1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

ĐỀ BÀI ÔN LUYỆN VĂN LỚP HKI

3 318 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 3
Dung lượng 50,5 KB

Nội dung

Bài tham khảo gồm có 2 câu hỏi kèm theo hướng dẫn cách làm. Riêng câu 1 có bài làm mẫu. Đề bài như sau: Câu 1: Giới thiệu tác giả Nguyễn Dữ và tác phẩm Truyện người con gái Nam Xương bằng một bài văn ngắn. Câu 2: a. Chép theo trí nhớ tám câu cuối bài thơ Kiều ở lầu Ngưng Bích. b. Phân tích tâm trạng nhân vật Thúy Kiều qua 8 câu thơ trên. HẾT

ĐỀ BÀI ÔN LUYỆN NGỮ VĂN LỚP 9: ( KIỂM TRA VĂN HỌC ) ( Tự luận vận dụng thấp: Truyện Người Con Gái Nam Xương Tự luận vận dụng cao: Kiều ở lầu Ngưng Bích ) Câu 1: Đề bài: Giới thiệu tác giả Nguyễn Dữ và tác phẩm Truyện người con gái Nam Xương bằng một bài văn ngắn. • Hướng dẫn : + Vận dụng kiến thức về tác giả : - Nguyễn Dữ ( chưa rõ năm sinh, năm mất), quê ở Hải Dương. - Sống vào nửa đầu TK XVI, là thời kì Triều Đình nhà Lê đã bắt đầu khủng hoảng, các tập đoàn phong kiến Lê, Mạc, Trịnh tranh giành quyền lực gây ra các cuộc nội chiến kéo dài. - Ông học rộng tài cao nhưng chỉ làm quan một năm rồi cáo về sống ẩn dật ở vùng núi tỉnh Thanh Hóa. Đó cũng chính là cách phản kháng của nhiều tri thức tâm huyết đương thời. + Vận dụng kiến thức về Tác Phẩm: TNCGNX - Xuất xứ: “ Truyện Người con gái Nam Xương” Là truyện thứ 16 trong số 20 truyện nằm trong tác phẩm nổi tiếng của Nguyễn Dữ “ Truyền kì mạn lục” - Nguồn gốc: từ truyện cổ dân gian của Việt Nam “ Vợ chàng Trương” - Tóm tắt:Vũ Nương đẹp người đẹp nết được Trương Sinh là người thất học, tính hay ghen tuông cưới về làm vợ. Chiến tranh đén, Trương Sinh phải đi lính,Vũ Nương ở nhà chăm sóc mẹ chồng chu đáo và thay chồng nuôi con thơ. Mẹ chồng mất lo ma chay chẳng khác gì con ruột. Chiến tranh chấm dứt, Trương Sinh về quê, nghe lời con thơ dại nên nghi ngờ vợ thất tiết, đánh đạp đuổi nàng đi không màng đến lời giải thích can ngăn. Vũ Nương bèn gieo mình xuống sông tự vẫn. Phan Lang do cứu được Linh Phi nên được báo đáp. Sau đó gặp được Vũ Nương. Nhờ đó Trương Sinh đã lập đàn giả oan cho vợ nhưng Vũ Nương hiện về nhưng không ở lại. - Bố cục : 3 đoạn _ Phần 1: " từ đầu lo liệu như đối với cha mẹ ruột của minh " : nói về cuộc hôn nhân của Trương sinh và Vũ nương , sự li biệt chiến tranh và đức hạnh của nàng trong thời gian xa cách _ Phần 2: (tiếp những việc trót đã qua rồi"): nói về nỗi oan khuất và bi thảm của vũ Nương _ Phần 3 : Còn lai:Vũ Nương được giải oan. - Nội Dung: Ca ngợi vẻ đẹp của V Nương xinh đẹp nết na, hiếu thảo với mẹ chồng, thủy chung với chồng và rất mực yêu thương con, bao dung vị tha, nặng long vì gia đình. Phê phán thói ghen tuông mù quáng và ngợi ca người phụ nữ tiết hạnh. - Nghệ thuật: Khai thác vốn VH dân gian. Sáng tạo về nhân vật và cách kể chuyện tự nhiên, hợp lí. XD hình tượng nghệ thuật độc đáo đặc biệt là hình ảnh “ Chiếc Bóng”. Sử dụng yếu tố truyền kì làm nổi bật giá trị nhân đạo của tác phẩm. Sáng tạo nên một kết thúc hay. Kết hợp các PTBĐ TS, BC trữ tình. • Cách làm, yêu cầu: + Bố cục: 3 phần: Nội dung cách làm - MB phải giới thiệu chung về tác giả tác phẩm. - TB làm 2 đọan văn: 1 đoạn giới thiệu tác giả theo thứ tự kiến thức như trên . Đoạn tiếp giới thiệu tác phẩm theo thứ tự kiến thức trên. ( chú ý đảm bảo không vi phạm lỗi dung từ, diễn đạt ,…) - KB : đánh giá tác giả và tác phẩm ( trong sự nghiệp sáng tác của TG hoặc trong nền VH đất nước,…) BÀI LÀM: Nguyễn Dữ là một tác giả tiêu biểu của nền Văn học Việt Nam, “ chuyện người con gái Nam Xương” là một tác phẩm tiêu biểu nhất trong sự nghiệp sáng tác của ông. Nguyễn Dữ ( chưa rõ năm sinh, năm mất), quê ở tỉnh Hải Dương. Ông sống vào nửa đầu TK XVI, là thời kì Triều Đình nhà Lê đã bắt đầu khủng hoảng, các tập đoàn hong kiến Lê, Mạc, Trịnh tranh giành quyền lực gây ra các cuộc nội chiến kéo dài.