Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 31 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
31
Dung lượng
2,1 MB
Nội dung
THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM MINISTRY OF TRANSPORT VIETNAM EXPRESSWAY CORPORATION SOUTHERN EXPRESSWAY PROJECTS MANAGEMENT UNIT (SEPMU) ĐỀ XUẤT PHƯƠNG ÁN XỬ LÝ ĐẤT YẾU Gói thầu 3 Tháng 9 năm 2008 Joint Venture of Nippon Koei CO., Ltd. KRI International Corporation HAFICO Group Holding Co. Mekong Economics Ltd. Đề xuất phương án xử lý đất yếu cho gói 3 1 ĐỀ XUẤT PHƯƠNG ÁN XỬ LÝ ĐẤT YẾU CHO GÓI 3 Ngày 25 Tháng 9 2008 1. Giới thiệu Dự án Đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh – Long Thành – Dầu Giây có thể được chia theo hợp đồng thành hai (2) đoạn chính; Đoạn từ Thành phố Hồ Chí Minh – Long Thành với chiều dài khoảng 20km tiếp theo là đoạn Long Thành – Dầu Giây với chiều dài khoảng 30 km như trong Hình 1. Đoạn Thành phố Hồ Chí Minh – Long Thành bắt đầu từ km 4+000, lớp đất trên cùng chủ yếu là lớp bùn sét với chiều dày thay đổ i từ 5 m đến 25 m. Vượt qua sông Đồng Nai tại km 13+400, đường cao tốc dự kiến sẽ được xây dựng trên nền đắp. Hợp đồng gói 3 từ km 14+100 đến km 23+900 như trên Hình 1, bao gồm nền đắp trên đất yếu với 5 cầu qua sông, rạch. Khoảng 80% khối lượng xử lý đất yếu nằm trong gói 3 như tóm tắt ở Bảng 1. Do đó, cần phải quan tâm đặc biệt đến việc lưa chọn phương pháp x ử lý đất yếu cho gói 3. Với bề dày đắp (H o : Được xác định là chiều cao tính từ cao độ thiết kế đến cao độ thiên nhiên) từ 2.4 m đến 4.7 m, cần thiết phải gia cố đất yếu để đạt độ ổn định tổng thể trong suốt quá trình thi công và giảm độ lún sau thi công của đường cao tốc. Cần phải chú ý rằng bề dày nền đắp thực tế trong phương pháp xử lý đất yếu bằng phương pháp thoát nước đứng sẽ cao hơn n ếu tính cả phần bù lún trong quá trình gia tải nhằm giảm độ cố kết hay thời gian thi công. Bề dày đắp cần thiết có thể tăng lên gấp đôi trong những khu vực có bề dày đất yếu lớn. Do có một số thay đổi bất lợi về mặt thiết kế, như cao độ thiết kế, bề dày đất yếu sâu hơn…, so với các số liệu ở bước nghiên cứu khả thi, phươ ng pháp xử lý đất yếu đề xuất trong bước nghiên cứu khả thi khó có thể áp dụng xét trên phương diện kỹ thuật cũng như kinh tế. Do đó, báo cáo này được soạn để cung cấp phương pháp xử lý nền thay thế nhằm đáp ứng điều kiện thực tế trong giai đoạn hiện tại. Phương pháp đề xuất sử dụng cùng với phương pháp bấc thấm gia tải trước nếu điều kiện cho phép. 2. Các thông tin cập nhật về thiết kế Trong giai đoạn thiết kế kỹ thuật, công tác khảo sát địa hình, địa chất (công tác khoan), thủy văn đã được tiến hành một cách chi tiết. Từ các số liệu thu thập được, có một số khác biệt về mặt địa chất so với bước nghiên cứu khả thi, có thể thuận lợi cũng như khó kh ăn công tác xử lý nền. Sự thay đổi đáng