Nghĩa thực tiễn

Một phần của tài liệu tìm hiểu biến động thành phần loài cá của khu hệ cá hồ chứa thác bà (Trang 33 - 35)

Các loài cá kinh tế

Cá kinh tế theo quan điểm truyền thống là những loài cá có sản lượng cao và có chất lượng tốt được nhiều người ưa chuộng, khai thác nhằm mục đích phục vụ nhu cầu của con người như làm thực phẩm, làm cảnh và dùng trong y học. Trong danh mục các loài cá thu được ở lưu vực hồ Thác Bà có tới 26 loài cá kinh tế, chiếm 26,26% tổng số loài ở hồ Thác Bà. Trong đó chủ yếu là cá tự nhiên.

Bảng 4.7: Danh sách các loài cá kinh tế hiện có ở vùng hồ Thác Bà TT Tên Việt Nam Tên khoa học

1 Chày mắt đỏ Squaliobarbus curriculus (Richardson), 1846

2 Cá Chày tràng Ochetobius elongatus (Kner, 1867)

3 Cá Mương Hemiculter leucisculus (Basilewsky), 1853

4 Cà Vền Megalobrama terminalis (Richardson, 1845)

5 Cá Vền dài Megalobrama skolkovii Dybowsky, 1832

6 Cá Thiểu Ancherythroculter erythropterus Basil.

TT Tên Việt Nam Tên khoa học 8 Cá Mè trằng Việt

Nam

Hypophthalmichthys harmandi Sauvage, 1884

9 Cá Mè trắng Trung Quốc

Hypophthalmichthys molitrix (C. & V., 1844)

10 Cá Mè hoa Aristichthys nobilis (Richardson, 1844)

11 Cá Rô hu Labeo rohita (Hamilton, 1822)

12 Cá Chép Cyprinus carpio Linnaeus, 1758.

13 Cá Nhưng Carassioides cantonensis (Heinke, 1892)

14 Cá Diếc Carassius auratus (Linnaeus, 1758)

15 Cá Ngạnh Cranoglanis henrici (Vaillant, 1893)

16 Cá Nheo Silurus asotus Linnaeus, 1758

17 Cá Trê đen Clarias fuscus (Lacepede, 1803)

18 Lươn Monopterus albus (Zuiew, 1793)

19 Cá Chạch sông Mastacembelus armatus (LacÐpÌde, 1800)

20 Cá Rô phi Oreochromis niloticus (Linnaeus, 1758)

21 Cá Bống đen nhỏ Eleotris oxycephala Tem. & Sche., 1846 22 Cá Bống đen lớn Eleotris melanosoma Bleeker

23 Cá Chuối Channa maculata (LacÐpÌde, 1802)

24 Cá Quả Channa striata (Bloch, 1793)

25 Cá Dầu sông Toxabramis houdmeri Pellegrin, 1932

26 Cá Ngần (Cá Tiểu bạc)

Neosalanx taihuaensis Chen, 1956

Cung cấp thực phẩm

Sản lượng cá của hồ: Kể từ khi hồ thành lập đến nay, hồ đã cung cấp cho nhân dân địa phương số lượng rất lớn về nguồn lợi thuỷ sản. Riêng về cá, theo thống kê của trung tâm thuỷ sản Yên Bái. Sản lượng cá thu được trong những năm qua hơn 10 ngàn tấn, cụ thể như sau.

Từ năm 1971 - 1978 Quốc doanh thuỷ sản Thác Bà nay là trung tâm thuỷ sản Yên Bái nhận nhiệm vụ khai thác và bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản ở hồ. Trong những năm đó trung tâm đã nuôi thả được gần 34,4 triệu con giống xuống hồ và

khai thác được 2.050 tấn cá, trung bình 300 tấn/ 1năm, không tính sản lượng do nhân dân khai thác khác.

Từ năm 1979 – 1991. Huyện Yên Bình quản lý khai thác cá trong hồ bằng cách bán vé cho nhân dân. Tính từ năm 1979 – 1991, trung tâm đã thả bổ xung 16,3 triệu con giống và khai thác được 2.552 tấn cá, trung bình 216 tấn/ 1 năm. Không tính sản lượng do nhân dân khai thác khác.

Từ năm 1991 – 1998. Trung tâm thuỷ sản Yên Bái không sản xuất cá giống, không thả cá giống ra hồ và không khai thác cá nữa mà chuyển sang làm nhiệm vụ khác. Theo thống kê trong những năm nay, tổng sản lượng do nhân dân khai thác trong 2 huyện Yên Bình và Lục Yên là 3.841 tấn, trung bình 544 tấn/ 1 năm.

Đặc biệt từ năm 1998 đến nay, trung tâm thuỷ sản Yên Bái không quản lý sát sao tình hình khai thác cá của người dân địa phương, không nghiêm cấm hay sử lý những trường hợp khai thác bằng chất nổ, bằng xung điện nên sản lượng qua các năm sau giảm đi rất nhiều so với năm trước và số lượng các loài thu được cũng ít đi.

Giá trị thực phẩm của khu hệ cá. Qua sản lượng cá đánh bắt được đã cho thấy khả năng cung cấp Protein cho nhân dân là rất lớn, phần nào thúc đẩy đời sống của nhân dân vùng hồ. Ngoài giá trị thực phẩm cung cấp cho con người, nguồn lợi của cá còn là thức ăn cho gia súc, gia cầm khác, thúc đẩy nền kinh tế gia đình phát triển.

Một phần của tài liệu tìm hiểu biến động thành phần loài cá của khu hệ cá hồ chứa thác bà (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(79 trang)
w