1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

BÁO CÁO MỘT SỐ TIẾN BỘ KỸ THUẬT NỔI BẬT NĂM 2007

12 399 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 12
Dung lượng 314,5 KB

Nội dung

Trong những năm qua Viện Khoa học kỹ thuật nông lâm nghiệp miền núi phía Bắc đã triển khai nhiều nội dung nghiên cứu KHCN và đã thu được những kết quả nhất định. Hầu hết, những kết quả nghiên cứu của Viện đã và đang được ứng dụng vào sản xuất khu vực miền núi phía bắc, có những tiến bộ kỹ thuật đã được mở rộng ra sản xuất trong phạm vi cả nước. Hiện nay, Viện đang lưu giữ, bảo tồn nguồn quỹ gen gồm :151giống chè, 402 mẫu giống của 20 loại cây ăn quả, 180 mẫu giống Cà phê, 275 giống lúa cạn và một số giống cây trồng đặc sản khác trong khu vực được thu thập trong nước và nhập nội, các mẫu giống có triển vọng đang được tiếp tục lai tạo bình tuyển, khảo nghiệm, để sớm đưa ra phục vụ sản suất.

BÁO CÁO MỘT SỐ TIẾN BỘ KỸ THUẬT NỔI BẬT NĂM 2007 Viện Khoa học kỹ thuật nông lâm nghiệp miền núi phía Bắc I. GIỚI THIỆU CHUNG Trong những năm qua Viện Khoa học kỹ thuật nông lâm nghiệp miền núi phía Bắc đã triển khai nhiều nội dung nghiên cứu KHCN và đã thu được những kết quả nhất định. Hầu hết, những kết quả nghiên cứu của Viện đã và đang được ứng dụng vào sản xuất khu vực miền núi phía bắc, có những tiến bộ kỹ thuật đã được mở rộng ra sản xuất trong phạm vi cả nước. Hiện nay, Viện đang lưu giữ, bảo tồn nguồn quỹ gen gồm :151giống chè, 402 mẫu giống của 20 loại cây ăn quả, 180 mẫu giống Cà phê, 275 giống lúa cạn và một số giống cây trồng đặc sản khác trong khu vực được thu thập trong nước và nhập nội, các mẫu giống có triển vọng đang được tiếp tục lai tạo bình tuyển, khảo nghiệm, để sớm đưa ra phục vụ sản suất. về cây chè: Viện đã chọn tạo thành công nhiều giống chè quý có năng suất, chất lượng cao: đại diện là các giống chè mới Quốc gia (PH1, LDP1, TRI 777, LDP2 ) và 12 giống chè có chất lượng tốt, được Bộ Nông nghiệp và PTNT công nhận là giống tạm thời, đang được phổ biến rộng ra sản xuất. Ngoài ra, Viện còn tuyển chọn được 13 cây chè shan đầu dòng, thể hiện tính ưu việt về chất lượng và năng suất, đã và đang được mở rộng ra sản xuất.các qui trình kỹ thuật canh tác thích hợp đối với từng giống, từng tiểu vùng sinh thái, qui trình kỹ thuật canh tác chè an toàn, kỹ thuật nhân giống bằng giâm cành, kỹ thuật nhân trồng chè Shan núi cao… đang đựơc phát huy có hiệu quả trên các vùng trồng chè của cả nước. Hàng năm, Viện cung cấp cho sản xuất từ 30-50 triệu hom và giống cây con; tập huấn kỹ thuật cho hàng ngàn nông hộ trồng chè và hướng dẫn hàng trăm lượt học sinh, sinh viên các trường đại học, cao đẳng (Nông, lâm nghiệp) thực tập giáo trình và thực tập tốt nghiệp. Về cây ăn quả: Nghiên cứu và phát triển cây ăn quả là nhiệm vụ trọng tâm của Viện. Từ việc thu thập nguần quĩ gen, đến điều tra tuyển chọn ,khảo nghiệm và so sánh giống, trong những năm qua đã tuyển chọn được 20 giống cây ăn quả được công nhận là giống tiến bộ kỹ thuật. Trong đó, có 3 giống dứa, 3 giống chuối, 4 giống hồng, 3 giống vải, 3 giống bưởi, 1 giống xoài và 1 giống lạc tiên. Nhiều qui trình kỹ thuật thâm canh cây ăn quả được công nhận là tiến bộ kỹ thuật như: kỹ thuật thâm canh bưởi, hồng, dứa, chuối, nhãn, vải, xoài, các biện pháp kỹ thuật tổng hợp phòng trừ bệnh thối nõn và sâu hại rễ dứa, sâu gặm vỏ quả chuối, bệnh sùi cành, bệnh thối rễ cây hồng và cây bưởi con ở vườn ươm. Ngoài ra, hàng năm Viện còn tổ chức nhiều lớp tập huấn, đào tạo phát triển cây ăn quả cho cán bộ Khuyến nông cơ sở và nông dân chủ chốt trong Vùng. Về cây cà phê : Từ việc đánh giá vườn tập đoàn