Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 12 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
12
Dung lượng
133,5 KB
Nội dung
PHÒNG GIÁO DỤC NHƯ THANH TRƯỜNG THCS THANH KỲ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Đề tài: MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP DẠY BÀI 14 GIÁO DỤC CÔNG DÂN LỚP 6 "THỰC HIỆN TRẬT TỰ AN TOÀN GIAO THÔNG" Người thực hiện: GV LÊ MẠNH HÙNG Tổ: Xã hội Đơn vị: Trường THCS Thanh Kỳ Như Thanh - Thanh Hoá Thanh Kỳ, tháng 3 năm 2007 A- PHẦN MỞ ĐẦU I/- LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: Môn giáo dục công dân ở trường THCS thực chất là môn học thay thế cho môn chính trị - đạo đức trước đây. Do bản thân những kiến thức là về đạo đức và pháp luật nên có điều kiện để trực tiếp hình thành những tư tưởng, tình cảm và hành vi đạo đức cho học sinh. Vì nó ưu thế hơn so với môn học khác về chức năng giáo dục, nên nó có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc phát triển nhân cách học sinh và trong việc thực hiện mục tiêu giáo dục, đồng thời cũng giúp học sinh củng cố và phát triển những kết quả giáo dục của bậc Tiểu học. Theo tinh thần đổi mới hiện nay môn Giáo dục công dân có cấu trúc chương trình đa dạng, nội dung phong phú góp phần phát triển nhân cách nói chung, cũng như phát triển tâm lực của học sinh nói riêng. Tạo tiền đề cho việc nảy sinh và phát triển những tiềm năng còn ẩn chứa trong mỗi con người. Trong thời kỳ CNH-HĐH đất nước cần có những con người có trí lực và có khả nang tự hoàn thiện, năng lực thích ứng, năng lực tổ chức quản lý, năng lực hoạt động xã hội. Qua môn học này, nhằm giáo dục cho học sinh các chuẩn mực của người công dân ở mức độ phù hợp với lứa tuổi; Trên cơ sở đó góp phần hình thành những phẩm chất nhân cách của con người Việt Nam trong giai đoạn hiện nay phù hợp với xu thế phát triển và tiến bộ của thời đại. Thực hiện Công văn số 6165 - TR11 ngày 16/7/2004 của Bộ Giáo dục và Đào tạo việc hướng dẫn giáo dục trật tự an toàn giao thông (TT ATGT) trong các nhà trường THPT và THCS đã đưa vào chương trình sách giáo khoa Giáo dục công dân lớp 6 - Bài 14 - Tiết 23, 24 để giảng dạy học tập một vấn đề vô cùng quan trọng và thiết thực đó là "Thực hiện TT ATGT". Giao thông vận tải là huyết mạch của nền kinh tế quốc dân, là điều kiện để nâng cao cuộc sống của mọi người, nó có quan hệ chặt chẽ đến mọi mặt của đời sống xã hội, phục vụ đặc lực cho sự nghiệp CNH-HĐH đất nước. Nhưng tình hình giao thông trong những năm gần đây ngày càng gia tăng, trở thành vấn đề bức xúc của toàn xã hội, hàng năm tai nạn giao thông làm chết và bị thường hàng vạn người và thiệt hại hàng chục tỷ đồng. Theo thống kế từ năm 1992-2002 trong tất cả các vụ tai nạn giao thông xảy ra, thì tai nạn giao thông 2 đường bộ chiếm tới 90% số vụ. Hàng năm có hàng trăm vụ tai nạn liên quan đến học sinh làm chết và bị thương hàng trăm em. Vì vậy không phải ngẫu nhiên mà ngày sức khoẻ thế giới năm 2004 lại có chủ đề "An toàn giao thông là không tai nạn". Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông, nhưng nguyên nhân phổ biến nhất là do các em kém hiểu biết pháp luật về TT ATGT hoạc là do ý thức của người tham gia giao thông coi thường pháp luật. Thanh Kỳ là xã vùng sâu, vùng xa, lại nằm trong dự án 135 của Chính phủ, đời sống của nhân dân còn gặp nhiều khó khăn. Việc cập nhật thông tin qua các phương tiện hiện đại còn chậm, đa số học sinh thiếu hiểu biết về TT ATGT, đây cũng chính là lý do tôi chọn đề tài này. II/- MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI: Qua một số phương pháp dạy bài 14 SGK Giáo dục công dân lớp 6 giúp học sinh tiếp cận với việc thực hiện TT ATGT một cách thuận lợi. Thấy được vai trò và tầm quan trọng của phương pháp đổi mới khi tiếp thu và truyền thụ kiến thức mới cho học sinh. III/- NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI: Chỉ ra cách thức và phương pháp theo tinh thần đổi mới để học sinh tiếp thu kiến thức. Giúp học sinh hiểu được giao thông là gì? Tầm quan trọng, nguyên nhân và giải pháp của ATGT hiện nay? - Áp dụng vào tiết 23 bài 14 SGK Giáo dục công dân lớp 6. IV/- ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU: 1- Đối tượng: - Phương pháp giảng dạy môn Giáo dục công dân ở trường THCS. - Một số tiết học GDCD về thể hiện TT ATGT trong giờ chính khoá cũng như ngoại khoá. - Các số liệu thống kê cụ thể của Uỷ ban ATGT Quốc gia từ năm 1992- 2002 2- Phạm vi nghiên cứu: - Những bài có tiết học về tình hình thực hiện TT ATGT bậc THCS nói chung và lớp 6 nói riêng. - Đối tượng là học sinh lớp 6 trường THCS Thanh Kỳ - Như Thanh. 3 - Tình hình giao thông hiện nay - nguyên nhân và giải pháp. V/- PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: - Đọc tham khảo, tìm hiểu, nghiên cứu kỹ những tài liệu có liên quan. - Phân tích tổng hợp các thông số và kiến thức lý thuyết. - Đối chiếu so sánh cách truyền thụ thông thường và cách truyền thụ theo tinh thần đổi mới "Lấy học sinh làm trung tâm". - Kết hợp các phương pháp giảng dạy cả cũ và mới (phương pháp thuyết trình, phương pháp sắm vai, phương pháp đối thoại ), một cách linh hoạt phù hợp với đặc trưng lứa tuổi và được thực hiện hoá vào một tiết dạy cụ thể. B- NỘI DUNG ĐỀ TÀI: Qua quá trình trực tiếp đi tiếp thu các chuyên đề thay SGK GDCD từ lớp 6 - lớp 9, qua tham khảo, nghiên cứu và học hỏi kinh nghiệm của đồng nghiệp cộng với thực tiễn giảng dạy tôi xin đưa ra một số phương pháp dạy bài: "Thực hiện TT ATGT" bài 14 - tiết 23 như sau: I/- CHO HỌC SINH TIẾP CẬN TRƯỚC NỘI DUNG BÀI HỌC: - An toàn giao thông là vấn đề không mới trong xã hội, nhưng lại là vấn đề hoàn toàn mới khi đưa vào giảng dạy trong chương trình lại THCS nói chung cũng như Lớp 6 nói riêng. Vì vậy trước khi đến lớp để tiếp thu được kiến thức của bài học, học sinh phải tham khảo, tìm hiểu trước. - Đọc kỹ, chuẩn bị chu đáo bài ở nhà. - Sưu tầm tài liệu, tranh ảnh có liên quan đến kiến thức bài học. II/- GIÁO VIÊN CHUẨN BỊ TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN: - Sách giáo khoa Giáo dục công dân lớp 6. - Sách giáo viên Giáo dục công dân lớp 6. - Luật giao thông đường bộ hoặc sách giáo dục pháp luật về TT ATGT (2004). - Máy chiếu - máy trong (nếu có). - Đầu Video, băng đĩa hình (nếu có). - Phiếu học tập. - Giấy khổ lớn, bút dạ, băng dính. - Số liệu, sự kiện tình hình thực hiện TT ATGT ở địa phương nơi trường đóng. 4 - Bảng thống kê, biển báo giao thông, tranh ảnh vẽ các tình huống đi đường. * Lưu ý: Hiện nay tình hình thực hiện TT ATGT đường bộ và các số liệu cụ thể được thống kê cập nhật liên tục trên phát thanh truyền hình qua các bản tin thời sự trong ngày. Vì vậy giáo viên cần phải biết tổng hợp các số liệu ấy một cách thường xuyên thống nhất để học sinh tiếp cận các số liệu đó một cách cụ thể, thiết thực. III/- PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY: Khi giảng dạy bài 14 về "Thực hiện TT ATGT" đường bộ cho học sinh lớp 6, vì là vấn đề mới để học sinh tiếp thu được kiến thức bài học giáo viên nên kết hợp nhuần nhuyễn các phương pháp sao cho phù hợp với đối tượng mới qua bậc Tiểu học. - Phương pháp thảo luận nhóm, kích thích tập thể và thống nhất cho học sinh. - Phương pháp trực quan, kích thích tư duy. - Phương pháp thuyết trình giải quyết các vấn đề. - Phương pháp đối thoại, diễn đàn, kết hợp các phương pháp khác. IV/- CHUẨN BỊ NỘI DUNG BÀI GIẢNG: 1- Soạn bài: Đây là thao tác cơ bản và rất cần thiết đối với mỗi giáo viên. Nếu như bài soạn được chuẩn bị kỹ càng thì chất lượng giờ dạy đạt kết quả tốt hơn. Vì vậy sau khi đọc tham khảo tài liệu SGK, tư liệu SGV và các sách tham khảo khác giáo viên mới tiến hành soạn bài. Trong quá trình soạn bài phải kết hợp các phương pháp đã nêu và tuỳ thuộc vào trình độ của học sinh. 2- Tiến hành lên lớp: - Giáo viên là người đóng vai trò hướng dẫn tổ chức, còn học sinh là đối tượng chủ động tiếp cận và rút ra kiến thức. 5 - Yêu cầu tiết giảng đúng tinh thần đổi mới nền giáo dục hiện nay "Lấy học sinh làm trung tâm". - Từ những vấn đề đã nêu tôi áp dụng vào soạn một tiết cụ thể như sau: GIÁO DỤC CÔNG DÂN LỚP 6 - TIẾT 23 Bài 14: "Thực hiện trật tự an toàn giao thông" (Tiết 1) I- MỤC TIÊU BÀI HỌC: Giúp học sinh hiểu được tính chất nguy hiểm và nguyên nhân phổ biến của tình hình tai nạn giao thông. Tầm quan trọng những hiểu biết về TT ATGT, ý nghĩa của việc chấp hành TT ATGT và các biện pháp đảm bảo an toàn khi đi đường. Biết đánh giá hành vi đúng, sai của bản thân và của người tham gia giao thông. Thực hiện tốt và giúp mọi người cùng thực hiện. II- TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN: - Sách giáo khoa Giáo dục công dân lớp 6. - Sách giáo viên Giáo dục công dân lớp 6. - Luật giao thông đường bộ năm 2001 - Bảng thống kê biển báo giao thông tranh ảnh. - Máy chiếu, giấy trong (nếu có) III- PHƯƠNG PHÁP: - Phương pháp thảo luận nhóm. - Phương pháp kích thích tư duy. - Kết hợp các phương pháp khác. IV- NỘI DUNG BÀI GIẢNG: Giới thiệu: Giao thông là mạch máu của nền kinh tế, nhưng trong những năm gần đây tình hình vi phạm TT ATGT, tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông đường bộ xảy ra thường xuyên và nghiêm trọng trở thành vấn đề hết sức bức xúc mà Đảng, Nhà nước và toàn xã hội đang đặc biệt quan tâm. Nó đã gây ra những tổn thất không nhỏ về người và của cho gia đình và xã hội, được xem là 6 thảm hoạ thứ 3 sau thiệt hại của chiến tranh và thiên tai về cái chết và thương vong loài người. Vậy tình hình tai nạn giao thông của nước ta hiện nay ra sao? nguyên nhân nào dẫn tới những tai nạn đó? giải pháp đưa ra là gì? chúng ta sang bài 14 (Tiết 23) "Thực hiện TT ATGT" (Tiết 1). Giáo viên cho học sinh tìm hiểu thông tin. HS: quan sát bảng số hiện trên máy chiếu hoặc bảng phụ. HS đưa ra những nhận xét và bổ sung. 1- Tình hình tai nạn giao thông ở nước ta hiện nay. a) Mức độ thiệt hại Bảng 1: Theo số liệu thống kê của Uỷ ban ATGT Quốc gia 1992-2002 Năm Số vụ Số người chết Số người bị thương 1992 9.474 3.077 10.048 1993 11.582 4.140 11.854 1994 13.760 4.897 14.174 1995 15.999 5.728 17.167 1996 19.638 5.932 21.718 1997 19.998 6.152 22.071 1998 20.753 6.394 22.989 1999 21.538 7.095 24.179 2000 25.327 7.924 25.693 2001 25.831 10.866 29.449 2002 27.993 13.186 30.999 Bảng 2: Theo số liệu của Phòng cảnh sát giao thông Thanh Hoá Năm Số vụ Số người chết Số người bị thương 5 tháng đầu năm 2002 127 vụ 120 người 13 người So với cùng kỳ năm 2001 Tăng 13 vụ Tăng 17 người Giảm 7 người ? Qua những số liệu trên em có nhận xét gì về tình hình tai nạn giao thông hiện nay ở nước ta. (Chiều hướng tai nạn giao thông tăng hay giảm? mức độ thiệt hại về người. Thử hình dương mức độ thiệt hại về của, tài sản) - Tình hình tai nạn giao thông tăng nhanh. - Là hiểm hoạ của loài người. * GV chốt lại: Tai nạn giao thông ngày càng gia tăng, nhiều vụ tai nạn nghiêm trọng trở thành mối quan 7 tâm lo lắng của toàn xã hội, của từng nhà. Theo em những nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng tai nạn giao thông gia tăng hiện nay? Nguyên nhân: - Dân cư tăng nhanh - Các phương tiện tham gia giao thông ngày càng gia tăng về số lượng và chất lượng. Nguyên nhân nào phổ biến nhất? GV định hướng cho học sinh rút ra. - Nguyên nhân phổ biến do ý thức của người tham gia giao thông chưa tốt như: Đua xe trái phép, phóng nhanh vượt ẩu - Người tham gia giao thông thiếu hiểu biết như: Đi không đúng làn đường, chiều đường quy định, mang vác kồnh kềnh - Quản lý về giao thông của nhà nước còn hạn chế. GV chia nhóm cho học sinh thảo luật. Lớp chia làm 3 nhóm theo tổ: Tổ 1 nhóm 1; Tổ 2 nhóm 2 Tổ 3 nhóm 3 thảo luận trong 5 phút Học sinh cứ 1 nhóm trưởng, 1 thư ký. Học sinh thảo luận theo nhóm và sau khi hết thời gian thảo luận cử các đại diện nhóm lên trả lời. ? Làm thế nào để tránh được tai nạn giao thông và đảm bảo giao thông khi đi đường. Học sinh thảo luận nhóm 4 người Học sinh trả lời, lớp nhận xét - GV bổ sung, kết luận. - Tìm hiểu học tập, nắm vững, tuân thủ những quy định của Luật giao thông đường bộ, tuyệt đối chấp hành hệ thống báo hiệu như: Hiệu lệnh của người điều khiển giao thông, tín hiệu đèn - Tuyên truyền phổ biến Luật giao thông dường bộ cho mọi người cùng thực hiện. - Nghiêm khắc xử lý những người tham gia giao thông cố tình vi phạm. Ở mỗi điểm GV cũng cố và khắc sâu cho học sinh nắm vững. * Tuyên truyền: "An toàn giao thông là trách nhiệm 8 của mọi người, là hanh phúc của mọi nhà" "An toàn giao thông là bạn, tai nạn là thù" Trong quá trình tham gia giao thông, muốn đảm bảo an toàn thì phải hiểu được ý nghĩa của: Báo hiệu đường bộ, chấp hành tốt luật giao thông đường bộ. Hệ thống báo hiệu đường bộ có rất nhiều hiệu lệnh của người điều khiển giao