Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 79 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
79
Dung lượng
1,39 MB
Nội dung
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI KHOA CHĂN NUÔI & NUÔI TRỒNG THỦY SẢN = = = = = = = = KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP Tên đề tài: “ “ Tìm hiểu biến động thành phần loài cá của khu hệ cá hồ chứa Thác Bà ” ” Người thực hiện : Đỗ Học Dân Lớp : TS Khóa : 50 Địa điểm thực tập : Trung tâm thủy sản Yên Bái Người hướng dẫn : 1.ThS. Ngô Sỹ Vân 2.TS. Đào Huy Giáp 1 PHẦN I: MỞ ĐẦU Trong những năm gần đây, nguồn lợi thủy sản hồ chứa đóng vai trò quan trọng trong chương trình xóa đói giảm nghèo của nhiều quốc gia. Chương trình này đang trở thành một trong những hướng đi chiến lược và đạt hiệu quả cao trong việc cung cấp nguồn Protêin động vật, tạo thêm cơ hội việc làm cho cộng đồng dân cư miền núi. Việc tận dụng nguồn lợi tự nhiên có sẵn này để phát triển thủy sản là một điều tất yếu và cần thiết của xã hội để góp phần nâng cao đời sống cộng đồng dân cư ở khu vực quanh hồ. Việt NamViệt Nam nằm ở vị trí tận cùng phía Đông Nam của lục địa Châu Á, trong vùng nhiệt đới gió mùa, có 3.260 Km bờ biển nên có nhiều dạng hình mặt nước khác nhau. Toàn quốc có 2.360 con sông lớn nhỏ với mật độ giữa các vùng từ 0,3 km/km 2 đến 4 km/km 2 , 231 hồ tự nhiên với diện tích 34.600 ha, 2.470 hồ chứa với diện tích 1.835.780 ha có khả năng phát triển thuỷ sản. Do mặt nước đa dạng, lại phân bố ở nhiều loại địa hình, độ cao và sinh thái khác nhau nên Việt Nam có nguồn lợi thuỷ sản nói chung và nguồn lợi cá nước ngọt nói riêng rất phong phú và đa dạng (Nguyễn Văn Hảo, 2005) Hồ Thác Bà có diện tích khoảng 19.500 ha, trải dài trên hai huyện Lục Yên và Yên Bình của tỉnh Yên Bái. Hồ được xây dựng năm 1962 và hoàn thành vào năm 1971, từ đó đến nay có nhiều nghiên cứu của các nhà khoa học cho thấy: Hồ chứa Thác Bà không những có tiềm năng thuỷ điện, giao thông, thuỷ lợi, điều kiện khí hậu, du lịch mà còn có tiềm năng rất lớn về nuôi trồng thuỷ sản. Khu hệ cá của hồ rất phong phú và đa dạng, có nhiều loài cá kinh tế quý hiếm như: Cá Lăng, cá Chiên, cá Anh Vũ, cá Quả, cá Bỗng, cá Chạch sông… Tuy nhiên, trong nhiều năm qua, hồ bị khai thác quá mức làm mất cân bằng sinh thái, nhất là về thuỷ sản. Nghề cá đang xuống cấp nghiêm trọng, 2 khai thác quanh năm, khai thác bằng mọi hình thức để tận thu sản lượng, đánh lưới cỡ mắt rất nhỏ, biện pháp khôi phục và bảo vệ nguồn lợi cá không có hiệu quả. Cho nên, khu hệ cá hồ ngày càng có nhiều biểu hiện xấu như: Sản lượng cá giảm sút, cá nuôi chiếm tỉ lệ rất thấp, cá tự nhiên kém giá trị chiếm đa phần. Các loài cá kinh tế quý hiếm của hồ ngày một giảm sút, công tác nghiên cứu sinh sản nhân tạo các loài cá đó chưa đem lại kết quả cao thì việc đánh giá đúng hiện trạng thành phần loài của khu hệ là hết sức cần thiết, góp phần giúp các cấp, các cơ sở có những giải pháp phát triển bền vững nghề cá hồ chứa, khai thác tiềm