đã chọn ra 10 giống có triển vọng đạt các chỉ tiêu về năng suất, chất lượng nhân xuất khẩu và tính kháng bệnh rỉ sắt… đang từng bước tiến hành đưa giống mới phát triển trên diện rộng. Trong đó, hai giống cà phê TN1 và TN2,( lai trong chủng Arabica ) có khối lượng nhân lớn , năng suất cao hơn nhiều so với giống cà phê chè Catimor. Viện đã xây dựng được qui trình kỹ thuật trồng, chăm sóc và thu hoạch Cà phê chè, qui trình nhân giống bằng kỹ thuật ghép nối ngọn. Qui trình trồng, thu hái, chế biến cà phê Arabica. Các qui trình này đã được Bộ Nông nghiệp & PTNT cho phép đưa vào sản xuất. Cây lương thực, cây trồng mới và canh tác đất dốc Đẩy mạnh nghiên cứu, phát triển cây lương thực, cây thực phẩm, cây rau màu, cây cao su, hoa và các biện pháp kỹ thuật canh tác trên đất dốc, nhằm tạo dựng một nền nông nghiệp bền vững cho vùng, cũng là nội dung nghiên cứu chính của Viện . Trong những năm qua Viện đã tuyển chọn nhiều giống cao su có năng suất mủ cao, thích hợp với điều kiện vùng miền núi phía Bắc. Viện đang từng bước khảo nghiệm giống và chuyển giao kỹ thuật trồng trọt, khai thác mủ cho các hộ trong vùng. Viện tích cực nghiên cứu và chuyển giao kỹ thuật đối đối với Cây lương thực, thực phẩm (lúa thuần, lúa lai, đặc biệt là tập đoàn lúa cạn có triển vọng, đậu tương, lạc, sắn, khoai lang…) phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của từng địa phương. Nhiều giống cây trồng đã và đang được bà con nông dân trong vùng gieo trồng đạt hiệu quả kinh tế cao. viện đã có nhiều kết quả nghiên cứu trong việc xác định cơ cấu giống để chuyển đổi từ đất 1 vụ thành nhiều vụ, giảm áp lực khai thác đất dốc. 1 Nghiên cứu kỹ thuật canh tác đất dốc, nhằm khai thác hợp lý tiềm năng thiên nhiên khu vực miền núi phía bắc. Đặc biệt các biện pháp kỹ thuật che phủ đất bằng xác thực vật, trồng xen cây họ đậu, cây phân xanh, cây lạc dại LD99 trên đất dốc đã làm tăng năng suất cây trồng ( từ 30-60%), bảo vệ đất, chống xói mòn. Các biện pháp kỹ thuật này đang được áp dụng ngoài sản xuất với qui mô hàng ngàn ha tại các tỉnh miền núi phía Bắc và Tây nguyên. Trong nghiên cứu phát triển chăn nuôi, Viện tập trung vào nhập nội giống cỏ cao sản, khảo nghiệm nhanh và lựa chọn các giống cỏ tốt phục vụ t phát triển đàn gia súc. II. MỘT SỐ TBKT NỔI BẬT NĂM 2007 2.1. GIỐNG CHÈ LDP2. a. Nguồn gốc: Giống chọn tạo từ cặp lai hữu tính giữa giống Đại Bạch Trà (nguồn gốc Trung Quốc chất lượng tốt, nhưng năng suất thấp) với giống PH 1 (chọn lọc từ quần thể chè Assam có năng suất cao nhất hiện nay, nhưng chất lượng không cao). b. Đặc điểm của giống: Hình thái giống: Dạng thân bán bụi, phân cành thấp, cành phát triển hướng theo chiều ngang, mật độ cành dày, lá hình bầu dục dài, màu sắc lá xanh lục, lá non hơi phớt tím, thế lá ngang, răng cưa nhọn và sâu, lá to trung bình dài lá 9,0cm, rộng lá 3,5 cm, trọng lượng búp trung bình 0,6g/búp. Năng suất, chất lượng: Sau 10 năm nghiên cứu giống LDP 2 cho thấy đây là giống sinh trưởng khỏe, cho thu hoạch búp sớm và năng suất cao ( trong thời kỳ KTCB đã đạt bình quân 4-6 tấn/ha, thời kỳ SXKD đạt trên 20 tấn búp tươi /ha). Chất lượng chè giống LDP 2 có tỷ lệ búp tôm và lá 1-2 non tương đối khá chế biến tạo nên ngoại hình đẹp. Hàm lượng Tanin trong búp chè trung bình 34-35% thấp hơn giống Trung du và PH 1 , chất hoà tan 43%-44% thấp hơn PH 1 cao hơn Trung du, cafein tổng số thấp. Hàm lượng đường khử cao là cơ sở tạo nên hương vị thơm ngon của chè. Hoạt tính men Polyphenoloxydaza của giống LDP 2 cao hơn PH 1 nên làm chè đen đạt chất lượng tốt và chè xanh chất lượng cao hơn giống PH1 Khả năng chống chịu: Đây là giống chống chịu sâu bệnh tốt, bị bọ rầy xanh gây hại tương đương với giống PH 1 và Trung du, nhưng bị nhện đỏ và bọ cánh tơ hại thấp hơn PH 1 và Trung du. Ngoài ra còn bị sâu cuốn lá, bọ nẹt, bệnh thối búp và phồng lá nhưng mức độ bị hại không đáng kể và thấp hơn các giống chè khác. Về khả năng chống hạn thì LDP 2 là giống chịu hạn khoẻ, chống chịu nóng, đặc biệt trong điều kiện gió Lào tại Nghĩa Lộ – Yên Bái và Anh Sơn – Nghệ An vẫn cho năng suất cao. - Khả năng nhân giống vô tính: Giống chè LDP 2 sinh trưởng khoẻ, thân cành hoá nâu sớm, mật độ cành cao, đường kính cành vừa phải (khoảng 2.5 – 3,0 mm) do vậy hệ số nhân giống cao. Năng suất hom chè giống cao gấp 2 lần Trung du và cao gấp 1,5 lần so với giống PH 1 . Tỷ lệ xuất vườn cao hơn PH 1 và Trung du, bình quân tỷ lệ xuất vườn đạt trên 80% . c. Kết quả sản xuất thử Khảo nghiệm sản xuất thử giống LDP 2 tại 4 tỉnh trồng chè chủ yếu là: Phú Thọ, Yên Bái, Nghệ An, Thái Nguyên. Kết quả đánh giá năng suất giống chè LDP2 ở các vùng sinh thái khác nhau cho số liệu (bảng 2.1) cho thấy giống LDP 2 sinh trưởng khá cho thu hoạch búp sớm, tuổi 5 đã đạt trên 5 tấn/ha, tuổi 8 đạt 10 tấn/ha, tuổi 12 năng suất rất cao nhất là tại Nghệ An 21,5 tấn/ha . Bảng 2.1: Diễn biến năng suất búp chè LDP2 tại các vùng Địa điểm Năm tuổi (1999) Tám tuổi (2002) Mười hai tuổi ( 2006) PH1 (đ/c) LDP 2 % so đ/c PH1 (đ/c) LDP 2 % so đ/c PH1 (đ/c) LDP 2 % so đ/c Nghĩa Lộ 6,2 6,4 109,6 10,2 10,5 102,9 14,2 16,1 113,3 Nghệ An 8,2 9,9 120,7 12,0 14,0 116,6 16,0 21,5 134,3 Thái Nguyên 5,6 5,8 103,5 9,3 9,6 103,2 10,7 11,8 110,2 Phú Thọ 7,8 8,9 114,1 9,4 10,4 110,6 12,5 13,9 111,2 Kết quả đánh giá chất lượng chè tại các vùng sản lượng lớn như Nghĩa Lộ, Mỹ Lâm (Tuyên Quang) Nghệ An, Phú Thọ được các nhà máy sản xuất chè đen đánh giá chất lượng nguyên liệu thích hợp cho công nghệ chế biến các sản phẩm chè đen công nghệ Othodox và CTC. Năm 2001 đã xây dựng tiêu chuẩn ngành về hom chè giống giúp các nhà sản xuất và kinh doanh giống tránh được sự tranh chấp về chất lượng hom. Cùng nhau sử dụng hom giống có chất lượng tốt, đảm bảo vườn ươm có tỷ lệ sống và suất vườn cao, hạ giá thành cây con, thúc đẩy tốc độ mở rộng diện tích trồng mới. 2 Thống kê hiện trạng về giống chè LDP2 và kế hoạch mở rộng diện tích LDP2 trong giai đoạn 2006-2010, số liệu được ghi bảng 2.2: Bảng 2.2 : Hiện trạng và kế hoạch mở rộng diện tích chè LDP2 Địa điểm Hiện trạng Kế hoạch mở rộng diên tích đến 2010 (ha) Diện tích (ha) Năng suất trung bình T/ha Năng suất thâm canh T/ha Yên bái 650 7,5 17,0 500,0 Thái nguyên 72 7,0 12,0 150,0 Nghệ an 5000 10,0 21,5 6000,0 Phú thọ 2000 6,5 13,5 1200,0 Tổng 7722 7850,0 Qua số liệu bảng trên cho thấy trong sản xuất giống LDP2 có diện tích lớn đã đạt 7722 ha đã hoàn thành được 98% diện tích của kế hoạch trồng giống LDP2 ở các tỉnh. Giống LDP2 thích hợp cho nhiều vùng sản xuất chè, trong đó rất ưu điểm cho các vùng nóng hạn miền trung và là giống trồng thay thế cho nương chè trong khi vẫn tận dụng thu hoạch ở thời kỳ chè con rất tốt. d. Kết luận và đề nghị. - Kết luận Giống chè LDP2 là giống sinh trưởng khoẻ, khả năng thích ứng rộng, khả năng chống chịu rất tốt với điều kiện bất thuận, nhất là chịu nóng và chịu hạn. Giống chè LDP2 cho năng suất cao, năng suất tiềm năng có thể đạt 25 – 28 tấn/ha, chất lượng chè tốt, phù hợp với chế biến chè đen. - Đề nghị - Vùng trồng giống chè LDP2 có phổ khá rộng, nhưng để có hiệu quả nhất cần tập trung trồng ở các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Phú Thọ, vùng Nghĩa Lộ - Yên bái - Giống chè LDP2 là giống chịu thâm canh cao, nên cơ cấu vào trồng trong vùng sản xuất chè an toàn. 2.2. GIỐNG CHÈ KIM TUYÊN. a. Nguồn gốc: Là giống chè lai hữu tính giữa mẹ là ôlong lá to của địa phương và bố là giống Raiburi của Ấn Độ vào năm 1975 tại Đài Loan, có tên là Đài Loan số 12 (còn có tên là Kim tuyên) là giống chủ yếu để sản xuất chè lên men bán phần như Bao chủng, Oolong, Đông đỉnh, Thuỷ Tiên, Thiết quan âm… Nhập vào Việt Nam năm 1994 b. Đặc điểm của giống: - Hình thái giống: Dạng thân bụi, cành phát triển hướng lên phía trên, mật độ cành dày, lá hình bầu dục, màu xanh vàng bóng, thế ngang, răng cưa rõ và đều; dài lá 7,2cm, rộng 3,1cm. Búp màu xanh nhạt, non phớt tím, trọng lượng búp bình quân 0,5- 0,52g. - Năng suất, chất lượng:Cây sinh trưởng khoẻ, mật độ búp dày. Khi trồng cây có tỷ lệ sống cao. Cây chè 4- 5 tuổi tán rộng trung bình 117 cm; cây chè 5 tuổi tại Lâm Đồng đạt năng suất 10,5 tấn/ha; cây chè 4 tuổi tại Lạng Sơn năng suất đạt 4,5 tấn/ha. Chất lượng: Thành phần một số hợp chất hoá học trong búp chè gồm A.amin tổng số 1,6%; Catechin tổng số (mg/gck) 135; Tanin 28,97%; Chất hoà tan 38,85%. Trong điều kiện Việt Nam với nội chất như trên là giống thích hợp chế biến chè olong có chất lượng rất cao. - Khả năng chống chịu: Đây là giống chịu sâu bệnh khá tốt so với các giống chè cùng nhập nội từ Đài Loan vào trồng ở Việt Nam. Bị rầy xanh, bọ cánh tơ, rệp phẩy gây hại nhiều hơn giống LDP1 và Trung du, nhưng nhện đỏ hại thấp hơn LDP1 và Trung du. Trong hơn 10 năm theo dõi chưa thấy xuất hiện sâu bệnh lạ gây hại ở các vùng sản xuất. Giống Kim Tuyên chịu hạn trung bình, nhưng chịu rét tốt thích hợp trồng ở những vùng có khí hậu mát như các cao nguyên có độ cao trên 1000 m so mặt biển như Bảo Lộc, Mộc Châu. - Khả năng nhân giống vô tính: Giống chè Kim Tuyên có thân cành sớm hóa gỗ, mật độ cành cao, đường kính cành nhỏ (khoảng 2.0 – 2,5 mm) do vậy hệ số nhân giống cao. Năng suất hom chè giống tương đương giống chè LDP2 3 c. Kết quả sản xuất thử Giống chè Kim tuyên đã được công nhận giống tạm thời năm 2003 và được mở rộng diện tích nhanh hơn các giống chè Đài Loan khác tại các tỉnh Lâm Đồng, Lạng Sơn, Phú Thọ, Yên Bái, Tuyên Quang, Sơn La. Nhưng chủ yếu diện tích tập trung tại tỉnh Lâm Đồng và Lạng Sơn vùng nguyên liệu chủ yếu cho sản xuất chè olong. (Bảng 2.3) Bảng 2.3: Diện tích và năng suất một số giống chè nhập từ Đài Loan (năm 2006) Giống chè Diện tích trong sản xuất (ha) Năng suất (tấn/ha) Kim Tuyên 920 7-8 Thuý Ngọc 500 6-6,5 Olong thanh tâm 80 6-6,5 Tiếp tục hoàn thiện quy trình trồng trọt như bón bổ xung thành phần phân hữu cơ như khô dầu, bã đậu, hái giãn lứa, đốn sửa tán sau hái để tạo ra nguyên liệu búp chè tốt hơn, đồng thời hoàn thiện công nghệ chế biến chè olong trong điều kiện Việt Nam. Kết quả cho thấy giống Kim Tuyên rất thích hợp chế biến sản phẩm chè ôlong ở Việt Nam hiện nay: Chè Olong chế biến theo quy trình sau: Nguyên liệu → Phơi và hong héo → Héo mát và quay hương → Diệt men → Vò cầu → Sấy → Hồi ẩm → (Cuốn cầu và tạo hình → Vò quả) 10-15 → Sấy khô → Phân loại → Chè Olong → Đóng gói và bảo quản. Chè Olong sản xuất từ giống chè Kim Tuyên tại các vùng Lâm Đồng, Lạng Sơn, Phú Thọ, Yên Bái, Tuyên Quang, Sơn La được khách hàng trong nước và người Đài Loan đánh giá đạt tiêu chuẩn chất lượng, sản phẩm chè Olong có giá bán cao hơn so với các sản phẩm chè khác ở Việt Nam, Chè Olong Tâm Châu giá 300.000-500.000VNĐ/kg. Chè Olong của công ty chè Thái Bình giá 250- 300.000VNĐ/kg. Ở những nơi đất đai ít nhưng có điều kiện thâm canh và thị trường tiêu thụ nên phát triển giống chè Kim tuyên để thu được giá trị lớn, (từ 200 triệu đến 500 triệu đồng), nâng cao được hiệu quả sản xuất