1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Vật Lý ứng dụng

37 356 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Câu 1: - Trình bày lực hấp dẫn khối lượng: - Mọi vật trong vũ trụ đều hút nhau với một lực gọi là lực hấp dẫn. - Hai vật có khối lượng M và m ở cách nhau 1 khoảng r sẽ hút nhau bởi 1 lực có phương trùng với đường thẳng nối 2 chất điểm, có độ lớn tỉ lệ thuận với khối lượng của chúng và tỉ lệ nghịch với bình phương khoảng cách giữa chúng. - Lực hấp dẫn giữa Trái Đất và vật(Trọng lực): Trong đó: + G: hằng số hấp dẫn, bằng 6,67.10 -11 ( ) + M: là khối lượng vật 1(ở đây là Trái Đất) + m: là khối lượng vật 2 + h: là độ cao của vật so với mặt đất. - Trường hấp dẫn: • Khái niệm: - Ðể giải thích lực hấp dẫn người ta cho rằng xung quanh một vật có khối lượng tồn tại một trường hấp dẫn. Biểu hiện cụ thể của trường hấp dẫn là bất kỳ vật nào có khối lượng đặt trong không gian của trường hấp dẫn đều chịu tác dụng của lực hấp dẫn. - Thí dụ: Trường hấp dẫn của quả đất chính là trọng trường của nó. • Bảo toàn Momen động lượng trong trường hấp dẫn - Xét 1 chất điểm có khối lượng m chuyển động trong trường hấp dẫn do chất điểm có khối lượng M gây ra, M đặt tại điểm O. Chọn O làm gốc tọa độ. - Áp dụng phương trình lực học vật rắn quay quanh 1 trục cố định ta có: - Vì lực hướng vào O nên: Khi 1 chất điểm m chuyển động trong trường hấp dẫn của 1 chất điểm M thì Momen động lượng của chất điểm m là 1 đại lượng bảo toàn. - Hệ quả: Chất điểm m chuyển động trên 1 quỹ đạo phẳng, mặt phẳng quỹ đạo của m vuông với Momen động lượng L ( có phương không đổi) • Tính chất của trường hấp dẫn - Xét 1 chất điểm có khối lượng m dưới tác dụng của lực hấp dẫn chuyển động từ điểm A đến B. - Công do lực F thực hiện khi làm chất điểm m chuyển dời từ A đến B. - Kết quả: Công của không phụ thuộc vào dạng đường đi mà chỉ phụ thuộc vào vị trí điểm đầu A và điểm cuối B. Trường hấp dẫn là một trường thế. - Hệ quả: + Thế năng của chất điểm m tại A: + Thế năng của chất điểm m tại B: - Tổng quát: thế năng của chất điểm m tại vị trí cách O một đoạn l - Nếu chọn mốc thế năng ở vô cùng thì: - Vậy biểu thức tính thế năng hấp dẫn: • Bảo toàn cơ năng trong trường hấp dẫn - Vì trường hấp dẫn là một trường thế nên khi chất điểm m chuyển động trong trường hấp dẫn thì cơ năng của chất điểm được bảo toàn - Vận tốc vũ trụ: - Vận tốc vũ trụ cấp I: Là vận tốc ban đầu cần thiết truyền cho viên đạn để viên đạn chuyển động đều xung quanh Trái Đất. Khi đó lực hấp dẫn của Trái Đất tác dụng lên vật đóng vai trò là lực hướng tâm. Chú ý, gia tốc trọng trường g có thể được tính theo công thức định luật vạn vật hấp dẫn của Newton: Với Trái Đất thì vận tốc vũ trụ cấp 1 xấp xỉ bằng 7,9 km/s: - Vận tốc vũ trị cấp II: Là vận tốc ban đầu cần thiết truyền cho viên đạn để viên đạn thoát khỏi trường hấp dẫn của Trái Đất. + Cơ năng của viên đạn tại vị trí ban đầu: + Cơ năng của viên đạn ở vô cùng: + Theo định luật bảo toàn cơ năng, ta có: + Vì 0 nên + Nếu bắn 1 viên đạn với vận tốc ban đầu thì xảy ra các trường hợp sau: ∗ : Viên đạn rơi trở lại Trái Đất ∗ : Viên đạn chuyển động tròn đều quanh Trái Đất ∗ : Viên đạn bay xung quanh với quỹ đạo elip ∗ : Viên thoát khỏi trường hấp đẫn của Trái Đất Câu 2:  Năng lượng gió - Khái niệm: Năng lượng gió là động năng của không khí di chuyển trong bầu khí quyển Trái Đất. Năng lượng gió là một hình thức gián tiếp của năng lượng mặt trời. - Sự hình thành gió: - Bức xạ Mặt Trời chiếu xuống bề mặt Trái Đất không đồng đều làm cho bầu khí quyển, nước và không khí nóng không đều nhau. Một nửa bề mặt của Trái Đất, mặt ban đêm, bị che khuất không nhận được bức xạ của Mặt Trời và thêm vào đó là bức xạ Mặt Trời ở các vùng gần xích đạo nhiều hơn là ở các cực, do đó có sự khác nhau về nhiệt độ và vì thế là khác nhau về áp suất mà không khí giữa xích đạo và 2 cực cũng như không khí giữa mặt ban ngày và mặt ban đêm của Trái Đất di động tạo thành gió. - Trái Đất xoay tròn cũng góp phần vào việc làm xoáy không khí và vì trục quay của Trái Đất nghiêng đi (so với mặt phẳng do quỹ đạo Trái Đất tạo thành khi quay quanh Mặt Trời) nên cũng tạo thành các dòng không khí theo mùa. - Do bị ảnh hưởng bởi hiệu ứng Coriolis được tạo thành từ sự quay quanh trục của Trái Đất nên không khí đi từ vùng áp cao đến vùng áp thấp không chuyển động thắng mà tạo thành các cơn gió xoáy có chiều xoáy khác nhau giữa Bắc bán cầu và Nam bán cầu. Nếu nhìn từ vũ trụ thì trên Bắc bán cầu không khí di chuyển vào một vùng áp thấp ngược với chiều kim đồng hồ và ra khỏi một vùng áp cao theo chiều kim đồng hồ. Trên Nam bán cầu thì chiều hướng ngược lại. - Ngoài các yếu tố có tính toàn cầu trên gió cũng bị ảnh hưởng bởi địa hình tại từng địa phương. Do nước và đất có nhiệt dung khác nhau nên ban ngày đất nóng lên nhanh hơn nước, tạo nên khác biệt về áp suất và vì thế có gió thổi từ biển hay hồ vào đất liền. Vào ban đêm đất liền nguội đi nhanh hơn nước và hiệu ứng này xảy ra theo chiều ngược lại.  Phân loại: Người ta thường phân biệt 3 loại gió chính: - Gió geostrophic (hay còn gọi là gió toàn cầu: global wind): gây ra bởi sự chênh lệch về nhiệt độ và áp suất, thổi ở độ cao khoảng 1000 m so với mặt đất, không phụ thuộc nhiều vào bề mặt Trái Đất. Đây chính là loại gió được đề cập ở trên. Loại gió này không là nguồn năng lượng cho điện gió. - Gió bề mặt (surface wind): thổi trên mặt đất cho đến độ cao 100 m. Loại gió này phụ thuộc mật thiết vào điều kiện mặt đất, địa hình (giảm vận tốc gió). Lưu ý là hướng gió thổi gần mặt đất khác rất xa hướng gió thổi trên cao (hướng gió geostrophic). Gió bề mặt là nguồn năng lượng chính yếu cho điện gió. - Gió địa phương (gió biển, gió bờ ): gió bề mặt phụ thuộc mật thiết vào điều kiện khí hậu tại địa phương. Gió địa phương hầu hết được sử dụng tại các hệ thống điện gió, đặc biệt là gió biển (sea breeze) và gió bờ (land breeze).  Điện gió  Cấu tạo của tuabin gió: + Blades (Cánh quạt): Gió thổi qua các cánh quạt làm nó chuyển động và quay. + Rotor: Bao gồm cánh quạt và trục. + Pitch (Bước răng): Cánh được xoay hoặc làm nghiêng một ít để giữ cho rotor quay với tốc độ hợp lý nhất nhằm đạt hiệt suất sinh điện cao nhất. Nó bảo vệ cánh quạt và rotor trong điều kiện gió quá lớn. + Blake (Phanh đĩa): Có thể áp dụng máy móc, điện, thủy lực để dừng rotor trong trường hợp khẩn cấp. + Low – speen shaft (Trục tốc độ thấp): Rotor quay trục tốc độ thấp ở khoảng 30 đến 60 vòng trong một phút. + Gear box (Hộp số): Kết nối các trục tốc độ thấp với trục tốc độ cao và tăng tốc độ quay từ khoảng 30-60 vòng/phút lên tới 1000-1800 vòng/phút. + Generator (Máy phát điện): Thông thường, một máy phát điện cảm ứng sản xuất 60 chu kỳ AC điện. + Controller (Bộ điều khiển): Khởi động máy với tốc độ gió khoảng 8-16 dặm/giờ và tắt máy lại khoảng 55 dặm/giờ. Tuabin không hoạt động ở tốc độ gió ở trên khoảng 55 dặm/giờ vì nó có thể bị hư hỏng bởi những cơn gió bão. + Anemometer (Máy đo gió): Bộ đo lường tốc độ gió và truyền dữ lệu tốc độ gió tới bộ điều khiển. + Wind vane (Gió cánh): Để xử lý hướng gió và kiên lạc với các ổ đĩa Yaw để định hướng tuabin gió. + Nacelle (Thùng máy bay): Thùng máy bay nằm trên đỉnh tháp và bao gồm hộp số, trục thấp và tốc độ cao, máy phát điện, bộ điều khiển và phanh + High – speen shaft (Trục quay tốc độ cao): Ổ đĩa máy phát điện. Là trục truyền động của máy phát ở tốc độ cao. + Yaw drive (Ổ đĩa Yaw): Dùng để giữ cho rotor luôn luôn hướng về hướng gió chính khi có sự thay đổi hướng gió. + Yaw motor (Động cơ Yaw): Động cơ cung cấp cho “Yaw drive” định hướng được gió. + Tower (Cột chống): Tower được làm từ thép ống, bê tông. Hoặc lưới thép. Bởi vì tốc độ gió tăng lên với chiều cao, tháp cao cho phép tuabin dễ nắm bắt năng lượng hơn và tạo ra nhiều điện.  Nguyên lí hoạt động: - Turbin luôn được định hướng về hướng gió chính - Năng lượng của gió làm cho 2 hoặc 3 cánh quạt quay quanh 1 rotor. Mà rotor được nối với trục chính và trục chính sẽ truyền động làm quay trục quay máy phát để tạo ra điện. - Dòng điện sinh ra được hòa vào lưới điện hoặc nạp vào ắc quy.  Vị trí dặt tuabin: - Vị trí tốt để đặt các turbin gió là ở các đồi cao, thoáng, hướng về phía biển. - Các turbin đặt thẳng hàng đối diện với hướng gió phải được đặt ra càng xa nhau càng tốt để tránh hiện tượng nhiễu loạn khí phía sau turbin. Thông thường tại các nông trại gió, các turbin được cách khoảng từ 5-9 lần đường kính rotors theo phương đối diện với hướng gió, và từ khoảng cách 3-5 lần đường kính rotor theo phương vuông góc với hướng gió. - Cần tránh các vật cản như núi cao, nhà cao tầng. - Ngoài ra vị trí đặt turbin còn phụ thuộc vào một số yếu tố khác: +Vị trí đặt trạm gió quá xa lưới điện sẽ không có giá trị kinh tế. + Điều kiện nền đất phải thích hợp cho việc xây dựng nền móng của các tháp đỡ. + Khả năng thương lượng để nhận được giấy phép khai triển điện gió từ chính quyền địa phương, quốc gia và khu vực.  Tác động của năng lượng gió đến đời sống kinh tế và xã hội: - Những thuận lợi: + Không gây ô nhiễm không khí + Hiệu suất năng lượng cao, giá thành rẻ + Ảnh hưởng đến đất thâm canh không đáng kể, tận dụng được các đồi trọc để xây dựng Tuabin gió + Là nguồn năng sạch và vô tận - Những hạn chế: + Gây tiếng ồn lớn, giết hại chim chóc + Chi phí sản xuất lớn + Ảnh hưởng tới cảnh quan thiên nhiên + Nguồn năng lượng không ổn định + Làm nhiễu loạn sóng điện thoại, truyền hình. Câu 3: Tương tác điện từ - Tương tác điện từ là tương tác giữa các hạt mang điện như electron, proton - Lực điện từ là lực mà điện-từ trường tác dụng lên hạt mang điện tích (chuyển động hay đứng yên). - Theo biểu diễn cổ điển của lực điện từ, lực này gồm hai thành phần, do điện trường tạo ra (lực điện) và do từ trường tạo ra (lực từ). - Theo quan điểm cổ điển cho rằng tương tác điện từ là do một số vật có tính chất đặc biệt. Nguyên nhân mà “đá nam châm” hay “hổ phách” có thể hút các vật bỡi những viên đá này có chiếm giữ linh hồn hay có một thần lực nào bên trong các vật này. Trong giai đoạn này những suy nghĩ duy tâm còn ảnh hưởng rất lớn đến các nhà triết học, còn có những quan điểm cho rằng hiện tượng lạ trong tự nhiên này lào do có bàn tay của chúa can thiệp. Câu 4:  Trình bày cấu tạo của Trái Đất: • Lớp vỏ Trái Đất - Vỏ Trái Đất cấu tạo chủ yếu bằng những vật chất cứng rắn, độ dày dao động từ 5 km (ở đại dương) đến 70 km (ở lục địa). Vỏ Trái Đất chỉ chiếm khoảng 15% về thể tích và khoảng 1% về trọng lượng của Trái Đất nhưng có vai trò rất quan trọng đối với thiên nhiên và đời sống con người. - Căn cứ vào sự khác nhau về thành phần cấu tạo, độ dày… vỏ Trái Đất lại chia thành hai kiểu chính: vỏ lục địa và vỏ đại dương. - Vỏ Trái Đất được cấu tạo bởi các tầng đá khác nhau. - Trên cùng là tầng đá trầm tích do các vật liệu vụn, nhỏ bị nén chặt tạo thành. Tầng này không liên tục và có nơi mỏng nơi dày. - Tầng granit gồm các loại đá nhẹ tạo nên như đá granit và các loại đá có tính chất tương tự như đá granit… được hình thành do vật chất nóng chảy ở dưới sâu của vỏ Trái Đất đông đặc lại. Lớp vỏ lục địa được cấu tạo chủ yếu bằng granit. - Tầng badan gồm các loại đá nặng hơn như đá badan và các loại đá có tính chất tương tự như đá badan… được hình thành do vật chất nóng chảy phun trào lên mặt đất rồi đông đặc lại. Lớp vỏ đại dương cấu tạo chủ yếu bằng badan. • Lớp Manti - Dưới vỏ Trái Đất cho tới độ sâu 2.900 km là lớp Manti (còn được gọi là bao Manti). Lớp này gồm hai tầng chính. Càng vào sâu, nhiệt độ và áp suất càng lớn nên trạng thái vật chất của bao Manti có sự thay đổi, quánh dẻo ở tầng trên và rắn ở tầng dưới. - Vỏ Trái Đất và phần trên cùng của lớp Manti (đến độ sâu khoảng 100 km) vật chất ở trạng thái cứng, người ta thường gộp vào và gọi chung là thạch quyển. Thạch quyển di chuyển trên một lớp mềm, quánh dẻo - quyển mềm của bao Manti, như các mảng nổi trên mặt nước. - Quyển mềm của bao Manti có ý nghĩa lớn đối với vỏ Trái Đất. Đây là nơi tích tụ và tiêu hao nguồn năng lượng bên