1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

đề tài dự án phát triển làng nghề truyền thống chạm bạc đồng xâm tại xã hồng thái, huyện kiến xương, tỉnh thái bình.

32 1,1K 16

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 32
Dung lượng 256,5 KB

Nội dung

I. MỞ ĐẦU Việt Nam là một nước đang phát triển, nông nghiệp vẫn là ngành sản xuất chủ yếu với khoảng 80% dân số sống ở nông thôn, trình độ khoa học kỹ thuật, quản lý còn nhiều yếu kém. Do đó, đất nước rất cần sự sự hỗ trợ, đầu tư từ bên ngoài. Nói như vậy không có nghĩa chúng ta lạm dụng và coi sự đầu tư nước ngoài là động lực chính để thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế. Sự phát triển kinh tế nước ta phải dựa chủ yếu vào nguồn lực của đất nước, của nhân dân ta thì chúng ta mới có thể phát triển bền vững, ổn định, không bị lệ thuộc hay bị quốc gia khác chi phối. Trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay, Việt Nam đã phát huy những lợi thế của quốc gia mình để tiến tới hội nhập ngày càng sâu, rộng với nền kinh tế thế giới. Bên cạnh đó thì phát triển kinh tế nông thôn đang là một vấn đề được Đảng và Nhà nước ta đặc biệt chú trọng, quan tâm nhằm rút ngắn khoảng cách giàu nghèo giữa thành thị và nông thôn. Một hướng đi mới cho phát triển kinh tế nông thôn là không thể chỉ dựa vào sản xuất nông nghiệp mà cần phát triển tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ, đặc biệt hình thành các làng nghề. Các làng nghề nói chung và làng nghề truyền thống nói riêng sau thời gian thăng trầm, đang từng bước phục hồi, phát triển và ngày càng có vị trí quan trọng trong nền kinh tế nói chung. Việt Nam hiện có khoảng 1.490 làng nghề, trong đó có 300 làng nghề truyền thống. Giá trị kinh tế từ sản phẩm xuất khẩu của làng nghề đạt khoảng 600 triệu USD. Bên cạnh đó, làng nghề là nơi lưu trữ, bảo tồn các giá trị văn hóa dân tộc đặc trưng của mỗi vùng đất, mang âm hưởng quê hương riêng của mình. Sản phẩm tiêu biểu và độc đáo của Việt Nam, có giá trị và chất lượng cao, vừa là hàng hoá, vừa là sản phẩm văn hoá nghệ thuật và mỹ thuật, thậm chí trở thành những di sản văn hoá của dân tộc, mang bản sắc văn hoá Việt Nam. Từ nhiều thế kỷ trước, cùng với nền văn minh lúa nước, nhiều nghề thủ công đã ra đời ở các vùng nông thôn Việt Nam.Với lợi thế nhiều mặt từ vị trí địa lý, điều kiện kinh tế xã hội, lich sử, đồng bằng sông Hồng được mang danh là đất trăm nghề. Có những nghề, những làng nghề có tới hàng ngàn năm nay, có làng nghề xuất hiện mới đây do nhu cầu của cuộc sống con người. Nằm trong khu vực đồng bằng sông Hồng, Thái Bình không chỉ là một địa danh có nhiều di tích lịch sử, văn hóa đã được xếp hạng. Nơi đây còn có nhiều nghề thủ công truyền thống như: chạm bạc. thêu ren, đan mũ, dệt mũ, dệt chiếu,…Trong đó, làng nghề Chạm bạc Đồng Xâm là một làng nghề truyền thống nổi tiếng với những sản phẩm tinh xảo mang tính nghệ thuật cao của Thái Bình. Với hy vọng góp phần nhỏ bé vào sự phát triển làng nghề truyền thống nói chung và các làng nghề truyền thống nói riêng của tỉnh Thái Bình chúng em tiến hành nghiên cứu đề tài : “ Dự án phát triển làng nghề truyền thống Chạm bạc Đồng Xâm tại xã Hồng Thái, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình”. II. NỘI DUNG 1. Phân tích bối cảnh và điều kiện