chè tạo ra được sự đa dạng sản phẩm chè và tăng sức cạnh tranh của chè Việt trên thị trường nội tiêu và xuất khẩu. d. Kết luận- Đề nghị - Kết luận: Giống chè nhập nội Kim Tuyên có chất lượng cao, chế biến sản phẩm chè oolong có chất lượng tốt. Giống Kim Tuyên Sinh trưởng bình thường trong điều kiện Việt Nam, thuộc loại năng suất trung bình. Trong điều kiện trồng thâm canh tốt có thể đạt năng suất trên 10 tấn búp/ha. - Đề nghị: Bộ Nông nghiệp và PTNT sớm công nhận giống mới. Mở rộng sản xuất giống chè Kim Tuyên, tập trung ở những vùng có khả năng áp dụng công nghệ tiên tiến trong chế biến và khả năng đầu tư thâm canh cao chế biến các sản phẩm chất lượng cao. 2.3. GIỐNG LẠC DẠI LD99 (Arachis Pintoi) a. Giới thiệu chung. Trên thế giới nói chung cũng như ở nước ta nói riêng sự thoái hóa đất đang là vấn đề thách thức lớn, trong lĩnh vực phát triển sản xuất nông nghiệp. Đất đai bị thoái hóa không những mất đi độ màu mỡ mà còn kéo theo sự mất nước, sự sa mạc hóa và đồng thời gây ra hàng loạt những hậu quả như: lũ lụt, hạn hán, sạt lở đất v v. Nhiều công trình nghiên cứu trong và ngoài nước đã khẳng định vai trò của cây che phủ đất, đối với một nền nông nghiệp sinh thái bền vững. Khi đánh giá về sự thoái hóa đất ở vùng Đông Nam châu á và vai trò của con người trong việc ngăn chặn nguy cơ này, FAO - UNEP (ISRIC 1997), cho rằng biện pháp sinh học (dùng thảm thực vật che phủ đất) là có hiệu quả cao nhất. Lạc dại - LD99 (Arachis pintoi) được xem là cây có nhiều triển vọng, phù hợp trong cơ cấu cây trồng trên đất dốc ở Việt nam, đặc biệt là các tỉnh miền núi phía bắc. b. Nguồn gốc, xuất sứ và đặc điểm sinh học + Lạc dại (Tên khoa học là Arachis Pintoi) Tên thường gọi: Lạc dại - LD99. + Xuất xứ: ở miền trung Brazil (cửa sông Jequitinhonha), cây dạng thân bò, sinh trưởng vô hạn, ra hoa quanh năm, hoa có màu vàng tươi, hạt màu nâu nhạt, là loại cây họ đậu có khả năng cố định đạm. 4 c. Sự sinh trưởng và phát triển của lạc dại ( LD99) trên vùng trung du miền núi phía bắc . * Thời vụ trồng: Tiến hành thực nghiệm ở vùng trung du Phú Thọ, trên nền phân bón (40kgN + 90kgP 2 O 5 + 60kgK 2 O). Kết quả như sau: Bảng 3.1. Ảnh hưởng của thời vụ đến tỷ lệ sống của LD99 năm 2006 – 2007 tại Phú Thọ Ngày trồng Thời gian từ trồng đến bén rễ (ngày) Tỷ lệ cây sống (%) 12/8/06 13 88 12/9/06 18 84 9/10/06 20 81 7/11/06 22 78 8/12/06 19 76 7/2/07 24 73 18/3/07 18 80 18/4/07 14 82 20/5/07 12 90 20/6/07 10 96 20/7/07 10 95 Nhìn chung, giống LD99 có thể trồng ở hầu hết các thời điểm trong năm đều cho tỷ lệ sống khá cao (>70%). Ở giai đoạn mùa mưa tỷ lệ cây sống đạt cao hơn và thời gian thành cây cũng rút ngắn lại và khả năng sinh trưởng phát triển của cây tốt hơn. Năng suất sinh khối LD 99 sau mỗi đợt thu hoạch. Bảng 3.2. Thời gian cắt và năng suất LD99 thu được năm 2006 và 2007 TT Ngày cắt Năng suất tươi (Tấn/ha) Chất khô (%) Năng suất khô (Tấn/ha) 1 22/11/06 25,3 10,8 3,9 2 28/3/07 32,8 9,5 3,8 3 25/6/07 44,4 10,2 5,7 4 24/7/07 47,2 10,7 5,8 Tổng 148,7 20,2 Qua bảng 3.2 cho thấy: Tại các thời điểm khác nhau trong năm năng suất chất xanh thu được khác nhau. Trong khoảng cuối mùa mưa và đầu mùa khối lượng chất xanh thu được không cao, dao động trong khoảng từ 25,3 đến 32,8 tấn/ha/lần cắt. Nhưng vào mùa mưa năng suất chất xanh đạt rất cao từ 44,4 đến 47, 2 tấn/ha /lần cắt. Tổng số năng suất chất xanh thu được trên một năm đạt 148,7 tấn/ha. Mặt khác, năng suất chất khô khác nhau không nhiều, dao động trong khoảng 2 tấn/ha dự năng suất chất xanh chênh lệch rất rõ. Như vậy, có thể khẳng định giống Lạc dại - LD99 là loại cây phát triển mạnh trong mùa mưa và