năng hồ một cách hợp lý và có hiệu quả. Trước tình hình đó tôi tiến hành đề tài: “Tìm hiểu biến động thành phần loài cá của khu hệ cá hồ chứa Thác Bà”. * Mục tiêu của đề tài: - Góp phần vào việc đánh giá hiện trạng thành phần loài cá khu hệ cá hồ Thác Bà. - Làm quen với phương pháp nghiên cứu khoa học và học hỏi kinh nghiệm. - Trên cơ sở đó góp phần đề xuất phương hướng sử dụng, bảo vệ và phát triển nguồn lợi cá trong hồ. * Nội dung nghiên cứu: - Tìm hiểu vị trí địa lý - điều kiện tự nhiên của hồ. - Xác định hiện trạng thành phần loài cá trong khu hệ. - Xem xét sự biến động của chúng so với các năm trước. - Đánh giá ý nghĩa kinh tế của hồ. 3 PHẦN II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Lịch sử nghiên cứu ngư loại Ngư loại học (Ichthyology) là môn khoa học chuyên nghiên cứu về cá, nghiên cứu các đặc điểm hình thái cá, phân loại cá, sinh thái cá và phân bố địa lý… Là một môn khoa học cơ bản chiếm một vị trí khá quan trọng không những trong khoa học: Lưu giữ, bảo tồn tính đa dạng sinh học… Mà còn góp phần phát triển bền vững nghề cá. 2.1.1. Lịch sử nghiên cứu ngư loại trên thế giới Cùng với sự phát triển của rất nhiều nghành khoa học khác, sự phát triển của ngư loại học đã chia thành 3 thời kỳ khác nhau: + Thời kỳ thứ I: Nhiều người cho rằng nghiên cứu ngư loại học có tính chất khoa học bắt đầu từ Aristote (384 - 322 trước công nguyên) trong cuốn sách Historia animalum (lịch sử động vật) ông đã giới thiệu được 115 loài cá cùng với những dẫn liệu về sinh sản, di cư, nơi ở + Thời kỳ thứ II: Từ thế kỷ thứ XVII - XIX, ngư loại học bắt đầu được tích luỹ nhiều dẫn liệu khác nhau nhất là những dẫn liệu về phân loại, địa lý, phân bố và về khu hệ các loài cá ở các vùng nước khác nhau. Về phân loại cá P.Artedi (1903 – 1734) (thuỷ điện) với 5 cuốn sách viết về cá, nổi tiếng lúc đó là Bibliotheca ichty logica, Philosophia ichtyologica, Generapiscium Speciespiscium, Synorym piscium, C. Linnaeus (1707 - 1778) với cuốn Systema nature (1735) đã đề ra "cách gọi tên cá 2 chữ" và đã giới thiệu 2600 loài cá. G.Cuvier và A.Valenciennes với cuốn sách Histoire naturelle despoissons + Thời kỳ thứ III: Từ thế kỷ XX đến nay, những nghiên cứu ngư loại học đã tăng lên rất nhanh và toàn diện. 4 Về phân loại học: D.S. Jordan (1854-1931) giới thiệu các loài cá ở Bắc Mỹ và Trung Mỹ. G.A. Boulenger (1851) với 15 tập sách giới thiệu các loài cá ở Viện bảo tàng Anh. L.S. Berg (1876-1950) (Liên Xô) với tập hệ thống ngư loại. M.Weber và L.F.Debeaufort (Hà Lan) với 10 tập viết về các loài cá ở vùng đảo Châu Úc (1911-1953); K. Matsubara (Nhật) với cuốn "Hình thái và bảng tra cứu các loài cá" và rất nhiều nhà ngư loại khác của Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa khác đã góp phần thúc đẩy nền ngư loại học phát triển. (Ngô Sỹ Vân, 1997, Luận văn thạc sỹ. Điều tra nghiên cứu hiện trạng khu hệ cá hồ chứa Thác Bà – Yên Bái) Ngày nay với các nhà ngư loại học như Pravdin, Chu Xinluo, Walter Rainboth, Mai Đình