tự nhiên ( thuận lợi, khó khăn, tiềm năng để phát triển làng nghề) 1.1. Điều kiện tự nhiên Hồng Thái là một xã nhỏ thuộc huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình, ở đồng bằng sông Hồng với diện tích 7 km 2 (năm 2010). Phía Bắc giáp xã Bình Nguyên, phía Tây giáp Lê Lợi, phía Đông giáp huyện Thái Thụy, ngăn cách bởi sông Trà Lý, phía Nam giáp xã Nam Cao. Xã Hồng Thái cũng như tất cả các xã khác của huyện Kiến Xương (Thái Bình) chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm, nắng nhiều và có mùa đông lạnh. 1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội Tổng số dân của xã là 8065 người (năm 2010). Vậy có 1,15 người/m 2 . Chứng tỏ ở đây đất trật người đông. Thu nhập của những người làm nghề chạm bạc trung bình là 1000000đ/ tháng (trong khoảng thời gian nông nhàn năm 2010). Cơ sở hạ tầng đường giao thông tại đây đa số được phủ bê tông, đường nhựa, nhưng chưa được rộng nên du lịch về làng nghề tại nơi đây vẫn chưa được phát triển. Tại nơi đây đã có một tổ chức đào tạo và dạy nghề cho đa số những người từ nơi khác tới học nghề. Còn người trong xã thì chủ yếu tự học nghề từ những người trong gia đình họ, tiết kiệm được khoản chi phí học nghề. Nhưng học do tự phát nên mọi người chỉ học theo cảm tính, không sáng tạo được các kĩ thuật, công nghệ mới. Một người thợ giỏi phải là người thành thạo mọi công đoạn từ khi cán dát, cô đồng đến khi trang trí hoa văn. Vì thế nghệ nhân cần phải có tâm huyết và yêu nghề, coi đó là "mạch máu" sống của con người thì những sản phẩm làm ra mới hội tụ được đầy đủ tinh tuý của một sản phẩm hoàn thiện. Nhưng do tại nơi đây, hiện nay chủ yếu là từng tổ sản xuất theo công đoạn nên còn rất ít những những người thợ yêu nghề như thế. Nghề chạm bạc Đồng Xâm đã lan ra cả xã Hồng Thái và các xã lân cận như Lê Lợi, Trà Giang. Từ sản xuất thủ công, nghề chạm bạc Đồng Xâm nay đã được cơ giới hóa 100%. Các khâu nguyên liệu, tạo phôi, mài bóng đã thu hút 2.300 lao động. Tại làng Đồng Xâm đã hình thành một số doanh nghiệp tư nhân, 2 hợp tác xã tiểu thủ công nghiệp, 146 tổ hợp, 637 cá thể. Hàng năm hàng chạm bạc đã đem lại giá trị xuất khẩu 1,2-1,4 triệu USD và tương lai sẽ còn lớn hơn nữa. Từ những kinh nghiệm của thế hệ trước thì chạm bạc Đồng Xâm ngày nay đã tạo ra được những sản phẩm khác hẳn và nổi trội so với hàng bạc ở nơi khác ở các kiểu thức lạ về hình khối , dáng vẻ sản phẩm, ở các đồ án tinh vi mà cân đối, lộng lẫy mà nổi rõ chủ đề chính, ở thủ pháp xử lý sang tối nhờ tận dụng đặc tính phản quang của chất liệu bạc. Với bản chất của người dân Hồng Thái cần cù, sáng tạo từng bước nâng cao chất lượng, cải tiễn mẫu mã sản phẩm nhằm đáp ứng được yêu cầu của thị trường. Bên cạnh đó, không ngừng mở rộng quy mô sản xuất để tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân địa phương. Với sự đa dạng, phong phú của sản phẩm, trình độ tay nghề của người dân ngày càng cao đã thúc đẩy sự phát triển của làng nghề. Tuy nhiên, làng nghề vẫn không tiếp phát huy hết những tiềm năng sẵn có, bên cạnh những thuận lợi hiện có, còn những khó khăn và rủi ro mà bản thân người làng nghề phải đối mặt. Trước những khó khăn đó cần phải có định hướng và giải pháp đúng đắn, mang tầm chiến lược để phát triển làng nghề một cách bền vững và ổn định. 1.3. Bối