1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

ĐỀ TÀI: Báo cáo tổng hợp về trung tâm chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn

50 509 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 50
Dung lượng 207,5 KB

Nội dung

A. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ QUACERT. I. VIỆC THÀNH LẬP VÀ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TRUNG TÂM. 1) Sù ra đời của Quacert. Trung tâm chứng nhận Phù hợp Tiêu chuẩn (tên viết tắt tiếng Anh là Quacert ) là tổ chức chứng nhận trực thuộc Tổng Cục Tiêu Chuẩn-Đo Lường-Chất Lượng. Trung tâm được thành lập ngày 1/6/1999 theo quyết định số 1003/ QĐ-BKHCNMT của Bộ trưởng Bộ Khoa học Công Nghệ và Môi Trường, căn cứ theo Nghị định số 15/CP ngày 2/3/92 về nhiệm vụ ,quyền hạn và trách nhiệm quản lý nhà nước của Bộ, cơ quan ngang Bộ, Nghị định số 22/CP ngày 22/5/93 của Chính Phủ về nhiệm vụ , quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ KH CN & MT, Nghị định số 35/HĐBT ngày 28/1/92 của HĐBT (nay là Chính Phủ ) về công tác quản lý khoa học và công nghệ, và theo đề nghị của các ông Tổng cục trưởng Tổng cục TC_ĐL_CL và Vụ trưởng Vụ Tổ chức và Cán bộ khoa học. Quacert là tổ chức chứng nhận duy nhất của Việt Nam, có chức năng tổ chức các hoạt động chứng nhận Phù hợp tiêu chuẩn bao gồm chứng nhận tự nguyện đối với sản phẩm, chứng nhận hệ thống QLMT (ISO 14.000 ), chứng nhận hệ thống phân tích, xác định và kiểm soát các điểm nguy hại trọng yếu (HACCP), các hệ thống QLCL (ISO 9000 ) và các tiêu chuẩn khác theo các tiêu chuẩn quốc gia, quốc tế hoặc các quy định khác nhằm phục vụ công tác quản lý nhà nước, thúc đẩy công tác chất lượng và môi trường của các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế-xã hội, góp phần vào sự phát triển chung của nền kinh tế nước ta(trích QĐ1003).Ngoài ra, trung tâm còn có chức năng và nhiệm vụ như phát triển mạng lưới 1 chuyên gia đánh giá, thông tin, đào tạo về chất lượng, QLCL, QLMT. Từ năm 2001, Quacert tiến hành chứng nhận và cấp dấu chất lượng sản phẩm/ hàng hoá. Bên cạnh đó, trung tâm có các nhiệm vụ và quyền hạn sau: ~ Tham gia nghiên cứu, xây dựng phương hướng, chính sách, mục tiêu kế hoạch, biện pháp và các văn bản pháp quy về hoạt động chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn tại Việt Nam. ~ Tham gia nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng, đảm bảo chất lượng và QLCL toàn diện nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ cho các doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế-xã hội. ~Tiếp nhận hồ sơ, xử lý, đánh giá và kiến nghị chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn cho các tổ chức và cá nhân theo tiêu chuẩn quốc gia, quốc tế hoặc các quy định khác. ~ Tham gia các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ, thông tintuyên truyền về chất lượng và chứng nhận chất lượng. ~ Tham gia các hoạt động hợp tác quốc tế song phương và đa phương theo thẩm quyền trong các lĩnh vực có liên quan. ~ Ký kết và thực hiện các hợp đồng dịch vụ khoa học và công nghệ có liên quan đến nhiệm vụ của trung tâm. Trung tâm là đơn vị sự nghiệp hoạt động theo cơ chế của Chính Phủ, có tư cách pháp nhân, tự chịu trách nhiệm về các hoạt động của mình trước pháp luật, tự đảm bảo nguồn kinh phí hoạt động, có tài khoản tại ngân hàng, kho bạc nhà nước và được sử dụng con dấu riêng để giao dịch . Hoạt động của trung tâm tuân theo các điều khoản của Điều lệ về tổ chức hoạt động của Quacert ,được ban kèm QĐ 1003, đồng thời chịu sự quản lý của Tổng cục TC-ĐL-CL và của các cơ quan nhà nước về những lĩnh vực có liên quan. 2 2 ) Sự phát triển của trung tâm. Quacert đã được tổ chức JAN-ANJ của Óc và Newdiland công nhận là phù hợp tiêu chuẩn cho các lĩnh vực chứng nhận của Quacert(kể từ ngày28/11/2001), đây là bằng chứng cho việc thừa nhận quốc tế đối với các kết quả chứng nhận của Quacert. Chính vì vậy, các hệ thống QLCL và chất lượng sản phẩm/hàng hoá của các tổ chức trong nước mà đã được Quacert chứng nhận Phù hợp tiêu chuẩn cũng sẽ được thừa nhận trên phạm vi quốc tế. Đặc biệt là các tổ chức chứng nhận sản phẩm/hàng hoá sẽ được quyền sử dụng dấu chất lượng của Quacert (trong các tiêu đề quảng cáo, chứng từ và các tài liệu tiếp thị liên quan đến các sản phẩm và dịch vụ đã được chỉ rõ trong phạm vi chứng nhận ) bên cạnh dấu hiệu của tổ chức JAS-ANZ. Bên cạnh đó, Dấu hiệu chứng nhận của Quacert cũng đã được Cục Sở hữu Công nghiệp cấp giấy chứng nhận bảo hộ. Các sản phẩm dịch vụ của trung tâm đã được mở rộng, từ những dịch vụ như chứng nhận sản phẩm, chứng nhận hệ thống chất lượng(ISO 9000/ISO 14000), chứng nhận HACCP công nhận phòng thử nghiệm (năm 1999), đến nay, trung tâm có thêm dịch vụ chứng nhận GMP, QS 9000 , cấp dấu chất lượng cho sản phẩm/hàng hoá phù hợp tiêu chuẩn, mở rộng thêm nhiều lĩnh vực chứng nhận hệ thống( mà đã được RvA công nhận vào năm 2000) như sản xuất vật liệu xây dựng; máy móc và hoá chất, hay các lĩnh vực: sản phẩm thực phẩm, đồ uống và thuốc lá; kim loại và sản phẩm từ kim loại; máy và thiết bị; thiết bị điện và thiết bị quang học (đã được JAS-ANZ công nhận vào năm 2001) Mạng lưới chuyên gia đã tăng lên do những nỗ lực của Quacert trong việc tổ chức các khoá đào tạo, đánh giá và đăng ký. Tính đến tháng 7/2002, số lượng CGĐG của Quacert là 3 59 người, số chuyên gia kỹ thuật là 51 người; số CGĐG của các tổ chức chứng nhận khác là 77 người, chuyên gia kỹ thuật là 44 người. Trung tâm có trụ sở chính đặt tại thành phố Hà Nội. Ngày 22/7/ 2002 vừa qua,Tổng cục trưởng Tổng cục TC-ĐL-CL đã ra quyết định cho phép trung tâm thành lập cơ sở 2, đặt văn phòng đại diện tại thành phố Hồ Chí Minh và lấy tên là Quacert.HCM. II. CƠ CẤU TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG CỦA TRUNG TÂM./ Trung tâm được tổ chức và hoạt động theo chế độ thủ trưởng. Cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ và phương thức hoạt động của các đơn vị trong trung tâm được xác định căn cứ theo quyết định số 1003/QĐ-BKHCNMT ngay 1/6/99, căn cứ vào điều lệ hoạt động của trung tâm (chương III), căn cứ các yêu cầu về tổ chức và nhân sự trong các hướng dẫn của ISO/IEC đối với tổ chức thực hiện công tác chứng nhận và theo đề nghị của phụ trách Tổ chức nhân sự. 4 Cục Trởng của STAMEQ Ban TCCB Ban KH-HT S T CHC. (trang bờn) S C CU T CHC CA QUACERT Bỏo cỏo Ti chớnh 1 2 3 4 _STAMEQ : Tng cc Tiờu Chun-o Lng-Cht Lng. _Phũng (1) cú : Cỏn b d ỏn ; on CGG ; Cỏc CGG trng ; CGKT ; cỏc nh chuyờn mụn v lut. _Phũng (3) cú : Cỏc ban k thut. C cu, chc nng, nhim v, quyn hn c th nh sau : *Hi ng Chng nhn : l i din cho c quan qun lý v cht lng, B, Nghnh v doanh nghip nhm giỳp Tng cc t vn, nh hng v chớnh sỏch v mc tiờu chin lc cho Quacert phỏt trin cỏc hot ng chng nhn trong mi 5 Hội đồng chứng nhận Giám đốc T.T Quacert Phòng Nghiệp Vụ Chứng Nhận Phòng Hành Chính Tổng Hợp Phòng Kỹ Thuật Phòng Tài Vụ Ban xử lý khiếu nại Đại diện CL lĩnh vực, nghành nghề cũng như đảm bảo tính vô tư, khách quan trong việc duy trì và phát triển công tác chứng nhận đối với các doanh nghiệp đã, đang và sẽ được chứng nhận.Hội đồng xem xét, đánh giá và đề xuất các kế hoạch, chương trình và biện pháp để tiên hành thúc đẩy công tác chứng nhận, giải quyết các khiếu nại liên quan đến việc từ chối, tạm đình chỉ hoặc thu hồi giấy chứng nhận của các cơ sở khi không nhất trí với ý kiến giải quyết do Ban khiếu nại của Quacert đưa ra. 1.Giám đốc T.T Quacert : là người có nhiệm vụ quản lý toàn bộ các hoạt độngvà tổ chức của Quacert, thiết lập chính sách chất lượng và đảm bảo rằng các mục tiêu chất lượng được thành lập. Giám đốc phải đảm bảo rằng các nguồn lực cần thiết có thể được sử dụng, đảm bảo rằng quyền và nhiệm vụ được xác định và được truyền đạt trong phạm vi tổ chức,phê duyệt sổ tay chất lượng, các thủ tục,việc đào tạo và các bản kê khai, đồng thời ký duyệt việc thành lập phòng chứng nhận và phòng kỹ thuật, cũng như ký duyệt những quyết định có liên quan đến sự chuẩn bị, tiến hành,đình chỉ hay huỷ bỏ việc chứng nhận. Ông cũng là người ký công nhận các quyết định từ phòng chứng nhận trong việc xem xét những yêu cầu, những kháng nghị hay những tranh chấp, ngồi ghế chủ tịch trong cuộc họp xem xét hội đồng quản trị và chuẩn bị các bản báo cáo có liên quan và có mặt trong các buổi họp của Hội đồng Chứng nhận. 2) Uỷ ban xử lý khiếu nại: gồm 3 thành viên trong đó có một trưởng ban và các uỷ viên được thành lập theo quyết định của giám đốc Quacert,làm việc theo nguyên tắc tập trung dân chủ thông qua các cuộc họp. Ban có trách nhiệm xử lý các khiếu nại được gửi đến Trung tâm chính thức bằng văn bản và 6 liên quan trực tiếp đến các quyết định chứng nhận của Quacert nh : _ Yêu cầu chứng nhận , _ Từ chối của Quacert đối với những yêu cầu đó, _ Quyết định của Quacert liên quan đến quá trình chuẩn bị đánh giá cũng như các quyết định về phía các thành viên của đoàn đánh giá v.v, _ Kết luận của đoàn đánh giá, _ Kết luận của phòng kỹ thuật trong việc xem xét lại hồ sơ đánh giá và kiến nghị việc đánh giá, _ Quyết định của Quacert trong việc chấp nhận, thu hẹp, mở rộng, đình chỉ hay huỷ bỏ việc chứng nhận. Uỷ ban khiếu nại chịu trách nhiệm trước giám đốc về những kết luận, những kết quả xử lý và các quyết định được chính xác, khách quan và công bằng.Các thành viên trong Ban sẽ được lựa chọn căn cứ vào từng trường hợp cụ thể dựa trên vấn đề cần được xử lý. Trong trường hợp khiếu nại có liên quan đến kỹ thuật chứng nhận Ban phải đảm bảo rằng có thành viên là chuyên gia đánh giá (CGĐG), có thành viên am hiểu về lĩnh vực chuyên môn cần giải quyết (người có mã SIC thích hợp). Khi cần thiết, Ban xử lý khiếu nại có thể yêu cầu các chuyên gia bên ngoài giúp đỡ những vấn đề liên quan đến kỹ thuật hay luật pháp cho thủ tục đánh giá. Các chuyên gia này được mời tới và phải được giám đốc phê duyệt. Họ cũng được yêu cầu ký một bản cam kết bảo mật như đã định.Tất cả các thành viên của Ban phải là những người độc lập, đảm bảo tính vô tư, khách quan và không có mâu thuẫn về quền lợi.Trong Ban phải có một thành viên của Hội đồng chứng nhận.Trong trường hợp bên khiếu nại không đồng ý với ý kiến giải quyết của Ban, nội dung 7 và kết quả xử lý khiếu nại của Ban sẽ được đệ trình tới Chủ tịch Hội đồng Chứng nhận để xem xét và có quyết định cuối cùng. 3) Đại diện chất lượng : là người có trách nhiệm đảm bảo rằng hệ thống QLCL của Quacert được lập ra, được thi hành, được duy trì và liên tục được phát triển sao cho kết quả của nó phù hợp với chính sách chất lượng, phù hợp với các chuẩn mực và tiêu chuẩn quốc gia cũng như quốc tế. Đồng thời, Giám đốc chất lượng phải phối hợp với trưởng phòng chứng nhận và/ hoặc trưởng phòng hành chính, cũng như với người quản lý nhân sự và đại diện công đoàn để thực hiện các nhiệm vụ có liên quan đã được giao.Chuẩn bị để báo cáo việc thực hiện hệ thống QLCL trong cuộc họp xem xét lãnh đạo, báo cáo trước giám đốc trung tâm về các công việc được giao. 4) Ban kỹ thuật :Ban có thể có 1 hoặc nhiều thành viên tham gia trong đó có trưởng ban và các uỷ viên do giám đốc ra quyết định thành lập. Trưởng ban có trách nhiệm tổ chức, điều phối các hoạt động của ban, chịu trách nhiệm trước giám đốc về tính chính xác, khách quan,công bằng của kết quả xem xét mà ban đưa ra, báo cáo trực tiếp giám đốc.Số lượng, thành phần tham gia ban kỹ thuật sẽ được quyết định tuỳ theo tính chất công việc mà ban tiến hành. Cụ thể có 4 loại ban kỹ thuật: 4.1, Ban kỹ thuật xem xét yêu cầu và chuẩn mực chứng nhận: có nhiệm vụ xem xét sự phù hợp và đề xuất việc thay đổi nội dung của yêu cầu, chuẩn mực và các diễn giải có liên quan đến