Yên đã đi sâu vào nghiên cứu chi tiết hơn và đã phân chia các vùng nghiên cứu, các khu hệ và phân bố địa lý. Điều đó chứng tỏ ngư loại học thế giới đã và đang phát triển vượt bậc cả về số lượng và chất lượng 2.1.2. Lịch sử nghiên cứu ngư loại của Việt Nam Cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật thì việc nghiên cứu về ngư loại Việt Nam cũng không ngừng phát triển. Ngư loại học nước ta bắt đầu phát triển từ khá lâu vào nửa cuối thế kỷ XVIII cùng với sự hợp tác của các nhà khoa học phương tây nên công tác nghiên cứu về hình thái, phân loại và khu hệ cá nước ta cũng phát triển vượt bậc và chia thành ba thời kỳ. Vào thời kỳ trước những năm 1881 ngư loại học hầu như chưa phát triển chủ yếu là những hiểu biết lẻ tẻ về đời sống các loài cá, nghề nuôi, nghề khai thác cá cũng như nghành chế biến được ghi trong cuốn sử học và kinh tế học thời phong kiến. Phải đến năm 1881 thì việc nghiên cứu ngư loại mới được coi là bắt đầu và công trình đầu tiên là của H.E. Sauvage công bố năm 1881 (Theo Bộ Thuỷ sản, 1996. Nguồn lợi thuỷ sản Việt Nam) trong tác phẩm “Nghiên cứu về khu hệ cá Á châu và mô tả một số loài mới ở Đông Dương". Năm 1883, G.Tiran đã công bố thành phần loài, mô tả 7 loài trong đó có 5 5 loài mới. Những năm tiếp theo có nhiều công bố về thành phần loài ở các thuỷ vực khác nhau hoặc mô tả loài mới của nhiều tác giả như: H.E.Sauvage thu thập 10 loài cá ở Hà Nội trong đó có 7 loài mới (1884); L.Vallant thu thập 6 loài và mô tả 4 loài ở Lai Châu (1891); J.Pellegrin trong các phẩm: Cá nước ngọt Đông Dương, các loài cá thu thập ở Bắc Bộ (1906, 1907, 1928, 1932 ) Trong đó quan trọng nhất là kết quả phân tích mẫu thu thập ở Hà Nội của đoàn thường trực khoa học Đông Dương gồm 92 loài, trong đó mô tả 2 loài mới (1907) và 33 loài mới (1934); P. Chevey (1930, 1935, 1936, 1937) trong đó P. Chevey thông báo bắt được cá chình Nhật ở sông Hồng. Đặc biệt năm 1937, một công trình tổng hợp về cá nước ngọt miền Bắc Việt Nam của P.Chevey và J.Lemasson “Góp phần nghiên cứu cá nước ngọt miền Bắc Việt Nam” được công bố. Công trình này giới thiệu 98 loài cá thuộc 17 họ, đây là công trình tổng hợp đầy đủ nhất lúc bấy giờ. Nhìn chung giai đoạn 1881 đến 1954 nghiên cứu ngư loại học cũng khá phát triển nhưng chủ yếu là do người nước ngoài (chưa có cán bộ Việt Nam), họ đã nghiên cứu khá nhiều về hình thái phân loại, khu hệ cá của cả nước nhưng chỉ mới dừng lại ở mức độ mô tả, thống kê thành phần loài, còn việc đi sâu vào nghiên cứu về nguồn lợi thì thời kỳ này chưa được thực hiện, tất cả các tài liệu gốc và các mẫu chuẩn phần lớn đang được lưu trữ tại bảo tàng lịch sử tự nhiên Paris (Pháp). Tuy chưa nhiều và đầy đủ song đó cũng là nền tảng giúp cho các nhà ngư loại học Việt Nam nghiên cứu tiếp trong thời gian tiếp theo. Vào những năm 1945-1954, đất nước bị chiến tranh nên công tác nghiên cứu tạm ngừng, phải đến khi hoà bình được lập lại, miền Bắc hoàn toàn giải phóng, công tác nghiên cứu mới được tiếp tục và vẫn