thông, tín hiệu đèn giao thông. Nhưng trong phạm vi tiết học này GV chỉ cung cấp về biển báo giao thông, còn các dạng khác của hệ thống báo hiệu giao thông GV có thể nói thêm trong quá trình giảng dạy hoặc bổ sung trong giờ ngoại khoá. 2- Những quy định của pháp luật về TT ATGT: Vì các loại biển báo này rất thông dụng GV yêu cầu HS chuẩn bị giấy màu, keo dính về các nhóm biển báo để học sinh tiếp thu kiến thức để tiết học sôi nổi hơn. ? Dựa vào màu sắc, hình khối hãy phân loại các nhóm biển báo và cho biết ý nghĩa của các loại nhóm biển báo ấy? HS phân loại và chỉ ra từng đặc điểm riêng. GV hướng dẫn cho HS nhận biết biển báo giao thông gồm 5 nhóm, GV chỉ nhấn mạnh 3 nhóm chính, 2 nhóm còn lại GV bổ sung thêm; GV cho học sinh thực hành xử lý một số bài tập tình huống, nhận xét tranh, tình huống đó. a) Các loại biển báo giao thông đường bộ: - Biển báo cấm: Có dạng hình tròn, viền đỏ, nền màu trắng, trong nền có hình vẽ màu đen biểu thị các điều cấm. - Biển báo nguy hiểm: Có dạng hình tam giác đều, viền đỏ, nền màu vàng trong nền có hình vẽ màu đen cảnh báo những điều nguy hiểm có thể xảy ra. - Biển hiệu lệnh: Có dạng hình tròn, nên màu xanh lam trong nền có hình vẽ màu trắng để báo các hiệu lệnh phải thi hành. - Biển báo chỉ dẫn: Hướng dẫn chỉ đường, ghi lại những điều cần biết. - Biển phụ: Để thuyết minh bổ sung các loại biển trên. GV cho học sinh làm bào tập tình huống: Tình huống 1: Tan học về giữa trưa đường vắng: Muốn thể hiện với bạn gái ngồi sau. H 17 tuổi thả tay đánh võng không may xe mô tô vướng phải người bán b) Một số quy định về đi đường: * Đối với người đi bộ: 9 rong đi giữa lòng đường dẫn đến va chạm. Hai bên cãi vã và đổi lỗi cho nhau. Theo em ai đúng? ai sai. HS suy nghĩa trả lời: (Cả 2 đều vi phạm, H chưa đủ tuổi điều khiển xe mô tô, khi cầm lái lại lạng lách đánh võng, người bán rong chưa đi đúng phần đường cho người đi bộ) Qua tình huống trên em rút ra bài học gì dành cho người đi bộ. Tình huống 2: Một người đi đạp đi vào đường giành cho ô tô, mô tô; va vào một người đi mô tô đang đi trên phần đường của mình theo chiều ngược lại. Cả hai người bị ngã bị thương, hỏng xe. Có ý kiến cho rằng người đi xe máy phải chịu trách nhiệm bồi thường cho người đi xe đạp vì xe máy có tốc độ cao hơn. Em có đồng ý với ý kiến đó không? Vì sao? HS suy nghĩ trả lời: - Không đồng ý với ý kiến trên vì: + Người đi xe đạp có lỗi không đi đúng phần đường của mình gây ra tai nạn và phải chịu trách nhiệm về vi phạm của mình. + Người đ xe mô tô không có lỗi vì đã đi đúng phần đường nên không phải chịu trách nhiệm bồi thường cho người đi xe đạp. - Người đi bộ phải đi trên hè phố, lề đường - Nơi có tín hiệu đèn, vạch kẻ phải tuân thủ đúng. * Đối với đi xe đạp: + Không đi xe dàn hàng ngang, lạng lách đánh võng + Trẻ em dưới 12 tuổi không đi xe đạp người lớn + Trẻ em dưới 16 tuổi không được lái xe gắn máy Tình huống 3: Giáo viên cho học sinh quan sát tranh ảnh trang 53 sách giáo dục pháp luật TT ATGT. HS quan sát tự rút ra kết luận. * Quy định về an toàn đường sắt Giáo viên kết luận: Trên đây là một số quy định của pháp luật về TT ATGT đường bộ. Chúng ta chấp hành nghiêm chỉnh là góp phần xây dựng kinh tế xã hội chủ nghĩa. Vì vậy mọi người dân nhất là công dân làm chủ đất nước cần học hỏi, thực hành để có ý thức, thói quen tôn trọng pháp luật khi tham gia 10 [...]