Đơn giản ai cũng nên là chính mình, làm đúng chức phận của mình thì xã hội sẽ đi vào quỹ đạo tốt lên hơn rất nhiều. Hãy giúp chính bạn, sống cuộc đời của bạn muốn theo đuổi, chứ không phải sống cuộc đời của ai khác ngoài bạn, dù đó có là người thân của bạn. Một người chỉ có 1 cuộc đời, hãy sống sao cho thật tự hào về nó. Thường bạn trách móc, đỗ lỗi cho rất nhiều thứ không như ý muốn của bạn. Nhưng thực ra đó chỉ là lỗi của người khác 1 phần, chứ phần nhiều là do lỗi của bạn. Bạn không tự quyết định được lựa chọn cho mình thì người khác (có thể là người thân) sẽ quyết định cho bạn thôi. Nên hãy luôn có chính kiến của mình thì bạn mới có tiếng nói trong cuộc sống của chính mình được.
KIẾN THỨC TINH HOA Thân tặng những bạn trẻ, giúp bạn có thêm những niềm tin tốt đẹp hơn trong cuộc sống. “Chỉ có học thực mới có năng lực thực, Chỉ có năng lực thực thì mới có thể làm thực, Chỉ có làm thực mới có thể tạo ra giá trị thực. Và chỉ có giá trị thực may ra mới có thể sống thực. Tất cả đều phải bắt đầu từ thực học.” GÓC NHÌN CỦA MỘT NGƯỜI TRẺ DÁM SỐNG HẾT MÌNH • Điều quan trọng không phải là BẠN làm ở đâu mà là BẠN làm cái gì? • BẠN nên chọn công việc mà mình giỏi nhất chứ không phải công việc mình thích. Giống như việc thà BẠN làm một chuyên gia giỏi còn hơn là một ông sếp tồi. Không quan trọng BẠN làm ở vị trí nào, ở đâu mà quan trọng là công việc BẠN làm tạo ra giá trị như thế nào. • Sẽ phải mất rất nhiều năm để có thể tạo ra một cuộc cách mạng về giáo dục trong toàn xã hội. Nhưng một cuộc cách mạng về sự học của mỗi người thì có thể diễn ra một cách rất nhanh chóng, chỉ bằng sự chủ động và quyết tâm của chính bản thân mình. Tác giả: Nguyễn Văn Hoan Trainer 9X tư vấn tâm lý học đường FREE tại TP ĐÀ NẴNG ĐÁNG SỐNG Fone: 0904 73 00 73 và 0964 73 00 73. Mail: Hoanvalue@gmail.com “ Một con CÁ mà Ướp MUỐI thì TƯƠI, một NGƯỜI mà được Ướp ĐẬM bởi SỰ HIỂU BIẾT, bởi GIÁO DỤC thì nó sẽ SANG”. Hoan Value Chụp ảnh cuốn sách tác giả, diễn giả Nguyễn Hoài Nam. NẾU BẠN MUỐN THAY ÐỔI NHẬN THỨC SUY NGĨ ÐỘT PHÁ, NHỮNG SUY NGĨ TIÊU CỰC, CHÔNG CHÊNH BẤY LÂU NAY CỦA MÌNH. Dù bạn là ai cũng hãy kết nối, nhắn tin, nói chuyện với Hoan nếu muốn. Hoan cam kết, BẠN dù trao đổi trực tiếp hay gián tiếp với Hoan thì bạn cũng sẽ khéo léo hơn rất nhiều, qua những phân tích, góc nhìn rất thú vị của Hoan, bạn sẽ biến góc nhìn phức tạp của chính bạn đơn giản hơn nhiều so với những gì bạn ngĩ. DƯỚI ÐÂY LÀ NHỮNG DỰ ÁN MIỄN PHÍ CỦA HOAN (Vì xã hội lâu dài) của Hoan cho CỘNG ÐỒNG bạn trẻ tại TP ÐÀ NẴNG đáng sống thời gian vừa qua. 1. Lớp học Kỹ Năng Sống - 1$ Ðôla https://www.facebook.com/pages/Lớp-học-Kỹ-Năng-Sống-1- Ðôla/612309998810472 2. Dự Án Ðọc Sách Ðường Phố MIỄN PHÍ KHÔN NGOAN https://www.facebook.com/pages/Dự-Án-Ðọc-Sách-Ðường-Phố-MIỄN- PHÍ-KHÔN-NGOAN/266366946821563 3. BÀI HỌC TỪ NHỮNG GƯƠNG MẶT KHỞI NGHIỆP THÀNH CÔNG https://www.facebook.com/groups/244325989059778/ =>=> Hi vọng qua những bài viết, phân tích của Hoan (https://www.facebook.com/hoan.value/notes) trên facebook của mình và 3 dự án MIỄN