1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

kế toán chi phí sản xuất sản phẩm cám tại công ty cố phẩm japfa comfeed việt nam

63 959 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Cấu trúc

  • DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ, BẢNG BIỂU

  • 2. Mục tiêu nghiên cứu

  • 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu đề tài

  • 4. Phương pháp nghiên cứu đề tài

    • + Phương pháp phân tích số liệu

    • + Phương pháp so sánh

  • 5. Kết cấu khóa luận tốt nghiệp

  • 1.3. Sổ kế toán

  • Chương II: Thực trạng kế toán chi phí sản xuất sản phẩm Cám tại Công ty Cổ phần Japfa Comfeed Việt Nam

  • 2.1.1. Tổng quan về Công ty Cổ phần Japfa Comfeed Việt Nam

  • 2.1.1.1 Đặc điểm tổ chức quản lý hoạt động kinh doanh tại công ty

  • 2.1.1.2. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán tại công ty

  • a. Tổ chức bộ máy kế toán

  • Các giải pháp trên là có thể thực hiện trong công tác kế toán tại Công ty Cổ phần Japfa Comfeed Việt Nam bởi nó được đưa ra trên quan điểm phù hợp giữa chuẩn mực, chế độ kế toán của Nhà nước với tình hình thực tế tại công ty.

Nội dung

Trang 1

LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình thực tập và làm khóa luận tốt nghiệp em đã nhận được sự giúp đỡnhiệt tình từ phía nhà trường cũng như từ phía Công ty Cổ phần Japfa Comfeed ViệtNam

Lời đầu tiên em xin gửi lời cảm ơn tới tất cả các Thầy cô giáo trong Kế Toán Kiểm Toán nói riêng và toàn thể các thầy cô giáo trường Đại học Thương Mại nóichung, những người đã mang trí thức đến cho em, những người đã khơi nguồn cảmhứng học tập trong em, những người đã tạo cho em có nền tảng cơ bản nhất đã đượchọc trên sách vở và qua đó giúp em có cái nhìn bao quát nhất về thực tiễn.

-Đặc biệt em xin cảm ơn chân thành nhất đến PGS- TS Trần Thị Hồng Mai làngười thầy đã tận tình giúp đỡ, chỉ bảo và hướng dẫn em trong suốt quá trình làm khóaluận, để em có thể hoàn thành tốt được khóa luận tốt nghiệp này.

Bên cạnh đó em xin chân thành cảm ơn Công ty Cổ phần Japfa Comfeed ViệtNam đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ em trong quá trình thực tập tại công ty để em cóđược cơ hội học hỏi kinh nghiệm từ thực tế, cung cấp cho em số liệu để em hoàn thànhtốt bài khóa luận tốt nghiệp của mình.

Một lần nữa em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến tất cả thầy cô giáo và toàn thểcán bộ tại Công ty Cổ phần Japfa Comfeed Việt Nam.

Em xin chân thành cảm ơn!

Vĩnh Phúc, ngày 26 tháng 04 năm 2012Sinh viên

Nguyễn Hương Phượng

Trang 2

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN i

MỤC LỤC ii

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT iv

DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ, BẢNG BIỂU v

PHẦN MỞ ĐẦU 1

1.Tính cấp thiêt, ý nghĩa của việc nghiên cứu đề tài chi phí sản xuất sản phẩm tại doanh nghiệp sản xuất 1

2 Mục tiêu nghiên cứu 2

3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu đề tài 3

4 Phương pháp nghiên cứu đề tài 3

5 Kết cấu khóa luận tốt nghiệp 4

Chương I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT TRONG DNSẢN XUẤT 6

1.1 Cơ sở lý luận chung về kế toán chi phí sản xuất trong các doanh nghiệp 6

1.1.1 Một số khái niệm cơ bản 6

1.1.2 Lý thuyết về kế toán chi phí 7

1.2 Nội dung kế toán chi phí sản xuất trong doanh nghiệp 14

1.2.1 Kế toán chi phí sản xuất quy định trong hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam 14

1.2.2 Kế toán chi phí sản xuất tại các doanh nghiệp theo chế độ hiện hành (Quyết định 15/2006QĐ-BTC.) 15

2.1.1 Tổng quan về Công ty Cổ phần Japfa Comfeed Việt Nam 25

2.1.1.1 Đặc điểm tổ chức quản lý hoạt động kinh doanh tại công ty 25

2.1.1.2 Đặc điểm tổ chức công tác kế toán tại công ty 27

a Tổ chức bộ máy kế toán 27

2.1.2 Ảnh hưởng nhân tố môi trường đến chi phí sản xuất tại các DNSX 32

2.2 Thực trạng kế toán chi phí sản xuất sản phẩm Cám tại Công ty Cổ phần Japfa Comfeed Việt Nam 34

2.2.1 Đặc điểm CPSX sản phẩm Cám tại Công ty Cổ phần Japfa Comfeed Việt Nam352.2.2 Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất 36

Trang 3

2.2.4 Nội dung kế toán tập hợp chi phí sản xuất 36

2.2.4 Kế toán tổng hợp, kết chuyển chi phí sản xuất 48

Chương III: CÁC KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT VỀ KẾ TOÁN CHI PHÍ SẨN XUẤT SẢN PHẨM CÁM TẠI CÔNG TY CỐ PHẦN JAPFA COMFEED VIỆT NAM 51

3.1 Những kết luận và phát hiện qua nghiên cứu 51

3.1.1 Những kết quả đã đạt được 51

3.1.2 Những mặt tồn tại và nguyên nhân 53

3.2 Các đề xuất, kiến nghị nhằm hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất sản phẩm Cám tại Công ty cổ phần Japfa Comfeed Việt Nam 54

3.3 Điều kiện thực hiện 55

Trang 4

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

BHXH: Bảo hiểm xã hội BHTN: Bảo hiểm thất nghiệp

BHYT : Bảo hiểm y tế CPNVLTT: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếpKPCĐ :Kinh phí công đoàn NG : Nguyên giá

TSDH: Tài sản dài hạn TSCĐ: Tài sản cố địnhTSNH: Tài sản ngắn hạn HĐQT: Hội đồng quản trịCP CNTTSX: Chi phí công nhân trực

tiếp sản xuất

VCSH: Vốn chủ sở hữuCPSXC : Chi phí sản xuất chung GTGT: Giá trị gia tăngCBCNV: Cán bộ công nhân viên KH: Khấu hao

QĐ- BTC: Quyết định-Bộ tài chính TK: Tài khoản

CCDC: Công cụ dụng cụ DN: Doanh nghiệp

SXKD: Sản xuất kinh doanh CPNC: Chi phí nhân công

CPNVL : Chi phí nguyên vật liệu VT : Vật tư

LĐTL : Lao động tiền lương PXK : Phiếu xuất kho

TCKT : Tài chính kế toán ĐK: Đầu kỳ

Trang 5

DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ, BẢNG BIỂU

Sơ đồ 1.1: Sơ đồ kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếpSơ đồ 1.2: Sơ đồ kế toán chi phí nhân công trực tiếpSơ đồ 1.3: Sơ đồ kế toán chi phí sản xuất chung

Sơ đồ 1.4: Kế toán tập hợp CPSX theo phương pháp KKTXSơ đồ 1.5: Kế toán tập hợp CPSX theo phương pháp KKĐKSơ đồ 1.6: Trình tự ghi sổ theo hình thức Nhật ký chungSơ đồ 1.7: Trình tự ghi sổ theo hình thức Nhật ký- Sổ CáiSơ đồ 1.8: Trình tự ghi sổ theo hình thức Chứng từ ghi sổSơ đồ 1.9: Trình tự ghi sổ theo hình thức Nhật ký- Chứng từSơ đồ 1.10: Trình tự ghi sổ theo hình thức kế toán trên máy tính

Sơ đồ 2.1: Tổ chức bộ máy quản lý của CTCP Japfa Comfeed Việt Nam

Sơ đồ 2.2: Tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty Cổ phần Japfa Comfees Việt Nam

Sơ đồ 2.3: Trình tự ghi sổ kế toán khi áp dụng phần mềm kế toán TallySơ đồ 2.4: Quy trình sản xuất Cám tại công ty cổ phần Japfa Comfeed VN

Trang 6

Công ty Cổ phần Japfa Com.feed Việt Nam là một doanh nghiệp sản xuất hànghóa chiến lược trong nền kinh tế quốc dân, sản phẩm thức ăn chăn nuôi của công ty đãgóp phần phục vụ sản xuất gia súc, gia cầm, thuỷ sản trong nước và xuất khẩu.

Các nhà máy, các công ty sản xuất thức ăn chăn nuôi cũng như bất kỳ mộtdoanh nghiệp sản xuất nào muốn tồn tại và phát triển trong nền kinh tế thị trường hiệnnay phải không ngừng học hỏi, nâng cao năng suất lao động, ứng dụng những tiến bộcủa khoa học kỹ thuật… nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm Cuối cùng, mục tiêu củacác doanh nghiệp vẫn là lợi nhuận Doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả hay không thểhiện ở lợi nhuận đạt được Lợi nhuận cao có nghĩa là doanh nghiệp đã tiết kiệm đượcchi phí, hạ giá thành sản phẩm.

Chi phí sản xuất sản phẩm là chỉ tiêu kinh tế quan trọng, nó không chỉ là mốiquan tâm của các nhà quản trị doanh nghiệp mà còn của nhiều đối tượng khác bởichúng phản ánh kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Chính vìvậy, công tác kế toán chi phí sản xuất là một vấn đề quan trọng cần phải được hoànthiện cho phù hợp với chế độ kế toán hiện hành cũng như sự phát triển của nền kinh tế.Hơn thế nữa, dưới góc độ kế toán, việc giải quyết các khoản chi phí chi ra trongqúa trình sản xuất cũng như tăng cường công tác quản lý giám đốc chặt chẽ các khoảnchi phí đó, là phải tổ chức tốt công tác kế toán CPSX sản phẩm Như vậy, kế toánCPSX sản phẩm là nội dung vô cùng quan trọng trong tổ chức công tác kế toán của

Trang 7

DNSX Kế toán CPSX sản phẩm cung cấp thông tin tổng hợp về CPSX sản phẩm,giúp lãnh đạo DN phân tích tình hình thực hiện kế hoạch chi phí trong từng thời kỳ.Từ đó tăng cường biện pháp kiểm tra, giám đốc nhằm quản lý chặt chẽ các khoản chiphí bỏ ra một cách kịp thời Ta có thể thấy rằng công tác kế toán CPSX sản phẩm khoahọc, chính xác là một yêu cầu thiết thực và có ý nghĩa rất quan trọng trong công tác kếtoán và trong công tác quản lý DN hiện nay.

Cũng như các doanh nghiệp khác, Công ty Cổ phần Japfa Comfeed Việt Namkhông ngừng đổi mới, hoàn thiện và đứng vững trên thị trường, đặc biệt là công tác kếtoán chi phí sản xuất sản phẩm được thực hiện khá chặt chẽ và khoa học

Qua quá trình thực tập tại công ty, tuy thời gian không dài nhưng được sự giúpđỡ nhiệt tình của PGS – TS Trần Thị Hồng Mai cùng các cô, chú, anh chị ở phong tàichính- kế toán của công ty, em đã được tiếp cận thực tế với công tác kế toán Đặc biệtcông tác kế toán chi phí sản xuất sản phẩm thức ăn chăn nuôi là vấn đề nổi bật đượccác nhà quản lý công ty quan tâm.

Xuất phát từ ý nghĩa thực tế trên còn hạn chế và căn cứ vào kết quả khảo sátban đầu về tình hình hoạt động SXKD của công ty, em thấy kế toán chi phí sản xuấtsản phẩm là một mảng rất quan trọng cần phải hoàn thiện và nghiên cứu.

Nhận thức được tầm quan trọng và tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu nêntrong thời gian thực tập tại Công ty Cổ phần Japfa Comfeed Việt Nam, em đã tìm hiểu

và chọn đề tài khóa luận: “Kế toán chi phí sản xuất sản phẩm Cám tại Công ty cốphẩm Japfa Comfeed Việt Nam.”

2 Mục tiêu nghiên cứu

- Mục tiêu lý luận : Hệ thống hóa các vấn đề mang tính lý luận và phương pháp luậnvề kế toán chi phí sản xuất theo chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán hiện hành, để tìmra được các phương pháp kế toán chi phí sản xuất phù hợp hơn với thực trạng củaCông ty và các chế độ kế toán của Nhà nước.

- Mục tiêu thực tiễn: Khảo sát thực trạng kế toán chi phí sản xuất Cám tại Công ty Cổphần Japfa Comfeed Việt Nam

+ Nghiên cứu thực trạng công tác tổ chức kế toán chi phí sản xuất tại Công tyCổ phần Japfa Comfeed Việt Nam

+ Đánh giá thực trạng công tác tổ chức kế toán chi phí sản xuất sản phẩm Cámtại Công ty Cổ phần Japfa Comfeed Việt Nam, chỉ ra những ưu điểm, những tồn tại, vànguyên nhân tồn tại.

+ Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuấttại Công ty nhằm hạ giá thành sản phẩm, nâng cao hiệu quả sản xuất.

Trang 8

3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu đề tài

- Đối tượng nghiên cứu: Kế toán chi phí sản xuất sản phẩm Cám tại Công ty cổ phần

Japfa Comfeed Việt Nam.

- Không gian nghiên cứu: Khóa luận được hoàn thành tại Công ty Cổ phần JapfaComfeed Việt Nam.

- Thời gian nghiên cứu: Sử dụng số liệu về chi phí sản xuất sản phẩm Cám tại Công tyCổ phần Japfa Comfeed Việt Nam trong năm 2013

4 Phương pháp nghiên cứu đề tài

Để phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài em đã sử dụng một số phương pháp đểthu thập dữ liệu sơ cấp, thứ cấp và phân tích dữ liệu đã thu thập được Từ đó có thểnhận biết chính xác thực trạng công tác kế toán tại công ty.

- Phương pháp nghiên cứu tài liệu:

Đây là phương pháp cho phép thu thập những thông tin sâu rộng hơn từ nhiềumặt, nhiều khía cạnh Các tài liệu nghiên cứu gồm: Các tài liệu bên ngoài như cácchuẩn mực, chế độ kế toán Việt Nam, giáo trình kế toán CPSX, tạp chí kế toán, cácluận văn, chuyên đề, khóa luận khóa trước,…liên quan đến đề tài thực hiện; các tàiliệu bên trong công ty như chứng từ, sổ sách kế toán, báo cáo tài chính, giấy phép đăngký kinh doanh, tài liệu về cơ cấu bộ máy tổ chức, bộ máy kế toán của công ty.

- Phương pháp quan sát thực tế:

Đây là phương pháp dùng thị giác để quan sát đối tượng cần nghiên cứu Sửdụng phương pháp này để quan sát phần hành kế toán, công việc kế toán được thựchiện như thế nào trong Công ty Cổ phần Japfa Comfeed Việt Nam: Lập chứng từ (doai lập, lập bao nhiêu liên), lưu chuyển chứng từ, cập nhật chứng từ, xem xét phươngpháp kế toán, trình tự hạch toán, cách xử lý các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, trình tự vàphương pháp ghi sổ kế toán tổng hợp, kế toán chi tiết, việc điều hành và quản lý củacông tác tổ chức kế toán trong đơn vị …Quan sát và ghi chép lại những thông tin cầnthiết cho quá trình nghiên cứu Phương pháp này rất có ích trong việc thu thập các sốliệu và hiểu được quy trình kế toán CPSX sản phẩm một cách chi tiết hơn.

- Phương pháp phỏng vấn:

Trong quá trình thực hiện đề tài, để nắm được những thông tin tổng quát vềcông ty em đã phỏng vấn được phỏng vấn bà Nguyễn Mai Hương _ kế toán trưởng củacông ty Trên cơ sở nghiên cứu kỹ lưỡng nội dung nghiên cứu của đề tài, em đã chuẩnbị nội dung một số câu hỏi phỏng vấn cụ thể như sau :

+ Công ty đang thực hiện chế độ kế toán ban hành theo quyết định nào?+ Niên độ kế toán của công ty bắt đầu và kết thúc tại ngày, tháng nào?+ Hình thức tổ chức bộ máy kế toán của công ty là hình thức nào?

Trang 9

+ Hình thức kế toán được công ty áp dụng là hình thức nào? Phương pháp tínhthuế GTGT là phương pháp khấu trừ hay trực tiếp? Phương pháp hạch toán hàng tồnkho như thế nào?

+ Phương pháp khấu hao TSCĐ của doanh nghiệp?

+ Hiện nay công ty tổ chức phân loại chi phí sản xuất theo tiêu chí nào?+ Công ty tiến hành tập hợp chi phí sản xuất như thế nào?

+ Chi phí sản xuất chung để sản xuất sản phẩm Cám được phân bổ theo tiêuthức nào?

Cũng trong buổi phỏng vấn, em đã được sự đồng ý của bà Hương cho phép sửdụng những chứng từ, số liệu cần thiết của công ty để phục vụ cho bài viết chuyên đềnày

- Phương pháp xử lý dữ liệu:

+ Phương pháp phân tích số liệu

Dựa trên các tài liệu thu thập được, em tiến hành tổng hợp số liệu bằng phươngpháp đơn giản: so sánh số liệu giữa các tháng và thực hiện quá trình kiểm tra bút toánvà mối liên hệ giữa các sổ với nhau, xem công ty đang thực hiện có đúng quy định củachuẩn mực hay chế độ kế toán quy định không? Có sự khác biệt nào không? Để từ đóđưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện kế toán CPSX sản phẩm tại đơn vị.

+ Phương pháp so sánh

Sau khi thu thập được dữ liệu em tiến hành so sánh các thông tin số liệu giữa cáctháng, các năm với nhau So sánh kết quả hoạt động với các DN cùng ngành nghề đểtìm ra các mối quan hệ đối chiếu tương hỗ với nhau giữa các sự vật, hiện tượng khácnhau Có thể tiến hành so sánh số liệu giữa các kỳ với nhau hoặc năm nay so với nămtrước.

5 Kết cấu khóa luận tốt nghiệp

Ngoài tóm lược, lời cảm ơn, mục lục, danh mục bảng biểu, danh mục sơ đồ,hình vẽ, danh mục từ viết tắt, nội dung chính của luận văn gồm 3 phần theo kết cấusau:

Chương 1: Cơ sở lí luận về kế toán chi phí sản xuất sản phẩm trong doanh

nghiệp sản xuất

Nội dung chính của chương này bao gồm: Một số định nghĩa, khái niệm cơ bảnvề: chi phí sản xuất trong các doanh nghiệp sản xuất được đưa ra trong các giáo trình,từ đó thấy được bản chất của chi phí; phân loại và quản lý chi phí sản xuất trong cácdoanh nghiệp sản xuất, các lý thuyết về kế toán CPSX theo chuẩn mực kế toán ViệtNam (bao gồm: đối tượng, phương pháp tập hợp chi phí sản xuất và kế toán tập hợpchi phí sản xuất) theo quyết định 15/2006/QĐ- BTC

Trang 10

Chương 2: Thực trạng kế toán chi phí sản xuất sản phẩm Cám tại Công ty Cổ

phần Japfa Comfeed Việt Nam

Chương này tập trung giải quyết các nội dung cơ bản sau: Trình bày tổng quanvề Công ty, sau đó đi sâu vào tìm hiểu thực trạng kế toán chi phí sản xuất sản phẩmCám tại Công ty Cổ phần Japfa Comfeed Việt Nam.

Chương 3: Các kết luận và giải pháp hoàn thiện kế toán chí phí sản xuất sảnphẩm Cám tại Công ty Cổ phần Japfa Comfeed Việt Nam

Căn cứ vào thực trạng kế toán chi phí sản xuất sản phẩm Cám, khóa luận đưa ranhững nhận xét về mặt ưu đểm, nhược điểm còn tồn tại, từ đó đưa ra các ý kiến hoànthiện và kế toán CPSX sản phẩm tại công ty, đưa ra các ý kiến đề xuất nhằm hoànthiện kế toán chi phí sản xuất tại Công ty Cổ phần Japfa Comfeed Việt Nam.

Trang 11

Chương I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT TRONG DNSẢN XUẤT

1.1 Cơ sở lý luận chung về kế toán chi phí sản xuất trong các doanh nghiệp

1.1.1 Một số khái niệm cơ bản

Trong các DNSX, các thông tin về CPSX đóng một vai trò rất quan trọng, nógiúp ích cho doanh nghiệp trong điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh Để có thểcung cấp thông tin về CPSX của doanh nghiệp một cách đầy đủ và hữu ích, cần thiết

phải có sự hiểu biết về khái niệm, bản chất của CPSX.

- Khái niệm về chi phí:

* Hiện nay có nhiều khái niệm khác nhau về chi phí:

Xét dưới góc độ kế toán, theo chuẩn mực kế toán Việt Nam – Chuẩn mực số01 “Chuẩn mực chung”: Chi phí là tổng giá trị các khoản làm giảm lợi ích kinh tế

trong kỳ kế toán dưới hình thức các khoản tiền chi ra, các khoản khấu trừ tài sản hoặcphát sinh các khoản nợ dẫn đến làm giảm vốn chủ sở hữu, không bao gồm khoản phânphối cho cổ đông hoặc chủ sở hữu.

(Nguồn: Giáo trình Kế toán quản trị, Trường Đại học Thương Mại ( 2006 ))

Theo quan điểm của các trường đại học khối kinh tế: Chi phí của doanh

nghiệp được hiểu là toàn bộ các hao phí về lao động sống, lao động vật hóa và các chiphí cần thiết khác mà doanh nghiệp phải chi ra trong quá trình hoạt động kinh doanh,biểu hiện bằng tiền và tính cho 1 thời kỳ nhất định

Các khái niệm tuy có khác nhau về cách diễn đạt nhưng về nội dung đều thểhiện bản chất của chi phí là những hao phí phải bỏ ra để đổi lấy sự thu về dưới dạngvật chất định lượng được như số lượng sản phẩm hoặc thu về dưới dạng tinh thần haydịch vụ được phục vụ.

(Nguồn: Giáo trình Kế toán quản trị, Trường Đại học Thương Mại (2006))

- Khái niệm chi phí sản xuẩt

Theo bách khoa toàn thư Wikipedia: Chi phí sản xuất là số tiền mà một nhà

sản xuất hay doanh nghiệp phải chi để mua các yếu tố đầu vào cần thiết cho quátrình sản xuất hàng hóa nhằm mục đích thu lợi nhuận Trong nền kinh tế hàng hóa, bấtcứ một doanh nghiệp nào cũng phải quan tâm đến chi phí sản xuất Việc giảm chi phísản xuất đồng nghĩa với việc tăng lợi nhuận.

Tuy nhiên, chi phí sản xuất chỉ là một phần của chi phí sản phẩm Khi cấuthành giá của một sản phẩm, phải xem xét toàn bộ chi phí, không thể chỉ nhìn thấy chiphí sản xuất.

(Nguồn: http://vi.wikipedia.org )

Trang 12

Theo giáo trình kế toán quản trị, Trường Đại học Thương Mại, (2006): Chi

phí sản xuất là những khoản chi phí phát sinh tại các phân xướng (bộ phận) sản xuấtgắn liền với các hoạt động sản xuất chế tạo sản phẩm của DN

- Khái niệm chi phí nguyên vật liệu (CPNVL): Là chi phí về các loại nguyên

liệu, vật liệu chính , nhiên liệu, phụ tùng thay thế dùng cho SXKD của doanh nghiệp.

- Khái niệm chi phí nhân công (CPNC): Là toàn bộ số tiền lương và các khoản

trích BHXH, BHYT, KPCĐ tính trên tiền lương của công nhân sản xuất, công nhân sửdụng máy thi công và nhân viên quản lý sản xuất ở các bộ phận, đội sản xuất

- Khái niệm chi phí sản xuất chung (CPSXC): Là chi phí quản lý và phục vụ

xây lắp phát sinh trong phạm vi công trường xây dựng, như tiền lương nhân viên quảnlý xây dựng, công cụ, dụng cụ thi công, chi phí lán trại tạm thời, điện nước, điện thoại,tài liệu kỹ thuật, khoản trích BHXH, bảo hiểm y tế, KPCĐ của công nhân trực tiếp xâylắp, công nhân điều khiển và phục vụ máy thi công và nhân viên quản lý xây dựng

(Nguồn: Giáo trình Kế toán quản trị, Trường Đại học Thương Mại,(2006))

1.1.2 Lý thuyết về kế toán chi phí

1.1.2.1 Khái niệm, bản chất kinh tế của chi phí sản xuất trong các doanh nghiệp

Trong quá trình hoạt động SXKD, nguyên tắc đầu tiên của các DN là phải đảmbảo trang trải được các phí tổn đã đầu tư để sản xuất và tiêu thụ SP Để tiến hành hoạtđộng sản xuất KD, ngoài các CPSXKD, DN phải bỏ ra các khoản CP cho các hoạtđộng khác, tất cả các CP này đã tạo nên CP của DN Vì vậy trong quá trình hoạt độngcủa mình, các DN cần phải biết được các CP dùng để SX và tiêu thụ SP là bao nhiêuvà nó nằm trong giới hạn của sự bù đắp, nếu vượt qua giới hạn này thì DN sẽ bị thualỗ Đây cũng là cơ sở để DN xác định giá bán SP Mặt khác, sau một thời kỳ hoạt độngcác nhà quản lý của DN còn phải biết được tổng CP của DN trong kỳ là bao nhiêu vànó sẽ được bù đắp bằng tổng thu nhập của DN trong kỳ, từ đó xác định được chính xácKQKD của DN Đây là nội dung quan trọng và cần thiết trong quá trình quản lý, do đókế toán với tư cách là một công cụ quản lý của DN phải phản ánh và và cung cấp đầyđủ thông tin về CP của DN nói chung và CPSX nói riêng phục vụ cho các nhà QLDN.

CP luôn có tính chất cá biệt, bao gồm tất cả các CP mà DN đã bỏ ra để tồn tạivà tiến hành các hoạt động trong kỳ, bất kể đó là CP cần thiết hay không cần thiết.Việcnghiên cứu và nhận thức CP còn phụ thuộc vào góc độ nhìn nhận trong từng loại kếtoán khác nhau:

Trên góc độ của Kế toán Tài Chính: CP được nhìn nhận như những khoản phítổn phát sinh gắn liền với hoạt động của DN để đạt được một SP, lao vụ, Dv nhất định.CP được xác định bằng tiền củ những hao phí về lao động sống, lao động vật hoá…trên cơ sở chứng từ tài liệu bằng chứng chắc chắn.

Trang 13

Trên góc độ của Kế toán Quản trị: Mục đích của KTQT CP là cung cấp thôngtin CP thích hợp, hữu ích, kịp thời cho việc ra quyết định của các nhà QTDN Vì vậyđối với KTQT không chỉ đơn thuần nhận thức CP như KTTC, CP còn được nhận thứctheo Phương thức nhận diện thông tin, ra quyết định

Từ khái niệm trên cho thấy bản chất của chi phí sản xuất:

-Về nội dung: Chi phí sản xuất bao gồm:

+ Hao phí lao động sống như chi phí tiền lương (tiền công) phải trả cho ngườilao động tham gia vào quá trình sản xuất sản phẩm.

+ Hao phí về lao động vật hóa mà cụ thể giá trị của tư liệu sản xuất và giá trịcủa đối tượng lao động đã tiêu hao như khấu hao TSCĐ, chi phí nguyên vật liệu, côngcụ dụng cụ

+ Một phần giá trị mới sáng tạo ra như các khoản trích theo lương, các khoảnthuế có tính chi phí như: thuế tài nguyên, thuế nhà đất, thuế môn bài…

- Các chi phí của doanh nghiệp phải đo lường và tính toán bằng tiền trong mộtkhoảng thời gian xác định như tháng, quý, năm.

- Ở các doanh nghiệp chi phí luôn có tính cá biệt, nó phải bao gồm tất cả cáckhoản chi phí mà doanh nghiệp phải chi ra để tồn tại và để hoạt động kinh doanh, bấtkể đó là chi phí cần thiết hay không cần thiết, khách quan hay chủ quan.

- Độ lớn của chi phí phụ thuộc vào hai yếu tố cơ bản:

+ Khối lượng lao động và tư liệu sản xuất đã tiêu hao trong một thời gian nhấtđịnh.

+ Giá cả các tư liệu sản xuất đã tiêu hao và tiền lương (tiền công) của một đơnvị lao động đã hao phí.

