Tài liệu giới thiệu kỹ thuật xử lý phân chuồng thành phân hữu cơ vi sinh bằng chế phẩm sinh học EM và nấm Trichoderma, giúp rút ngắn thời gian ủ hoai phân chuồng và hạn chế được nấm bệnh cho cây trồng. Nội dung bao gồm: 1. Giới thiệu chung về công nghệ E.M: các chủng vi sinh vật trong chế phẩm E.M; Các dẫn xuất của chế phẩm E.M và ứng dụng trong nông nghiệp. 2. Giới thiệu về nấm trichoderma, tác dụng trong nông nghiệp. 3. Kỹ thuật xử lý phân chuồng thành phân hữu cơ vi sinh bằng chế phẩm E.M 4. Kỹ thuật xử lý phân chuồng bằng chế phẩm trichoderma.
1 PHẦN I ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ EM I. KHÁI NIỆM VỀ VI SINH VẬT HỮU HIỆU : Vi sinh vật hữu hiệu Effective Microorganisms (E.M) là tập hợp các loài vi sinh vật có ích (vi khuẩn quang hợp, vi khuẩn lactic, nấm men, xạ khuẩn, nấm mốc) sống cộng sinh trong cùng môi trường. Có thể áp dụng chúng như là một chất nhằm tăng cường tính đa dạng vi sinh vật đất, bổ sung các vi sinh vật có ích vào môi trường tự nhiên, giảm thiểu sự ô nhiễm môi trường do các vi sinh vật có hại gây ra. Kết quả là nó có thể cải thiện chất lượng và làm tốt đất, chống bệnh do vi sinh vật và tăng cường hiệu quả các chất hữu cơ của cây trồng. Chế phẩm E.M được bắt nguồn từ Nhật Bản do Giáo sư - Tiến sĩ Teuro Higa - Trường Đại Học Tổng Hợp Ryukyus, Okinawa sáng chế ra và được áp dụng vào thực tiễn từ đầu năm 1980. Ông đã kiên trì đấu tranh cho quan điểm mở rộng các chế phẩm sinh học, giảm thiểu tiến tới đẩy lùi việc sử dụng phân bón hoá học, thuốc trừ sâu, thuốc trừ bệnh bằng chất hoá học Hiện nay có trên 80 nước sử dụng E.M trong nông nghiệp và môi trường. Chế phẩm E.M được chính thức đưa vào Việt Nam từ tháng 4 năm 1997. II. THÀNH PHẦN VÀ QUÁ TRÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC VI SINH VẬT TRONG CHẾ PHẨM E.M : Theo thông báo của APNAN, trong chế phẩm E.M có khoảng 80 loài vi sinh vật cả kị khí và hiếu khí thuộc 10 chi khác nhau. Chúng bao gồm các vi khuẩn quang hợp tổng hợp chất hữu cơ từ CO 2 và H 2 O, vi khuẩn cố định Nitơ ( sử dụng chất hữu cơ của vi khuẩn quang hợp để chuyển N 2 trong không khí thành các hợp chất Nitơ), xạ khuẩn (sản sinh các kháng sinh ức chế vi sinh vật gây bệnh và phân giải chất hữu cơ), vi khuẩn latic (chuyển hoá thức ăn khó tiêu thành thức ăn dễ tiêu), nấm men (sản sinh các vitamin và các acid amin ). Các vi sinh vật trong chế phẩm E.M tạo ra men hệ thống vi sinh thái với nhau, tạo ra nhiều sản phẩm khác nhau, chúng hỗ trợ lẫn nhau, cùng sinh trưởng và phát triển. 1. Vi khuẩn quang hợp : Vi khuẩn quang hợp là nhóm vi khuẩn tự dưỡng quang năng có khả năng sử dụng năng lượng ánh sáng mặt trời chuyển thành năng lượng hoá học trong các liên kết cao năng của cơ thể. Năng lượng này được dùng để đồng hoá CO 2 trong không khí để tạo nên chất hữu cơ. Vi khuẩn quang hợp có sắc tố trong tế bào, nhưng sắc tố quang hợp ở vi khuẩn không phải Clorofit như ở cây xanh mà bao gồm nhiều loại khác nhau như Bacteriochlorofit a,b,c,e, g, mỗi loại có một phổ hấp thụ ánh sáng riêng. Vi khuẩn quang hợp chiếm một tỷ lệ lớn nhất trong E.M và nó cũng giữ vai trò chủ đạo trong quá trình hoạt động. Vi khuẩn