cảnh lịch sử Nghề chạm bạc Đồng Xâm ra đời từ thế kỷ 15. Thuở ấy có một người đàn ông từ châu Bảo Lạc (Cao Bằng) lênh đênh trên một chiếc thuyền nan. Rồi một hôm ông dừng lại bên bờ Trà Lý, mang nghề chạm bạc dạy cho dân làng (làng Đồng Xâm ngày nay). Cũng có sách viết rằng: Cụ tổ nghề Nguyễn Kim Lâu vốn là người gốc ở đây, học được nghề kim hoàn từ châu Bảo Lạch nước Đại Minh, rồi đem nghề về truyền lại cho dân làng. Gần 600 năm đã trôi qua, mọi thứ đã không còn được tuyệt đối chính xác. Song theo văn bia tại đền cụ tổ nghề chạm bạc thì năm 1428, cụ Nguyễn Kim Lâu đã về đây truyền nghề cho dân, lập thành phườngPhúc Lộc, gồm 149 người, có một trùm phường và 7 chi phường cai quản 7 hạng thợ. Các dòng họ Nguyễn, Triệu, Trần, Đinh, Vũ, Hoàng, Ngô, Đỗ đều có người tham gia phường Phúc Lộc. Phường quy định người nào muốn học nghề đều phải nộp tiền để làm lễ cầu phúc và lễ kính tổ nghề. Hàng năm vào ngày mùng 5 tháng giêng âm lịch, phường thợ phải tập trung tại trước am để làm lễ giỗ tổ Nghề chạm bạc nhanh chóng phát triển. Thợ chạm bạc ở đây chẳng mấy chốc đã tỏa đi khắp nơi hành nghề. Ngày nay ông tổ nghề chạm bạc Nguyễn Kim Lâu đã được coi là ông tổ nghề chạm bạc ở Việt Nam, bởi bất cứ nơi đâu có nghề chạm bạc thì ở đó đều có bóng dáng của người thợ chạm bạc Đồng Xâm. Thời nhà Nguyễn, các nghệ nhân Đồng Xâm đã vào tận Huế để chạm trổ cung kiếm, móng thú và đồ trang sức cho triều đình. Thợ chạm bạc Đồng Xâm đã cùng các thợ bạc ở Châu Khê, Định Công lập ra phố Hàng Bạc ở Hà Nội ngày nay. Nghệ nhân chạm bạc Triệu Như ở Hà Nội cũng là người gốc Đồng Xâm. Xa hơn nữa, người Đồng Xâm đã mang những nét tinh hoa của nghề chạm bạc mê hoặc lòng người tận phương trời Tây. Suốt những năm kháng chiến chống thực dân Pháp (1946-1954), nghề chạm bạc đình đốn. Mãi đến sau ngày hoà bình lập lại, từ năm 1955 trở lại đây, sản xuất đồ vàng bạc được phục hồi và phát triển. Nhưng các sản phẩm của những năm làm ăn tập thể nhìn chung ít sáng tạo, nhỏ lẻ và khá đơn điệu. Phải đợi đến thời kỳ đổi mới, mấy năm nay, người thợ chạm bạc mới thực sự "vẫy vùng mặc sức" trong cơ chế thị trường, được tự làm, tự bán theo kiểu các doanh nghiệp nhỏ, qui mô gia đình, được trực tiếp xuất khẩu. 2. Phân tích và xác định các vấn đề khó khăn Như chúng ta đã biết thì làng nghề chạm bạc Đồng Xâm là một làng nghề truyền thống nổi tiếng của tỉnh Thái Bình. Hàng trăm làng nghề truyền thống ở Thái Bình tồn tại lâu đời không chỉ là nguồn kinh tế chính của cư dân nơi đây, mà còn góp phần tạo nên bản sắc văn hóa cho mỗi vùng quê. Mặc dù được coi là một làng nghề truyền thống cần được đầu tư và phát triển, tuy nhiên làng nghề chạm bạc Đồng Xâm còn đó rất nhiều khó khăn còn tồn tại trong làng nghề truyền thống này nói riêng, cũng như các làng nghề truyền thống khác mà chúng ta cần phân tích, tìm hiểu. Trước hết là khó khăn về mặt nguyên liệu: nguồn vàng, bạc, đồng thu mua trôi nổi trên thị trường, không ổn định. Hiện nay thì giá cả của các loại đầu vào này tăng cao làm giảm khả năng sản xuất của người dân. Xăng ga cũng tăng cao ảnh hưởng lớn đến giá thành sản phẩm. Nhiều khi do hợp đồng đã ký, hợp tác xã phải chấp nhận hòa vốn, thậm chí là lỗ. Khó khăn tiếp theo là vấn đề bảo về thương hiệu của sản phẩm. Nhiều thợ bạc nơi khác cũng trưng