, lúc bắt đầu và kết thúc b) Theo khu công trình mà chọn nhiệt độ trung bình thường xảy ra để xác định khoảng chia, xác định độ ổn định của bộ đo cực nhỏ Thường chọn 3 thời gian khác nhau khi có nhiệt độ thay đổi nhất trong ngày (24 h) để chọn khoảng đo có sự ổn định trị đọc trên bộ đo cực nhỏ A.6 Kiểm nghiệm độ chính xác trục ngắm khi điều... nội bộ Nếu có trục trặc, màn hình hiển thị Code lỗi và ngừng hoạt động Nếu máy tốt, màn hình hiển thị dòng chữ “Ashtech” và sau một lát sẽ chuyển sang màn hình số 0 (xem Phụ lục G giới thiệu máy) Về nguyên tắc, sau khi mở, máy tự động đo, ghi theo thứ tự: 15 TCVN 8225 : 2009 a) Tìm và thu bắt các vệ tinh có thể quan sát; b) Thực hiện các phép đo GPS, tính ra tọa độ, cao độ; c) Mở tệp và lưu nạp tất... và hiệu chỉnh các bộ phận của máy thuỷ chuẩn A.1 Kiểm tra sơ bộ các bộ phận Khi tiến hành đo tuyến cao độ phải kiểm tra sơ bộ các bộ phận sau: a) Độ rõ ràng và sạch sẽ của ống kính ngắm, kính hiển vi nhìn bàn độ; b) Độ rõ nét của lưới chỉ, độ trơn và quay đều của các ốc hãm; c) Chân máy, mia phải chắc chắn, đồng bộ; d) Xem xét và điều chỉnh 3 ốc chân đế để cân máy rõ ràng; e) Kiểm tra độ trơn và quay... Thành quả lưới thuỷ chuẩn kỹ thuật nằm trong cao độ lưới giải tích 1,2, đường chuyền cấp 1, cấp 2, điểm đo vẽ v.v 5 Phương pháp GPS 5.1 Phương pháp đo: Đo GPS xác định cao độ chỉ cho các tuyến hạng 4, thuỷ chuẩn kỹ thuật theo phương pháp đo tương đối dạng đo tĩnh qua các điểm đặt máy đã có cao độ hạng 2, hạng 3 (xem Phụ lục G giới thiệu máy thu GPS) 5.2 Các loại máy thu: Phải sử dụng đồng thời 3 máy... hai chỉ trên, dưới mặt đen ≤ 5mm trong 1 trạm đo Hiệu số chênh lệch độ cao giữa mặt đen và mặt đỏ ≤ 0,5mm 4.2.3 Chiều cao tia ngắm phải cách chướng ngại vật ≥ 0,2 m Khi ở vùng núi, do vướng địa hình, địa vật, chiều dài tia ngắm ≤ 30 m, chiều cao tia ngắm cách chướng ngại vật ≥ 0,1 m 4.2.4 Khoảng cách từ máy đến mia trung bình 100 m Nếu độ phóng đại của máy ≥ 30 lần, có thể đọc được đến 150 m Số chênh . chuẩn này bao gồm những quy định chủ yếu về lưới khống chế cao độ địa hình trong các công trình thuỷ lợi ở Việt Nam. Lưới khống chế cao độ cơ sở trong các công trình thuỷ lợi được xây dựng là lưới. Bộ Khoa học và Công nghệ công bố. 4 TCVN 8225 : 2009 T I Ê U C H U Ẩ N Q U Ố C G I A TCVN 8225 : 2009 Công trình thuỷ lợi Các quy định chủ yếu về lưới khống chế cao độ địa hình Hydraulic. TCVN T I Ê U C H U Ẩ N Q U Ố C G I A TCVN 8225 : 2009 Xuất bản lần 1 CÔNG TRÌNH THUỶ LỢI CÁC QUY ĐỊNH CHỦ YẾU VỀ LƯỚI KHỐNG CHẾ CAO ĐỘ ĐỊA HÌNH Hydraulic works - The

Ngày đăng: 19/12/2014, 17:30

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • NI 025

  • HÀ NỘI  2009

  • Mục lục

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan