KHÁI NIỆM LUẬT DÂN SỰ Bộ luật dân sự quy định địa vị pháp lý, chuẩn mực pháp lý cho cách ứng xử của cá nhân, pháp nhân, chủ thể khác; quyền, nghĩa vụ của các chủ thể về nhân thân và tài
Trang 1Bài giảng LUẬT DÂN SỰ VIỆT NAM
ThS Vũ Thế Hoài - ĐT: 0918.343686 Email: vuthehoai@yahoo.com
Trang 3PHẦN I:
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
CỦA BLDS 2005
Trang 4Nội dung Phần I :
1 Khái niệm Luật dân sự
2 Đối tượng, phương pháp điều chỉnh
3 Chủ thể của pháp luật dân sự
4 Giao dịch dân sự
5 Đại diện
6 Thời hạn, thời hiệu
(Một số vấn đề còn lại học viên tự nghiên cứu)
Trang 5KHÁI NIỆM LUẬT DÂN SỰ
Bộ luật dân sự quy định địa vị pháp lý, chuẩn mực pháp lý cho cách ứng xử của cá nhân, pháp nhân, chủ thể khác; quyền, nghĩa vụ của các chủ thể về nhân thân và tài sản trong các quan hệ dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, th ơng mại, lao động (sau đây gọi chung là quan
hệ dân sự)
(theo Điều 1 BLDS 2005)
Lưu ý: phạm vi điều chỉnh của Luật dõn sự.
Trang 6Nội dung cơ bản Bộ luật Dân sự 2005
Trang 7ĐỐI TƯỢNG ĐIỀU CHỈNH:
Là các quan hệ xã hội mà pháp luật
dân sự tác động tới, gồm có:
Quan hệ về tài sản
Trang 10TÌNH HUỐNG 1 :
Ngày 15/5/2008 bà A đi chợ mua thực phẩm cho gia đình Như thường lệ, bà đến cửa hàng của bà B để mua cá về nấu canh Sau khi chọn
cá, bà A nhờ bà B làm sạch giúp mình Khi bà B
mổ bụng con cá ra thì trong đó có chứa 1 chỉ vàng 9999 Bà A cho rằng con cá của mình nên chỉ vàng đó thuộc về mình, bà B không đồng ý
Hai bên tranh chấp, ý kiến của các anh (chị)?
Trang 11QUAN HỆ NHÂN THÂN
Quyền nhân thân là
quyền dân sự gắn
liền với một chủ thể
nhất định
Thông thường không
thể chuyển giao cho
người khác
Bao gồm 2 nhóm qh:
Quan hệ nhân thân có liên quan đến tài sản: là những quyền nhân thân khi xác lập làm phát sinh các quyền
về tài sản
Quan hệ nhân thân không liên quan đến tài sản
Trang 12PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU CHỈNH
Là các cách thức, biện pháp mà Nhà nước sử dụng để tác động lên các QHXH – là đối tượng điều chỉnh của luật dân sự Bao gồm:
Phương pháp bình đẵng - thỏa thuận
Phương pháp tự định đoạt…
Trang 13CHỦ THỂ CỦA PHÁP LUẬT DÂN SỰ
Trang 14CÁ NHÂN
Là con người cụ thể và đang sống
Cá nhân phải có hộ tịch rõ ràng, cho phép phân biệt được với cá nhân khác
Trang 15CÁ NHÂN :
Là chủ thể thường xuyên và phổ biến nhất
Điều kiện để cá nhân trở thành chủ thể của LDS:
Năng lực pháp luật Năng lực hành vi
Có năng lực chủ thể:
Trang 17ĐẶC ĐIỂM NLPL CỦA CÁ NHÂN
Mọi cá nhân đều bình đẳng về NLPL: “Mọi
cá nhân đều có năng lực pháp luật dân sự như nhau” (K2 Đ16) Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân không bị hạn chế bởi bất cứ lý do nào (độ tuổi, địa vị xã hội, giới tính, tôn giáo, dân tộc ).
Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân
do Nhà nước quy định cho tất cả cá nhân.
Trang 18Năng lực hành vi :
“Năng lực hành vi dân sự của cá
nhân là những khả năng của cá nhân bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự” (Đ19).
Trang 19NĂNG LỰC HÀNH VI DÂN
SỰ CỦA CÁ
NHÂN
ĐẦY ĐỦ
MỘT PHẦN
KHÔNG
CÓ MẤT
HẠN
CHẾ
Trang 21 - Nghĩa vụ tài sản của cá nhân: >=15t
- Quyền của cá nhân về bầu cử: >=18t
- Ứng cử đại biểu quốc hội: >=21t…
Trang 22Hãy phân biệt:
Cần phân biệt NLHVDS trong 2 trường hợp:
người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự và một người đang bị chấp hành hình phạt tù.
Trang 23Lý lịch dân sự của cá nhân:
Họ và tên
Khai sinh
Lập chứng thư
Hộ tịch
Lập giấy chứng nhận Kết hôn
Bao gồm
Trang 24và người bị hạn chế năng lực
hành vi
Trang 25PHÁP NHÂN
CHỦ THỂ
Trang 26PHÁP NHÂN là các tổ chức đáp ứng
được các điều kiện nhất định
Trang 27Điều 84 BLDS 2005: Pháp nhân
Một tổ chức được công nhận là pháp nhân khi:
1- Được cơ quan nhà nước có thẩm quyền
thành lập, cho phép thành lập, đăng ký hoặc công nhận (thành lập hợp pháp);
2- Có cơ cấu tổ chức chặt chẽ;
3- Có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức
khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản đó;
4- Nhân danh mình tham gia các quan hệ
pháp luật một cách độc lập
Trang 28Các loại pháp nhân (Điều 100 BLDS):
Cơ quan nhà nước,
Trang 29HỘ GIA ĐÌNH
Trang 30Sự thành lập hộ gia đình:
Gia đình
Trang 31Điều kiện
1 Thành viên trong hộ gia đình có
tài sản chung
2 Thành viên hộ gia đình là những
người trong gia đình có các
quan hệ huyết thống, nuôi
dưỡng và hôn nhân.
3 Số lượng thành viên trong hộ
không có giới hạn tối đa, nhưng
tối thiểu là hai cá nhân trở lên
Năng lực chủ thể
Năng lực pháp luật
và năng lực hành
vi của hộ gia đình phát sinh đồng thời với việc hình thành
hộ gia đình với tư cách chủ thể
Trang 32Chế độ pháp lý của hộ gia đình:
Hộ gia đình được đại diện bởi chủ hộ
Hộ gia đình có năng lực pháp luật phù hợp với mục đích tồn tại của nó
Trang 33Tổ hợp tác:
Là chủ thể hình thành trên cơ sở hợp đồng
hợp tác có chứng thực của UBND xã, phường, thị trấn của từ 3 cá nhân trở lên, cùng đóng góp tài sản, công sức để thực hiện những công việc nhất định, cùng hưởng lợi và cùng chịu trách nhiệm.
Người đại diện là Tổ trưởng.
Trang 35Thành lập tổ hợp tác:
Văn bản thỏa thuận HT
Có chứng thực của UBND xã, phường, thị trấn
Trang 36Không có tư cách pháp nhân!
Trang 37QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CÁC CHỦ THỂ DÂN SỰ
Trang 38GIAO DỊCH DÂN SỰ (Điều 121-138)
Trang 39Điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự
Người tham gia giao dịch có năng lực hành vi dân sự
Mục đích và nội dung của giao dich không vi phạm
điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội
Người tham gia giao dịch hoàn toàn tự nguyện.
Hình thức giao dịch là điều kiện có hiệu lực của giao
dịch trong trường hợp pháp luật có quy định.
Trang 40Mục đích của giao dịch dân sự :
Mục đích của giao dịch dân sự là lợi ích hợp pháp mà các bên mong muốn đạt được khi xác lập giao dịch đó
Trang 41Các trường hợp giao dịch dân sự vô hiệu
Do không tuân thủ quy định về hình thức…
Trang 42Hậu quả pháp lý của GD vô hiệu (Điều 137):
Không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền và nghĩa vụ của các bên kể từ thời điểm xác lập;
Các bên phải khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận, nếu không hoàn trả được bằng hiện vật thì phải trả bằng tiền, bên có lỗi gây ra thiệt hại phải bồi thường thiệt hại.