các chương trình chứng nhận. Kiến nghị giám đốc phê duyệt, không phê duyệt hay kiến nghị sửa đổi nội dung các vấn đề được xem xét. Ban có 5 thành viên (thành viên trong ban theo quy định phải là số lẻ và không Ýt hơn 5 người).Trưởng ban và các uỷ viên là các chuyên gia am hiểu về hệ thống, kỹ 8 thuật hoặc pháp lý, đại diện cho các đơn vị liên quan đến các giai đoạn khác nhau trong quá trình chứng nhận. Ban làm việc theo nguyên tắc hội đồng, mọi thành viên có trách nhiệm đưa ra ý kiến để thống nhất và kiến nghị giám đốc quyết định khi có trên 50% số thành viên của ban chấp thuận. 4.2, Ban kỹ thuật chứng nhận : có nhiệm vụ thẩm xét kết quả đánh giá của đoàn chuyên gia đánh giá, yêu cầu trưởng đoàn bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ đánh giá, theo dõi và kiến nghị hành động khắc phục cho đoàn chuyên gia nếu cần. Kiến nghị với giám đốc về việc cấp hoặc không cấp chứng nhận, duy trì, mở rộng, thu hẹp, đình chỉ hay huỷ bỏ chứng nhận căn cứ vào kết quả thẩm xét hồ sơ đánh giá.Ban có 3 thành vỉên gồm trưởng ban và các uỷ viên, thành viên trong ban có 2 người là chuyên gia đánh giá, có người am hiểu về lĩnh vực được chứng nhận và các yêu cầu về luật định. Trưởng ban và các uỷ viên không tham gia đánh giá đối với cơ sở, xem xét độc lập với đoàn chuyên gia đánh giá. Riêng việc xem xét hồ sơ đánh giá giám sát nhằm duy trì chứng nhận được tiến hành bởi một chuyên gia đánh giá am hiểu thủ tục chứng nhận. Trong trường hợp đặc biệt, người đó có thể lấy thêm ý kiến của các chuyên gia khác để thẩm xét và kiến nghị duy trì chứng nhận. Ban làm việc theo nguyên tắc tập chung dân chủ, mọi thành viên có trách nhiệm đưa ra ý kiến thảo luận. Trưởng ban tập hợp các ý kiến đó và đưa ra kiến nghị tới giám đốc về việc phê duyệt hay không phê duyệt chứng nhận, duy trì, mở rộng hoặc thu hẹp, đình chỉ hay huỷ bỏ chứng nhận. Khi không chấp thuận quyết định của trưởng ban, uỷ viên có quyền báo cáo trực tiếp với giám đốc. Trường hợp không có sự thống nhất giữa ban và đoàn 9 đánh giá, hai bên cần có sự phối hợp với trưởng phòng nghiệp vụ-chứng nhận và/hoặc đại diện lãnh đạo để giải quyết. 4.3, Ban kỹ thuật đăng ký chuyên gia : có nhiệm vụ xem xét hồ sơ đăng ký chuyên gia, phân bổ phạm vi đăng ký và kiến nghị giám đốc phê duyệt.Đề xuất việc thay đổi chuẩn mực đăng ký, kiến nghị giám đốc về việc bổ sung phạm vi đăng ký, chấp nhận hay từ chối đăng ký CGĐG, chuyên gia kỹ thuật hoặc chuyên gia pháp lý. Ban có thành viên, trong đó trưởng ban là CGĐG trưởng, các uỷ viên đều hiểu biết về quá trình chứng nhận, có thành viên am hiểu lĩnh vực chuyên môn chung của các ứng cử viên. Ban cũng có thể mời người am hiểu về lĩnh vực đó làm cố vấn. Ban làm việc theo nguyên tắc tập chung dân chủ, trong đó mọi thành viên có trách nhiệm đưa ra ý kiến và thảo luận. Để khẳng định về trình độ, kinh nghiệm ,năng lực quản lý của ứng cử viên, ban tiến