kể về cao độ thiết kế hay bề dày nền đắp (xem Bảng 2) từ km 14+100 đến km 17+500 khoảng 0.8 m (trung bình) như trên Hình 2. Sự gia tăng bề dày nền đắp chủ yếu do sự gia tăng cao độ mực nước lũ từ các khảo sát thủy văn cũng như làm mềm đường cao độ thiết kế trên toàn tuyến. Kết quả bề dày nền đắ p trong khoảng 2.4 m đến 4.7 m. Đề xuất phương án xử lý đất yếu cho gói 3 2 Ngoài việc gia tăng bề dày nền đắp trong các khu vực kể trên, bề dày đất yếu cũng sâu hơn trong khoảng km 14 đến km 17 so với các số liệu khảo sát trước đây như trình bày trên Hình 3. Bề dày đất yếu trung bình khoảng 22 m với bề dày lớn nhất trong khu vực này là 25 m. Sự gia tăng cao độ nền đắp cùng với bề dày đất yếu sâu hơn chắc chắn sẽ cho kết quả độ lún lớn hơn. 3. Phương pháp bấc thấm gia tải trước thông thường Quan điểm xử lý nền đề xuất trong bước nghiên cứu khả thi có thể được tóm tắt trong Hình 4 với việc áp dụng bấc thấm đứng cho công tác xử lý nền. Đối với nền đắp bé hơn 3 m và bề dày đất yếu ít hơn 10 m, phương pháp xử lý nền bằng bấc thấm gia tải trước (PVD) được lựa chọn. Nếu nền đắp cao hơn 3 m, PVD sẽ được thay thế bằng giếng cát. Với bề dày đắp lớn hơn 5 m, bệ phản áp sẽ được đưa vào. Các hướng dẫn cơ bản này đã được xem xét và đánh giá trong bước thiết kế kỹ thuật. Hệ thống thoát nước thẳng đứng, bao gồm giếng cát hay bấc thấm (PVD) như trên Hình 5a và 5b, đã được sử dụng rộng rãi trong công tác xử lý đất yếu và lún ở Vi ệt Nam trong vài thập kỷ qua. Độ sâu bấc thấm PVD sâu nhất đã được lắp đặt ở Việt Nam trong một số dự án là 30 m. Phương pháp gia cố này có hiệu quả rất tốt, tuy nhiên đòi hỏi thời gian thi công tương đối lâu (hay gia tải trước) và có thể sẽ phải sử dụng bệ phản áp để tăng độ ổn định nền đường. Điều khác biệt chủ yếu giữa 2 ph ương pháp giếng cát và bấc thấm là vật liệu dùng để thoát nước. Trong hệ thống giếng cát thoát nước, một cột cát có hệ số thấm tốt được đưa vào đất để rút ngắn đường thoát nước trong quá trình gia tải trước. Việc lắp đặt giếng cát luôn luôn tiêu tốn rất nhiều thời gian do phải tạo lỗ trước khi đưa cát vào. Ngoài ra, việc kiểm soát chất lượng cát và công tác thi công phụ thuộc rất nhiều vào ngu ồn cát và nhà thầu thi công. Trong vài thập niên gần đây, bấc thấm PVD được đưa vào thay thế cho giếng cát do tốc độ lắp đặt nhanh, dễ kiểm soát được chất lượng vật liệu thoát nước cũng như giá thành thấp. Tóm lại, hệ thống bấc thấm PVD là phương án thay thế tốt cho giếng cát, do đó phương pháp giếng cát không được đưa vào để so sánh. Trong gói 3, chiều cao nền đắp dự kiến khoảng từ 5.7 đến hơn 9 m (trung bình là 7.5 m) khi xem xét phương pháp bấc thấm. Trong các phân tích ban đầu, có thể thấy rằng với bề dày đắp lớn hơn 3.5 m cần phải có bệ phản áp, trừ phi tốc độ đắp tương đối chậm. Nếu bề dày đắp khoảng 7.5 m trong gói này, bệ phản áp có