Trang 43TÌNH HUỐNG 2 :
Ngày 09/4/2009, đang ngồi uống cà phê tại quán
Cao Hiệp Phát Q2, anh B được chị A đến mời mua
vé số Anh B đồng ý mua 05 tờ với giá 5.000/tờ Chị
A do không coi kỹ, đã đưa cho anh B, 6 tờ vé số (dư một tờ) Chiều có kết quả, cả 6 vé đều trúng giải đặc biệt trị giá 250 triệu đồng/giải Phát hiện ra mình đã đưa nhầm cho anh B một tờ vé số giờ lại trúng, chị A đã tìm đòi anh B 250 triệu đồng là trị giá giải thưởng Anh B không đồng ý vì cho rằng trường hợp này mình đã mua, nếu đúng thì chỉ thiếu chị B 5.000 là giá tiền của 1 tờ vé số.
Ý kiến của các anh, chị?
Trang 44ĐẠI DIỆN, THỜI HẠN, THỜI HIỆU
ĐẠI DIỆN
Khái niệm:
Đại diện là việc một người nhân danh một người khác xác lập, thực hiện giao dịch dân sự trong phạm vi thẩm quyền.
Phân loại:
Căn cứ vào nguồn gốc hình thành chia làm 2.
Đại diện theo pháp luật (Điều 149,150 BLDS)
Đại diện theo ủy quyền (Điều 151,152 BLDS)
Trang 45Là giới hạn của việc đại diện.
Người đại diện theo pháp luật được thực hiện
các giao dịch dân sự phù hợp với quy định của pháp luật hoặc điều lệ.
Người đại diện theo ủy quyền được xác lập các
giao dịch phù hợp với văn bản ủy quyền
PHẠM VI THẨM QUYỀN
Trang 46 Chấm dứt đại diện của pháp nhân (Điều 157) bao gồm chấm dứt theo pháp luật và theo ủy quyền.
Trang 47THỜI HẠN - THỜI HIỆU
THỜI HẠN
Khái niệm:
Thời hạn là một khoảng thời gian xác định từ thời điểm này đến thời điểm khác (Điều 149 BLDS)
Phân loại:
Căn cứ vào nguồn gốc hình thành thời hạn
được chia làm 2 lọai là:
Thời hạn do luật định.
Thời hạn do các bên thỏa thuận
Trang 48CÁCH TÍNH THỜI HẠN
Thời hạn được tính theo dương lịch,có thể tính
bằng ngày,tuần,tháng,năm hoặc bằng một sự kiện nhất định.
Thời điểm bắt đầu của thời hạn.
Nếu thời hạn được tính bằng giờ thì thời
điểm bắt đầu là giờ đã định.
Nếu tính bằng ngày, tuần, tháng, năm hoặc
bằng sự kiện thì ngày đầu tiên không tính
mà tính từ ngày tiếp theo
Trang 49 Nếu thời hạn tính bằng giờ thì thời điểm kết
thúc là giờ đã định.
Nếu tính bằng ngày thì thời hạn kết thúc tại
thời điểm kết thúc ngày.
Nếu tính bằng tuần , tháng, năm thì thời hạn
kết thúc là ngày tương ướng của tuần, tháng, năm.
Nếu ngày cuối cùng của thời hạn là ngày lễ,
chủ nhật thì thời điểm kết thúc vào lúc 24 giờ của ngày làm việc tiếp theo.
THỜI ĐIỂM CHẤM DỨT
Trang 50THỜI HIỆU
Khái niệm:
Thời hiệu là thời hạn do luật định mà khi kết thúc thời hạn đó chủ thể được hưởng quyền dân sự, miễn trừ nghĩa vụ dân sự hoặc mất quyền khởi kiện.
Phân loại thời hiệu:
Căn cứ vào hậu quả pháp lý có 3 loại.
Thời hiệu hưởng quyền dân sự.
Thời hiệu miễn trừ nghĩa vụ dân sự.
Thời hiệu mất quyền khởi kiện.
Trang 51 Thời hiệu hưởng quyền dân sự, miễn trừ nghĩa vụ
phải liên tục không có thời gian gián đoạn
Không áp dụng thời hiệu khởi kiện đối với các
trường hợp sau:
• - Yêu cầu hòan trả tài sản thuộc sở hữu tòan dân
• - Yêu cầu bảo vệ quyền nhân thân bị xâm phạm trừ trường hợp pháp luật quy định khác (VD: việc hủy hôn nhân trái pháp luật)
• - Các trường hợp khác do luật định.