là các nhà khoa học Việt Nam tiến hành. 6 Đến thời kỳ kháng chiến chống Mỹ (1954 - 1975) hai miền Nam Bắc tạm thời bị chia cắt, nghiên cứu được tiến hành rộng rãi nhưng cũng có nhiều hạn chế do chiến tranh. Các công tác nghiên cứu hầu như do các Trạm, Trại thực hiện ở các loại hình, vực nước khác nhau như sông, suối, hồ chứa, hồ tự nhiên, đầm, ao và ruộng. Các công trình và tác giả tiêu biểu thời kỳ này ở miền Bắc có Đào Văn Tiến và Mai Đình Yên (1959): Dẫn liệu sơ bộ nguồn lợi ngòi Thia. Đào Văn Tiến, Đặng Ngọc Thanh, Mai Đình Yên (1961): Sơ bộ điều tra thành phần nguồn gốc và phân bố của chủng quần cá sông Hồng. Nguyễn Văn Hảo (1964): Dẫn liệu nguồn lợi cá hồ Ba Bể. Ở miền Nam Việt Nam cũng có một số công trình do các nhà khoa học người Việt Nam và người nước ngoài thực hiện như Trần Ngọc Lợi và Nguyễn Cháu (1964), Nguyễn Viết Trương, Trần Tuý Hoa, Kawamoto (1972), Fourmanvir (1964), M.Yamarmura (1966), Y.Taki (1975) Nhìn chung, giai đoạn này cũng khá phát triển nhưng vẫn chưa mạnh mẽ, do thời kỳ này khoa học kỹ thuật còn non trẻ ảnh hưởng phần nào trong việc định loại. Tiếp đến vào giai đoạn từ 1975 đến nay thì các nhà ngư loại học Việt Nam đã kết hợp với các nhà nghiên cứu nước ngoài trong công tác điều tra để có thể lấp dần những thiếu sót mà trước đây chưa đề cập tới. Đặc biệt thời kỳ này có một số công trình đã tổng hợp các kết quả nghiên cứu trước đây như: Định loại cá nước ngọt miền Bắc Việt Nam của Mai Đình Yên (1978) đã lập danh mục, mô tả chi tiết, lập khoá định loại, đặc điểm phân bố và ý nghĩa kinh tế của 201 loài; Định loại cá nước ngọt Nam Bộ của Mai Đình Yên, Nguyễn Văn Thiện, Lê Hoàng Yến, Hứa Bạch Loan và Nguyễn Văn Trọng (1992) đã phân loại và mô tả 255 loài và Định loại cá nước ngọt vùng Đồng bằng sông Cửu Long của Trương Thủ Khoa và Trần Thị Hương (1993) gồm 173 loài. Một công trình có tính chất tổng kết các kết quả nghiên cứu cá từ 7 trước tới nay là nguồn lợi thủy sản Việt Nam của Bộ Thủy Sản (1996). Đây là công trình được nhiều nhà khoa học trong và ngoài ngành tham gia. Riêng khu hệ cá nước ngọt gồm 544 loài, 228 giống, 57 họ và 18 bộ khác nhau. Bộ cá chép (Cyprinifomes) gồm 4 họ, 100 giống, 327 loài và phân loài (chiếm 50,7%) trong đó họ cá chép (Cyprinidae) có tới 228 loài và phân loài (chiếm 41,9%) và có nhiều loài có giá trị kinh tế cao. Bộ cá Nheo (Silurifmes) có 10 họ, 31 giống, 88 loài và phân loài (chiếm 16,2%), đáng lưu ý là các họ cá Lăng (Bagridae), họ cá Tra (Pangasiidae) cà họ cá Nheo (Siluridae), đây là họ có nhiều loài cá kinh tế cao. Bộ cá Vược (Percifomes) có 17 họ, 44 giống, 70 loài và phân loài (chiếm 12,9%). Các loài cá kinh tế bao gồm 97 loài trong đó Bắc bộ 52 loài, Bắc Trung bộ 28 loài, Nam trung bộ 20 loài và Nam bộ 44 loài. Về đặc trưng phân bố đã nêu lên sự phân bố ở các vùng Bắc bộ 226 loài, Bắc Trung bộ 145 loài, Nam trung bộ 120 loài và Nam bộ 306 loài. Phân bố theo sinh thái: Nước chảy, nước sông, nước ngầm và tính chất địa động vật của