biển “Đồng Xâm” để đánh lừa người tiêu dùng, điều này làm ảnh hưởng đến uy tín của làng nghề, trong khi đó việc xin cấp bản quyền lại gặp rất nhiều khó khăn. Việc dạy nghề, truyền nghề lấy nòng cốt gia đình, cha truyền con nối là chủ yếu, chưa có điều kiện hình thành các lớp dạy tập trung cho thợ trẻ nên trình độ không đồng đều, những kỹ xảo tinh hoa độc đáo, bí truyền dễ bị mai một Tất cả các sản phẩm của xã Hồng Thái làm ra được tập trung vào 12 “ông chủ” làm đầu mối xuất hàng, đóng hàng gửi lên Hà Nội, hoặc đưa vào TP Hồ Chí Minh cho những “ông chủ lớn” để được xuất khẩu sang Nhật Bản, Đài Loan, Mỹ, Pháp Trong xã, chỉ một số chủ hộ sản xuất là có “mối” xuất được hàng trực tiếp, nhưng với số lượng rất ít, còn lại hầu hết vẫn phải trải qua nhiều khâu trung gian, nên tình trạng bị ép giá đã trở thành phổ biến. Điển hình như xưởng sản xuất của gia đình ông Phạm Văn Nhiêu, ông cho biết: “Xót ruột lắm! Coi như tự mình đổ của đi mà không biết đó thôi. Hàng ngày, phải cật lực, kỳ công lắm mới làm ra được một sản phẩm, nhưng xuất ra chỉ được một nửa, thậm chí bằng 1/3 so với giá bán tại các cửa hàng mỹ nghệ ở những thành phố lớn, đó là chưa kể tới việc xuất khẩu ra nước ngoài thì giá trị còn cao hơn rất nhiều. Điều khó khăn dẫn tới tình trạng trên là do Vốn làm ăn còn ít và mỏng, chủ yếu là huy động từ các xã viên, ít được ưu đãi vay vốn do tình trạng sản xuất manh mún. Và cũng chính do tình trạng sản xuất này nên việc cạnh tranh lành mạnh giữa các tổ chức là không được tốt. Vả lại tuy trong làng nghề truyền thống chạm bạc Đồng Xâm hầu đa là những tay thợ cần mẫn, tài năng và lão luyện trong nghề nhưng khâu tiếp thị, quảng cáo để mở rộng thị trường thì những người thợ ở đây tỏ ra rất kém cỏi. Hàng hóa làm ra rất nhiều, nhưng đây lại là mặt hàng lưu niệm, không phải sản phẩm tiêu dùng thiết yếu, mà đặc trưng của hàng thủ công mỹ nghệ, chủ yếu là xuất khẩu , nên việc tiếp cận thị trường còn gặp rất nhiều khó khăn, thị trường tiêu thụ khan hiếm, chủ yếu là do tư nhân tự tìm kiếm, ít có sự giúp đỡ của các cấp chính quyền. Điều đó dẫn tới tình trạng đơn đặt hàng không đều, dẫn đến việc không chủ động trong sản xuất. Đây chính là khó khăn về đầu ra cho các sản phẩm của làng nghề đồng thời cũng là khó khăn bao trùm nhất, là nguyên nhân dẫn tới thực trạng của làng nghề hiện nay đang phải đối mặt. Tiếp theo là khó khăn về việc đầu tư các cơ sở hạ tầng phục vụ cho làng nghề còn hạn chế. Do đó việc xây dựng đường giao thông, đường điện, nước sạch … vào các làng nghề này còn rất chậm, chưa thu hút được các nhà đầu tư lớn. Cơ chế thắt chặt cho vay của các ngân hàng và tổ chức tín dụng cũng gây khó khăn cho các doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn để xây dựng nhà xưởng và mua sắm thiết bị. Ngoài ra, khó khăn lớn nhất mà người thợ chạm bạc Đồng Xâm gặp phải là vấn đề bảo vệ sức khỏe và môi trường ở nơi đây. Mỗi năm, làng nghề Đồng Xâm sử dụng hơn 5 tấn hợp chất nitơrat để sản xuất khoảng 20 tấn hàng nên đã thải ra một lượng chất thải tương ứng với số hóa chất đã sử dụng. Mặc dù năm 2003, tỉnh Thái Bình đã đầu tư xây dựng tại địa phương bể mạ tập trung kèm theo công nghệ xử lý ô nhiễm môi trường và đã được đưa vào sử dụng từ tháng 5/2004 nhưng kết quả thu lại không được như mong muốn. Điều