Trang 52 Có sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngai khách quan khác làm cho người có quyền không thể khởi kiện được.
Người có quyền khởi kiện đang chưa thành niên, mất năng lực hành vi… mà chưa có người đại diện.
Người đại diện của người chưa thành niên, người tâm thần … bị mất NLHV bị hạn chế NLHV bị chết mà chưa có người thay thế
Thời gian không tính vào thời hiệu khởi kiện :
Trang 53Ví dụ:
Thời hiệu khởi kiện về quyền
thừa kế tài sản là 10 năm kể
từ thời điểm mở thừa kế.
Sau 10 năm, người thừa kế
chỉ có thể kiện về tranh chấp tài sản chứ không giải quyết
về thừa kế nữa…
Trang 54 Bên có nghĩa vụ đã thừa nhận một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ của mình.
Bên có nghĩa vụ đã thực hiện song một phần nghĩa vụ của mình đối với người có quyền khởi kiện.
Các bên đã hòa giải được với nhau.
Trang 5506/02/24 55
CÁM ƠN QUÍ VỊ ĐÃ LẮNG NGHE !
Trang 56PHẦN II:
MỘT SỐ CHẾ ĐỊNH CƠ BẢN
CỦA LUẬT DÂN SỰ
Trang 57NỘI DUNG PHẦN II:
1 Chế định về tài sản và quyền sở hữu
2 Chế định nghĩa vụ và hợp đồng dân sự
3 Chế định về thừa kế
4 Trách nhiệm bồi thường thiệt hại
(Một số vấn đề còn lại học viên tự nghiên cứu).
Trang 581 CHẾ ĐỊNH VỀ TÀI SẢN
& QUYỀN SỞ HỮU
Trang 59TÀI SẢN
XÁC LẬP VÀ CHẤM DỨT QUYỀN SỞ HỮU TÀI SẢN
Trang 60June 2, 2024 60
TÀI SẢN :
“ Tài sản bao gồm vật, tiền, giấy tờ
trị giá và các quyền tài sản (theo
Điều 163 BLDS 2005)
“ Quyền tài sản là quyền trị giá được
bằng tiền và có thể chuyển giao
trong giao d ị ch dân sự, kể cả
quyền sở h ữ u trí tuệ (Điều 181
BLDS 2005)
Trang 62b) Nhà ở, công trinh xây dựng gắn liền với đất đai, kể
cả các tài sản gắn liền với nhà ở, công trinh xây dựng đó;
c) Các tài sản khác gắn liền với đất đai;
d) Các tài sản khác do pháp luật qui định.
2 Đ ộng sản là nh ữ ng tài sản không phải là bất động sản”.
Trang 63Vật đặc
định Vật cùng loại
Trang 65NỘI DUNG QUYỀN SỞ HỮU:
1 QUYỀN CHIẾM HỮU
2 QUYỀN SỬ DỤNG
3 QUYỀN ĐỊNH ĐOẠT
Trang 66Khái niệm quyền sở hữu (Điều 164):
Quyền sở hữu bao gồm
quyền chiếm hữu, sử
Trang 67Quyền chiếm hữu
Quyền chiếm hữu: là quyền kiểm soát, quản lý tài sản.
Chiếm hữu có căn cứ pháp luật (Điều 183):
• Chủ sở hữu chiếm hữu tài sản.
• Người được chủ SH ủy quyền quản lý TS.
• Người được chuyển giao quyền chiếm hữu thông qua giao dịch dân sự phù hợp với QĐ pháp luật.
• Người phát hiện và giữ TS vô chủ, tài sản không xác định được ai là chủ sở hữu, tài sản bị đánh rơi, bị bỏ quên, bị chôn giấu, bị chìm đắm phù hợp với các điều kiện do PL qui định.
• Người phát hiện và giữ gia súc, gia cầm, vật nuôi dưới nước bị thất lạc phù hợp với các điều kiện do pháp luật qui định.
• Các trường hợp khác do pháp luật qui định.
Trang 68Chiếm hữu không có căn cứ pháp luật:
Chiếm hữu không có căn cứ pháp luật: là việc
chiếm hữu không dựa trên những căn cứ qui định tại Điều 183.