hành xem xét các hồ sơ liên quan và có thể tổ chức phỏng vấn nếu xét thấy cần thiết. Trưởng ban có trách nhiệm tập hợp và đưa kiến nghị tới giám đốc về việc phê duyệt hay không phê duyệt đăng ký. 4.4, Ban kỹ thuật xem xét kết quả đào tạo (hội đồng chấm thi) : có nhiệm vụ xem xét cho điểm kết quả đào tạo, kiến nghị giám đốc ứng viên đạt hay không đạt. Ban có thành viên, trưởng ban và các uỷ viên là các giảng viên đã được Quacert công nhận trong lĩnh vực đào tạo tương ứng. Mỗi thành viên của ban đưa ra kết quả đánh giá độc lập, sau đó lấy trung bình hoặc thảo luận và đi đến nhất trí trong kết luận. Trưởng ban có trách nhiệm kiến nghị giám đốc phê duyệt kết quả đào tạo. Hoạt động của các ban kỹ thuật phải tuân thủ theo các quy định và thủ tục khác của Quacert. 5) Phòng nghiệp vụ chứng nhận: gồm 1 trưởng phòng( kiêm đại diện lãnh đạo và cán bộ dự án) và các nhân 10 [...]... ,chứng nhận sản phẩm theo các tiêu chuẩn quốc gia (TCVN), tiêu chuẩn nước ngoài (JIS, DIN, ASTM ) và tiêu chuẩn quốc tế ISO/IEC ,trung tâm còn tiến hành các dịch vụ chứng nhận lại, chứng nhận mở rộng và chứng nhận chuyển đổi tuỳ theo yêu cầu của các tổ chức đăng ký chứng nhận. Lý do có dịch vụ chứng nhận lại là vì Giấy chứng nhận của Quacert đã cấp cho các tổ chức yêu cầu chứng nhận chỉ có hiệu lực trong... Mục tiêu của năm 2002 : _Chứng nhận mới 170 doanh nghiệp theo tiêu chuẩn ISO 9000 (tăng 16% so với số lượng doanh nghiệp đã được chứng nhận năm 2001) _Thêm 90 sản phẩm được chứng nhận mới (tăng 23% so với số sản phẩm được chứng nhận năm 2001) _Chứng nhận mới 6 doanh nghiệp theo tiêu chuẩn ISO 14000 (tăng 50% so với số doanh nghiệp đã được chứng nhận năm 2001) _Chứng nhận mới 3 doanh nghiệp theo tiêu chuẩn. .. kết quả trung tâm đã đạt năm 2001) 17 _Tăng tỉ lệ chứng nhận riêng của trung tâm lên 32% vào cuối năm 3.3 Các hoạt động chính của trung tâm : Bên cạnh những dịch vụ chứng nhận như chứng nhận mới hệ thống QLCL theo tiêu chuẩn ISO 9000/ISO14000, chứng nhận hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát điểm tới hạn HACCP, trách nhiệm xã hội SA 8000,điều kiện thực hành sản xuất tốt GMP ,chứng nhận sản... 2001 , trung tâm đã chứng nhận mới 146 doanh nghiệp theo tiêu chuẩn ISO 9000 (đạt 97,3%% so với 150 doanh nghiệp theo kế hoạch) .Chứng nhận mới 4 doanh nghiệp theo ISO 14.000 (đạt 133% so với 3 doanh nghiệp theo kế hoạch) Trung tâm cũng đã chứng nhận mới 2 doanh nghiệp theo tiêu chuẩn HACCP ( đạt 100% kế hoạch), chứng nhận mới 73 sản phẩm (đạt 146% so với 50 sản phẩm theo kế hoạch) Tỉ lệ chứng nhận của... thiết bị; thiết bị điện và thiết bị quang học Trung tâm đã xây dựng và áp dụng HT QLCL cho chương trình chứng nhận của trung tâm theo tiêu chuẩn ISO 9000 và đã 34 được cấp chứng chỉ, được JAS-ANZ công nhận .Trung tâm đang xây dựng chương trình chứng nhận hệ thống QLMT theo ISO 14000 Toàn bộ nhân viên của Quacert đều được đào