PHÍ của Hoan cho CỘNG ÐỒNG tại TP ÐÀ NẴNG đáng sống, sẽ GÓP PHẦN giúp các bạn trẻ hãy dấn thân, vượt lên nỗi sợ hãi bên trong mình để thay đổi cuộc sống hiện tại. Vai trò của trí thức hay trách nhiệm xã hội của những người hiểu biết. Trong phạm từ một góc nhìn, tôi cho rằng, trí thức là người có trí và luôn dùng cái trí của mình để góp phần thức tỉnh xã hội nhằm hướng mọi người đến cái đúng và cái đẹp. Nếu ai đó “có trí” (sự hiểu biết) nhưng lại “không thức” (không thức tỉnh xã hội) mà để cho xã hội “ngủ” thì bị gọi là “trí ngủ”, chứ không phải là “trí thức”. Nếu ai đó thích làm cái việc của trí thức là “đánh thức xã hội” nhưng lại “thiểu trí”, “lệch trí” hay “vô trí” thì gọi là “trí dỏm” (cũng có học hàm, học vị nhưng đầu óc lại trống rỗng, hoặc cũng có chút hiểu biết nhưng hiểu biết đó lại thể hiện sự lệch lạc và ẫu trĩ). Và nếu ai đó “có trí”, “có thức”, nhưng “thiếu tâm” (thiếu động cơ trong sáng) thì gọi là “trí gian” (gian manh, xu thời, cơ hội). Cả 2 loại “trí dỏm” và “trí gian” đều là “ngụy trí thức”, còn “trí ngủ” là “trí thức vô trách nhiệm”. Có thể hình dung ba điều kiện để hình thành một con người “trí thức”, đó là: (1) “sự hiểu biết” (có trí); (2) “thức tỉnh xã hội”; và (3) “vì mục đích cao quý” (hướng xã hội đến cái đúng và cái đẹp, hướng xã hội đến cái chân-thiện-mỹ). Nếu không hội đủ cả 3 điều kiện này (mà chỉ có 1 hay 2 trong 3 điều kiện) thì hoặc là “trí ngủ”, hoặc là “trí dỏm”, hay “trí gian”, chứ không phải là “trí thức”. Hay nói một cách nôm na, trí thức là người “có Trí”, “có Thức” và “có Tâm” (có 3T). Từ cách hiểu này, chúng ta có thể thấy rằng, bàn về trí thức hay bàn về vai trò của trí thức thực chất cũng chính là bàn về trách nhiệm xã hội của những người hiểu biết. Tôi rất thích một câu nói của Einstein “Thế giới này là một nơi nguy hiểm, không phải vì những kẻ xấu xa mà vì những người chỉ biết đứng nhìn và không làm gì cả”. Câu nói này nói về trách nhiệm xã hội (trách nhiệm “làm người”) của một người bình thường đối với cái xã hội hay cái cộng đồng mà mình đang sống. Một người bình thường vô cảm thì đáng phê phán, còn một người có hiểu biết sâu sắc và được lắng nghe mà yên lặng thì còn đáng phê phán hơn. Một người bình thường còn có trách nhiệm xã hội như vậy, đối với những người có hiểu biết thì trách nhiệm xã hội này còn lớn hơn. Nói cách khác, vai trò của những người có hiểu biết là: dùng sự hiểu biết (và cả uy tín) của mình để góp phần giúp cộng đồng phân định rõ hơn sự đúng-sai, phải trái, chân-giả, thiện-ác, hay-dở, tốt-xấu, nên-không nên… trước những vấn đề chung mà xã hội đã, đang và sẽ gặp phải hay trải qua; dùng sự hiểu biết của mình để truyền bá tinh thần, tư tưởng, quan điểm mà mình tin là cần thiết để góp phần thúc đẩy xã hội phát triển theo hướng tiến bộ; dùng sự hiểu biết của mình để góp phần xác lập những chuẩn mực xã hội, những thang giá trị xã hội và đồng thời ra sức bảo vệ những chuẩn mực và giá trị đó; dùng sự hiểu biết của mình để góp phần định hướng, định hình xã hội… Tất nhiên sự phân định, sự truyền bá, sự xác lập