• Chiếm hữu không có căn cứ pháp luật ngay tình: là việc chiếm hữu không dựa trên những căn cứ tại Điều 183 nhưng người chiếm hữu không biết hoặc không thể biết việc chiếm hữu TS đó là không có căn cứ pháp luật.
• Chiếm hữu không có căn cứ pháp luật không ngay tình.
• Ý nghĩa của việc phân biệt trên là gì?
Trang 69TÌNH HUỐNG 3 :
VD1: A cướp giật điện thoại di động của B và tặng cho C C sử dụng một thời gian thì đem đến cửa hàng bán, bị B phát hiện B yêu cầu
C phải trả lại hoặc phải đền bù cho mình số tiền là 1 triệu đồng (tương đương giá trị của chiếc điện thoại)
VD2: A mượn chiếc xe đạp của B và bán cho
C 500.000đ, C sử dụng một thời gian thì B phát hiện và yêu cầu C phải trả lại
Trang 70Quyền sử dụng :
Là quyền khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi
tức từ tài sản.
Quyền sử dụng của chủ sở hữu: được sử dụng
TS theo ý mình nhưng không được gây thiệt hại hoặc làm ảnh hưởng đến lợi ích của nhà nước, công cộng, quyền và lợi ích của người khác.
Quyền sử dụng của người không phải là chủ sở
hữu: được sử dụng nếu được chủ sở hữu đồng ý.
Người chiếm hữu TS không có căn cứ pháp luật
nhưng ngay tình có quyền sử dụng tài sản theo qui định pháp luật.
Trang 71Quyền định đoạt:
Là quyền chuyển giao quyền sở hữu tài sản
hoặc từ bỏ quyền sở hữu đó.
Điều kiện định đoạt:
Phải do người có năng lực hành vi dân sự thực hiện theo qui định pháp luật.
Nếu pháp luật có qui định về thủ tục định đoạt thì phải tuân theo thủ tục đó.
Người không phải là chủ sở hữ chỉ có quyền định đoạt TS theo ủy quyền của chủ sở hữu hoặc theo qui định pháp luật.
Trang 72Các hình thức sở hữu :
Sở hữu nhà nước: đất đai, rừng tự nhiên, rừng trồng có nguồn vốn từ ngân sách nhà nước, núi, sông hồ, nguồn tài nguyên ở vùng biển, thềm lục địa và vùng trời, phần vồn và tài sản do nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp, công trình thuộc ngành, lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, khoa học kỹ thuật, ngoại giao, quốc phòng, an ninh cùng các tài sản khác do pháp luật qui định.
Trước đây còn gọi là sở hữu toàn dân.
Trang 73Các hình thức sở hữu:
Sở hữu tập thể: là sở hữu của hợp tác xã hoặc các
hình thức kinh tế khác do cá nhân, hộ gia đình cùng góp vốn, góp sức hợp tác sản xuất kinh doanh.
Sở hữu tư nhân: sở hữu của cá nhân đối với tài
Trang 74June 2, 2024 74
Các phương thức bảo vệ quyền sở h ữ u
Tự minh bảo vệ.
Yêu cầu cơ quan Nhà nước can thiệp.
Phương thức kiện dân sự.
Trang 75June 2, 2024 75
Kiện dân sự bảo vệ quyền sở h ữ u:
Được áp dụng rộng rãi so với các
Trang 761 Chấm dứt theo ý chí của chủ sở hữu.
2 Chấm dứt theo quy định của pháp luật
Trang 77Căn cứ xác lập quyền sở hữu (Điều 170)
Do lao động sản xuất hợp pháp.
Được chuyển quyền sở hữu theo thỏa thuận hoặc theo
quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền
Thu hoa lợi, lợi tức.
Tạo thành vật mới do sáp nhập, trộn lẫn, chế biến.
Được thừa kế tài sản.
Chiếm hữu trong các điều kiền pháp luật qui định đối với
vật vô chủ, vật bị đánh rơi, bị bỏ quên, bi chôn giấu, gia súc, gia cầm bị thất lạc, vật nuôi di chuyển tự nhiên dưới nước.
Chiếm hữu tài sản không có căn cứ pháp luật nhưng
ngay tình, công khai liên tục trong 10 năm đối với động sản và 30 năm đối với bất động sản.