quang hợp tổng hợp lên các chất có lợi như axit amin, hormon sinh trưởng, đường và các chất hoạt động sinh học khác. Tất cả chúng thúc đẩy sự sinh trưởng, phát triển của thực vật do quá trình hấp thụ trực tiếp vào cơ thể. Mặt 2 khác các sản phẩm trao đổi chất của vi khuẩn quang hợp đồng thời cũng là chất dinh dưỡng cho các vi sinh vật đất khác. Như vậy vi khuẩn quang hợp được bổ sung trong đất phát triển tốt sẽ góp phần vào quá trình thúc đẩy các sinh vật hữu ích và làm tăng thêm hiệu quả của các vi sinh vật đó. Ví dụ vi khuẩn quang hợp đã tổng hợp lên axit amin là chất nitơ làm chất nền cho nấm VA có tác dụng lớn trong việc hoà tan photpho cho cây hấp thụ, đồng thời cũng tham gia tăng cường khả năng cố định nitơ cùng với vi khuẩn cố định đạm cho các cây họ đậu. 2. Vi khuẩn lactic : Vi khuẩn lactic thuộc vi khuẩn Gram (+), không tạo bào tử, hầu hết không di động, có hình thái khác nhau. Vi khuẩn lactic lên men kỵ khí bắt buộc, tuy nhiên chúng cũng có thể tăng trưởng được cả khi có mặt oxy đó là bọn sống từ kỵ khí tới hiếu khí. Vi khuẩn lactic thu nhận năng lượng nhờ quá trình phân giải kỵ khí đường, hydrat cacbon với sự tích luỹ axit lactic trong môi trường. Người ta đã ứng dụng quá trình lên men lactic rất rộng rãi để chế biến thức ăn chua, ủ thức ăn cho gia súc, sản xuất axit lactic. Chính vì vậy, vi khuẩn lactic được đưa vào nhóm E.M với mục đích chủ yếu để chuyển hoá thức ăn khó tiêu thành thức ăn dễ tiêu. Sau đây là những hoạt động của vi khuẩn lactic trong chế phẩm E.M. - Chuyển hoá các thức ăn khó tiêu thành thức ăn dễ tiêu. - Vi khuẩn lactic sinh axit lactic, là chất khử trùng mạnh, nó tiêu diệt các vi sinh vật có hại và làm tăng sự phân huỷ các chất hữu cơ. - Vi khuẩn lactic làm tăng sự phân cắt các hợp chất hữu cơ như xenlluloza sau đó lên men chúng mà không gây ảnh hưởng có hại nào từ các chất hữu cơ không phân huỷ. - Vi khuẩn lactic có khả năng tiêu diệt sự hoạt động và truyền giống của Fusarium, là loài gây bệnh cho mùa màng (như làm yếu cây trồng, gia tăng mầm bệnh). 3. Xạ khuẩn : Xạ khuẩn là trung gian giữa vi khuẩn và nấm thuộc nhóm Prokaryot. Đa số vi khuẩn có cấu tạo dạng sợi, sợi liên kết với nhau thành khuẩn lạc phân nhánh phức tạp nhưng toàn bộ hệ sợi chỉ là một tế bào có nhiều nhánh, không có vách ngăn ngang. Xạ khuẩn là nhóm vi sinh vật phân bố rộng rãi trong đất và chế phẩm E.M ( sau vi khuẩn và nấm). Chúng tham gia vào quá trình phân giải các hợp chất hữu cơ trong đất như xenlluloza, tinh bột có phần khép kín vòng tuần hoàn vật chất trong tự nhiên. Do đặc tính này nên chế phẩm E.M còn được ứng dụng trong quá trình chế biến phân huỷ rác. Xạ khuẩn còn sản sinh ra chất kháng sinh từ quá trình trao đổi chất của vi khuẩn quang hợp và chất hữu cơ trong môi trường. Chất hữu cơ này có tác dụng diệt nấm và các vi khuẩn gây hại. 4. Nấm men : Nấm men thuộc loại vi nấm, có cấu trúc đơn bào. Nấm men tham gia vào quá trình chuyển hoá vật chất, phân huỷ các chất hữu cơ trong đất. Nấm men còn tổng hợp các chất kháng sinh có ích cho sự sinh trưởng của cây trồng từ axit amin và đường được tạo thành trong quá trình trao đổi chất của vi khuẩn quang hợp. Các chất có hoạt tính sinh học như 3 hormon và enzim do nấm men tạo ra thúc đẩy tế bào hoạt động. Những chất được tạo thành trong quá trình trao đổi chất thì lại là nguồn dinh dưỡng cho các vi sinh vật hữu hiệu khác nhau như vi khuẩn lactic và xạ khuẩn. Ngoài hoạt tính sinh lý, bản thân nấm men có rất nhiều loại vitamin và các axit amin, đặt biệt là các axit amin không thay thế. Do đặc tính này nên chế phẩm E.M còn được dùng để bổ sung thức ăn cho gia súc tạo năng suất cao. 5. Nấm sợi : Cơ thể nấm sợi đa bào có cấu tạo hình sợi phân nhánh, tạo thành một hệ sợi chằng chịt phát triển rất nhanh gọi là khuẩn ti thể hay sợi nấm. Nấm sợi hay còn gọi là nấm sản sinh men cũng tham gia vào quá trình chuyển hoá vật chất ở trong đất cùng với các vi sinh vật khác. Nấm sản sinh ra men như Aspergillus, Penicillum nhanh chóng phân huỷ chất hữu cơ tạo ra alcol, este và chất kháng sinh. Do vậy chúng có thể khử được mùi hôi của rác, nước thải, khử được chất độc và bảo vệ khỏi sự phá hoại của sâu bọ và ruồi nhặng. III. HOẠT ĐỘNG TỔNG HỢP CÁC VI SINH VẬT TRONG CHẾ PHẨM E.M : Mỗi hoạt động trong chế phẩm E.M có chức năng hoạt động riêng của chúng. Các vi sinh vật này là các vi sinh vật có lợi cùng chung sống trong cùng một môi trường, chúng sống cộng sinh với nhau, cùng hỗ trợ nhau do vậy hiệu quả hoạt động tổng hợp của chế phẩm E.M tăng lên rất nhiều. Trong chế phẩm E.M, loài vi sinh vật hoạt động chủ chốt là vi khuẩn quang hợp. Sản phẩm của quá trình trao đổi ở vi khuẩn quang hợp lại là nguồn dinh dưỡng cho các vi sinh vật khác như vi khuẩn lactic và xạ khuẩn. Mặt khác vi khuẩn quang hợp cũng sử dụng các chất do vi sinh vật khác sản sinh ra. Hiện tượng này gọi là : “Cùng tồn tại và hỗ trợ nhau”. E.M sử dụng các chất do rễ cây tiết ra cho các sự tăng trưởng như hydrat cacbon, axit amin, axit nucleic, vitamin và hormon là những chất dễ hấp thụ cho cây. Chính vì thế cây xanh phát triển tốt trong những vùng đất có E.M. IV. TÁC DỤNG CỦA E.M : Tất cả các biện pháp canh tác (cày xới, bón phân, chế độ nước, luân canh cây trồng) đều có trực tiếp và sâu sắc đến sự phát triển của vi sinh vật trong đất, từ đó ảnh hưởng trực tiếp đến qúa trình hoạt động sinh học. Cụ thể là quá trình chuyển hoá chất hữu cơ và vô cơ trong quá trình hình thành mùn và kết cấu đất. Những yếu tố này ảnh hưởng trực tiếp đến cây trồng. Bởi vậy việc nghiên cứu đất sao cho thích hợp với năng suất cây trồng không thể bỏ qua yếu tố sinh học đất. Việc sử dụng các thuốc trừ sâu, diệt cỏ gây tác động có hại đối với vi sinh vật và hệ sinh thái đất. Chế phẩm E.M được tổng hợp từ các vi sinh vật có ích làm phương tiện để cải tạo đất trồng trừ khử các loại bệnh và cải thiện hiệu quả sử dụng các chất hữu cơ trong đất. Sau đây là một số hiệu quả tác động của E.M : - Bổ sung vi sinh vật cho đất 4 - Cải thiện môi trường lý, hoá, sinh của đất và tiêu diệt tác nhân gây bệnh, sâu hại trong đất. - Xử lý rác thải, khử mùi hôi của rác, nước thải. - Tăng năng suất chất lượng cây trồng vật nuôi. - Tăng hiệu lực các chất hữu cơ làm phân bón. CÁC CHẾ PHẨM DẪN XUẤT CỦA E.M VÀ CÁCH PHA CHẾ PHƯƠNG PHÁP PHA CHẾ MỘT SỐ CHẾ PHẨM E.M : 1. Dung dịch E.M gốc (E.M1): - Là chất lỏng, có màu nâu vàng, mùi thơm, vị chua ngọt. - Độ pH của dung dịch này luôn luôn nhỏ hơn 3,5. Nếu dung dịch có mùi thối hoặc độ pH lớn hơn 4,0 thì được coi là E.M hỏng và không dùng được. - Bảo quản ở nơi có nhiệt độ ổn định, tránh ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp - Thời gian bảo quản 6 tháng. 2. Dung dịch E.M thứ cấp (E.M2): a. Nguyên liệu - Nước: 98lít - E.M1: 01lít - Rỉ đường: 01lít Chú ý: Nước dùng để pha E.M thứ cấp phải là nước sạch, nếu sử dụng nước máy để ít nhất 2 ngày khử dư lượng Clo. b. Cách pha chế và bảo quản: - Trộn rỉ đường với nước đến khi hòa tan hòan tòan, sau đó cho E.M1 vào trộn đều. - Đổ hỗn hợp vào can nhựa sạch hoặc thùng chứa bằng nhựa có nắp đậy chặt (không nên dùng chai thủy tinh đựng hỗn hợp trên). - E.M thứ cấp có thể dùng được sau từ 3 – 5 ngày (nếu ngày hè), sau 7-10 ngày (nếu mùa đông), khi độ pH < 4,0. - Bảo quản E.M thứ cấp đặt ở nơi mát, tránh ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp vào và sử dụng trong vòng 30 ngày. c. Công dụng : - Sử dụng vào chăn nuôi : xử lý mùi hôi chuồng trại và bổ sung vào thức ăn và nước uống - Sử dụng vào trong nuôi trồng thuỷ sản: xử lý môi trường nước nuôi và bổ sung vào thức ăn - Sử dụng trong xử lý rác thải : Làm giảm mùi hôi của rác thải, giảm quần thể ruồi nhặng - Sử dụng trong nông nghiệp: tăng sức đề kháng và ngăn ngừa bệnh cho cây trồng 3. E.M Bokashi cám gạo: a. Nguyên liệu: - E.M1 : 150 ml 5 - Rỉ đường : 150 ml - Nước : 15lít - Cám gạo Chú ý: Nước dùng để pha E.M thứ cấp phải là nước sạch, nếu sử dụng nước máy để ít nhất 2 ngày khử dư lượng Clo. b. Cách làm Bokashi và bảo quản: - Hòa tan rỉ đường với nước, cho E.M1 vào khuấy đều để tạo ra dung dịch E.M thứ cấp. - Sau đó đem tưới E.M thứ cấp vào cám gạo và trộn đều để đạt độ ẩm 35 - 40%, kiểm tra độ ẩm bằng cách dùng tay nắm, mỗi khi dùng tay nấm nó cần giữ nguyên một khối không bị tơi ra và nước không bị lọt qua khẽ tay, tuy nhiên khi đụng vào nó dễ dàng bị tơi ngay - Cho hỗn hợp trên vào bao nylon đen gói lại không cho không khí vào. Buộc chặt miệng túi để duy trì điều kiện kỵ khí và để lên men yếm khí từ 5 – 7 ngày. Túi cần đặt ở nơi tối, tránh ánh sáng mặt trời. - E.M Bokashi có thể dùng được sau 5 – 7 ngày, khi hỗn hợp có mùi thơm, chua ngọt, bề mặt có mốc trắng. Đo độ pH< 4,5. - Bảo quản E.M Bokashi: trải đều trên mặt sàn bêtông, phơi khô trong bóng râm, tránh ánh nắng mặt trời. Sau khi phơi cho E.M Bokashi vào túi nylon và cột kín, tránh chuột và côn trùng tấn công. c. Công dụng : Làm tăng hệ vi sinh vật có lợi cho đường ruột. Nhờ đó kích thích quá trình tiêu hóa thức ăn, cải thiện sức khỏe heo, tăng năng suất, chất lượng thịt tăng. Mùi hôi thối của phân heo giảm. 4. Dung dịch E.M5: a. Nguyên liệu: - Nước: 06lít - E.M1: 01lít - Rỉ đường: 01lít - Dấm: 01lít (dấm tự nhiên) - Rượu: 01lít (rượu 40 0 ) Chú ý: Nước dùng để pha E.M thứ cấp phải là nước sạch, nếu sử dụng nước máy để ít nhất 2 ngày khử dư lượng Clo b. Cách pha chế và bảo quản: - Trộn rỉ đường với nước (để hòa tan rỉ đường hoàn toàn). 6 - Đổ dấm, rượu, sau đó cho E.M1 vào. - Rót hỗn hợp dung dịch vào can nhựa (đổ đầy can để duy trì điều kiện kỵ khí) và đậy nút không chặt lắm. - Bảo quản ở nơi ấm, tránh ánh sáng mặt trời chiếu vào. - Khi thùng có chứa nhiều khí lên men, thường xuyên mở nắp để xả gas sau đó lại như cũ. - E.M5 có thể sử dụng khi gas không còn sinh ra nữa, sau từ 5 – 10 ngày. E.M5 có chất lượng tốt khi cho mùi ngọt. - E.M5 cần được bảo quản ở nơi tối mát, có nhiệt độ ổn định. Không được bảo quản trong tủ lạnh hoặc dưới ánh nắng mặt trời. E.M5 sử dụng trong vòng 30 ngày. c. công dụng : - Ngăn chặn bệnh và làm tăng sức đề kháng cho động vật. - E.M5 được sử dụng để ngăn chặn bệnh và sâu hại cho cây trồng. 5. Dung dịch E.M5 tỏi: a. Nguyên liệu: - E.M1 : 250 ml - Rỉ đường: 250ml - Dấm: 250 ml - Rượu: 250 ml - Tỏi: 01 kg (xay nhuyễn) - Nước: 10 lít Chú ý: Nước dùng để pha E.M thứ cấp phải là nước sạch, nếu sử dụng nước máy để ít nhất 2 ngày khử dư lượng Clo b. Cách pha chế và bảo quản: - Trộn rỉ đường, dấm với rượu sau đó cho E.M1 vào. - Rót dung dịch hỗn hợp trên vào can nhựa (đổ đầy can để duy trì điều kiện kỵ khí) và đậy nút kín. - Bảo quản ở nơi mát, tránh ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp. Khi thùng chứa có nhiều khí lên men, thường xuyên mở nắp để xả ga, sau đó đóng chặt lại như cũ. - Sau 24 giờ, trộn hỗn hợp trên với 10 lít nước và 1 kg tỏi đã xay nhuyễn, sau đó cho vào can nhựa đóng chặt và để lên men trong 1 ngày thì có thể đem sử dụng. c. Công dụng : Phòng bệnh và tăng sức đề kháng cho heo. 6. E.M Bokashi phân gà: 7 a. Nguyên liệu: - Nước: 15lít - E.M1: 150ml - Rỉ đường: 150ml - Phân gà : 2 phần - Cám gạo: 1 phần Chú ý: Nước dùng để pha E.M thứ cấp phải là nước sạch, nếu sử dụng nước máy để ít nhất 2 ngày khử dư lượng Clo b. Cách làm và bảo quản: - Hòa tan rỉ đường với nước, cho E.M1 vào dung dịch rỉ đường vừa điều chế. - Trộn phân gà với cám gạo theo tỉ lệ: 2 phân gà : 1 cám gạo, tưới dung dịch E.M ở trên vào hỗn hợp cám gạo-phân gà, đảo, trộn đều để đạt độ ẩm 35 – 40%. - Đánh đống hỗn hợp trên sàn khô và che phủ kín bằng bao tải. - Trong thời gian lên men nhiệt độ cần giữ ở mức 35 – 45 0 C. Vì thế kiểm tra thường xuyên nhiệt độ, nếu cần trộn để khí thoát ra. - E.M Bokashi phân gà có thể sử dụng được sau từ 5-7 ngày, khi có mùi lên men chua ngọt và nấm sợi màu trắng trên bề mặt. Nếu bị chua và có mùi hôi thối thì không nên sử dụng. c. Công dụng : Nhằm cung cấp dinh dưỡng tạo nguồn thức ăn tự nhiên cho cá, tôm giảm độ phèn, giữ cho pH trong ao ít biến động, tạo tảo. 8 ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ E.M TRONG NÔNG NGHIỆP Nền nông nghiệp ở hầu hết các nước đã phát triển và các nước đang phát triển dựa trên cơ sở sản xuất cây trồng. Ngay cả ở các nước sản xuất ra số lượng lớn về sữa, thịt, đồng cỏ trong đó cây trồng là yếu tố chủ yếu. Do đó E.M trở nên quan trọng cho ngành nông nghiệp ở tất cả các nước muốn tăng năng suất mà vẫn duy trì chất lượng môi trường. ● Tác dụng của E.M : - E.M thúc đẩy sự nảy mầm, phát triển, ra hoa, ra quả và chín của cây trồng - E.M tăng cường khả năng quang hợp của cây trồng - E.M tăng hiệu quả của chất hữu cơ như là các loại phân bón - E.M tăng sức đề kháng của cây trồng đối với sâu hại và bệnh tật - E.M cải thiện môi trường của đất về lý học, hoá học và sinh học - E.M ngăn ngừa đất sinh ra bệnh và sâu hại ● Cách thức sử dụng E.M trong nông nghiệp: - Xử lý đất: Với 1.000 m 2 trước khi gieo cấy, trồng trọt: dùng 100-150 kg E.M Bokashi và 10lít EM thứ cấp pha loãng tỷ lệ 1/500. - Ủ giống: Ngâm lúa giống vào dung dịch E.M pha loãng 1/1.000 đến khi vớt ra ủ - Cây dài ngày và cây kiểng: pha E.M thứ cấp tỉ lệ 1%, phun lên gốc, thân, cành, lá, hoa, quả, theo tỉ lệ 1 lít E.M 1% cho 1m 2 tán lá cây, mỗi tuần phun 1 lần vào sáng sớm hay chiều mát, phun sau cơn mưa. - Các loại rau, cây hoa màu và hoa ngắn ngày: pha E.M thứ cấp tỉ lệ 2%, phun lên cây, lá theo tỉ lệ 1lít E.M 2% cho 10 m 2 , 3 ngày phun 1 lần. QUY TRÌNH LÀM PHÂN HỮU CƠ VI SINH (BOKASHI) BẰNG CHẾ PHẨM EM Sản xuất Bokashi sẽ tận dụng được các chất phế thải nông nghiệp như: rơm rạ, cỏ dại, bèo tây, các sinh khối cây trồng (thân cây đậu, bầu, bí, ngô,…sau mỗi vụ thu hoạch), các chất thải động vật như: phân bò, phân heo, phân gà,…các phế thải này phân hủy nhờ tập đòan vi sinh vật hữu ích chứa trong chế phẩm EM và tạo ra nguồn phân hữu cơ vi sinh có giá trị cao đối với cây trồng. Những lợi ích từ việc sản xuất và sử dụng phân hữu cơ vi sinh ở hộ gia đình: Đặc điểm: rẻ tiền, dễ sản xuất, phân khô và tươi xốp lại chứa nhiều vi sinh vật có ích và thời gian sản xuất nhanh nên nguồn phân bón này mang lại nhiều lợi ích. Về mặt kinh tế: - Chủ động nguồn phân bón hữu cơ vi sinh có chất lượng cao, với giá thành rẻ (chỉ bằng 55-60% giá phân hữu cơ vi sinh bán trên thị trường) và tận dụng được triệt để nguồn phế thải nông nghiệp dư thừa. 9 - Tiết kiệm chi phí sản xuất: sử dụng phân hữu cơ sinh học sẽ giảm 30-40% lượng phân hóa học và thuốc Bảo vệ Thực vật (BVTV). - Tăng năng suất và chất lượng các sản phẩm nông nghiệp. Về môi trường: - Phục hồi và duy trì độ phì nhiêu màu mỡ của đất canh tác. - Tăng hiệu quả hấp thụ NPK của cây trồng, từ đó giảm bớt được lượng phân bón hóa học mà vẫn đảm bảo ổn định năng suất với cây trồng. - Tăng khả năng chống chịu của cây trồng đối với các điều kiện bất lợi của ngoại cảnh, đồng thời giảm bớt lượng thuốc BVTV. - Không làm ô nhiễm môi trường, tạo ra sản phẩm nông nghiệp sạch và an toàn. I/ Quy trình sản xuất Bokashi từ các loại thân cây: Bokashi bón vào đất cung cấp chất hữu cơ như là thức ăn cho vi sinh vật hữu hiệu phát triển, cũng như cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng. 1. Quy trình sản xuất Bokashi từ phế thải thực vật: a. Chuẩn bị nguyên liệu: - Phế thải nông nghiệp: 2m 3 rơm rạ, rác thải sinh hoạt, trấu, thân cây đậu các loại, bầu bí, cỏ,…thu gom mỗi vụ sau thu hoạch. - Nước: 30-50 lít nước (nước không bị nhiễm phèn, mặn) - EM 1: 0,5 lít - Rỉ đường: 0,5 lít b. Các bước tiến hành: - Rơm rạ, rác thải sinh hoạt, trấu, thân cây đậu các loại, bầu bí, cỏ,…tất cả các nguyên liệu thô ban đầu được chặt nhỏ, dài 12-15 cm và phơi khô trước khi đưa vào quy trình sản xuất. - Dùng thùng đựng nước hòa: EM + rỉ đường theo tỷ lệ 1/100 so với nước - Dùng thùng có vòi nhỏ tưới lên nguyên liệu và trộn đều - Dùng tay để điều chỉnh độ ẩm, độ ẩm cần đạt 30-40% c. Phương pháp ủ: - Sau khi hòan thành công đọan phối trộn ướt , toàn bộ khối lượng nguyên liệu hỗn hợp này được chất thành đống, nén chặt và được phủ bên ngoài bằng đất bùn tươi hoặc bằng bao tải cũ. - Nơi ủ nguyên liệu phải có mái che để tránh nắng, nguyên liệu ủ được đảo một lần nhằm giảm nhiệt độ trong đống ủ. - Phương pháp đảo: đảo từ trên xuống dưới, từ trong ra ngoài, sao cho khối nguyên liệu được đảo đều. 10 - Khi thấy trong đống nguyên liệu có màu trắng là đem bón được. Cách sử dụng: Cho 1 sào Bắc bộ (360 m 2 ) sử dụng từ 100 kg phân hữu cơ vi sinh trở lên cùng với lượng NPK bằng 60-70% lượng NPK thông thường giảm NPK nhiều hơn vào các vụ sau. II/ Quy trình sản xuất Bokashi từ chất thải động vật: 1. Đối với phân chuồng: tiến hành xử lý theo các bước sau: - Rãi phân thành lớp dày 20-30 cm, rộng 1-2m, chiều dài tùy ý. - Dùng chế phẩm EM thứ cấp pha loãng theo tỉ lệ 1/100 phun ướt đều đống phân (nếu phân ướt quá thì dùng EM Bokashi rắc đều trên bề mặt lớp phân, lượng EM Bokashi là 5% so với lượng phân) - Tiếp tục làm nhiều lớp đến khi đống phân cao 1-1,2 m - Dùng bao tải hoặc bạt dứa che phủ kín. - Sau 5-7 ngày tiến hành đảo đống ủ và phun EM lần 2 (tỉ lệ liều lượng như lần 1). - Tiếp tục ủ sau 5 ngày đem bón rau. 2. Đối với các loại phân tươi: Tiến hành theo các bước sau: - Trộn đều phân với các chất hữu cơ khác như mùn, vỏ trấu, tro bếp…sau đó rãi thành lớp cao 20 cm. - Dùng EM thứ cấp pha loãng theo tỉ lệ 1/50 phun ướt đều toàn bộ (khoảng 20-25 lít dung dịch đã pha loãng/1m 3 ) - Tiếp tục làm nhiều lớp đến khi đóng ủ cao 0,8m - Dùng bao tải hoặc bạt dứa che phủ kín - Sau 7-10 ngày tiến hành đảo trộn, phun EM thứ cấp lần 2 (tỉ lệ, liều lượng như lần 1) - Tiếp tục ủ sau 10 ngày, tiến hành đảo trộn, phun EM thứ cấp lần 3. Sau 30 ngày đem sử dụng bón rau. Chú ý: Duy trì nhiệt độ đống ủ trong khoảng 35-45 0 C. Nếu nhiệt độ cao quá phải tiến hành đảo để giảm nhiệt. 3. Đối với nước giải, nước phân gia súc: - Dùng EM thứ cấp đổ trực tiếp vào bể chứa nước phân hay nước giải, lượng EM thứ cấp là 5% so với lượng nước phân hủy trong bể, 2 ngày đổ 1 lần. - Sau 7-10 ngày khi đã hết mùi hôi đem pha loãng với nước tưới cho rau. [...]... rễ 4 Phân hữu cơ sinh học Là sản phẩm phân bón được tạo thành thông qua quá trình lên men vi sinh vật các hợp chất hữu cơ có nguồn gốc khác nhau, có sự tác động của vi sinh vật hoặc các hợp chất sinh học được chuyển hóa thành mùn Trong lọai phân này có đầy đủ thành phần là chất hữu cơ, có phối chế thêm tác nhân sinh học (vi sinh, nấm đối kháng) bổ sung thêm thành phần vô cơ đa lượng (NPK) và vi lượng... loại phân nguyên liệu sao cho cây trồng phát triển tốt nhất mà không cần phải bón bất kỳ các loại phân đơn nào Phân phức hợp hữu cơ sinh học có thể dùng để bón lót hoặc bón thúc Loại phân này có hàm lượng dinh dưỡng cao nên khi bón trộn đều với đất Nếu sản xuất phù hợp cho từng loại cây trồng thì đây là loại phân hữu cơ tốt nhất Phân bón hữu cơ sinh học, phân hữu cơ vi sinh được sự trợ giúp của vi sinh. .. Sclerotium rolfosii… 14 Các sản phẩm phân hữu cơ sinh học hiện có trên thị trường phía Nam với chất lượng tốt và có uy tín như nhóm sản phẩm phân hữu cơ Cugasa của Công Ty Anh Vi t, phân VK của Công ty Vi n Khang, phân hữu cơ Phaga, Trimix của Công ty Phaga 5 Chế phẩm cải tạo đất xử lý phế thải Chế phẩm sinh học nấm đối kháng Trichoderma ngoài tác dụng sản xuất phân bón hũu cơ sinh học, hay sử dụng như một... để xử lý ủ phân chuồng, phân gia súc, vỏ cà phê, chất thải hữu cơ như rơm, rạ, rác thải hữu cơ rất hiệu quả Chế phẩm sinh học BIMA (có chứa Trichoderma) của Trung Tâm Công nghệ Sinh học TP Hồ Chí Minh, chế phẩm Vi- ĐK của Công ty thuốc sát trùng Vi t Nam … đang được nông dân TP Hồ Chí Minh và khu vực Đồng bằng Sông Cửu long, Đông Nam Bộ sử dụng rộng rãi trong vi c ủ phân chuồng bón cho cây trồng Vi c... vi sinh vật do nhóm phân lập và tuyển chọn: xạ khuẩn Streptomyces sp., nấm mốc Trichoderma sp và vi khuẩn Bacillus sp Những vi sinh vật trên có tác dụng phân huỷ nhanh các hợp chất hữu cơ trong phân lợn, gà và bò (protein và cellulose), gây mất mùi hôi Trước đó, chế phẩm BIO-F đã được sử dụng để sản xuất thành công phân bón hữu cơ vi sinh từ bùn đáy ao, vỏ cà phê và xử lý rác thải sinh hoạt 15 CHẾ PHẨM... chuyên biệt có khả năng thúc đẩy nhanh quá trình chuyển hóa các phế thải hữu cơ thành phân bón Nhóm nấm đối kháng Trichoderma hiện nay đang được ứng dụng rất rộng rãi trong công nghệ sản xuất phân hữu cơ sinh học hiện nay ở Vi t Nam Phân hữu cơ sinh học có phối trộn thêm nấm đối kháng Trichoderma là loại phân có tác dụng rất tốt trong vi c phòng trừ các bệnh vàng lá chết nhanh, còn gọi là bệnh thối rễ do... được xay nát càng tốt) - Phân chuồng (heo, bò gà ) 200 kg – 300 kg - Super lân: 2% trong hỗn hợp phế phẩm nông nghiệp trộn phân chuồng - Chế phẩm Trichoderma: 8 kg – 10 kg/tấn phân hỗn hợp để ủ - Dung dịch urê pha loãng: 0,5 kg urê hoà 100 lít nước (hoặc có thể thay dung dịch urê pha loãng bằng dung dịch Vedagro) 2 Kỹ thuật ủ phân - Trộn đều phế phẩm nông nghiệp, phân chuồng, phân lân, chế phẩm Trichoderma... 1 kg men vi sinh Trichoderma giá 25.000 – 45.000đ; 3 kg men vi sinh trộn đều 30 kg Super Lân, ủ được 1 tấn phân chuồng Dùng phương pháp ủ như trên, giá thành giảm từ 30 – 50% với các loại phân vô cơ trên thị trường, dùng phân này bón cho cây trồng và rau màu không những đạt năng suất cao, cây lá xanh mướt và được thị trường ưa chuộng mà còn phòng trừ các bệnh vàng lá, thối rễ Chú ý, khi ủ phân bà con... ủ hoai phân chuồng từ 2 – 3 lần so với phương pháp thông thường, giảm thiểu ô nhiễm môi trường do mùi hôi thối của phân chuồng Người nông dân lại tận dụng được nguồn phân tại chỗ, vừa đáp ứng được nhu cầu ứng dụng tăng khả năng kháng bệnh cho cây trồng do tác dụng của nấm đối kháng Trichoderma có chứa trong trong phân Các chế phẩm của Vi n Sinh học nhiêt đới như BIO-F, chế phẩm chứa các vi sinh vật... kháng Trichoderma trộn với phân hữu cơ dùng làm giá thể cho sản xuất cây giống trong vườn ươm bón cho vườn cây thì hiệu quả kiểm soát được bệnh thối rễ do nấm Fusarium gây ra trên cây có múi khá tốt Tuy nhiên khi sử dụng loại nấm Trichoderma này nếu không phối hợp với phân hữu cơ thì hiệu quả phòng nấm không cao Do đó, muốn đạt hiệu quả phòng ngừa bệnh tốt cần phải trộn phân hữu cơ với nấm Trichoderma