1.1.2.2 Phân loại chi phí sản xuất

Chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm nhiều loại, nhiều thứkhác nhau Để thuận tiện cho công tác quản lý, hạch toán, kiểm tra chi phí cũng nhưphục vụ cho việc ra quyết định kinh doanh, chi phí sản xuất kinh doanh được phân loạitheo những tiêu thức chủ yếu sau:

1.1.2.2.1 Phân loại chi phí sản xuất theo hoạt động và công dụng kinh tế.

Chi phí sản xuất: Là toàn bộ hao phí về lao động sống, lao động vật hoá và các

chi phí cần thiết khác mà doanh nghiệp bỏ ra có liên quan đến việc chế tạo sản phẩm,lao vụ dịch vụ nhất định trong một thời kỳ nhất định được biểu hiện bằng tiền Baogồm:

- Chi phí nguyên liệu và vật liệu: Yếu tố chi phí nguyên vật liệu bao gồm giámua, chi phí mua của nguyên vật liệu dùng vào hoạt động sản xuất kinh doanh trong

Trang 14

kỳ Yếu tố này bao gồm: Chi phí nguyên vật liệu chính, chi phí nguyên vật liệu phụ,chi phí nhiên liệu, chi phí phụ tùng thay thế và chi phí nguyên vật liệu khác.

Sự nhận biết yếu tố chi phí nguyên vật liệu giúp cho các nhà quản trị doanhnghiệp xác định được tổng giá trị nguyên vật liệu cần thiết cho nhu cầu sản xuất kinhdoanh trong kỳ Trên cơ sở đó các nhà quản trị sẽ hoạch định tổng mức luân chuyển,dự trữ cần thiết của nguyên vật liệu một cách hợp lý, có hiệu quả Mặt khác đây cũng làcơ sở để hoạch định các mặt hàng thiết yếu để chủ động trong công tác cung ứng vật tư.

- Chi phí nhân công: Yếu tố chi phí nhân công là các khoản chi phí về tiềnlương phải trả cho người lao động, các khoản trích BHXH, BHTN, BHYT, KPCĐtheo tiền lương của người lao động.

Sự nhận biết yếu tố chi phí nhân công giúp cho các nhà quản trị doanh nghiệpxác định được tổng quỹ lương của doanh nghiệp, để từ đó hoạch định được mức tiềnlương bình quân cho người lao động…

- Chi phí khấu hao máy móc thiết bị: Yếu tố chi phí này bao gồm khấu hao củatất cả TSCĐ dùng vào hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp Việcnhận biết được yếu tố chi phí khấu hao TSCĐ giúp các nhà quản trị nhận biết đượcmức chuyển dịch, hao mòn tài sản, từ đây hoạch định tốt hơn chiến lược đầu tư, mởrộng để đảm bảo cơ sở vật chất thích hợp cho tiến trình sản xuất kinh doanh.

- Chi phí dịch vụ mua ngoài: Là số tiền phải trả cho các dịch vụ mua ngoài phụcvụ cho các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Việc hiểu rõ yếu tố chiphí này giúp cho các nhà quản trị hiểu rõ hơn tổng mức dịch vụ có liên quan đến hoạtđộng của doanh nghiệp để thiết lập quan hệ trao đổi, cung ứng với các đơn vị cung cấptốt hơn.

- Chi phí khác bằng tiền: Là các khoản chi phí bằng tiền phát sinh trong quátrình sản xuất kinh doanh ngoài các yếu tố nói trên như chi phí tiếp khách Việc nhậnbiết được yếu tố chi phí này góp phần giúp các nhà quản trị hoạch định được lượngtiền mặt chi tiêu, hạn chế tồn đọng tiền mặt…

Phân loại chi phí theo yếu tố có tác dụng cho biết nội dung, kết cấu tỷ trọngtừng loại chi phí mà doanh nghiệp đã sử dụng vào quá trình sản xuất trong tổng chi phísản xuất doanh nghiệp Số liệu chi phí sản xuất theo yếu tố là cơ sở để xây dựng cácdự toán chi phí sản xuất, xác định nhu cầu về vốn của doanh nghiệp…Nó còn là cơ sởđể phân tích tình hình thực hiện dự toán chi phí sản xuất, cung cấp số liệu để lậpthuyết minh báo cáo tài chính.

1.1.2.2 Phân loại chi phí theo yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất ở doanh nghiệp

- Chi phí ban đầu: Là chi phí mà doanh nghiệp phải lo liệu, mua sắm, chuẩn bịtừ lúc đầu để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh Chi phí ban đầu được phát sinh

Trang 15

trong mối quan hệ giữa doanh nghiệp với môi trường kinh tế bên ngoài, do đó nó cònđược gọi là các chi phí ngoại sinh.

Chi phí ban đầu được phân chia thành các yếu tố chi phí có nội dung kinh tếkhác biệt và không thể phân chia được nữa về nội dung kinh tế, vì vậy mỗi yếu tố chiphí được gọi là các chi phí đơn nhất.

- Chi phí luân chuyển nội bộ: Là chi phí phát sinh trong quá trình phân công vàhợp tác lao động trong nội bộ doanh nghiệp Đây là các chi phí luân chuyển giữa cácbộ phận khác nhau trong nội bộ doanh nghiệp như: giá trị lao vụ dịch vụ cung cấp lẫnnhau giữa các bộ phận sản xuất phụ, sản xuất phụ và phụ trợ cấp cho sản xuất chính…

Chi phí luân chuyển nội bộ phát sinh do có sự kết hợp các yếu tố đầu vào saumột quá trình sản xuất kinh doanh nhất định Do vậy chi phí luân chuyển nội bộ là cácchi phí tổng hợp được cấu thành bởi nhiều yếu tố chi phí ban đầu, nó còn được gọi làcác chi phí hỗn hợp.

Theo cách phân loại này, ngoài việc biết được chi phí sản xuất đơn nhất theotừng yếu tố chi phí còn cho phép xác định nội dung của từng loại chi phí này để từ đócó những phương pháp hạch toán và xác định cụ thể từng loại chi phí luân chuyển nộibộ trong doanh nghiệp Xác đinh được phương pháp và trình tự tính giá thành của sảnphẩm sản xuất trong kỳ của doanh nghiệp.

1.1.2.3 Phân loại theo khoản mục chi phí.

Theo chế độ kế toán hiện hành, các CP trong DN được chia thành 5 khoản mụcsau đây:

- Khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Phản ánh toàn bộ chi phí vềnguyên liệu, vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu… tham gia trực tiếp vào việcsản xuất, chế tạo sản phẩm hay thực hiện lao vụ, dịch vụ.

- Khoản mục chi phí nhân công trực tiếp: Gồm tiền lương, phụ cấp lương vàcác khoản trích cho các quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàntheo tỷ lệ lương phát sinh.

- Khoản mục chi phí sản xuất chung: Là những chi phí phát sinh trong phạmvi phân xưởng sản xuất.

- Khoản mục chi phí bán hàng: Bao gồm toàn bộ những chi phí phát sinh liênquan đến tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa, lao vụ.

- Khoản mục chi phí quản lý doanh nghiệp: Bao gồm những chi phí phátdinh liên quan đến quản trị kinh doanh và quản lý hành chính trong DN.

1.1.2.3 Đối tượng và phương pháp tập hợp chi phí sản xuất

a Đối tượng tập hợp CPSX

Trang 16

* Đối tượng kế toán chi phí sản xuất (hay gọi tắt là đối tượng tập hợp chi phí)là phạm vi, giới hạn để tập hợp chi phí nhằm đáp ứng yêu cầu kiểm soát chi phí vàtính giá thành sản phẩm

Xác định đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất là khâu đầu tiên rất quantrọng trong toàn bộ tổ chức công tác kế toán quản trị chi phí sản xuất và giá thành sảnphẩm Khi xác định đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất, các nhà quản trị phảicăn cứ vào mục đích sử dụng của chi phí, đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh, quytrình công nghệ sản xuất, loại hình sản xuất sản phẩm, khả năng, trình độ và yêu cầuquản lý của doanh nghiệp.

Tùy thuộc vào đặc điểm tình hình cụ thể mà đối tượng kế toán chi phí sản xuấttrong các doanh nghiệp có thể là:

- Từng sản phẩm, từng chi tiết sản phẩm, nhóm sản phẩm, đơn đặt hàng.- Từng phân xưởng, giai đoạn công nghệ sản xuất.

- Toàn bộ quy trình công nghệ sản xuất, toàn doanh nghiệp.

- Từng công trình, hạng mục công trình, từng phân xưởng sản xuất hay đội xâydựng…

Việc xác định đúng đắn đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và tập hợp chi phísản xuất kịp thời chính xác theo đúng đối tượng tập hợp chi phí sản xuất đã xác định làcơ sở, tiền để quan trọng để kiểm tra, kiểm soát quá trình chi phí, tăng cường tráchnhiệm, vật chất đối với các bộ phận, đồng thời cung cấp số liệu cần thiết cho việc tínhcác chỉ tiêu giá thành theo yêu cầu quản trị doanh nghiệp.

b Phương pháp tập hợp CPSX

- Phương pháp tập hợp chi phí trực tiếp

Phương pháp này áp dụng trong trường hợp chi phí sản xuất phát sinh có liênquan trực tiếp đến từng đối tượng kế toán chi phí riêng biệt Do đó có thể căn cứ vàochứng từ ban đầu để hạch toán trực tiếp cho từng đối tượng riêng biệt Theo phươngpháp này chi phí sản xuất phát sinh được tính trực tiếp cho từng đối tượng chịu chi phínên đảm bảo độ chính xác cao Tuy nhiên phương pháp này yêu cầu kế toán phải tổchức công tác hạch toán một cách cụ thể, tỉ mỉ từ khâu lập chứng từ ban đầu, tổ chứchệ thống tài khoản, hệ thống sổ kế toán… theo đúng đối tượng tập hợp chi phí đã xácđịnh.

- Phương pháp tập hợp và phân bổ gián tiếp

Phương pháp này áp dụng trong trường hợp chi phí sản xuất phát sinh có liênquan đến nhiều đối tượng kế toán chi phí, không tổ chức ghi chép ban đầu riêng chotừng đối tượng được Việc phân bổ chi phí theo từng đối tượng thường được tiến hànhtheo hai bước sau:

Trang 17

B1: Xác định hệ số phân bổ theo công thức sau:Hệ số phân bổ chi phí = Tổng chi phí cần phân bổ

Tổng tiêu chuẩn dùng để phân bổB2: Xác định mức chi phí phân bổ cho từng đối tượng.Ci = Ti * H

+ Ci là chi phí phân bổ cho đối tượng i+ Ti là tiêu chuẩn phân bổ cho đối tượng i+ H là hệ số phân bổ.