tạo về ISO 9000:2000 Họ được trung tâm tạo mọi điều kiện và cơ hội để tham gia... Năm 2001 vừa qua, trung tâm có 8 cán bộ đi học tập ở các nước Malaysia, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc Kinh phí một phần do trung tâm chi trả, một phần do các tổ chức nước ngoài đài thọ cho Tổng cục, Tổng cục phân bổ cho trung tâm Các cán bộ được trung tâm tạo điều kiện cho đi học tập ở nước ngoài sẽ phải cam kết làm việc cho trung tâm theo thoả ước lao động mà họ đã ký với trung tâm Đối với việc đào... vụ chứng nhận mới (theo các tiêu chuẩn mới của TCVN và các tiêu chuẩn quốc tế như JIS , DIN , ASTM ) như chứng nhận QS 9000, GMP đã được trung tâm cập nhật, nghiên cứu, đào tạo cán bộ, đăng ký chuyên gia để có thể đáp ứng nhu cầu chứng nhận của các tổ chức trong nước và theo kịp xu hướng chung của thế giới Hệ thống chứng nhận của Quacert đã được thiết lập , được thực hiện và duy trì một cách thích hợp. .. chức được chứng nhận, (Quacert thay mặt cho tổ chức chứng nhận kia ký hợp đồng với tổ chức được chứng nhận) II ) QUẢN LÝ TÀI SẢN Ở TRUNG TÂM./ 20 Việc thực hiện quản lý tài sản của trung tâm căn cứ vào quyết định số 166/99/QĐ/BTC của Bộ tài chính Tài sản cố định của trung tâm gồm có các phòng làm việc (7 phòng là phòng giám đốc, phòng họp chung đồng thời dược dùng làm phòng học, phòng chứng nhận, kỹ... án, kinh phí thu từ hoạt động chứng nhận của trung tâm, các nguồn tài trợ trong và ngoài nước, kinh phí thu từ việc thực hiện các hợp đồng dịch vụ khoa học và công nghệ có liên quan đến nghiệp vụ của trung tâm Trung tâm hạch toán tài chính và có chế độ tiền lương độc lập với Tổng cục Giám đốc trung tâm có trách nhiệm quản lý, sử dụng có hiệu quả các nguồn kinh phí của trung tâm để trả lương cho nhân viên,... BHXH Trong trung tâm có thuê một nhân viên tạp vụ,tiền trả phục vụ được trích từ tiền ký hợp đồng của trung tâm Ngoài ra, trong các cuộc đánh giá phối hợp( với các tổ chức chứng nhận khác) theo yêu cầu của tổ chức đăng ký chứng nhận, các chuyên gia(đánh giá, kỹ thuật,giám sát,luật pháp) bên ngoài được trả công theo thoả thuận trong hợp đồng giữa Quacert và tổ chức chứng nhận kia hoặc trong hợp đồng giữa . theo các tiêu chuẩn quốc gia (TCVN), tiêu chuẩn nước ngoài (JIS, DIN, ASTM ) và tiêu chuẩn quốc tế ISO/IEC ,trung tâm còn tiến hành các dịch vụ chứng nhận lại, chứng nhận mở rộng và chứng nhận chuyển. CHUNG VỀ QUACERT. I. VIỆC THÀNH LẬP VÀ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TRUNG TÂM. 1) Sù ra đời của Quacert. Trung tâm chứng nhận Phù hợp Tiêu chuẩn (tên viết tắt tiếng Anh là Quacert ) là tổ chức chứng nhận. được chứng nhận năm 2001). _Chứng nhận mới 6 doanh nghiệp theo tiêu chuẩn ISO 14000 (tăng 50% so với số doanh nghiệp đã được chứng nhận năm 2001). _Chứng nhận mới 3 doanh nghiệp theo tiêu chuẩn

Ngày đăng: 04/12/2014, 09:09

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w