cá nước ngọt cả nước. Về đặc điểm sinh học cá kinh tế đã trình bày 54 loài chủ yếu phân bố, đặc điểm sinh trưởng, dinh dưỡng, sinh sản và ý nghĩa kinh tế. Nhìn chung công tác nghiên cứu về cá ở nước ta trong những năm qua đã đạt được nhiều thành tựu to lớn, thúc đẩy nghề thuỷ sản nước nhà phát triển ngang tầm với những nước phát triển, góp phần không nhỏ đưa nền kinh tế đất nước phát triển nhanh và mạnh nhưng bên cạnh đó không thể không có những tồn tại cần được quan tâm để từ đó có những biện pháp khôi phục và bảo vệ tính đa dạng sinh học, đồng thời cũng cần nghiên cứu sâu hơn nữa để bổ sung, tu chỉnh lại danh pháp và thống nhất hệ thống phân loại cho phù hợp với hệ thống phân loại của thế giới. 8 2.1.3. Lịch sử nghiên cứu Ngư loại ở hồ chứa Thác Bà – Yên Bái Từ khi hồ được khởi công xây dựng năm 1962 đến nay, để đánh giá tiềm năng và khai thác nguồn tài nguyên của hồ, nhiều nhà khoa học đã đầu tư nghiên cứu và có nhiều công trình khoa học ra đời. Trong đó, ngành thuỷ sản đã có những tác giả với những công trình sau. Nguyễn Văn Hảo, 1962 – 1964, ngư loại học hồ Thác Bà và sông chảy, Tài liệu lưu trữ ở Viện nghiên cứu NTTS I (TLLT ở Viện NCNTTS I); Tác giả đã điều tra, nghiên cứu được 57 loài và nêu một số loài đặc hữu. Nguyễn Quốc Ân, 1972. Báo cáo sơ bộ kết quả điều tra khu hệ cá và đặc điểm sinh học cá hồ chứa Thác Bà 1971–1972, (TLLT ở Viện NCNTTS I). Tạ Quang Minh, 1976. Đặc điểm sinh học cá Mè hoa ở hồ chứa Thác Bà 1971 – 1975, (TLLT ở Viện NCNTTS I). Nguyễn Hữu Tường, 1975. Đặc điểm thuỷ lý, hóa thuỷ sinh và ngư loại học hồ chứa Thác Bà 1971 – 1975. Đây là công trình nghiên cứu tổng kết toàn bộ kết quả điều tra nghiên cứu liên tục 5 năm (1971 – 1975) của các cán bộ phòng điều tra nghiên cứu nguồn lợi và môi trường, Viện NCNTTS I; Tác giả cho biết đặc tính thuỷ lý, thuỷ hoá và thông kê được 79 loài cá sống trong khu hệ. Nguyễn Văn Hảo, Phạm Xuân Am và Nguyễn Hữu Nghi, 1993. Báo cáo tổng kết đề tài: Điều tra hiện trạng nghề cá hồ chứa, (TLLT ở viện NCNTTS I). Các tác giả đánh giá cơ bản về năng suất, sản lượng và biến động của nguồn lợi. Ngô Sỹ Vân, 1997, Luận văn thạc sỹ. Điều tra nghiên cứu hiện trạng khu hệ cá hồ chứa Thác Bà – Yên Bái. Tác giả cho biết đặc tính thuỷ lý, thuỷ hoá và thống kê được 76 loài. Trong tổng số 76 loài cá thu được thì bộ cá Chép chiếm số lượng nhiều nhất, với 50 loài chiếm 65,79%. Bộ cá Vược 13 9 loài chiếm 17,10%. Bộ cá Nheo chiếm 13,16%. Còn các bộ khác: Cá Hồi, cá Sóc và cá Mang liền chiếm 3,95% tổng số cá trong khu hệ. Kết quả điều tra của tác giả đã bổ sung cho danh sách cá Thác Bà 11 loài, trong đó: 7 loài cá nuôi mới di nhập, 1 loài cá mới của khu hệ cá hồ chứa Thác Bà là cá Mi Barbodes namlenensis (Hảo & Hoa, 1962), 2 loài là loài mới: Cá Sỉnh Trắng Varicorhinus (Onychostoma) yeni nsp (Dực & Vân, 1998), cá Sỉnh đỏ Varicorhinus (O.) thacbaensis nsp (Hảo & Vân, 1998) và 1 loài có thể là mới: Cá Chạch sông Mastacembelus sp. Và đồng thời chỉ ra 3 loài đặc