khả năng tích nước trong thân lá rất lớn. Bảng 3.3. Thành phần dinh dưỡng và khả năng trả lại cho đất của LD99 Tên cây Hàm lượng dinh dưỡng trong thân lá Hàm lượng dinh dưỡng trả lại cho đất (kg/ha) N% P 2 O 5 % K 2 O % N P 2 O 5 K 2 O Lạc dại LD99 (Arachis pintoi) 2,87 0,95 1,78 595 140 200 5 Khả năng tái sinh của giống LD99 rất tốt, nếu thực hiện quy trình cắt khoảng 1,5 đến 2 thông trong mùa mưa và 4 tháng trong mùa khô thì với thời gian trồng sau 1 năm có thể trả lại cho đất lượng chất xanh rất lớn đạt trên 148,7 tấn/năm. Đặc biệt vào giữa mùa mưa LD99 cho sinh khối rất mạnh, đây là đặc điểm tốt về khả năng che phủ đất của cây. Với lượng chất xanh trên một năm cây lạc dại có thể trả lại cho đất lượng dinh dưỡng rất cao tương đương: 595kgN; 140kgP 2 O 5 ; 200kg K 2 O/ha. Bảng 3.4. Ảnh hưởng của LD99 tới đất trước và sau khi trồng từ năm 2005, 2006 và 2007 pH KCL OM% N% P 2 O 5 % K 2 O % Lân dt Kali dt Ca 2+ me/100g Mg 2+ me/100g (mgP 2 O 5 / 100g) (mgK 2 O/ 100g) Trước thí nghiệm năm 2005 5,8 1,34 0,081 0,07 0,08 1,98 7,59 1,6 0,1 Sau thí nghiệm năm 2006 6,0 1,55 0,98 0,12 0,16 2,1 11,51 2,2 0,3 Sau thí nghiệm năm 2007 5,9 1,72 0,115 0,14 0,18 2,3 12,86 2,3 0,3 Qua bảng 3.4 ta thấy: Tính chất hóa học của đất cũng phần nào được cải thiện, thể hiện rõ nhất ở các chỉ tiêu như: mùn tổng số đã tăng từ 1,34% ở đất trước khi thí nghiệm lên 1,72% ở năm thứ 3, đạm tổng số từ 0,081% tăng lên 0,115%. Nhìn chung tất cả các chỉ tiêu dinh dưỡng của đất đều có xu hướng tăng lên, riêng pH KCL thì vẫn giữ nguyên. d. Khảo nghiệm trồng xen cây lạc dại - LD 99 ngoài sản xuất. Đánh giá hiệu quả mô hình trồng xen LD99 với một số cây trồng chính: Cây ăn quả (mận, cam ), cây lương thực (ngô, lúa nương) và cải tạo đất dốc tại Sơn La, Phú Thọ, Bắc Kạn - Mô hình trồng xen LD99 với Mận tam hoa (độ dốc 23- 28 o ). Phương thức trồng: Dùng cuốc rạch theo hàng sâu 30 – 40cm, hàng cách hàng 30 cm, tiến hành đặt hom giống 2- 3 hom/hốc, hốc x hốc = 20cm x 20 cm. Sau khi đặt hom tiến hành lấp đất thật chặt. Bảng 3.5: Động thái độ ẩm đất trong mùa khô ở một số điểm thu thập tại Mộc Châu - Sơn La năm 2004 – 2005 Công thức Độ ẩm (%) theo thời gian lấy mẫu 4/11 19/11 4/12 19/12 3/01 18/01 Mận được trồng xen Lạc dại và băng cốt khí 33,64 31,30 29,50 30,3 33,62 30,36 Mận trồng thuần 30,20 27,32 24,44 24,6 29,26 25,54 * Số liệu bảng trên cho thấy: Khả năng duy trì độ ẩm đất khi có lạc dại - LD99 che phủ cao hơn hẳn so với ngoài mô hình. Tại thời điểm giữa mùa khô của Sơn La vào tháng 12 và tháng 1, độ ẩm trung bình của mô hình trồng xen Lạc dại là 31,46 %, trong khi đó của mô hình mận trồng thuần là 26,89%. Như vậy khi trồng xen LD99 thì độ ẩm đất sẽ có tác động rất lớn đến năng suất cây trồng chính. Bảng 3.6. Lượng đất mất trung bình trong năm của các mô hình (số liệu TB 02 năm 2004 và 2005) 6 Công thức Lượng đất mất (tấn/ha/năm) Tỉ lệ % Mận được trồng xen Lạc dại và băng cốt khí 2,5 11,6 Mận trồng thuần 14,6 67,9 Nương ngô thuần 21,5 100 Số liệu bảng 3.6 khi đất được che phủ bằng LD99 thì lượng đất bị xói mòn rất ít, hầu như không có. Mức chênh lệch giữa các công thức là rất lớn. Nếu như không trồng xen lạc dại LD99 thì nương ngô thuần mất tới 21,5 tấn và mận trồng thuần là 14,6 tấn. Như vậy, khi trồng LD99 thì hạn chế rất lớn lượng đất bị rửa trôi tới 88,4% so với đối chứng. Ảnh hưởng của Lạc dại tới năng suất cây trồng chính. Bảng 3.7. Ảnh hưởng của LD99 trồng xen tới năng suất mận Mô hình Năng suất mận (tấn/ha/năm) So sánh (%) Mận được trồng xen Lạc dại và băng cốt khí 12,5 143,68 Mận trồng thuần 8,7 100 Năng suất mận sau 2 năm trồng xen LD99 và băng