trong, sinh ra các hoạt động kiến tạo làm thay đổi cấu trúc bề mặt Trái Đất như hình thành những dạng địa hình khác nhau, các hiện tượng động đất, núi lửa… • Nhân Trái Đất - Nhân Trái Đất là lớp trong cùng, dày khoảng 3470 km. Ở đây, nhiệt độ và áp suất lớn hơn so với các lớp khác. - Từ 2900 km đến 5100 km là nhân ngoài, nhiệt độ vào khoảng 5000oC, áp suất từ 1,3 triệu đến 3,1 triệu atm, vật chất tồn tại trong trạng thái lỏng. Từ 5100 km đến 6370 km là nhân trong, áp suất từ 3 triệu đến 3,5 triệu atm, vật chất ở trạng thái rắn. Thành phần vật chất chủ yếu của nhân Trái Đất là những kim loại nặng như niken (Ni), sắt (Fe) nên nhân Trái Đất còn được gọi là nhân Nife.  Sự chuyển động quay quanh trục của Trái Đất: - Trái ĐẤt quay quanh trục tưởng tượng nối liền 2 cực Trái Đất và nghiêng 66’33” trên mặt phẳng quỹ đạo. - Trái Đất tự quay quanh trục theo hướng từ Tây sang Đông, ngược chiều kim đồng hồ. - Thời gian tự quay quanh trục là 23h 56’04’’ - Vận tốc quay lớn nhất ở xích đạo và giảm dần về 2 cực. - Trái Đất quay quanh trục không đều đặn theo thời gian, tháng 8 nó quay nhanh và tháng 3-4 quay chậm nhất.  Sự chuyển động của Trái Đất quay quanh Mặt Trời - Trái Đất quay quanh Mặt Trời theo quỹ đạo hình elip. Trong khi chuyển động trục Trái Đất luôn nghiêng một góc 66’33” so với mặt phẳng quỹ đạo. - Quay theo hướng từ Tây sang Đông. - Thời gian Trái Đất chuyển động quay quanh Mặ Trời: 365 ngày và 6 giờ 58 phút 48 giây. - Trái Đất đến gần Mặt Trời vào ngày 3/1(điểm cận nhật) với khoảng cách 147km (vận tốc 30,3km/s), xa nhất vào ngày 5/7(điểm viễn nhật) với khoảng cách 152km (vận tốc 29,3km/s). - Tốc độ chuyển động trung bình là 29,8km/s. Câu 5: Năng lượng thủy điện  Thủy năng:  Khái niệm: Thủy năng hay còn gọi là năng lượng nước là năng lượng nói chung nhận được từ lực hoặc năng lượng của dòng nước, dùng để sử dụng vào những mục đích có lợi.  Vai trò: vai trò to lớn của thủy năng đó là biến đổi thành điện năng thông qua các công trình thủy điện, có khả năng cung cấp vận hành linh hoạt nhất, đáp ứng hầu hết các nhu cầu cấp tốc khi dao động phụ tải điện năng.  Thủy điện;  Khái niệm: Thủy điện là nguồn điện có được từ năng lượng nước.  Phân loại: • Phân loại dựa trên phương thức phát điện: 1. Phương thức dựa vào dòng chảy tự nhiên - Là phương thức sử dụng dòng chảy tự nhiên mà không dùng hồ đập để chứa nước. Những nhà máy phát điện bằng phương pháp này hầu như đều có quy mô nhỏ. 2. Phương thức cân bằng hồ chứa. - Đây là phương thức phát điện dùng những con đập nhỏ để chặn dòng chảy của sông và tích nước. Nhưng con đập này có tác dụng tích nước vào ban đêm và cuối tuần, khi lượng tiêu thụ điện thấp và điều chỉnh lưu lượng dòng nước phù hợp với nhu cầu phát điện. Những nhà máy phát điện theo phương thức này thường điều chỉnh lượng nước theo chu kì ngắn 1 ngày hoặc vài ngày. 3. Phương thức dùng hồ chứa lớn - So với phương thức cân bằng hồ chứa thì đây là phương thức sử dụng đập có quy mô lớn để tích nước. Vào ban ngày khi lượng thiêu thụ điện lớn, nước được cho chảy từ vùng cao của đập xuống vùng thấp để phát điện. Vào ban đêm khi lượng tiêu thụ điện thấp, nguồn cung cấp từ nhiệt điện hay điện nguyên tử có thể đáp ứng nhu cầu thì tại thủy điện, nước sẽ được bơm ngược trở lại vùng cao của đập để chuẩn bị phát điện cho ngày tiếp theo. • Phân loại dựa vào kết cấu 1. Phương thức tạo dòng chảy - Đây là phương thức tạo đập nhỏ trên thượng nguồn và dẫn nước chảy vào. Dòng nước sẽ được dẫn đến nơi có sự chênh lệch độ cao nhất định để phát điện. 2. Phương thức dùng đập - Là phương thức xây đập tại nơi có mặt cắt hẹp và cao của sông. Nước sẽ được chặn lại và tạo thành hồ chứa nước nhân tạo. Sau đó sử dụng sự chênh lệch độ cao để phát điện. 3. Phương thức kết hợp tạo dòng chảy và dùng đập - Đây là phương thức kết hợp cả 2 phương thức đã nêu ở trên. Phương thức này vừa dùng đập để tích nước, vừa sử dụng sự chênh lệch độ cao lớn để phát điện. Đây là phương thức phát huy tối đa được năng lượng dòng chảy.  Cấu tạo gồm: Đập, ống dẫn nước, Tuabin, máy phát điện, biến áp, đường dây điện, cống xả.  Nguyên lý hoạt động: [...]... nguội Kết quả thu được là các vật liệu nano một chiều (dây nano) hoặc hai chiều (lớp có chiều dày nm) • Phương pháp từ dưới lên - Phương pháp dùng cho vật liệu nano từ các nguyên tử hoặc ion Gồm 2 phương pháp : vật lý và hóa học +Phương pháp vật lý: là phương pháp tạo vật liệu nano từ nguyên tử hoặc chuyển pha Nguyên tử để hình thành vật liệu nano được tạo ra từ phương pháp vật lý: bốc bay nhiệt (đốt, phún... Về mặt hiệu ứng sinh học, phản ứng quang sinh được chia thành phản ứng sinh lý chức năng và phản ứng phân hủy biến tính - Ở phản ứng sinh lý chức năng, các sản phẩm hoặc các chất trung gian cần thiết cho hoạt động sống chỉ được tạo ra khi có sự tham gia của ánh sáng Chẳng hạn phản ứng tạo năng lượng trong quang hợp, phản ứng tạo ra các sản phẩm quang hóa kích thích lên các cơ quan của sinh vật tạo ra... tuổi thọ còn lâu hơn cả xe +Vật liệu nano có thể được sử dụng để giảm tỷ lệ hao mòn động cơ, tăng hiệu suất sử dụng pin và nhiên liệu Ôxít xeri, có thể dùng chế tạo chất phụ gia làm tăng hiệu suất sử dụng nhiên liệu của động cơ diesel • Xử lý ô nhiễm không khí bằng vật liệu TiO2 • Vật liệu nano làm giảm kích thước, tăng dung lượng thiết bị điện tử, kéo dài thời gian sử dụng pin • Quân Sự +Các nhà khoa... 514,5nm + CO2: bước sóng 10.600nm thuộc phổ hồng ngoại xa, công suất phát xạ có thể tới megawatt (MW) Trong y học ứng dụng làm dao mổ • Laser chất lỏng: Môi trường hoạt chất là chất lỏng, thông dụng nhất là laser màu  Ứng dụng - Ứng dụng trong y học: phẫu thuật mắt; phẫu thuật thẩm mỹ;… - Ứng dụng trong khoa học, công nghiệp, kinh doanh nằm ở tính đồng pha, đồng màu cao, khả năng đạt được cường độ sáng... động vật hoang dã, hay tuyển chọn các loại tảo thích hợp làm thức ăn cho trai lấy ngọc, Đồng vị phóng xạ lại được ứng dụng trong nghiên cứu vi sinh vật cố định đạm và quá trình phân giải lân nhằm