hay sự định hướng, định hình này cũng cần phải dựa trên cái nền là những giá trị vượt không gian và vượt thời gian, những giá trị có tính phổ quát của thế giới đương đại hay thế giới tương lai. Và tất nhiên, để thực hiện trách nhiệm xã hội của mình thì người hiểu biết có thể nói, có thể viết, hay có thể làm gì đó (bởi lẽ không phải tất cả những người hiểu biết đều giỏi nói hay giỏi viết). Vì làm một điều tốt cũng là cách gián tiếp góp phần đấu tranh tiêu diệt cái xấu; làm một điều đúng, cũng là cách gián tiếp góp phần chỉ cho người khác thấy những cái sai… Thêm nữa, khi nói đến trí thức là nói đến vấn đề “chân lý”. Không ai được phép độc quyền chân lý, nhưng ai cũng được quyền góp phần xác lập chân lý. Giới trí thức thường tự phân biệt giới mình với những giới khác ở chỗ luôn nỗ lực khám phá chân lý, xác lập chân lý và bảo vệ chân lý. Đó cũng là lý do vì sao mà người ta thường nói, chân lý thường không thuộc về số đông hay “kẻ mạnh”, mà thường thuộc về những người có hiểu biết (hay còn gọi là giới trí thức, giới tinh hoa). Nếu chân lý có thuộc về “kẻ mạnh” (nhưng thiếu hiểu biết) thì điều đó chắc chắn cũng chỉ là tạm thời mà thôi. Khi bàn về trí thức thì người ta thường bàn về vai trò, trách nhiệm là con người, mà đã là con người thì cũng sẽ có cái nhầm, có lúc sai, công việc, sứ mệnh, thiên chức của trí thức. Tuy nhiên, cũng cần phải bàn về “điểm mù” của trí thức, dù trí thức có cái trí hơn người. Bởi lẽ, trí thức cho dù có trí thế nào đi nữa thì sự hiểu biết vẫn chỉ là hữu hạn. Điểm mù ở đây được hiểu là “mình không biết cái mà mình không biết” hay “mình cứ tưởng mình hiểu rất rõ một thứ nhưng thực ra mình chẳng hiểu gì cả hay hiểu một cách lệch lạc”. Khi chia sẻ, tranh luận hay góp ý sẽ giúp mỗi người nhìn thấy điểm mù của người và của mình. Khi nhận ra điểm mù của mình cũng là lúc “mình biết rõ cái mà mình không biết”; và khi nhận ra những “cái mà mình không biết” cũng là lúc cảm thấy mình thực sự hiểu biết. Đó cũng là điều kiện để mình có thể hiểu biết thực sự và là cơ hội để đẩy nhận thức và hiểu biết của mình đi xa hơn. Do vậy, cùng với trách nhiệm “thức tỉnh xã hội” thì trí thức cũng có một trách nhiệm với bản thân là liên tục “phản tỉnh chính mình”, phản tỉnh với những điểm mù (nếu có) của mình. Nếu không liên tục “phản tỉnh chính mình” hay thậm chí là “phản tư chính mình” thì người hiểu biết sẽ dễ trở thành người ít hiểu biết hay người ấu trĩ trong một số vấn đề (kể cả những vấn đề thuộc chuyên môn hay sở trường của mình), và khi đó sẽ không chỉ khó thực hiện được tốt cái vai trò “thức tỉnh xã hội” vốn có của mình, mà còn có thể gây nguy hại cho xã hội. Ở bất cứ xã hội nào thì sứ mệnh của trí thức vẫn thế. Và đối với những xã hội mà trong đó còn đầy rẫy sự bất thường thì một trong những sứ mệnh lớn nhất của trí thức chắc hẳn là góp phần đưa sự bất thường đó trở về sự bình thường. Nói cách khác, trong những xã hội mà sự bất thường của sự việc, sự vô minh của cái đầu, vô cảm của trái tim đang bao trùm thì trách nhiệm của người trí thức, của những người có