cốt khí, đạt 12,5tấn/ha tăng 43% so với mận trồng thuần (canh tác theo phương thức của nông dân). Do một phần chất dinh dưỡng của LD99 đã được trả lại cho đất và đặc biệt là độ ẩm đất luôn được duy trì kể cả trong mùa khô. - Mô hình trồng xen Lạc dại - LD99 với ngô (độ dốc 18 0 - 20 0 ) Công thức 1: Ngô trồng thuần theo kiểu canh tác của người dân Công thức 2: Trồng xen Lạc dại - LD99 giữa các hàng Ngô khi cây được 3lá, với khoảng cách các hom ( 12 cm x12 cm) Công thức 3: Trồng Ngô có che phủ đất thảm hữu cơ khô (thân lá ngô, rơm rạ, cỏ dại…) lượng 5 tấn/ha. Bảng 3.8: Động thái độ ẩm đất trong mùa khô với mô hình Ngô trồng xen LD99 và che phủ đất ( thảm hữu cơ khô) tại Sơn La năm 2005 – 2006 Công thức Độ ẩm (%) theo thời gian lấy mẫu 4/11 19/11 4/12 19/12 3/01 18/01 Công thức 1: Ngô trồng thuần theo kiểu canh tác của người dân. 26,4 21,12 19,65 19,88 18,24 20,32 Công thức 2: Trồng xen Lạc dại giữa các hàng Ngô. 30,24 34,22 26,44 24,64 26,26 23,54 Công thức 3: Trồng Ngô có che phủ đất (thảm hữu cơ khô ). 28,34 26,28 22,32 23,28 28,24 22,62 * Số liệu bảng cho thấy: Trong mùa khô độ ẩm đất được duy trì ở mức khá cao, tăng so với không che phủ dao động từ 10 – 15% và cao hơn so với che phủ bằng xác thực vật khô từ 3 -5 %. Bảng 3.9. Lượng đất mất trung bình trong 2 năm canh tác Ngô (số liệu TB năm 2005 và 2006) Công thức Lượng đất mất (tấn/ha/năm) So sánh (%) Công thức 1: Ngô trồng thuần theo kiểu canh tác của người dân. 20,8 100 7 Công thức 2: Trồng xen Lạc dại - LD99 giữa các hàng Ngô. 3,7 17,78 Công thức 3: Trồng Ngô có che phủ đất ( thảm hữu cơ khô) 4,6 22,12 Qua số liệu bảng 3.9 cho thấy: Khả năng giữ đất ở các công thức sử dụng vật liệu hữu cơ khô và tươi rất tốt. Mức chênh lệch giữa các công thức là rất lớn. Nếu như không trồng lạc dại thì nương ngô thuần mất tới 20,8 tấn/ha/năm. Khi ngô được che phủ bằng vật liệu khô hoặc trồng xen Lạc dại thì hạn chế rất lớn lượng đất bị rửa trôi, lượng đất được giữ lại từ 16,2 tấn – 17,1 tấn/ha/năm. Ngoài ra, cây lạc dại LD99 hoa màu vàng, đẹp, hấp dẫn, nở quanh năm nên là cây tạo sinh cảnh đẹp cho cảnh quan công sở, khu du lịch sinh thái và công viên. e. Kết luận - Đề nghị Kết luận: Lạc dại ( LD99) là loại cây họ đậu, có khả năng nhân giống vô tính , sinh trưởng phát triển mạnh ở vùng trung du miền núi với lượng sinh khối lớn , xanh quanh năm nên duy trì được độ che phủ , chống xói mòn vào mùa mưa và duy trì tốt độ ẩm đất trong mùa khô . Lạc dại được trồng xen với cây ăn quả và cây lương thực, không cạnh tranh ánh sáng với cây trồng chính, khả năng cải tạo đất tốt, làm tăng năng suất cây trồng và mang lại hiệu quả kinh tế. Lạc dại là cây che phủ đất đồng thời là cây tạo canh quan đẹp, hấp dẫn. §ề nghị: Bé n«ng nghiÖp vµ ph¸t triÓn n«ng th«n c«ng nhËn gièng tiÕn bé kü thuËt. 2.4. BIỆN PHÁP CHE PHỦ ĐẤT DỐC BẰNG LỚP THỰC VẬT TRONG CANH TÁC NGÔ BỀN VỮNG a. Giới thiệu chung. Che phủ đất bằng lớp phủ thực vật (sau đây được viết tắt là SCV) và gieo thẳng trên nền đất được che phủ như vậy là những kỹ thuật canh tác bền vững đã được áp dụng rộng rãi trên thế giới với diện tích 95 triệu ha năm 2005. Ở Việt Nam những kỹ thuật này đã được Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp Việt Nam (VASI), Viện Khoa học kỹ thuật nông lâm nghiệp miền núi phiá Bắc (NOMAFSI) và Trung tâm Hợp tác Quốc tế về Nghiên cứu Nông nghiệp vì sự Phát triển của Pháp (CIRAD) thử nghiệm và cải tiến từ năm 1999 tại huyện Chợ Đồn tỉnh Bắc Kạn, sau đó được thử nghiệm ở nhiều địa phương miền núi phía Bắc như Yên Bái, Sơn La, Lai Châu, Điện Biên, Nghệ An, v.v và các tỉnh Tây Nguyên. SCV đã làm năng suát ngô