thể dài đến hơn 20 m như minh họa trong Hình 6. Nền đường sẽ được gia tả i trong 2- 3 giai đoạn để cường độ kháng cắt gia tăng đủ cho giai đoạn đắp tiếp theo. Cần phải chú ý rằng ranh giới giải phóng mặt bằng khoảng 7 m tính từ chân nền đường, cần nhấn mạnh rằng bề rộng bệ phản áp sẽ lấn ra khỏi ranh giới giải phóng mặt bằng. Yếu tố bất lợi thứ hai là thời gian gia tải sẽ tăng lên khi bề dày nề n đắp tăng lên cũng như cần thêm giai đoạn đắp bổ sung, thời gian xử lý sẽ vượt quá thời gian thi công. Nói chung, có thể rút ngắn thời gian thi công bằng cách giảm khoảng cách giữa các bấc thấm, tuy nhiên tổng thời gian thi công cũng còn khá dài. Đề xuất phương án xử lý đất yếu cho gói 3 3 Hai ví dụ về bề dày nền đắp là 6 m (nền đắp trung bình) và 8.3 m (nền đắp cao) xử lý bằng phương pháp bấc thấm thông thường PVD đã được tính toán. Tốc độ đắp và tốc độ lún được minh họa như trên Hình 7 và 8 tương ứng cho nền đắp 6 m và 8.3 m. Thời gian dự kiến cho công tác đất và gia tải trước (không tính đến thời gian dọn dẹp mặt bằng và dỡ tải) cần ít nhất là 17 đến 20 tháng. Để nền đường ổn định, hệ số an toàn tại thời điểm bất lợi nhất (ngay sau khi đạt chiều cao đắp lớn nhất) được chọn là 1.20. Để thõa mãn điều kiện ổn định, nền đắp được xem xét đắp trong 2 và 3 giai đoạn cùng với bệ phản áp kéo dài khoảng 17 đến 30 m như trên Hình 9 và 10. Khối lượng vật liệu đắp cho bệ phản áp có thể chiếm đến 30% khối lượng c ủa nền đắp. Đây không phải là giải pháp hấp dẫn, xét trên khía cạnh kỹ thuật và môi trường. Tóm lại, trong một vài trường hợp cụ thể phương pháp bấc thấm thông thường sẽ được áp dụng trong phạm vi rất hạn chế, do đó cần thiết phải xem xét đến một phương pháp xử lý nền khác để thay thế. 4. Các phương pháp xử lý nền xem xét để thay thế Để giảm thiểu bề dày nền đắp sử dụng trong hệ thoát nước đứng, cần phải áp dụng lực hút chân không trực tiếp đến hệ thống thoát nước đứng nhằm tạo ra một gradient thủy lực lớn hơn để tăng tốc quá trình thoát nước và cố kết của nền đất yếu. Lực hút chân không, thực tế, t ương tự như sự tác dụng của việc gia tải trên nền đất yếu. Phương pháp này thông thường được xem như phương pháp cố kết chân không. Phương pháp cố kết chân không được giới thiệu trong khu vực trong thập niên vừa qua, và một vài dự án ở Việt Nam đã áp dụng trong công tác xử lý đất yếu có bề dày khá sâu tương đối thành công. Trong phương pháp bấc thấm PVD thong thường, việc gia tải từng cấp cầ n kiểm soát độ ổn định thong qua sự gia tăng sức kháng cắt do cố kết, tuy nhiên trong phương pháp cố kết chân không ứng suất có hiệu tăng trong khi ứng suất cắt tăng rất ít, tạo ra sự tăng ứng suất có hiệu với độ ổn định tốt hơn. Thông thường, lực hút chân không đạt 6 tấn/m 2 hay 60 kPa có thể tác dụng lên vùng giảm áp có xử lý bấc thấm như minh họa trên Hình 11a đến 11b. Hiệu quả