... bài cũ Trên đây là một số phương pháp dạy bài 14 "Thực hiện TT ATGT" GDCD lớp 6 C- TỰ NHẬN XÉT RÚT KINH NGHIỆM Đây là thử nghiệm của tôi được rút ra trong quá trình giảng dạy Qua thực hiện dạy bằng hình thức và phương pháp này đã đạt được một số kết quả khả quan như sau: Học sinh phát huy được tính chủ động sáng tạo trong quá trình học tập tiếp thu kiến thức, lớp học sôi nổi - Trong thực tiễn qua quan... nhân cách và ý thức cho học sinh Nếu trong quá trình giảng dạy với vai trò chỉ đạo là hướng dẫn cho học sinh chủ động tiếp thu kiến thức tôi có trao đổi tham khảo ý kiến của các giáo viên trong tổ, tổ khác, các thầy cô trong ngành Xuất phát từ những lý do và mục đích trên tôi mạnh dạn đưa ra một số phương pháp dạy học bài 14 "Thực hiện TT ATGT" GDCD lớp 6 để cùng suy ngẫm Chắc chắn trong đề tài không... cho cuộc sống trật tự kỷ cương, văn minh hiện đại Đây là phần lý thuyết, chúng ta sẽ củng cố phần này bằng bài tập và thực hành trong tiết học sau 3- Bài tập: V- HƯỚNG DẪN HỌC BÀI VÀ CHUẨN BỊ TIẾT SAU: - Nắm vững cách nhận diện và ý nghĩa của các loại biển báo giao thông - Tìm hiểu tình hình giao thông ở địa phương - Chuẩn bị tổ chức trò chơi, dán hoa, đóng vai xây dựng tình huống - Học bài cũ Trên... trong quá trình học tập tiếp thu kiến thức, lớp học sôi nổi - Trong thực tiễn qua quan sát theo dõi việc thực hiện các em đã có ý thức khi tham gia giao thông - Giáo viên hạn chế việc giảng dạy thuyết trình đưa ra những câu hỏi vụn vặt mà tập hợp những gợi ý hướng dẫn giải quyết vấn đề nội dung bài học tương đối trọn vẹn Tránh được sự nhàm chán trong giờ học và đặc biệt các em có khả năng nhận diện,... giao thông và ATGT là vấn đề vô cùng quan trọng và bức xúc với mỗi người và toàn xã hội Là người "Chèo thuyền đưa khách qua sông" lại trực tiếp giảng dạy trong trường THCS, ngược lại đối tượng học sinh mới qua bậc Tiểu học đang còn gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp thu kiến thức mới Vì vậy tôi vô cùng trăn trở trong vấn đề này Chương trình lớp 6 nói chung và môn GDCD lớp 6 nói riêng có một tầm quan... tài không tránh khỏi những sai sót rất mong được sự đóng góp ý kiến, sự giúp đỡ của các thầy cô giáo, các bạn đồng nghiệp để cho những suy nghĩ của tôi thêm hoàn thiện Tôi xin chân thành cảm ơn./ Thanh Kỳ, ngày tháng 3 năm 2007 NGƯỜI THỰC HIỆN Lê Mạnh Hùng 12 . với thực tiễn giảng dạy tôi xin đưa ra một số phương pháp dạy bài: " ;Thực hiện TT ATGT& quot; bài 14 - tiết 23 như sau: I /- CHO HỌC SINH TIẾP CẬN TRƯỚC NỘI DUNG BÀI HỌC: - An toàn giao thông. thông ở địa phương. - Chuẩn bị tổ chức trò chơi, dán hoa, đóng vai xây dựng tình huống - Học bài cũ. Trên đây là một số phương pháp dạy bài 14 " ;Thực hiện TT ATGT& quot; GDCD lớp 6. C- TỰ NHẬN. số liệu ấy một cách thường xuyên thống nhất để học sinh tiếp cận các số liệu đó một cách cụ thể, thiết thực. III /- PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY: Khi giảng dạy bài 14 về " ;Thực hiện TT ATGT& quot;