Khi nghiên cứu các phương pháp tập hợp chi phí sản xuất, cần phải thấy rằngkhông phải chi phí trực tiếp thì được tập hợp trực tiếp, chi phí gián tiếp phải phân bổgián tiếp mà ngay cả chi phí trực tiếp nhiều khi cũng phân bổ gián tiếp cho các đốitượng chịu chi phí, mà không thể tập hợp trực tiếp được Điều quan trọng là phải dựavào mối quan hệ của các khoản chi phí phát sinh với đối tượng chịu chi phí và việchạch toán chứng từ ban đầu để ra quyết định.

1.1.2.4 Yêu cầu quản lý chi phí sản xuất trong doanh nghiệp sản xuất

Tiết kiệm chi phí sản xuất sản phẩm là một trong những mục tiêu phấn đấu củabất kỳ doanh nghiệp nào Để thực hiện mục tiêu này, doanh nghiệp đã sử dụng nhiềubiện pháp khác nhau, trong đó có biện pháp quản lý công cụ kế toán mà cụ thể là kếtoán chi phí sản xuất sản phẩm Vì vậy, kế toán phải phản ánh trung thực, hợp lý chiphí sản xuất Việc phân tích đánh giá kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh chỉ đạtđược khi có giá thành sản phẩm chính xác, mà tính chính xác của giá thành sản phẩmlại chịu ảnh hưởng của việc tập hợp chi phí sản xuất Do vậy, tổ chức tốt công tác tậphợp chi phí một cách chính xác, kịp thời, đúng đối tượng, đúng chế độ quy định, đúngphương pháp có ý nghĩa vô cùng quan trọng và là yêu cầu cấp bách đối với các doanhnghiệp trong điều kiện nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay Hơn thế nữa, các nhàquản trị ch phí sản xuất sản phẩm cần phải:

- Tiến hành phân tích và đưa ra một cơ cấu chi phí và nguồn vốn huy động tối ưu cho công ty trong từng thời kỳ.

- Thiết lập một chính sách phân chia chi phí cùng các mức lợi nhuận một cách hợp lý đối với công ty, vừa bảo vệ được quyền lợi của chủ công ty và các cổ đông, vừađảm bảo được lợi ích hợp pháp, hợp lý cho người lao động; xác định phần lợi nhuận còn lại từ sự phân phối này để đưa ra các quyết định về mở rộng sản xuất hoặc đầu tư vào những lĩnh vực kinh doanh mới, tạo điều kiện cho công ty có mức độ tăng trưởng cao và bền vững.

- Kiểm soát việc sử dụng cả các tài sản trong công ty, tránh tình trạng sử dụng lãng phí, sai mục đích.

Trang 18

Bộ phận quản lý chi phí trong các công ty sẽ dựa vào các thống kê kế toán, báo cáo doanh thu, báo cáo nhân sự và tiền lương, do các bộ phận kế toán, quản trị và thống kê cung cấp, đồng thời kết hợp với những yếu tố khách quan để tiến hành phân loại, tổng, hợp, phân tích và đánh giá các khoản chi phí của công ty, so sánh kết quả phân loại của kỳ này với kỳ trước của công ty mình với các công ty cùng ngành, lĩnh vực sản xuất, so sánh với các chuẩn mực của ngành Bằng các chỉ tiêu và sự nhạy bén mà bộ phận quản lý chi phí có thể chỉ ra những mặt mạnh cũng như những thiếu sót của công ty trong kỳ.

1.1.2.5 Vai trò, nhiệm vụ kế toán chi phí sản xuất trong doanh nghiệp sản xuất

Chi phí sản xuất sản phẩm là chỉ tiêu quan trọng trong hệ thống các chỉ tiêukinh tế phục vụ cho công tác quản lý doanh nghiệp và có quan hệ mật thiết doanh thu,kết quả (lãi, lỗ) hoạt động sản xuất kinh doanh, do vậy được chủ doanh nghiệp quantâm

Tổ chức kế toán chi phí sản xuất sản phẩm một cách khoa học, hợp lý và đúngđắn có ý nghĩa rất lớn trong công tác quản lý chi phí sản xuất sản phẩm Kế toán doanhnghiệp cần phải xác định rõ vai trò và nhiệm vụ của mình trong việc tổ chức kế toánchi phí sản xuất

- Cần nhận thức đúng đắn vị trí vai trò của kế toán chi phí sản xuất sản phẩmtrong toàn bộ hệ thống kế toán doanh nghiệp.

- Căn cứ vào đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh, quy trình công nghệ sảnxuất, loại hình sản xuất đặc điểm của sản phẩm, khả năng hạch toán, yêu cầu quản lýcụ thể của doanh nghiệp để lựa chọn, xác định đúng đắn đối tượng kế toán chi phí sảnxuất, lựa chọn phương pháp tập hợp chi phí sản xuất theo các phuơng án phù hợp vớiđiều kiện của doanh nghiệp.

- Tổ chức bộ máy kế toán một cách khoa học, hợp lý trên cơ sở phân công rõrang trách nhiệm của từng nhân viên, từng bộ phận kế toán có liên quan đặc biệt bộphận kế toán các yếu tố chi phí.

- Thực hiện tổ chức chừng từ, hạch toán ban đầu, hệ thống tài khoản sổ kế toánphù hợp với các nguyên tắc chuẩn mực, chế độ kế toán đảm bảo đáp ứng được yêu cầuthu nhận - xử lý - hệ thống hoá thong tin về chi phí của doanh nghiệp.

- Tổ chức lập và phân tích các báo cáo kế toán về chi phí sản xuất sản phẩm,cung cấp những thông tin cần thiết về chi phí sản xuất sản phẩm, giúp các nhà quản trịdoanh nghiệp ra được các quyết định một cách nhanh chóng, phù hợp với quá trinh sảnxuất – tiêu thụ sản phẩm.

Trang 19

1.2 Nội dung kế toán chi phí sản xuất trong doanh nghiệp

1.2.1 Kế toán chi phí sản xuất quy định trong hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam

1.2.1.1 Chuẩn mực số 01

Chi phí sản xuất kinh doanh và các nguyên tắc kế toán chi phí khác được ghinhận trong báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh khi các chi phí này làm giảm bớtcác lợi ích kinh tế trong tương lai có liên quan đến việc giảm bớt tài sản hoặc tăngnợ phải trả và chi phí này phả xác định được một cách đáng tin cậy

Các chi phí được ghi nhận trong trong báo cáo kết quả hoạt động kinh doanhphải tuân thủ nguyên tắc phù hợp giữa doanh thu và chi phí.

Khi lợi ích kinh tế dự kiến thu được trong nhiều kỳ kế toán có liên quan đếndoanh thu và thu nhập khác được xác định một cách gián tiếp thỡ các chi phí liên quanđược ghi nhận trong báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh trên cơ sở phân bổ theo hệthống hoặc tỷ lệ

Một khoản chi phí được ghi nhận ngay trong báo cáo kết quả hoạt động kinhdoanh trong kỳ khi chi phí đó không đem lại lợi ích kinh tế trong các kỳ sau.

1.2.1.2 Chuẩn mực số 02 – Hàng tồn kho

Chi phí mua của hàng tồn kho bao gồm các khoản chi phí liên quan đến giámua, các loại thuế không hoàn lại, các chi phí vận chuyển bốc xếp, bảo quản hàng hóavà các khoản chi phí liên quan trực tiếp đến việc mua hàng hóa, nguyên nhiên vậtliệu

Chi phí chế biến bao gồm các khoản chi phí liên quan trực tiếp đến việc sảnxuất sản phẩm như CP NCTT, CP SXC Trong đó CP SXC được phân ra làm hai loạilà chi phí sản xuất chung biến đổi và chi phí sản xuất chung cố định.

Việc tính giá trị hàng tồn kho được áp dụng theo một trong các phương pháp sau: (a) Phương pháp tính theo giá đích danh;

(b) Phương pháp bình quân gia quyền; (c) Phương pháp nhập trước, xuất trước; (d) Phương pháp nhập sau, xuất trước.

1.2.1.3 Chuẩn mực số 03 – TSCĐ hữu hình

Chuẩn mực số 03 cho biết nguyên tắc ghi nhận tài sản cố định hữu hình, xácđịnh nguyên giá, giá trị còn lại và khấu hao tài sản cố định được cho vào chi phí sảnxuất chung trong việc sản xuất sản phẩm Các khoản chi phí được cho vào nguyên giátài sản cố định, từ đó làm thay đổi chi phí khấu hao tài sản cố định.

Chi phí về sửa chữa và bảo dưỡng TSCĐ hữu hình nhằm mục đích khôi phụchoặc duy trì khả năng đem lại lợi ích kinh tế của tài sản theo trạng thái hoạt động tiêuchuẩn ban đầu được tính vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ

Trang 20

Số khấu hao TSCĐ của từng kỳ được hạch toán vào chi phí sản xuất, kinhdoanh trong kỳ, trừ khi chúng được tính vào giá trị của các tài sản khác.