của phương pháp phụ thuộc rất lớn vào việc cách ly vùng chân không trong khu vực giảm áp và sự phân bố chân không trong các đường thoát nước. Do đó, đường thoát nước được thiết kế sao cho có thể chịu được áp lực chân không; bất kỳ đường thoát nước nào bị hỏng cũng kéo theo hậu quả rất xấu, như sự phá ho ại nền đường hay độ cố kết không thể chấp nhận. Vì những lý do đó, công tác này thông thường do các chuyên gia xử lý nền tiến hành. Mỗi công ty xử lý nền sẽ chọn ra hệ thống chân không riêng cho mình từ kiểu thoát nước đến các kiểu kết nối vào hệ thống chân không. Do đó, việc thi công thông thường được tiến hành theo các hướng dẫn cơ bản từ chủ đầu tư. Ngoài việc tác dụng lực hút chân không, cần phải gia tải trên vùng giảm áp nhằm gia tăng ứng suất tổng trên nền đất yếu, kết quả sẽ tăng t ốc quá trình cố kết và giảm thời gian cố kết. Tuy nhiên cũng lưu ý rằng, việc gia tải cũng có giới hạn vì Đề xuất phương án xử lý đất yếu cho gói 3 4 độ ổn định của nền đắp cũng như trong phương pháp PVD gia tải trước. Do đó, để gia tải lớn, cần phải đắp theo giai đoạn hay đặt thêm bệ phản áp nhằm tăng độ ổn định trong quá trình cố kết như trên Hình 12a và 12b. Do bề dày nền đắp giảm (do lực hút), bệ phản áp (nếu cần) có thể nhỏ hơn, ngắn hơn so với trong trường hợp sử d ụng phương pháp bấc thấm thông thường. Hệ thống cọc xi măng-đất cũng là một phương án thay thế để cho nền đường. Theo các đánh giá ban đầu, giá thành của hệ thống cọc vào khoảng gấp 2 lần so với phương pháp bấc thấm thông thường. Việc so sánh giá được trình bày trong phần sau. Có rất ít thong tin về phương pháp cọc xi măng-đất ở Việt Nam (đặc biệt là về giá thành). Nói chung, giá thành phương pháp cọc xi măng – đất cũng gần với giá thành của móng cọc. Tóm lại, giá thành của phương pháp cố kết chân không có thể so sánh được với phương pháp bấc thấm thông thường, vì vậy, phần sau sẽ trình bày chi tiết về việc so sánh giữa 2 phương pháp này. 5. Đánh giá phương pháp cố kết chân không Bảng 3 cho ta một cách nhìn tổng quát về những điểm khác nhau của phương pháp bấc thấm thông thường PVD và phương pháp cố kết chân không. Điề u tuyệt vời nhất trong phương pháp cố kết chân không là đắp ít, lượng cát cần thiết cũng ít và thời gian thi công ngắn hơn. Ngoài ra, công tác dỡ tải hay đắp bệ phản áp cũng rất ít, ở mức tối thiểu. Trong phương pháp cố kết chân không, phần lớn giá thành ở công tác vận hành và bảo trì các thiết bị hút chân không trong quá trình hút hay bơm. Khi 1 phần việc gia tải trước được tạo ra do bơm, thời gian bơm sẽ giảm xu ống nếu giảm khoảng cách giữa các bấc thấm. Bảng 4 trình bày giá thành phương pháp cố kết chân không với khoảng cách giữa các bấc thấm khác nhau trên cùng 1 tiêu chí về độ lún (với độ cố kết 80% và 85%). Kết quả cho thấy khoảng cách giữa các bấc thấm càng gần, chi phí càng