Sự cần thiết của dự án phát triển làng nghề chạm bạc Đồng Xâm

Một phần của tài liệu đề tài dự án phát triển làng nghề truyền thống chạm bạc đồng xâm tại xã hồng thái, huyện kiến xương, tỉnh thái bình. (Trang 26 - 27)

10. Biện minh tổng thể dự án

10.1. Sự cần thiết của dự án phát triển làng nghề chạm bạc Đồng Xâm

Làng nghề chạm bạc Đồng Xâm là một làng nghề nổi tiếng ở tỉnh Thái Bình. Tuy làng nghề này còn gặp rất nhiều khó khăn nhưng nó không chỉ tạo ra những sản phẩm kết tinh sự tài hoa, khéo léo rất riêng của đất và người Thái Bình, mà còn tạo ra việc làm cho trên 2000 lao động ở địa phương, giúp họ có thu nhập ổn định. Các nghệ nhân đã dành cả cuộc đời của mình để sinh tử vì nghề, tao ra những nét riêng cho văn hóa của địa phương, đất nước. sss Làng nghề truyền thống ở nước ta đã có từ lâu đời với nhiều làng nghề nổi tiếng trong và ngoài nước. Cùng với các làng nghề truyền thống các nghề mới, làng nghề mới cũng xuất hiện. Trong điều kiện nền kinh tế nước ta hiện nay các làng nghề có vị trí đặc biệt quan trọng chúng là một bộ phận cơ bản của công nghệp nông thôn. Các làng nghề có khả năng thu hút nhiều lao động góp phần tích cực vào việc giải quyết tình trạng thất nghiệp tăng thu nhập cho người lao động nhất là ở vùng nông thôn.

Thái Bình là một tỉnh thuần nông với 94% dân số sống ở nông thôn là nơi có số lượng làng nghề tập trung đông, nhiều làng nghề truyền thống nổi tiếng,

điển hình là làng nghề chạm bạc Đồng Xâm. Cùng với các làng nghề khác làng nghề chạm bạc Đông Xâm đã có những đóng góp đáng kể vào quá trình phát triển kinh tế chung của toàn tỉnh, tạo công ăn việc làm cho hơn 2000 lao động , giúp họ có thu nhập ổn định, giữ gìn và củng cố văn hóa truyền thống của dân tộc. Tuy nhiên trong những năm gần đây mặc dù Nhà nước đã có những chính sách cho phép và khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh nhưng làng nghề vẫn gặp rất nhiều khó khăn và có nguy cơ bị mai một. Do đó chưa tạo điều kiện để thu hút hết lực lượng lao động cũng như sử dụng hết khả năng tay nghề của người thợ nhằm phát huy tối đa tiềm năng kinh tế vốn có của làng nghề này. Cùng với đó những vấn đề môi trường còn tồn tại vẫn chưa có biện pháp khắc phục. Dự án phát triển này được đưa ra nhằm có những giải pháp kiến nghị, chính sách thiết thực nhằm tối thiểu hóa vấn đề ô nhiễm môi trường/

Từ đó có thể thấy dự án “ phát triển làng nghề truyền thống chạm bạc Đồng Xâm” là rất cần thiết và có ý nghĩa vô cùng quan trọng không chỉ về mặt kinh tế mà về mặt ổn định chính trị xã hội

Một phần của tài liệu đề tài dự án phát triển làng nghề truyền thống chạm bạc đồng xâm tại xã hồng thái, huyện kiến xương, tỉnh thái bình. (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(32 trang)
w