1.2.1.4 Chuẩn mực số 16 – Chi phí đi vay

Chuẩn mực số 16 quy định và hướng dẫn các nguyên tắc và phương pháp kế

toán đối với chi phí đi vay, gồm: ghi nhận chi phí đi vay vào chi phí sản xuất, kinhdoanh trong kỳ; vốn hoá chi phí đi vay khi các chi phí này liên quan trực tiếp đến việcđầu tư xây dựng hoặc sản xuất tài sản dở dang làm cơ sở ghi sổ kế toán và lập báo cáotài chính

1.2.2 Kế toán chi phí sản xuất tại các doanh nghiệp theo chế độ hiện hành (Quyếtđịnh 15/2006QĐ-BTC.)

- Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ (06- TSCĐ)

- Phiếu thu (01- TT), Phiếu chi (02- TT); Giấy đề nghị tạm ứng (03-TT); Giấythanh toán tiền tạm ứng (04-TT)

- Hóa đơn GTGT (01GTKT- 3LL); Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ(03PXK-3LL)

1.2.2.2 Tài khoản sử dụng và phương pháp hạch toán

a Tài khoản sử dụng

Theo quyết định 15/2006/QĐ - BTC kế toán CPSX sử dụng các tài TK sau đểhạch toán:

TK 621: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

Kết cấu, nội dung :

+ Bên Nợ: Trị giá thực tế của nguyên liệu, vật liệu xuất dùng cho sản xuất sảnphẩm trong kỳ.

+ Bên Có: - Trị giá nguyên liệu, vật liệu sử dụng không hết nhập kho

- Kết chuyển hoặc phân bổ giá trị nguyên vật liệu trực tiếp sử dụngcho sản xuất, kinh doanh vào TK 154 hoặc TK 631 và chi tiết cho từng đối tượng đểtính giá thành sản phẩm

Trang 21

- Kết chuyển chi phí nguyên liệu vật liệu trực tiếp vượt trên mứcbình thường vào TK 632

Tài khoản này cuối kỳ không có số dưTK 622: Chi phí nhân công trực tiếp

Kết cấu, nội dung :

+ Bên Nợ: Chi phí nhân công trực tiếp tham gia quá trình sản xuất sản phẩm.+ Bên Có: - Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp vào bên Nợ TK 154 hoặcTK 631

- Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp vượt trên mức bình thườngvào TK 632

Tài khoản 622 cuối kỳ không có số dưTK 627: chi phí sản xuất chung

Kết cấu, nội dung :

+ Bên Nợ: Các chi phí sản xuất chung phát sinh trong kỳ + Bên Có: - Các khoản ghi giảm chi phí sản xuất chung

- Kết chuyển chi phí sản xuất chung vào bên Nợ TK 154 hoặc bênNợ TK 631

Tài khoản 627 cuối kỳ không có số dư

TK 627 có 6 TK cấp 2, để theo dõi, phản ánh từng nội dung chi phí:+ TK 6271- Chi phí nhân viên phân xưởng

+ TK 6272- Chi phí vật liệu

+ TK 6273- Chi phí dụng cụ sản xuất+ TK 6274- Chi phí khấu hao TSCĐ+ TK 6277- Chi phí dịch vụ mua ngoài.+ TK 6278- Chi phí bằng tiền khác

TK 154 - chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang

Kết cấu, nội dung :

+ Bên Nợ: - Các chi phí NVL trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sảnxuất chung, chi phí sử dụng máy thi công kết chuyển cuối kỳ

- Kết chuyển chi phí SXKD dở dang cuối kỳ (trường hợp hạch toántheo phương pháp kiểm kê định kỳ)

+ Bên Có: - Giá thành thực tế của sản phẩm hoàn thành xong nhập kho hoặcchuyển bán

- Trị giá phế liệu thu hồi, giá trị sản phẩm hỏng không được sữa chữa - Kết chuyển chi phí SXKD dở dang đầu kỳ (trường hợp hạch toántheo phương pháp kiểm kê định kỳ)

Trang 22

Số dư bên Nợ: Phản ánh chi phí SXKD dở dang cuối kỳ

Và sử dụng một số tài khoản liên quan khác như: TK 111, TK 112, TK 331, TK152, TK 153…

b Phương pháp hạch toán

b1 Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là toàn bộ chi phí về nguyên vật liệu chính,nửa thành phẩm mua ngoài, vật liệu phụ, nhiên liệu sử dụng trực tiếp cho việc sản xuấtchế tạo sản phẩm hoặc thực hiện lao vụ, dịch vụ.

Khi phát sinh các khoản chi phí về nguyên vật liệu trực tiếp, kế toán căn cứ vàocác phiếu xuất kho, bảng phân bổ nguyên vật liệu, các chứng từ khác có liên quan đểxác định giá vốn của nguyên vật liệu dùng cho sản xuất chế tạo sản phẩm.

* Tài khoản kế toán sử dụng: TK 621- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.* Vận dụng tài khoản kế toán:

1 Khi xuất nguyên liệu, vật liệu sử dụng cho hoạt động sản xuất sản phẩm,hoặc thực hiện dịch vụ trong kỳ, ghi:

Nợ TK 621 - Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp

Có TK 152 - Nguyên liệu, vật liệu.

2 Trường hợp mua nguyên liệu, vật liệu sử dụng (Không qua nhập kho) chohoạt động sản xuất sản phẩm, hoặc thực hiện dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGTtính theo phương pháp khấu trừ, ghi:

Nợ TK 621 - Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp (Giá mua chưa có thuếGTGT)

Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ

Có các TK 331, 141, 111, 112, .

3 Trường hợp mua nguyên liệu, vật liệu sử dụng (Không qua nhập kho) sửdụng ngay cho hoạt động sản xuất sản phẩm, hoặc thực hiện dịch vụ thuộc đối tượngchịu thuế GTGT tính theo phương pháp trực tiếp, ghi:

Nợ TK 621 - Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp (Giá mua có thuế GTGT)

Có các TK 331, 141, 111, 112, .

4 Trường hợp số nguyên liệu, vật liệu xuất ra không sử dụng hết vào hoạt độngsản xuất sản phẩm, hoặc thực hiện dịch vụ cuối kỳ nhập lại kho, ghi:

Nợ TK 152 - Nguyên liệu, vật liệu

Có TK 621 - Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp.

5 Cuối kỳ kế toán, căn cứ vào Bảng phân bổ vật liệu tính cho từng đối tượng sửdụng nguyên liệu, vật liệu (Phân xưởng sản xuất sản phẩm, loại sản phẩm, công trình,

Trang 23

hạng mục công trình của hoạt động xây lắp, loại dịch vụ, .) theo phương pháp trựctiếp hoặc phân bổ, ghi:

Nợ TK 154 - Chi phí sản xuất, kinh doanh dỡ dang

Nợ TK 631 - Giá thành sản xuất (Trường hợp hạch toán định kỳ tồn kho theophương pháp kiểm kê định kỳ)

Nợ TK 632 - Giá vốn hàng bán (Phần chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếpvượt trên mức bình thường)

Có TK 621 - Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp.

Sơ đồ 1.1: Sơ đồ kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (phụ lục 01)

Công thức xác định chi phí nguyên vật liệu trực tiếp trong kỳ:CP NVL

trực tiếptrong kỳ

Trị giá NVLtrực tiếp cònlại đầu kỳ

Trị giá NVLtrực tiếp xuấtdùng trong kỳ

-Trị giá NVLtrực tiếp còn lại

cuối kỳ

-Trị giáphế liệuthu hồi.Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp có thể tập hợp trực tiếp cho từng đối tượngchịu chi phí, vì vậy khi phát sinh phải chỉ ra đối tượng chi phí Kế toán chi phí nguyênvật liệu thường xuyên phải sử dụng đến chứng từ xuất vật liệu Khi nhập liệu phiếuxuất kho, người sử dụng thường chỉ nhập liệu số lượng xuất là bao nhiêu còn trị giáxuất kho là do máy tự động tính theo công thức doanh nghiệp đã đặt ở biến hệ thốngcủa trương trình.

Thông thường đối với chi phí nguyên vật liệu trực tiếp thì việc nhập dữ liệu,khai báo các thông tin về nghiệp vụ liên quan trực tiếp với các phần hành kế toántrước Với nghiệp vụ xuất nguyên vật liệu cho sản xuất, thông tin cần khai báo đặc biệtchính xác để phục vụ cho việc tập hợp chi phí và tính giá thành gồm các yếu tố sau:

+Loại chứng từ: Phiếu xuất kho vật tư cho sản xuất+ Bộ phận: (nếu muốn tập hợp chi phí theo bộ phận)

+ Khoản mục: chỉ ra nguyên vật liệu chính trực tiếp hoặc nguyên vật liệu phụtrực tiếp để tập hợp chi phí theo khoản mục.

+ Hợp đồng: nếu sản xuất theo vụ việc (đơn đặt hàng) để tập hợp trực tiếp.+ Phân xưởng: chỉ ra địa điểm phát sinh chi phí, làm cơ sở lập báo cáo chi phítheo phân xưởng.

+ Đối tượng chi phí: phải chỉ ra đối tượng tập hợp chi phí- đối tượng tính giáthành (nếu vật tư xuất tính trực tiếp cho đối tượng đó, còn nếu vật tư dùng chung hoặcchi phí chung thì không cần khai báo).

+ Nhập tên vật liệu và tên kho trong danh mục tương ứng và số lượng, chươngtrình sẽ thực hiện tham chiếu, kiểm tra số lượng xuất và số lượng tồn, tính giá vốn vàphản ánh giá vốn vật liệu xuất kho theo các chức năng đặt sẵn ở biến hệ thống.

Trang 24

+ Tài khoản: Nhập nợ TK 621/Có TK 152 (có thể đặt ngầm định) Số tiền phátsinh không phải nhập do giá vốn tự động tính và đưa giá trị tính được vào bút toán.b2 Kế toán chi phí nhân công trực tiếp

Chi phí nhân công trực tiếp là những khoản tiền phải trả cho công nhân trực tiếpsản xuất sản phẩm, trực tiếp thực hiện các loại lao vụ dịch vụ gồm: tiền lương chính,tiền lương phụ, các khoản phụ cấp, trích bảo BHXH, BHTN, BHYT, KPCĐ theo sốtiền lương của công nhân sản xuất.

Chi phí tiền lương được xác định cụ thể tuỳ thuộc hình thức tiền lương thời gianmà doanh nghiệp áp dụng Số tiền lương phải trả cho công nhân sản xuất cũng như cácđối tượng lao động khác thể hiện trên bảng tính và thanh toán lương, được tổng hợp,phân bổ cho các đối tượng kế toán chi phí sản xuất trên bảng phân bổ tiền lương Trêncơ sở đó các khoản trích theo lương tính vào chi phí nhân công trực tiếp được tính toáncăn cứ vào số tiền lương công nhân sản xuất của từng đối tượng và tỷ lệ trích quy địnhtheo quy chế tài chính hiện hành của từng thời kỳ.

Tuỳ thuộc vào phương thức tính lương của doanh nghiệp mà khoản chi phí nàycó thể tập hợp trực tiếp cho từng đối tượng Tuy nhiên nếu không thực hiện được thìcần thiết phải tiến hành phân bổ.

Với các phần mềm cho phép người sử dụng tự tạo ra bảng lương theo ý muốnvà thực hiện việc tính lương, định khoản cho các bút toán phản ánh chi phí nhân côngmột cách tự động thì xây dựng phương thức tính lương tuỳ thuộc vào yêu cầu củadoanh nghiệp và tiện ích của phần mềm.

- Nhập dữ liệu: Sau khi lập phương thức tính lương thì chỉ cần nhập một sốmục: như ngày công, giờ công, lương cơ bản, máy sẽ tự động tính toán.

* Tài khoản sử dụng: TK 622- Chi phí nhân công trực tiếp* Vận dụng tài khoản kế toán:

1 Căn cứ vào Bảng phân bổ tiền lương, ghi nhận số tiền lương, tiền công và cáckhoản khác phải trả cho nhân công trực tiếp sản xuất sản phẩm, thực hiện dịch vụ, ghi:

Nợ TK 622 - Chi phí nhân công trực tiếp

Có TK 334 - Phải trả người lao động.

2 Tính, trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn của công nhântrực tiếp sản xuất sản phẩm, thực hiện dịch vụ (Phần tính vào chi phí doanh nghiệpphải chịu) trên số tiền lương, tiền công phải trả theo chế độ quy định, ghi:

Nợ TK 622 - Chi phí nhân công trực tiếp

Có TK 338 - Phải trả, phải nộp khác (3382, 3383, 3384).

3 Khi trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân sản xuất, ghi:

Trang 25

Nợ TK 622 - Chi phí nhân công trực tiếp

Có TK 335 - Chi phí phải trả.

4 Khi công nhân sản xuất thực tế nghỉ phép, kế toán phản ánh số phải trả vềtiền lương nghỉ phép của công nhân sản xuất, ghi:

Nợ TK 622 - Chi phí nhân công trực tiếp

Có TK 334 - Phải trả người lao động.

5 Cuối kỳ kế toán, tính phân bổ và kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp vàobên Nợ TK 154 hoặc bên Nợ TK 631 theo đối tượng tập hợp chi phí, ghi:

Nợ TK 154 - Chi phí sản xuất, kinh doanh dỡ dang; hoặc

Nợ TK 631 - Giá thành sản xuất (Kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểmkê định kỳ)

Nợ TK 632 - Giá vốn hàng bán (Phần chi phí nhân công trực tiếp vượt trên mứcbình thường)

Có TK 622 - Chi phí nhân công trực tiếp.

Sơ đồ 1.2: Sơ đồ kế toán chi phí nhân công trực tiếp (phụ lục 02)

b3 Kế toán chi phí sản xuất chung

Chi phí sản xuất chung là những khoản chi phí cần thiết khác phục vụ cho quátrình sản xuất phát sinh ở các phân xưởng, bộ phận sản xuất Chi phí sản xuất chungbao gồm chi phí nhân viên phân xưởng, chi phí vật liệu, chi phí dụng cụ sản xuất, chiphí khấu hao tài sản cố định, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí khác bằng tiền.

Chi phí sản xuất chung được tổ chức theo từng phân xưởng, đội sản xuất, quảnlý chi tiết theo từng yếu tố chi phí Mặt khác chi phí sản xuất chung còn phải đượctổng hợp theo Chi phí cố định và Chi phí biến đổi Cuối kỳ, sau khi đã tập hợp đượcchi phí sản xuất chung theo từng phân xưởng, kế toán tính toán phân bổ chi phí sảnxuất chung cho từng đối tượng kế toán chi phí sản xuất trong phân xưởng theo nhữngtiêu thức phân bổ hợp lý Việc tính toán xác định chi phí sản xuất chung tính vào chiphí chế biến sản phẩm còn phải căn cứ vào mức công suất hoạt động thực tế tại phânxưởng.

Chi phí sản xuất chung cố định được phân bổ vào chi phí chế biến cho mỗi đơnvị sản phẩm dựa trên công suất bình thường của máy móc sản xuất Trường hợp mứcsản phẩm thực tế sản xuất cao hơn công suất bình thường thì chi phí sản xuất chung cốđịnh được phân bổ theo chi phí thực tế phát sinh.

Các khoản mục chi phí thuộc về chi phí sản xuất chung có liên quan trực tiếpđến các phân hệ nghiệp vụ khác trong chương trình Do vậy việc tập hợp chi phí sản

Trang 26

xuất chung liên quan đến các phần hành kế toán khác do chương trình sẽ tự động liênkết và tập hợp dữ liệu từ các phân hệ khác như: tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, vật tư

Khi tập hợp được chi phí sản xuất chung theo địa điểm hoặc các đối tượng tínhgiá thành thì chương trình cho phép kết chuyển trực tiếp hoặc phân bổ gián tiếp chocác đối tượng chịu chi phí cụ thể Với các chi phí sản xuất chung liên quan đến nhiềusản phẩm mà trong quá trình nhập liệu chưa chỉ ra trực tiếp đối tượng chi phí khi nhậpliệu thì cần tiến hành phân bổ cho các đối tượng chịu chi phí trước khi tính giá thành

* Tài khoản kế toán sử dụng: 627- Chi phí sản xuất chung * Vận dụng tài khoản kế toán:

1 Khi tính tiền lương, tiền công, các khoản phụ cấp phải trả cho nhân viên củaphân xưởng; tiền ăn giữa ca của nhân viên quản lý phân xưởng, bộ phận, tổ, đội sảnxuất, ghi:

Nợ TK 627 - Chi phí sản xuất chung (6271)

Có TK 334 - Phải trả người lao động.

2 Khi trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế, kinh phí côngđoàn được tính theo tỷ lệ quy định hiện hành trên tiền lương phải trả cho nhân viênphân xưởng, bộ phận, đội sản xuất, ghi:

Nợ TK 627 - Chi phí sản xuất chung (6271)

Trang 27

Có TK 142 - Chi phí trả trước ngắn hạn

Có TK 242 - Chi phí trả trước dài hạn.

4 Trích khấu hao máy móc, thiết bị, nhà xưởng sản xuất, thuộc phân xưởng,bộ phận, tổ, đội sản xuất, đội, ghi:

Nợ TK 627 - Chi phí sản xuất chung (6274)

Có TK 214 - Hao mòn TSCĐ.

5 Chi phí điện, nước, điện thoại, thuộc phân xưởng, bộ phận,tổ, đội sảnxuất, ghi:

Nợ TK 627 - Chi phí sản xuất chung (6278)

Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (Nếu được khấu trừ thuế GTGT)

Có các TK 111, 112, 331, .

Sơ đồ 1.3: Sơ đồ kế toán chi phí sản xuất chung (phụ lục 03)

b4 Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất

Chi phí sản xuất sau khi tập hợp riêng từng khoản mục sẽ được tập hợp trên toàndoanh nghiệp và chi tiết cho từng đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất

Chi phí sản xuất toàn doanh nghiệp có thể tập hợp theo 2 phương pháp: phươngpháp kê khai thường xuyên và phương pháp kiểm kê định kỳ Kế toán tuỳ thuộc vàoviệc áp dụng phương pháp hạch toán hang tồn kho mà sử dụng tài khoản khác nhau.b.4.1 Kế toán tập hợp chi phí sản xuất theo phương pháp kê khai thường xuyên.

Kế toán sử dụng TK 154 – Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang để tập hợp

chi phí sản xuất kinh doanh

Sơ đồ 1.4: Kế toán tập hợp chi phí sản xuất theo phương pháp kế khaithường xuyên (phụ lục 04)

b.4.2 Kế toán tập hợp chi phí sản xuất theo phương pháp kiểm kể định kỳ

Doanh nghiệp sử dụng TK631 – Giá thành sản xuất để tập hợp chi phí sản xuất.

Sơ đồ 1.5: Kế toán tập hơp chi phí sản xuất theo phương pháp kiểm kê địnhkỳ (phụ lục 05)

1.3 Sổ kế toán

Sổ kế toán dùng để ghi chép, hệ thống và lưu giữ toàn bộ các nghiệp vụ kinh tế,tài chính đã phát sinh theo nội dung kinh tế và theo trình tự thời gian có liên quan đếndoanh nghiệp.

Theo quyết định 15/2006/QĐ-BTC thì doanh nghiệp được áp dụng một trongnăm hình thức kế toán sau:

a Hình thức kế toán Nhật ký chung

Trang 28

Đặc trưng cơ bản là tất cả các nghiệp vụ kinh tế, tài chính đều phải được ghivào sổ Nhật ký theo trình tự thời gian và theo nội dung kinh tế.

Trình tự ghi sổ: Hàng ngày, căn cứ vào chứng từ đã kiểm tra được dùng làm căncứ ghi vào sổ NKC, sau đó căn cứ số liệu đã ghi trên sổ NKC để ghi vào sổ Cái Cuốitháng, cuối quý, cuối năm cộng số liệu trên sổ Cái, lập Bảng cân đối số phát sinh Saukhi đã kiểm tra, đối chiếu khớp số liệu thì được dùng để lập các Báo cáo tài chính.