hữu (chỉ sống) ở vùng hồ Thác Bà. Đồng thời có nhiều loài quý hiếm như. Cá Lăng, cá Chiên, cá Dầm Xanh, cá Anh vũ, cá Hoả, Lươn Tóm lại, các công trình nghiên cứu về hồ chứa Thác Bà và Sông chảy có từ lâu và đã nêu ra: Hồ có tiềm năng lớn, có đủ điều kiện để nuôi và khai thác thuỷ sản. Song, những năm gần đây hồ hầu như không được đầu tư nghiên cứu. Vì vậy việc nghiên cứu hiện trạng hồ là việc làm hết sức quan trọng, cấp bách để khôi phục tiềm năng sẵn có, khai thác và sử dụng hồ một cách hợp lý đem lại hiệu quả hơn. 2.2. Vị trí địa lý - điều kiện tự nhiên của hồ Thác Bà 2.2.1. Vị trí địa lý Hồ Thác Bà được khởi công xây dựng năm 1962 và hoàn thành năm 1971 trên hệ sinh thái sông Chảy và vùng đồi núi, đồng bằng hai huyện Lục Yên và Yên Bình. Hồ ở vị trí phía Đông Bắc của tỉnh Yên Bái có tọa độ địa lý từ 21 0 40 ′ đến 22 0 17 ′ Vĩ độ Bắc và 104 0 33 ′ đến 105 0 06 ′ Kinh độ Đông. Phía Bắc hồ giáp tỉnh Lao Cai, phía Đông giáp tỉnh Tuyên Quang, phía Nam giáp tỉnh Phú Thọ, phía Tây giáp thị xã Yên Bái, Huyện Trấn yên và Văn Yên tỉnh Yên Bái. Hồ dài 80km, trung bình hồ rộng 8km, nơi rộng nhất là 10km. Độ sâu trung bình của hồ là 15m, chỗ sâu nhất 40m. Ven bờ của hồ khúc khuỷu và có 10 [...]... phần loài cá ở khu hệ cá hồ chứa Thác Bà 4.1.1 Danh sách thành phần loài của khu hệ cá hồ chứa thác bà Qua việc phân tích mẫu vật cá thu được và so sánh với các mẫu có sẵn trong phòng bảo tàng Viện NCNT I, đồng thời đối chiếu với danh mục các loài cá của các tác giả trước nghiên cứu ở hồ chứa Thác Bà thì thành phần loài cá biết được ở hồ chứa Thác Bà cho tới nay gồm: 99 loài và phân loài thuộc 72 giống... 100 Các giống n % 31 64,59 7 14,59 1 2,08 6 12,5 2 4,16 1 2,08 48 100 Các loài n % 35 61,40 9 15,8 1 1,75 9 15,8 2 3,5 1 1,75 57 100 Biểu đồ 4.2: Tỷ lệ thành phần các loài cá hiện nay ở hồ Thác Bà 4.1.2.3 Biến động về thành phần loài cá ở hồ Thác Bà Sự biến động thành phần loài qua các năm Theo kết quả nghiên cứu của chúng tôi và thu thập các kết quả đã nghiên cứu trước đây của một số tác giả về khu. .. Sự biến động của thành phần loài Sau khi thu và xác định hiện trạng thành phần loài cá, so sánh với các nghiên cứu trước, các số liệu của trung tâm thuỷ sản Yên Bái để biết sự biến động thành phần của các loài cá trong hồ 3.2.2.5 Xử lý số liệu Các số liệu về chỉ tiêu hình thái dược xử lý qua thống kê mô tả trên phần mềm EXEL 18 PHẦN IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1 Hiện trạng thành phần loài cá. .. khu hệ cá Thác Bà, thành phần loài cá ở hồ biến động như sau: 27 Theo nghiên cứu của Nguyễn Văn Hảo, 1964 trong hồ có 57 loài, chiếm 57,58 % tổng số loài có ở hồ Thác Bà từ trước tới nay Theo nghiên cứu của Nguyễn Hữu Tường, 1975 trong hồ có 79 loài, chiếm 79,80 % tổng số loài có ở hồ Thác Bà từ trước tới nay Năm 1998, theo Ngô Sỹ Vân, trong hồ có 76 loài, chiếm 76,77 % Còn theo kết quả phân tích của. .. cá Chép có số lượng nhiều nhất với 66 loài chiếm 66,66% Bộ cá Vược có 16 loài chiếm 16,16% Bộ cá Nheo có 11 loài chiếm 11,11% Còn các bộ khác: Cá Nhái, cá Ốt me chiếm 1.01% Bộ cá Mang liền chiếm 4,04% trong tổng số loài, thể hiện qua bảng số liệu 4.2 hoặc biểu đồ 4.1 Bảng 4.2: Tỷ lệ thành phần các họ, giống và các loài cá ở vùng hồ Thác Bà TT 1 2 3 4 5 Tên Việt Bộ cá Chép Bộ cá Nheo Bộ cá Nhái Bộ cá. .. phần loài cá ở hồ Thác Bà hiện nay Hiện nay thành phần loài chúng tôi thu được gồm có 57 loài chiếm tổng số 57,58 % so với tổng số loài được biết từ trước tới nay ở Thác Bà Trong tổng số 57 loài chúng tôi thu được thì bộ cá chép vẫn là bộ có số lượng nhiều nhất 35 loài chiếm 61,40 % Bộ cá Vược 9 loài chiếm 15,8 % Bộ cá Nheo 9 loài chiếm 15,8 % Bộ Mang liền có 2 loài chiếm 3,5 % còn các bộ khác như cá. .. 4.2 Ý NGHĨA KINH TẾ CỦA KHU HỆ CÁ HỒ THÁC BÀ Hồ Thác Bà với diện tích mặt nước lên tới 19.500 ha và 1330 hòn đảo lớn nhỏ với diện tích là 4350 ha, là một trong những hồ chứa lớn nhất nước ta Do vậy đa dạng sinh học trong vùng hồ có ý nghĩa rất quan trọng, đặc biệt là khu hệ cá Những ý nghĩa đó được thể hiện ở những mặt sau 32 4.2.1 Ý nghĩa khoa học Hồ Thác Bà với số lượng thành phần loài khá phong phú,... Tìm hiểu điều kiện tự nhiên – kinh tế xã hội của hồ Qua số liệu của các cơ quan chuyên nghành và tài liệu nghiên cứu của một số nhà nghiên cứu trước đó Tìm hiểu trực tiếp qua những lần đi khảo sát và thu mẫu 3.2.2 Nghiên cứu thành phần các loài cá ở hồ chứa Thác Bà 3.2.2.1 Thu thập tài liệu Trong quá trình tiến hành đề tài, để phục vụ cho công tác nghiên cứu tôi tìm hiểu: - Sách báo có liên quan, các... dùng trong y học Trong danh mục các loài cá thu được ở lưu vực hồ Thác Bà có tới 26 loài cá kinh tế, chiếm 26,26% tổng số loài ở hồ Thác Bà Trong đó chủ yếu là cá tự nhiên Bảng 4.7: Danh sách các loài cá kinh tế hiện có ở vùng hồ Thác Bà TT 1 Tên Việt Nam Chày mắt đỏ Tên khoa học Squaliobarbus curriculus (Richardson), 1846 2 Cá Chày tràng Ochetobius elongatus (Kner, 1867) 3 Cá Mương Hemiculter leucisculus... Hemibarbus macracanthus Lo, Yao & Chen, 1977 Hemibarbus medius Yue, 1995 Parasprinibarbus macracanthus (Pelleg & Chev., Cá Mi (rai) Cá Chát trắng Cá Chát sọc Cá Hân Cá Sỉnh Cá Sỉnh gai Cá Sỉnh đỏ Thác Bà Cá Đát đỏ Cá Anh vũ Cá Hoả Cá Mị Cá Rầm xanh Cá Măn Cá Sứt môi Cá Lợ Cá Chạch suối Cá Chạch đá sọc 1936) Neolissochilus benasi (Pellegrin & Chevey, 1936) Acrossochilus krempfi (Pellegrin & Chevey, 1936) . LUẬN 4.1. Hiện trạng thành phần loài cá ở khu hệ cá hồ chứa Thác Bà 4.1.1. Danh sách thành phần loài của khu hệ cá hồ chứa thác bà Qua việc phân tích mẫu vật cá thu được và so sánh với các mẫu có sẵn. vững nghề cá hồ chứa, khai thác tiềm năng hồ một cách hợp lý và có hiệu quả. Trước tình hình đó tôi tiến hành đề tài: Tìm hiểu biến động thành phần loài cá của khu hệ cá hồ chứa Thác Bà . *. đối chiếu với danh mục các loài cá của các tác giả trước nghiên cứu ở hồ chứa Thác Bà thì thành phần loài cá biết được ở hồ chứa Thác Bà cho tới nay gồm: 99 loài và phân loài thuộc 72 giống nằm