ít, tuy nhiên khoảng cách giữa các bấc thấm bố trí theo mạng tam giác nhỏ nhất là 0.9 m vì lý do thi công thực tế. Các phân tích kỹ thuật đã được tiến hành cho phương pháp cố kế t chân không với cùng một bề dày đắp (H o ) sử dụng phương pháp bấc thấm thông thường. Để giảm thiểu thời gian bơm, độ cố kết trong cố kết chân không được giới hạn từ 80-85% thay vì 90% như trong phương pháp bấc thấm thông thường. Đối với nền đắp trung bình 4 m, có thể thi công nền đường mà không cần bệ phản áp như trên hình Hình 13. Để đạt độ cố kết 80%, thời gian bơm dự kiến khoảng 7 tháng như trên Hình 14. Đố i với các nền đắp cao hơn trong trường hợp thứ hai, cần có bệ phản áp 10m để đảm bảo độ ổn định như trên Hình 15. Thời gian bơm trong trường hợp này kéo dài đến 8 tháng và đạt được độ cố kết là 85% như trên Hình 16. So với phương pháp bấc thấm thông thường thời gian đắp và gia tải có thể giảm xuống được từ 10-12 tháng. Từ các đánh giá ban đầu trong gói 3, phương pháp cố kết chân không có thể áp d ụng trong hầu hết nền đắp như trong Bảng 1. Đề xuất phương án xử lý đất yếu cho gói 3 5 Bề dày đắp lớn nhất trong phương pháp cố kết chân không là 5.9 m nhằm hạn chế chiều rộng của bệ phản áp khoảng 10m. Đối với các nền đắp cao hơn, bản giảm tải sẽ được chọn để đưa vào. Vùng này chủ yếu nằm ở phần đường dẫn vào cầu như trong Bảng 2. Đối với cầu Nước Trong, bản giảm tải tại đường dẫ n vào cầu có thể đến 40m và 80 m. Cần nhớ rằng, với thời gian thi công phương pháp cố kết chân không ngắn, có thể thi công nền đường trong 3 giai đoạn, có nghĩa là, một phần ba nền đường sẽ được thi công trong năm đầu tiên, các phần tiếp theo sẽ được thi công các năm sau. Đối với những khu vực bất lợi, như nền đường gần cầu và cống, công tác xử lý nền sẽ được tiến hành ngay t ừ lúc bắt đầu để dành nhiều thời gian cho công tác thi công phần kết cấu. Với thời gian thi công ngắn hơn, cũng có thể tiến hành thi công thử tại một số vùng ngay từ lúc bắt đầu nhằm tối ưu hóa và thẩm định lại công tác thiết kế. 6. Các phương pháp và dây chuyền thi công phương pháp cố kết chân không Có hai (2) phương pháp cố kết chân không hiện tại trên thị trường, gọi là phương pháp cách khí b ằng vải và phương pháp ống hút trực tiếp. Phương pháp cách khí bằng vải được mô tả trong Hình 11a, dùng một loại vải kín khí HDPE phủ lên trên các lớp thoát nước có cắm bấc thấm PVD. Vải HDPE cách ly lớp thoát nước và PVD để nước từ các bấc thấm có thể được bơm trực tiếp đến các bơm kế tiếp và đến nền đường. Để giảm sự tiêu hao thủy lực trong lớp thoát nước, thiết bị thoát nước bổ sung (ống đục lỗ hay bấc thấm thoát nước ngang) được sử dụng. Dây chuyền thi công phương pháp này được trình bày trong Hình 17. Phương pháp ống hút trực tiếp được trình bày trong Hình 11b, các bấc thấm được nối trực tiếp vào các ống nhựa PE dẻo và dẫn đến các bơm