hiểu biết còn nặng nề hơn (vì có quá nhiều cái cần phải khai sáng, cần phải thức tỉnh) và nguy hiểm hơn (vì không dễ dàng gì để làm cái chuyện khai sáng hay thức tỉnh trong những xã hội này). Nhưng, đã là người có hiểu biết thì không thể không làm gì cả, bằng cách này hay cách khác, dù nhỏ bé hay lớn lao, dù ồn ào hay lặng lẽ… GTT Lời ngõ! Sau một thời gian dài bận vì các dự án cá nhân làm vì cộng đồng giới trẻ, thật thoải mái khi thời gian này tôi có dịp viết một cuốn sách tư vấn cho các bạn trẻ, để giúp tới số đông được nhiều hơn. Thực lòng tôi rất đau đáu cứ mỗi lần các bạn trẻ nhờ Hoan tư vấn những vấn đề trong cuộc sống mà đáng lẽ những vấn đề đó bạn hoàn toàn có thể tự giả quyết được . Trong thấy các bạn trẻ thế hệ sau mình lại cứ vắt chân lên đầu mà chạy lo chuyện cuộc sống, vắt chân chạy giải quyết các vấn đề, nhưng không biết mình đang làm cái gì, và làm sao cho hiệu quả nhất. Tôi buồn lắm, nhiều lúc ngồi một mình tôi ngĩ, giá như có một cuốn sách nhỏ hay cẩm nang gì đó của thể tư vấn cơ bản cho bạn trẻ để họ có một góc nhìn rõ hơn về cách lựa chọn nghề nghiệp, cách lựa chọn cuộc sống sao cho thực sự khéo léo và khôn ngoan nhất để họ đi nhanh trên con đường cuộc sống này. Lựa chọn nghề nghiệp, xây dựng sự nghiệp đây có lẽ là bước ngoặt lớn đầu tiên trong cuộc đời của mỗi người nhưng tại sao hầu như chưa có một kiến thức nào có thể tư vấn đại trà cho các bạn trẻ, để họ có một sự suy ngĩ kỉ lưỡng về sâu thẳm trong bản thân mình trước khi lựa chọn bất kì cái gì. Tôi không biết có nên nói điều này với các bạn không, thực lòng xin lỗi các bạn vì tôi nói sự thật này, thực ra thì các bạn có thể thấy mọi sự tư vấn của tất cả các trường đại học, cao đẳng…mà bạn nhận được để lựa chọn nghề nghiệp, hầu như tất cả họ luôn nói những điều tốt đẹp nhất về trường của họ với một mục đích nhất là nâng cao khả năng, để bạn chọn thi, học vào trường của họ, đơn giản vì bạn là nồi cơm túi tiền của họ. Thực ra trong chuyện này họ không có lỗi gì cả khi nói những điều đó, bởi đó là chuyên môn của họ, nhưng bạn với tư cách là người lựa chọn đối tác cho mình, bạn có quyền chọn cho mình đối tác tốt nhất cho bản thân. Tôi cũng từng là sinh viên, qua các trải nghiệm của bản thân cũng như qua các góc nhìn về cuộc sống của những sinh viên mà tôi từng được tiếp xúc và trao đổi. Tôi có thể nói với bạn rằng mỗi sinh viên chúng ta như những con cá vùng vẫy ngoài lồng nước, con ở ngoài thì muốn vào nhưng chỉ những con ở trong cuộc chơi mới biết, họ đang vùng vẫy để có thể thoát ra ngoài. Nguyên nhân đơn giản bạn có biết vì sự thiếu khôn ngoan tìm hiểu trước khi lựa chọn. Bạn đừng bao giờ mù quáng bởi sự quảng cáo hoành tráng bề ngoài của các trường. Sự cám dỗ bên ngoài xã hội rất mạnh không phân biệt bạn học giỏi hay học kém , cuộc sống sinh viên là một cuộc chơi của người lớn rồi các bạn ạ. Bạn sai là bạn sẽ xuống vũng bùn ngay. Đó là một sự thật, nhưng đôi khi thật phũ phàng. Nói đi cũng nói lại, môi trường sinh viên cũng sẽ thật tuyệt vời khi bạn chọn đúng con đường, nghành nghề của mình, đó