này có thể hiểu vì đây là nghề gia truyền nên mỗi cơ sở thường có một bí quyết làm nghề riêng, vì thế việc tập trung nhau sản xuất tại một địa điểm là điều không thể, các gia đình, các cơ sở sản xuất ở đây thì đều có một bể mạ thủ công với những dụng cụ hết sức thô sơ và lạc hậu. Trong quá trình sản xuất, tất cả lượng hóa chất thải ra không qua một hình thức xử lý nào mà được đổ thẳng ra những mương máng, ao hồ xung quanh gây ô nhiễm môi trường và nguồn nước một cách nghiêm trọng, mùi hóa chất kết tủa trong quá trình phân hủy tạo một cảm giác khó thở, tức ngực…. Những người thợ Đồng Xâm hàng ngày vẫn trực tiếp tiếp xúc với xăng, ga, hóa chất, không có thiết bị chống bụi, chống bám.Điều đó gây tình trạng sức khỏe của họ bị đe dọa: các bệnh phổi, ung thư ngày càng gia tăng, tóc bạc nhanh chóng… Qua những nhận định và phân tích ở trên thì chúng ta có thể thấy làng nghề chạm bạc Đồng Xâm còn rất nhiều khó khăn cần được giúp đỡ, khắc phục. Các khó khăn thì có mối liên hệ hay nói cách khác là chúng có quan hệ nhân quả với nhau, giả như trình độ của người dân về các khâu tiếp thị quảng cáo là yếu kém dẫn tới việc tìm đầu ra cho sản phẩm là rất khó khăn… Khó khăn chung của tất cả các làng nghề đó là vấn đề ô nhiễm môi trường và sức khỏe của người dân, đầu tư xây dựng các cơ sở hạ tầng, vấn đề thương hiệu . Khó khăn trung gian của làng nghề Đồng Xâm là trình độ của người dân về khâu tiếp thị, quảng cáo. Khó khăn cụ thể của Làng nghề đó là về mặt nguyên liệu, đầu ra cho sản phẩm, tình trạng bị ép giá… 3. Phân tích và xác định mục tiêu 3.1. Mục tiêu chung Nhằm khôi phục và phát triển làng nghề truyền thống chạm bạc Đồng Xâm, Quảng bá sản phẩm môt cách rộng rãi đến không chỉ trong nước mà hướng sản phẩm ra xuất khẩu nước ngoài. Tạo ra bước tiến phát triển mạnh mẽ của làng nghề đồng nghĩa với việc tạo ra bước tiến dài cho ngành công nghiệp nông thôn của tỉnh Thái Bình, cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động chuyển dịch theo hướng tích cực, cơ sở hạ tầng nông thôn ngày một hoàn thiện, vấn đề an sinh xã hội được đảm bảo. 3.2. Mục tiêu cụ thể Phát triển làng nghề Chạm Bạc Đồng Xâm cần phải đạt được các mục tiêu sau: Thứ nhất: Đưa làng nghề từ việc sản xuất nhỏ lẻ, manh mún, sản xuất đa phần là thủ công chuyển sang sản xuất theo hướng tập trung, quy hoạch cả về sản xuất lẫn tiêu thụ sản phẩm đầu ra. Phấn đấu trong 5-10 năm tiếp theo không chỉ là quy hoach được 19 cụm công nghiệp với diện tích 739,8 ha và đạt 81,63% tỉ lệ lấp đầy như năm 2010 mà cố gắng phấn đấu quy hoạch được hết các hộ sản xuất nhỏ lẻ vào các cụm công nghiệp Thứ hai: giải quyết tốt vấn đề việc làm và lao động cho người dân trong những năm tiếp theo, phát triển sản xuất tốt cả khâu sản xuất lẫn khâu tiêu thụ giải quyết được nguồn lao động ở địa phương, tạo cho họ có một việc làm và thu nhập chính trong cả năm chứ không phải là lao động mang tính chất thời vụ, khi có đơn hàng nhiều mới có việc làm như ngày nay. Mục tiêu đặt ra là giải quyết việc làm tại chỗ cho 80-90% người dân Đồng Xâm làng nghề chạm bạc trong năm năm tới theo hai hình thức: tập trung trong hợp tác xã, công ty, tổ hợp và riêng lẻ trong từng hộ gia đình Thứ ba: Mục tiêu về kinh tế. Nâng cao thương hiệu sản phẩm, hướng tới tiêu thụ tốt tiêu thụ sản phẩm trong nước và hướng ra các thị trường khó tính như thị trường Châu Âu và Nhật Bản, Hàn Quốc… để mang lại thu nhập cao.Phấn đấu tăng thu nhập cho người lao động ở đât từ 450-600.000 đông/tháng đối với lao động phụ lên đến 1.2-1.5 triệu/tháng. Đối với lương một thợ tay nghế cao từ 1.1-1.2 triệu/tháng như hiện nay lên 2-2.5 triệu/tháng. Đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng bình quân từ 15%/năm giai đoạn 2001-2010 lên 17-19% trong các năm tiếp theo. Thứ tư: Mục tiêu kĩ thuật. Phấn đấu sản phẩm có chỗ đứng vững chắc trên thị trường thì trong những năm tiếp theo các sản phẩm của làng nghề làm ra phải đạt chất lượng tiên tiến theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008, SA 8000 Thứ năm: Mục tiêu môi trường, cảnh quan. Khi tập trung quy hoạc sản xuất lại. lúc đó sẽ xây dụng một khu xử lí chất thải hóa chất để không còn hiện tượng thải ra các sông hồ, mương máng rất độc hại như hiện nay. Thêm vào đó với việc sản xuất các sản phẩm mang tính nghệ tinh xảo lại mang tính truyền thông nên rất thuận tiện cho việc xây dựng khu du lịch hấp dẫn. Kết hợp giữa viêc thu hút khách du lịch trong và đặc biệt là khách du lịch quốc tế đến đây kết hợp với việc quảng bá giới thiệu sản phẩm. 4. Xác định đầu ra mong đợi Nghề chạm bạc Đồng Xâm đã tồn tại gần 400 năm và trong suốt chặng đường hình thành và phát triển đó, những thế hệ chạm bạc Đồng Xâm đã tạo ra vô số sản phẩm cho xã hội. Buổi đầu là nghề hàn đồng, gò thùng chậu, đánh dao kéo, chữa khóa, làm quai và vòi ấm tích, điếu bát,…về sau mới làm đồ kim hoàn, chuyên sâu về chạm bạc. Có thể nói, các sản phẩm của họ luôn giữ được niềm tin của khách hàng ở khắp mọi nơi-một thứ của thật, [...]... được sản phẩm + Thị trường bị thu hẹp 10 Biện minh tổng thể dự án 10.1 Sự cần thiết của dự án phát triển làng nghề chạm bạc Đồng Xâm Làng nghề chạm bạc Đồng Xâm là một làng nghề nổi tiếng ở tỉnh Thái Bình Tuy làng nghề này còn gặp rất nhiều khó khăn nhưng nó không chỉ tạo ra những sản phẩm kết tinh sự tài hoa, khéo léo rất riêng của đất và người Thái Bình, mà còn tạo ra việc làm cho trên 2000 lao động... người lao động nhất là ở vùng nông thôn Thái Bình là một tỉnh thuần nông với 94% dân số sống ở nông thôn là nơi có số lượng làng nghề tập trung đông, nhiều làng nghề truyền thống nổi tiếng, điển hình là làng nghề chạm bạc Đồng Xâm Cùng với các làng nghề khác làng nghề chạm bạc Đông Xâm đã có những đóng góp đáng kể vào quá trình phát triển kinh tế chung của toàn tỉnh, tạo công ăn việc làm cho hơn 2000... lực cho việc phát triển của làng nghề Hiện phòng Thương mại Việt – Italy vừa ký kết và đang tích cực triển khai chương trình hợp tác phát triển kinh tế xã hội làng nghề chạm bạc truyền thống, gồm 10 dự án với tổng đầu tư hơn 165.000 euro nhằm giúp phát triển nghề chạm bạc Đồng Xâm Chương trình này được tiến hành theo ba giai đoạn, nhằm nâng cao hiểu biết trình độ kĩ thuật cho các thợ nghề thông qua... phẩm b Xã hội c Kinh tế d Môi trường 10.4 Tính bền vững Dự án phát triển làng nghề Chạm bạc Đồng Xâm là một dự án hứa hẹn sẽ đưa làng nghề phát triển theo hướng bền vững Như chúng ta đã biết, phát triển làng nghề truyền thống không những tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao động ở nông thôn mà còn hạn chế sự