Ông học rộng tài cao nhưng chỉ làm quan một năm rồi cáo về sống ẩn dật ở vùng núi tỉnh Thanh Hóa. Đó cũng chính là cách phản kháng của nhiều tri thức tâm huyết đương thời. “ Chuyện người con gái Nam Xương” Là truyện thứ 16 trong số 20 truyện nằm trong tác phẩm nổi tiếng của Nguyễn Dữ “ Truyền kì mạn lục”. Truyện có nguồn gốc từ một truyện cổ dân gian trong kho tang cổ tích VN mang tên “ vợ chàng Trương”. “CNCGNX” thể hiện niềm thương cảm đối với số phận oan nghiệt, đồng thời ca ngợi vẻ đẹp truyền thống của người pn VN dưới chế độc phong kiến. Chuyện kể về một người con gái tên Vũ Nương đẹp người đẹp nết được Trương Sinh là người thất học, tính hay ghen tuông cưới về làm vợ. Chiến tranh đén, Trương Sinh phải đi lính,Vũ Nương ở nhà chăm sóc mẹ chồng chu đáo và thay chồng nuôi con thơ. Mẹ chồng mất lo ma chay chẳng khác gì con ruột. Chiến tranh chấm dứt, Trương Sinh về quê, nghe lời con thơ dại nên nghi ngờ vợ thất tiết, đánh đạp đuổi nàng đi không màng đến lời giải thích can ngăn. Vũ Nương bèn gieo mình xuống sông tự vẫn. Phan Lang do cứu được Linh Phi nên được báo đáp. Sau đó gặp được Vũ Nương. Nhờ đó Trương Sinh đã lập đàn giả oan cho vợ nhưng Vũ Nương hiện về nhưng không ở lại. Chuyện có bố cục 3 phần viết về cuộc hôn nhân của Vũ Nương và Trương Sinh, nỗi oan của nàng và phần cuối viết về việc Vũ Nương được giải oan. Bằng nghệ thuật khai thác vốn VH dân gian. Sáng tạo về nhân vật và cách kể chuyện tự nhiên, hợp lí. XD hình tượng nghệ thuật độc đáo đặc biệt là hình ảnh “ Chiếc Bóng”. Sử dụng yếu tố truyền kì làm nổi bật giá trị nhân đạo của tác phẩm. Sáng tạo nên một kết thúc hay. Kết hợp các PTBĐ TS, BC trữ tình. Nguyễn Dữ đã ca ngợi vẻ đẹp của V Nương xinh đẹp nết na, hiếu thảo với mẹ chồng, thủy chung với chồng và rất mực yêu thương con, bao dung vị tha, nặng long vì gia đình. Phê phán thói ghen tuông mù quáng và ngợi ca người phụ nữ tiết hạnh. Tóm lại, bằng nghệ thuật dử dụng từ ngữ và cách xây dựng hình tượng nhân vật độc đáo. Tác phẩm “ chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ xứng đáng là một áng “ thiên cổ kì bút” của kho tang văn học Việt Nam. Câu 2: Đề bài: a. Chép theo trí nhớ tám câu thơ cuối bài thơ” Kiều ở lầu Ngưng Bích”. b. Phân tích tâm trạng nhân vật Thúy Kiều qua 8 câu thơ trên. * Hướng dẫn viết bài: A.MB: - Đoạn trích đã thể hiện được nỗi niềm đồng cảm sâu sắc với con người. Qua đó Nguyễn Du cũng đã diễn tả rất tinh tế tâm trạng của Thúy Kiều khi nàng ở lầu Ngưng Bích. - Trích đoạn thơ 8 câu. B.TB: + Giới thiệu hoàn cảnh Thúy Kiều + Tâm trạng của Thúy Kiều và nỗi cô đơn chồng chất nhuộm màu lên cảnh vật. Qua đó nàng có những dự cảm về cuộc đời mình. ( gồm có 4 cảnh, phân tích lần lượt nội dung và nghệ thuật qua từng cảnh). C.KB: - Đánh giá chung nghê thuật đoạn trích sử dụng và nội dung bật lên qua đoạn trích.( Diễn tả thành công số phận con người và bày tỏ nỗi thấu hiểu đồng cảm sâu sắc với số phận con người) ( HS tham khảo hướng dẫn tự triển khai câu 2) HẾT!!! . ĐỀ BÀI ÔN LUYỆN NGỮ VĂN LỚP 9: ( KIỂM TRA VĂN HỌC ) ( Tự luận vận dụng thấp: Truyện Người Con Gái Nam Xương Tự luận vận dụng cao: Kiều ở lầu Ngưng Bích ) Câu 1: Đề bài: Giới thiệu. tang văn học Việt Nam. Câu 2: Đề bài: a. Chép theo trí nhớ tám câu thơ cuối bài thơ” Kiều ở lầu Ngưng Bích”. b. Phân tích tâm trạng nhân vật Thúy Kiều qua 8 câu thơ trên. * Hướng dẫn viết bài: A.MB:. VH đất nước,…) BÀI LÀM: Nguyễn Dữ là một tác giả tiêu biểu của nền Văn học Việt Nam, “ chuyện người con gái Nam Xương” là một tác phẩm tiêu biểu nhất trong sự nghiệp sáng tác của ông. Nguyễn

Ngày đăng: 19/11/2014, 22:25

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w