thực sự là cả một quãng thời gian tuyệt đẹp trong cuộc đời của bạn. Tôi ngĩ học sinh sinh viên chúng ta ai cũng thích tết, đơn giản vì tết là quãng thời gian bạn có được rất nhiều tiền, được ngĩ học, được tự do làm những thứ mình thích, vừa có tiền vừa có tự do được làm những thứ mình thích thì đúng là mỹ mãn cuộc đời rồi Tôi ngĩ, chắc bạn sẽ tự hỏi tại sao tôi lại nói với bạn tới tết, đúng vậy các bạn ạ, tôi muốn nói tới tết để cũng muốn ẩn dụ cho những ai chọn lựa được ngành nghề mình yêu thích để học trong quãng thời gian sinh viên, có thể nói sinh viên là quãng thời gian duy nhất trong cuộc đời con người bạn sướng nhất, sướng cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng. Vì bạn được tự do hầu như tuyệt đối không ai có thể ép buộc bạn, bạn còn được làm những thứ mình yêu thích. Ngoài ra cứ đến đầu hàng tháng bạn còn được gia đình viện trợ một khoản tiền không hoàn lại vào tài khoản của chính bạn, để bạn được tiêu pha thoải mái nữa. Bạn có thể ngĩ như thế nào về cuộc sống sinh viên nữa, thật tuyệt vời phải không, vừa có tiền, vừa có tự do được làm những thứ mình thích thì đúng là hết ý. Tôi viết ra những điều này không ngoài gì khác muốn giúp các bạn trẻ đi sau sẽ có một góc nhìn rõ hơn, trong lựa chọn nghề nghiệp để có thể có một sự lựa chọn khôn ngoan hơn cho bản thân mình, gia đình mình trên chặng đường sắp tới. Mến chúc bạn mọi sự tốt đẹp. [...]... cuộc đời Chọn LẼ để SỐNG Lẽ sống chính là hoài bão và sứ mệnh của cuộc đời, là giá trị nền tảng, chuẩn hành xử của của chính mình Xác định lẽ sống chính là trả lời câu hỏi: “ Mình là ai, mình sống để làm gì, mình sẽ dùng cuộc đời của mình vào việc gì và việc đó có đáng để dùng hay không? ” Xác định lẽ sống cũng chính là việc chọn cho mình lý do để sống (rốt cuộc ý nghĩa của cuộc đời mình nằm ở đâu) -... ĐÓ LÀ LỰA CHỌN TỰ DO CỦA MỖI NGƯỜI Có một câu hỏi tôi thường đặt ra với chính mình LIỆU GIỮA CUỘC SỐNG BON CHEN CHỐN THỊ THÀNH, MÌNH NÊN SỐNG THEO CÁCH NÀO, CÓ CHĂNG MÌNH NÊN CHỌN SỐNG THỰC DỤNG HAY CHỌN SỐNG LÝ TƯỞNG ? Có lẽ lâu nay mình sống vì mình nhiều quá hay chăng, những dự án cá nhân của mình vì cộng đồng, vì xã hội chỉ như là một cánh én nhỏ nhoi sao, nhiều người nói mình " Rảnh không biết... Như thế chính các em là người có lỗi với người bạn của mình Lời cuối cùng mà anh muốn nói là các em còn trẻ, các em có rất nhiều thứ mà anh chị năm 2, năm 3 không còn giữ được như là ý chí, nhiệt huyết, nỗ lực, v.v.v , các em đang nắm trong tay tương lai của mình, hi vọng của bố mẹ cho nên đừng bao giờ lãng phí thời gian của mình, tuổi trẻ của mình Hãy luôn nhớ mình là một người trẻ Theo: Thằng Sơn Đoàn... càng tự do Vậy vì sao con người tự do lại quan trọng? Vì chỉ khi là con người tự do người ta mới có thể hiển lộ được tất cả các khả năng của mình, và hoàn thiện mình ở mức tốt nhất có thể Bằng cách đó, họ đã làm chủ được đời sống và tự chịu trách nhiệm với số phận của mình Còn gì có ý nghĩa hơn khi mỗi người tự làm chủ được đời sống của mình, và tự tay xây đắp số phận của mình, để đến cuối đời, họ... đã