tìm ra thời điểm thích hợp cho quá trình bón phân ở cây trồng, cũng như chọn ra các giống lúa, cây trồng chịu thâm canh cao, Câu 19: Bức xạ ion hóa và ứng dụng:  Tác dụng của bức xạ ion hóa lên hệ sinh vật: ... tác dụng của bức xạ điện từ Các phản ứng xảy ra trong cơ thể sinh bật khi có ánh sáng tham gia gọi là phản ứng quang sinh học Các quá trình quang sinh thường được xét theo hai mặt chủ yếu là năng lượng và hiệu ứng sinh học - Về mặt năng lượng, phản ứng quang sinh có thể làm tăng năng lượng của hệ sinh vật, như phản ứng quang hợp ở thực vật Tuy vậy cũng có những phản ứng quang sinh lại làm suy giảm năng... kém  Ứng dụng của đèn led Đèn LED thông thường có rất nhiều ứng dụng trong thực tiễn ngày nay nhưng ta tập trung lại bao gồm ba lĩnh vực chính: - LED làm bộ phận hiển thị trong các thiết bị điện điện tử, đèn quảng cáo, trang trí, đèn giao thông - LED còn ứng dụng trong lĩnh vực chiếu sáng vì những ưu điểm của nó hoàn toàn có thể thay thế những nguồn sáng thông thường khác - LED còn được ứng dụng trong... pha: vật liệu được nung nóng rồi cho nguội với tốc độ nhanh để thu được trạng thái vô định hình, xử lý nhiệt để xảy ra chuyển pha vô định hình - tinh thể (kết tinh) (phương pháp nguội nhanh) Phương pháp vật lý thường được dùng để tạo các hạt nano, màng nano, ví dụ: ổ cứng máy tính +Phương pháp hóa học: là phương pháp tạo vật liệu nano từ các ion phương pháp hóa học thành hai loại: hình thành vật liệu... trên quy mô nano mét - Vật liệu nano là vật liệu trong đó ít nhất một chiều có kích thước nano mét Vật liệu nano là đối tượng của hai lĩnh vực là khoa học nano và công nghệ nano, nó liên kết hai lĩnh vực trên với nhau Kích thước của vật liệu nano trải một khoảng khá rộng, từ vài nm đến vài trăm nm  Phân loại vật liệu nano Vật liệu nano được tập trung nghiên cứu hiện nay, chủ yếu là vật liệu rắn, sau đó... là một phản ứng toả nhiệt và có thể giải phóng một lượng năng lượng đáng kể dưới dạng tia gama và động năng của các hạt được giải phóng (đốt nóng vật chất tại nơi xảy ra phản ứng phân hạch)  Năng lượng phân hạch • Phản ứng phân hạch là phản ứng hạt nhân tỏa năng lượng • Năng lượng mà mỗi phản ứng phân hạch tỏa ra vào khoảng 200 MeV, trong đó phần lớn là động năng của các mảnh vỡ • Phản ứng phân hạch . và cung cấp điện năng. Câu 8:  Một số nguồn năng lượng sạch hiện nay: 1. Pin nhiên liệu. Đây là kỹ thuật có thể cung cấp năng lượng cho con người mà không hề phát ra khí thải CO2 (các bon điôxít). Mắc-ma trong lớp vỏ lõi đi lên vùng bề mặt và phun trào trong suốt hơn một tỉ năm – bắt đầu từ ít nhất 4 tỉ năm trước và kết thúc cách đây chưa tới 3 tỉ năm. - Lớp vỏ phía trên có độ dày trung bình. bán cầu được tráng gương để phản xạ và tập trung tia mặt trời vào nồi chứa. Để duy trì nhiệt độ, người ta đặt một cái bao giữ nhiệt trong suốt bằng nylon bao quanh nồi chứa. Chảo thu nhiệt cần

Ngày đăng: 01/12/2014, 11:18

Xem thêm: Vật Lý ứng dụng

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w