chân không. Hình 18 diễn tả công tác lắp các bấc thấm PVD và các đầu nối vào ống. Dây chuyền thi công như trên Hình 19. Phương pháp ống hút trực tiếp có thuận lợi là giảm thiểu sự tiêu hao chân không do bơm trự c tiếp từ PVD. Việc kiểm tra rò rỉ từ các đầu nối có thể được tiến hành sau khi chất tải. Phương pháp này cũng giảm được việc sử dụng các lớp thoát nước (cát sạch) và các hố dung dịch nhằm cách ly không khí trong phương pháp cách khí bằng vải. Mặt khác, phương pháp cách khí bằng vải cũng có ưu điểm riêng là lớp cát thoát nước sau khi hút chân không được xem là một thành phần gia cường. Do sự giảm áp lực nước lỗ rỗng trong lớp thoát nước trong quá trình hút chân không, ứng suất có hiệu của lớp cát thoát nước gia tăng theo áp lực chân không. Sự gia tăng ứng suất hiệu quả từ hút chân không và gia tải dẫn đến sự gia tăng sức kháng cắt của lớp thoát nước. Nếu lực chân không được duy trì một cách liên tục, kích thước bệ phản áp thậm chí có thể giảm bớt đi. Do đó, việc kiểm soát tốt chân không là vấn đề chính trong phươ ng pháp này. Đây là lý do chính tại sao phương pháp cố kết chân không được các nhà thầu chuyên nghiệp và có kinh Đề xuất phương án xử lý đất yếu cho gói 3 6 nghiệm phụ trách khi có các sự cố kỹ thuật cần đến sự hướng dẫn và kiểm soát thích hợp trong quá trình thi công. 7. So sánh giá thành giữa phương pháp bấc thấm thoát nước đứng thông thường PVD và các phương pháp cố kết chân không Bảng 5 và 6 trình bày việc phân tích giá thành của phương pháp bấc thấm thoát nước đứng thông thường PVD và các phương pháp cố kết chân không cho nền đường đắp trung bình và cao trong các ví dụ ở phần đầu. Đối với nền đường đắ p trung bình, giá thành phương pháp cố kết chân không cao hơn so với phương pháp PVD thông thường khoảng 462US đô la mỗi mét đối với mặt đường rộng 27.5m. Tuy nhiên, đối với nền đường đắp cao, giá thành chỉ cao hơn khoảng 59UD đô la cho mỗi mét đường. Nếu xem xét đến việc tiết kiệm từ lãi suất ngân hàng (do thời gian thi công ngắn hơn) và việc mượn mặt bằng thi công do vượt quá ranh giới giải phóng mặt bằng, phương pháp cố k ết chân không sẽ là phương pháp hấp dẫn hơn. Bảng 7 trình bày việc so sánh giá các phương pháp khác có thể được áp dụng, có thể thấy rằng giá thành phương pháp cố kết chân không bằng phân nửa của phương pháp móng cọc. Do đó, phương pháp móng cọc là phương án dự phòng cho lựa chọn cuối cùng. 8. Kết luận và kiến nghị Trong gói 3, cần phải xử lý khối lượng lớn cho nền đắp. Do điều kiện đắ p cao, phương pháp bấc thấm thông thường có thể phải cần đến bệ phản áp kích thước lớn để thỏa mãn yêu cầu về ổn định đối với nền đắp từ 5.7m đến hơn 9m. Phương pháp này cũng cần có thời gian thi công dài hơn 20 tháng. Việc thu hút nhiều vật liệu đắp và mặt bằng cho bệ phản áp sẽ là vướng mắc chính cho công tác thi công. Với một