làm và hoan ngĩ nó có ích cho mọi người trong một góc nhìn, khía cạnh nào đó Đó có thể là học tập, cũng có thể là những bon chen xã hội hay nhưng hành động khác biệt miễn phí vì xã hội của Hoan Dù hoạt động nào của Hoan đã làm dù như thế nào, thì cũng xin mọi người đừng nhìn vào những góc cạnh nào đó chưa tốt của Hoan mà phán xét, bởi đây là một góc nhìn của một cá nhân, nếu bạn biết rằng Hoan sinh... và thông qua đó giúp họ làm chủ cuộc đời mình, tìm được ý nghĩa của đời sống mình mới là mục đích của việc học Khi đã phát triển tốt nhất năng lực của bản thân mình, tìm thấy được ý nghĩa của đời sống mình thì tự động họ sẽ đóng góp cho xã hội như một hệ quả Tác giả: T /S Giáp Văn Dương PHẢI TỰ THÂN KHAI SÁNG MÌNH, BỞI ĐÍCH ĐẾN CỦA GIÁO DỤC LÀ CON NGƯỜI TỰ DO MỘT TRONG NHỮNG BÀI VIẾT PHÂN TÍCH, NẰM... và là những người nhận được cơ hội để phát triển Hãy hỏi mình từng ngày rằng hôm nay mình đã làm được gì để "khác" với mình hôm qua, để "khác" với những người xung quanh, để có thể nâng vị trí của mình trong bảng xếp hạng của hơn 7 tỷ người trên thế giới Các em còn trẻ nên đừng bao giờ nghĩ đến chuyện im lặng Hãy dám tự tin thể hiện những suy nghĩ của mình cho dù trước đây các em có thể sợ người ta nói... của các bạn là có hạn, vì thế đừng lãng phí để sống cho một cuộc đời ai đó Đừng nhốt mình trong những tín điều nào đó, sống như vậy là sống bằng suy nghĩ của những người khác Đừng để quan điểm của những người khác làm mờ nhạt đi quan điểm của chính bản thân bạn Điều quan trọng nhất là bạn hãy dũng cảm đi theo sự mách bảo của trái tim và trực giác của mình Bằng cách nào đó, chúng biết rõ bạn thực sự... gì có thể để thời tuổi trẻ của bạn nhanh chóng tìm ra hai thứ quan trọng nhất trong năm lựa chọn quan trọng nhất của đời người Đó là tìm ra ĐAM MÊ CỦA BẠN, SỰ NGHIỆP CON ĐƯỜNG MÌNH SẼ ĐI VÀ MỘT TÌNH YÊU NAM NỮ BỀN VỮNG TRONG CUỘC ĐỜI CỦA BẠN Đó là hai ngôi sao lớn bạn cần tìm ra thời tuổi trẻ của chính mỗi người, nếu bạn không tìm ra nó, nguy cơ bạn sẽ mắc kẹt rất dài trong cuộc sống sau này và để tìm... thân một con đường đúng đắn để đi, nhưng thật vậy, không sớm thì muộn bản thân mỗi người cũng bắt buộc phải có một lựa chọn để tiến tới Nói đơn giản chọn một nghề nghiệp gắn bó cũng giống như quyết định kết hôn với một người vợ (hoặc người chồng), một người bạn đời để đi với ta suốt cuộc đời Do vậy để đi đến một quyết định đả khó nhưng để có một quyết định đúng đắn lại càng khó hơn Bạn có biết theo một . chính của Hoan là hướng tới độc giả là những người trẻ, nhất là sinh viên. Hoan muốn các bạn có một góc nhìn của một người trẻ đã kinh qua thời sinh viên và giờ đã đi làm để bạn có góc nhìn. trị thực. Và chỉ có giá trị thực may ra mới có thể sống thực. Tất cả đều phải bắt đầu từ thực học.” GÓC NHÌN CỦA MỘT NGƯỜI TRẺ DÁM SỐNG HẾT MÌNH • Điều quan trọng không phải là BẠN làm ở đâu. Chọn LẼ để SỐNG. Lẽ sống chính là hoài bão và sứ mệnh của cuộc đời, là giá trị nền tảng, chuẩn hành xử của của chính mình. Xác định lẽ sống chính là trả lời câu hỏi: “ Mình là ai, mình sống để