di dân tự do ra thành thị, huy động được nguồn lực trong dân, sử dụng nguồn tài nguyên... ngoài Dự án dự kiến sẽ đặt trụ sở chính ở cả 3 miền Bắc, Trung, Nam Có như vậy, thương hiệu Chạm bạc Đồng Xâm mới được mọi người biết đến 5.3 Huy động nguồn vốn Dự án xin nguồn vốn đầu tư từ Bộ Kế hoạch – Đầu tư, Sở Kế hoạch – Đầu tư tỉnh Thái Bình Phát triển làng nghề truyền thống đang là một chủ trương được Đảng và Nhà nước quan tâm Chính vì vậy, nguồn vốn đầu tư vào các dự án, chương trình phát triển. .. nhằm phát huy tối đa tiềm năng kinh tế vốn có của làng nghề này Cùng với đó những vấn đề môi trường còn tồn tại vẫn chưa có biện pháp khắc phục Dự án phát triển này được đưa ra nhằm có những giải pháp kiến nghị, chính sách thiết thực nhằm tối thiểu hóa vấn đề ô nhiễm môi trường/ Từ đó có thể thấy dự án “ phát triển làng nghề truyền thống chạm bạc Đồng Xâm là rất cần thiết và có ý nghĩa vô cùng quan... tác Mục tiêu của dự án là phát triển làng nghề truyền thống, do đó để các hoạt động của dự án thuận tiện và triển khai được tốt thì vai trò của các phòng ban nhà nước đóng một vai trò rất to lớn Vai trò của bộ kế hoạch và phát triển, của sở và phòng kề hoạch và phát triển tỉnh Thái Bình tạo ra các chính sách thông thoáng tạo điều kiện cho việc bảo tồn, sản xuất, và phát triển làng nghề cũng như việc... Phát triển làng nghề góp phần tăng thu nhập cho người lao động, cải thiện đời sống dân cư nông thôn Phát triển làng nghề thúc đẩy quá trình chuyển dich cơ cấu kinh tế nông thôn Phát triển làng nghề góp phần gia tăng giá trị sản phẩm của địa phương Phát triển làng nghề góp phần huy động nguồn vốn nhàn rỗi trong dân Phát triển kinh tế làng nghề có vai trò quan trọng đối với sự ổn định kinh tế xã hội,... bền vững cho các làng nghề truyền thống đang là đòi hỏi bức thiết hiện nay, bởi đây là một trong những yếu tố sống còn để tạo môi trường hoàn thiện nhất cho làng nghề vừa bảo tồn được giá trị văn hóa truyền thống vốn có, đồng thời nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm hàng hóa trên thị trường trong và ngoài nước Bởi vậy, có thể nói dự án phát triển làng nghề Chạm bạc Đồng Xâm xuất phát từ thực tế... trị xã hội 10.2 Tính phù hợp của dự án Chúng ta có thể nhận định được tính phù hợp của dự án qua phân tích vai trò của việc phát triển làng nghề chạm bạc Đồng Xâm đối với chính những người dân, địa phương, doanh nghiệp, môi trường và xã hội Phát triển làng nghề thu hút nhân lực, tạo viêc làm cho người lao động (hạ thấp tỷ lệ thất nghiệp ở nông thôn), thúc đẩy quá trình phân công lao động ở nông thôn Phát . Bình chúng em tiến hành nghiên cứu đề tài : “ Dự án phát triển làng nghề truyền thống Chạm bạc Đồng Xâm tại xã Hồng Thái, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình . II. NỘI DUNG 1. Phân tích bối cảnh và. Thái Bình. Với hy vọng góp phần nhỏ bé vào sự phát triển làng nghề truyền thống nói chung và các làng nghề truyền thống nói riêng của tỉnh Thái Bình chúng em tiến hành nghiên cứu đề tài : “ Dự. một làng nghề truyền thống cần được đầu tư và phát triển, tuy nhiên làng nghề chạm bạc Đồng Xâm còn đó rất nhiều khó khăn còn tồn tại trong làng nghề truyền thống này nói riêng, cũng như các làng

Ngày đăng: 18/12/2014, 11:29

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w