khối lượng đáng kể vật liệu đắp cho bệ phản áp, việc dỡ bỏ và vận chuyển cũng cần được quan tâm. Để kết luận, phương pháp cố kết chân không là giải pháp tốt để giảm thiểu các vấn đề mà phương pháp bấc thấm gặp phải như đã giải thích ở trên. Lợi ích thu được từ việc áp dụng phương pháp này là thời gian thi công được rút ngắn còn 7-8 tháng (tiến độ thi công sẽ thuận l ợi), giảm thiểu đáng kể lượng vật liệu đắp, diện tích đắp. Với thời gian thi công ngắn, có thể tiến hành các khu vực thi công thử nghiệm để tối ưu hóa và thẩm định thiết kế ngay từ lúc mới bắt đầu quá trình thi công. Xét đến lợi ích kỹ thuật cùng với việc ít ảnh hưởng đến môi trường, phương pháp cố kết chân không không còn nghi ngờ gì nữa là một phương pháp thích hợp nh ất cho công tác xử lý nền đất yếu cho gói 3 với giá thành thi công gia tăng không đáng kể. Đề xuất phương án xử lý đất yếu cho gói 3 7 Bảng 1 Tóm tắt các khu vực xử lý đất yếu Đề xuất phương án xử lý đất yếu cho gói 3 8 Đề xuất phương án xử lý đất yếu cho gói 3 9 [...]...Đề xuất phương án xử lý đất yếu cho gói 3 10 Đề xuất phương án xử lý đất yếu cho gói 3 11 Đề xuất phương án xử lý đất yếu cho gói 3 12 Đề xuất phương án xử lý đất yếu cho gói 3 13 Đề xuất phương án xử lý đất yếu cho gói 3 Hình 1 Vị trí gói 3 từ km 14+100 đến km 23+900 Hình 2 Sự gia tăng bề dày nền đắp so với bước nghiên cứu khả thi 14 Đề xuất phương án xử lý đất yếu cho gói 3 Hình 3 Độ sâu đất yếu trong... biểu phương pháp cố kết chân khơng với các bề dày đắp khác nhau 23 Đề xuất phương án xử lý đất yếu cho gói 3 Hình 13 Kiểm tra ổn định nền đắp 4.1 m xử lý bằng Phương pháp cố kết chân khơng 24 Đề xuất phương án xử lý đất yếu cho gói 3 Hình 14 Đường cong dự báo lún cho nền đắp 4.1 m sử dụng phương pháp cố kết chân khơng 25 Đề xuất phương án xử lý đất yếu cho gói 3 Hình 15 Kiểm tra ổn định nền đắp 5.9 m xử. .. xử lý nền bằng thốt nước thẳng đứng 16 Đề xuất phương án xử lý đất yếu cho gói 3 Nền đắp bệ phản áp đệm cát Đất yếu Bấc thấm đứng Đất tốt (a) Nền đắp nhỏ hơn 6m Nền đắp bệ phản áp đệm cát Đất yếu Bấc thấm đứng Đất tốt (a) Nền đắp lớn hơn 6m \ Hình 6 Kích thước hình học của nền đắp có bệ phản áp trong phương pháp xử lý bằng bấc thấm thốt nước thẳng đứng thong thường PVD 17 Chiều cao đắp (m) Đề xuất phương. .. kế xử lý đất yếu sử dụng trong bước nghiên cứu khả thi 15 Đề xuất phương án xử lý đất yếu cho gói 3 Không bệ phản áp Nền đắp Có bệ phản áp Đệm cát Đất yếu Bấc thấm đứng Đất tốt (a) Hệ thống bấc thấm thốt nước thẳng đứng (PVD) gia tải trước Không bệ phản áp Nền đắp Có bệ phản áp Đệm cát Đất yếu Giếng cát Đất tốt (b) Hệ thống giếng cát thốt nước gia tải trước Hình 5 Mặt cắt tiêu biểu của phương pháp xử. .. phương án xử lý đất yếu cho gói 3 9 8 7 6 5 4 3 2 1 0 5 0 5 10 15 Thời gian (tháng) 20 20 Thời gian (tháng) 10 15 0 20 40 60 80 100 120 140 160 180 