Sơ đồ 1.6: Trình tự ghi sổ theo hình thức Nhật ký chung (phụ lục 06)

Kế toán CPSX theo hình thức kế toán Nhật ký chung sử dụng các sổ kế toán:+ Các sổ kế toán tổng hợp: sổ Nhật ký chung, sổ cái TK 621, 622, 627, 154 + Các sổ kế toán chi tiết TK 621, 622, 627, 154

b Hình thức kế toán Nhật ký- Sổ Cái

Các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh được kết hợp ghi chép theo trình tựthời gian và theo nội dung kinh tế trên cùng một quyển sổ kế toán tổng hợp duy nhất làsổ Nhật ký – Sổ Cái.

Trình tự ghi sổ: Hàng ngày, kế toán căn cứ vào các chứng từ kế toán hoặc Bảngtổng hợp chứng từ kế toán cùng loại đã được kiểm tra và được dùng làm căn cứ ghi sổ.Cuối tháng, sau khi đã phản ánh toàn bộ chứng từ kế toán phát sinh trong tháng vào SổNhật ký – Sổ Cái và các sổ, thẻ kế toán được kiểm tra, đối chiếu nếu khớp sẽ đượcdùng để lập các báo cáo tài chính

Sơ đồ 1.7: Trình tự ghi sổ theo hình thức Nhật ký- Sổ Cái (phụ lục 07)

Sổ kế toán phản ánh chi phí sản xuất: Nhật ký sổ cái TK 621, 622… Sổ chi tiếtchi phí sản xuất.

c Hình thức Chứng từ ghi sổ

Căn cứ trực tiếp để ghi sổ kế toán tổng hợp là “Chứng từ ghi sổ” Việc ghi sổ kếtoán tổng hợp bao gồm: Ghi theo trình tự thời gian trên Sổ Đăng ký chứng từ ghi sổ vàghi theo nôi dung kinh tế trên Sổ Cái.

Trình tự ghi sổ: Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ kế toán hoặc bảng Tổnghợp chứng từ kế toán cùng loại đã được kiểm tra, được dùng làm căn cứ ghi sổ, kếtoán lập Chứng từ ghi sổ Căn cứ vào Chứng từ ghi sổ để ghi vào sổ Đăng ký chứng từghi sổ, sau đó được dùng để ghi vào sổ Cái Cuối tháng, phải khóa sổ sau đó đối chiếu,kiểm tra số liệu trên Sổ Cái và bảng Tổng hợp chi tiết được dùng để lập các Báo cáotài chính.

Sơ đồ 1.8: Trình tự ghi sổ theo hình thức Chứng từ ghi sổ (phụ lục 08)

Sổ kế toán phản ánh chi phí sản xuất: Chứng từ ghi sổ, sổ đăng ký chứng từ ghisổ, sổ cái TK 621, 622, 627, sổ chi tiết chi phí sản xuất

d Hình thức kế toán Nhật ký- Chứng từ

Trang 29

Đặc trưng cơ bản của hình thức này là tập hợp và hệ thống hoá các nghiệp vụkinh tế phát sinh theo bên có của các TK kết hợp với việc phân tích các nghiệp vụ kinhtế đó theo các TK đối ứng nợ

Sơ đồ 1.9: Trình tự ghi sổ theo hình thức Nhật ký- Chứng từ (phụ lục 09)

Sổ kế toán phản ánh chi phí sản xuất: Nhật ký chứng số 7, bảng kê số 4, số 8, sổcái TK 621, TK622, TK627, TK154…Sổ chi tiết chi phí sản xuất

e Hình thức kế toán trên máy vi tính

Đặc trưng cơ bản của hình thức kết toán trên máy vi tính là công việc kế toánđược thực hiện theo một chương trình phần mềm kế toán trên máy vi tính Phần mềmkế toán được thiết kế theo nguyên tắc của một trong bốn hình thức kế toán hoặc kếthợp các hình thức kế toán quy định trên đây Phần mềm kế toán không hiển thị đầy đủquy trình ghi sổ kế toán nhưng phải in được đầy đủ sổ kế toán và báo cáo tài chínhtheo quy định.

Trình tự ghi sổ: Hàng ngày, kế toán căn cứ vào các chứng từ kế toán hoặc bảngtổng hợp chứng từ cùng loại đã được kiểm tra, được dùng làm căn cứ ghi sổ, xác địnhtài khoản ghi nợ, tài khoản ghi có để nhập dữ liệu vào máy tính theo các bảng biểuđược thiết kế sẵn trên phần mềm kế toán.

Cuối tháng (hoặc bất kỳ một thời điểm cần thiết nào) kế toán thực hiện các thaotác khoá sổ, cộng sổ và lập báo cáo tài chính.

Sơ đồ 1.10: Trình tự ghi sổ theo hình thức kế toán trên máy tính (phụ lục 10)

Trang 30

Chương II: Thực trạng kế toán chi phí sản xuất sản phẩm Cám tại Công tyCổ phần Japfa Comfeed Việt Nam

2.1 Tổng quan tình hình và ảnh hưởng nhân tố môi trường đến chi phí sản xuất tại các doanh nghiệp sản xuất

2.1.1 Tổng quan về Công ty Cổ phần Japfa Comfeed Việt Nam

2.1.1.1 Đặc điểm tổ chức quản lý hoạt động kinh doanh tại công ty

a.Giới thiệu chung về công ty

Công ty Cổ Phần Japfa Comfeed Việt Nam là công ty 100% vốn Indonesia vớisố vốn đầu tư hơn 20 triệu USD chuyên về sản xuất thức ăn chăn nuôi, tổ chức mạnglưới gia công chăn nuôi gia cầm, gia súc và chế biến sản phẩm chăn nuôi để xuất khẩu;trụ sở chính đặt tại Thị Trấn Hương Canh, Huyện Bình Xuyên, Tỉnh Vĩnh Phúc cáchHà Nội khoảng 56 km về phía Nam, nằm trên trục đường quốc lộ 2.

- Tên công ty: Công ty Cổ phần Japfa Comfeed Việt Nam

- Tên giao dịch: Japfa Comfeed Viet Nam Join- Stock Company- Địa chỉ: Thị trấn Hương Canh, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc- Điện thoại: 02113.866.170

- Sản xuất và kinh doanh các sản phẩm thức ăn gia súc, gia cầm và thủy sản(Feedmill)

- Tổ chức trại gia công chăn nuôi gà bố mẹ (Parent Stock Farms - PSF) và sảnxuất con giống gia cầm (Hatchery)

- Tổ chức mạng lưới trại gia công chăn nuôi gia súc, gia cầm (Contract GrowingFarms - CGF)

- Tổ chức hoạt động giết mổ gia súc, gia cầm (Slaughter House and Processing).b.Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của công ty

Sơ đồ 2.1: Tổ chức bộ máy quản lý của Công ty Cổ Phần Japfa Comfeed ViệtNam (phụ lục 11)

Trang 31

Nhiệm vụ cụ thể của các phòng ban:

- Hội đồng quản trị: Là cơ quan quản lý công ty, có toàn quyền nhân danh

Công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của Công ty

- Ban kiểm soát: Để kiểm tra hoạt động kinh doanh, quản trị điều hành Công ty.- Ban giám đốc công ty: Là người đại diện pháp nhân của công ty trong mọi

giao dịch và người điều hành mọi hoạt động kinh doanh của công ty GĐ chịu tráchnhiệm trước HĐQT và đại hội đồng cổ đông về trách nhiệm quản lý và điều hành củacông ty

- Khối các đơn vị quản lý nghiệp vụ, kỹ thuật nghiệp vụ bao gồm:

+ Phòng hành chính nhân sự: Thực hiện các chức năng hành chính- quản

trị-đời sống- y tế - đối ngoại.

- Phát triển và đề nghị các chính sách và thủ tục liên quan đến vấn đề nhân sựtrong Công ty đảm bảo rằng nó phù hợp với luật lao động Việt Nam.

- Lập kế hoạch, thực hiện viêc tuyển dụng nhân sự theo yêu cầu của các phòngban liên quan.

- Điều phối và kết hợp với các phòng ban khác trong việc đánh giá nhân sựhàng năm.

- Kết hợp cùng phòng đào tạo trong việc phân tích các nhu cầu đào tạo về quảnlý, kỹ thuật và ngoại ngữ và lập kế hoạch để nâng cao trình độ nhân viên trong Côngty.

- Có nhiệm vụ chuẩn bị báo cáo hàng tháng, quý,năm về các vấn đề liên quanđến nhân sự trình ban Giám đốc.

+ Phòng kế hoạch - Vật tư (Phòng mua): Thực hiện các kế hoạch mua vật tư,

nguyên liệu (tháng, quý) nhằm đáp ứng yêu cầu của bộ phận kế hoạch vật tư – kếhoạch sản xuất, phải theo dõi hợp đồng giao nhận hàng hóa, vật tư Đồng thời phòngmua có nhiệm vụ thực hiện kế hoạch nhập hàng hóa, nguyên liệu (tuần, tháng, quý).

+ Phòng tài chính- Kế toán: Chịu trách nhiệm về nguồn tài chính cho hoạt

động của Công ty Đồng thời phải lập kế hoạch và thực hiện tất cả các nghiệp vụ liênquan đến vấn đề tài chính trong công ty Bộ phận tài chính kế toán của Công ty cóchức năng quản lý hệ thống tài chính – kế toán, thuế và các số liệu thống kê của Côngty Bộ phận này còn có nhiệm vụ xây dựng hệ thống bảng biểu thống kê số liệu nhằmphục vụ cho việc điều hành sản xuất, đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanhcủa Công ty Ngoài ra phải chuẩn bị báo cáo hàng tháng, quý, năm về hoạt động tàichính trình ban Giám đốc để giúp ban Giám đốc hoạch định chiến lược phát triển trongCông ty.

Ngày đăng: 19/12/2014, 16:06

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w