200 25 25 U= 90% Lún dự đốn (cm) 0 Hình 7 Đường cong dự báo lún cho nền đắp 6 m sử dụng phương pháp bấc thấm thốt nước đứng thơng thường PVD 18 Chiều cao đắp (m) Đề xuất phương án xử lý đất yếu cho gói 3 9 8 7 6 5 4 3 2 1 0 5 0 5 10 15 Thời gian (tháng) Thời... (tháng) Thời gian (tháng) 10 15 0 20 40 60 80 100 120 140 160 180 200 20 25 20 25 U = 90% Lún dự đốn (cm) 0 Hình 8 Đường cong dự báo lún cho nền đắp 8.3 m sử dụng phương pháp bấc thấm thốt nước đứng thơng thường 19 Đề xuất phương án xử lý đất yếu cho gói 3 Hình 9 Kiểm tra ổn định cho nền đắp 6 m sử dụng phương pháp bấc thấm thốt nước đứng thơng thường PVD 20 Đề xuất phương án xử lý đất yếu cho gói 3 Hình... kết chân khơng 25 Đề xuất phương án xử lý đất yếu cho gói 3 Hình 15 Kiểm tra ổn định nền đắp 5.9 m xử lý bằng Phương pháp cố kết chân khơng 26 Đề xuất phương án xử lý đất yếu cho gói 3 Hình 16 Đường cong dự báo lún cho nền đắp 5.9 m sử dụng phương pháp cố kết chân khơng 27 Đề xuất phương án xử lý đất yếu cho gói 3 1 Dọn dẹp mặt bằng 2 Thi công đệm cát 3 Lắp PVD 4 Lắp ống chân không 5 Thoát nướng ngang... chuyền thi cơng tiêu biểu của phương pháp cách khí bằng vải trong phương pháp cố kết chân khơng 28 Đề xuất phương án xử lý đất yếu cho gói 3 1 Mặt đất thiên nhiên a) Đònh vò tấm neo b) Lắp PVD c) Lắp ống dẻo f) Nối vào PVD và bơm chân không 8 Đắp gia tải lên chân không Cần cắm Gấp PVD d) Lắp đầu nối chữ T Tấm neo e) Khóa đầu nối chữ T Hình 18 Lắp đặt bấc thấm đứng PVD trong phương pháp cố kết chân khơng... vuông (a) Phương pháp cố kết chân khơng bằng ống hút trực tiếp Hình 11 Các kiểu Phương pháp cố kết chân khơng 22 Đề xuất phương án xử lý đất yếu cho gói 3 Vải cách ly không khí Thấm ngang Vải bảo vệ Đệm cát Hố dung dòch C L Bơm chân không 0.5 m PVD (a) Nền đắp đến 4 m Vải cách ly không khí Thoát nước ngang Vải bảo vệ Đệm cát Hố dung dòch C L Bơm chân không 0.5 m Bệ phản áp PVD (b) Nền đắp cao hơn 4m... lý đất yếu cho gói 3 Hình 10 Kiểm tra ổn định cho nền đắp 8.3 m sử dụng phương pháp bấc thấm thốt nước đứng thơng thường PVD 21 Đề xuất phương án xử lý đất yếu cho gói 3 Vải cách ly không khí Thoát nước ngang Vải bảo vệ Đệm cát Hố dung dòch C L Bơm chân không 0.5 m s s s PVD Bố trí kiểu tam giác s s s s Bố trí kiểu hình vuông (a) Phương pháp cố kết chân khơng cách ly bằng vải Ống dẻo C L Nền đắp thông . yếu cho gói 3 12 Đề xuất phương án xử lý đất yếu cho gói 3 13 Đề xuất phương án xử lý đất yếu cho gói 3 14 Hình 1 Vị trí gói 3 từ km 14+100 đến km 23+ 900 . gói 3 3 Hai ví dụ về bề dày nền đắp là 6 m (nền đắp trung bình) và 8 .3 m (nền đắp cao) xử lý bằng phương pháp bấc thấm thông thường PVD đã được tính toán. Tốc độ đắp và tốc độ lún được minh. yếu cho gói 3 8 Đề xuất phương án xử lý đất yếu cho gói 3 9 Đề xuất phương án xử lý đất yếu cho gói 3 10 Đề xuất phương án xử lý đất yếu cho gói 3 11