tăng đáng kể (trung bình 60%). Ngoài ra còn có tác dụng ngăn chặn xói mòn, cải tạo các tính chất đất và hoạt tính sinh học trong đất, tạo điều kiện để nông dân trồng ngô lâu bền với năng suất cao và ổn định, giảm du canh, góp phần bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường sinh thái. Sau đây là quy trình kỹ thuật che phủ đất bằng lớp phủ thực vật và gieo thẳng ngô trên nền đất đã được che phủ. b. Phương pháp che phủ. - Che phủ bằng lớp xác thực vật chết Các loại vật liệu che phủ gồm: - Tàn dư cây trồng: rơm, rạ, thân lá ngô, lá mía, thân lá đậu đỗ. - Thân lá thực vật hoang dại: cỏ dại, cỏ lào, cúc quỳ. - Các loài cỏ chăn nuôi sinh khối lớn: Brachiaria, Panicum, Paspalum, Pennisetum, Tripsacum, v.v Bảng 4.1. Ảnh hưởng của che phủ đất đến năng suất cây trồng trên đất dốc Năng suất (T/ha) Địa điểm Nguồn Đ/C (KCP)* Che phủ Tăng % Ngô LVN 10 1,97 3,29 67,2 Chợ Đồn (TB 3 điểm) VASI-CIRAD-SAM, 2002 DK888 2,20 3,46 57,3 Na Rì H.M.Tâm VASI, 2004 CP 999 6,49 8,48 30,7 Mai Sơn L.Q. Thanh VASI, 2004 LVN10 3,97 6,82 58,2 Sông Mã (TB 3 điểm) Dự án EU SLLC và NOMARC, 2004 8 LVN10 1,95 4,44 78,8 Tuần Giáo(TB 2 điểm) Dự án EU SLLC và NOMARC, 2004 LVN10 3,26 4,84 48,5 Đ. B. Đông (TB 2 điểm) Dự án EU SLLC và NOMARC, 2004 LVN10 1,48 2,92 97,3 Phong Thổ (TB 2 điểm) Dự án EU SLLC và NOMARC, 2004 LVN10 42,0 60,7 44,5 Văn Chấn Ng. Q. Tin, 2005 Trung bình 62,6 Lúa 8FA337-1 0,62 1,61 160 Chợ Đồn (TB 3 điểm) VASI-CIRAD-SAM, 2002 Đảm Bảo 1,40 2,20 57,1 Sông Mã (TB 2 điểm) Dự án EU SLLC và NOMARC, 2004 Bảo đảm 1,19 1,88 58,0 Tủa Chùa (TB 2 điểm) NOMAFSI-DANIDA, 2004 CIRAD141 0,75 1,26 68,4 Sông Mã Dự án EU SLLC và NOMARC, 2004 CIRAD141 1,80 3,20 77,8 Văn Chấn NOMARC, 2004 CIRAD141 1,23 1,61 30,9 Tủa Chùa ((TB 3 điểm) NOMARC-DANIDA, 2004 CIRAD141 1,48 2,33 57,4 Mù Cang Chải (5 điểm) Lưu Ngọc Quyến, NOMAFSI, 2005 Tẻ Đỏ 1,12 3,15 181 Văn Chấn NOMARC, 2004 T. Bình 86,3 Sắn Sắn đỏ 18,4 26,9 46,2 Chợ Đồn (TB 3 điểm) VASI-CIRAD-SAM, 2001 Lạc củ MD7 2,38 2,71 13,9 Yên Bình, 2004 NOMARC, 2004 Chè tuổi 2 giống Phúc Vân Tiên (PVT) PVT 0,45 1,7 278 Phú Hộ – Phú Thọ NOMAFSSI, 2006 (phủ tế guột) PVT 0,45 0,7 55,6 Phú Hộ – Phú Thọ NOMAFSSI, 2006 (phủ hỗn hợp) * KCP = Không che phủ. Bảng 4.2. Ảnh hưởng của che phủ đất đến độ xói mòn đất Công thức/Địa điểm Lượng đất mất đi do xói mòn (T/ha/năm) Giảm so đ/c (T/ha) % Na Rì Bắc Kạn, 2004 Trồng ngô không có tiểu bậc thang (đối chứng) 16,407 0 0 Trồng ngô trên tiểu bậc thang không có thảm phủ 1,584 14,823 90,3 Trồng ngô trên tiểu bậc thang có thảm phủ 1,005 15,402 93,9 Mộc Châu Sơn La, 2004 Mận không che phủ (Đ/C) 12,7 0 0 Mận + Lạc dại che phủ 3,5 9,2 73,4 Ngô trồng theo nông dân (Đ/C) 9,3 0 0 Ngô trồng có che phủ vật liệu hữu cơ 2,3 7,0 75,3 Xã Minh Bảo, TP. Yên Bái, 2006 Cây ăn quả không có cây che phủ 82,19 0 0 Cây ăn quả có xen cỏ chăn nuôi 29,28 52,91 63,4 Cây ăn quả có che phủ bằng thảm lạc dại 31,99 50.20 60,10 Bảng 4.3. Sự thay đổi tính chất hoá học của đất sau canh tác (vụ ngô Xuân Hè 2005 tại Văn Chấn, Yên Bái) TT Các chỉ tiêu Trị số 9 Không che phủ (đ/c) Che phủ Tăng (+), giảm (-) (%) so với đ/c 1 pH KCl 4,13 4,65 + 12,59 2 OM (%) 2,31 2,48 + 7,36 3 P 2 O 5 dễ tiêu (mg/100g) 2,45 8,87 + 262,04 4 K 2 O dễ tiêu (mg/100g) 2,93 5,54 + 89,08 5 Al 3+ (me/100g) 9,01 2,57 -71,48 6 CEC (me/100g) 14,52 17,78 + 22,45 Bảng 4.4. Ảnh hưởng của các biện pháp che phủ đến mật độ VSV đất trên đất trồng ngô Cò Nòi - Mai Sơn - Sơn La Nhóm VSV Trước trồng Sau thu hoạch (10 3 CFU/g đất) Không phủ Có băng cỏ + thân lá ngô Che phủ thân ngô Che phủ thân lá ngô và lá mía Che phủ thân lá ngô VSV tổng số 13.000 22.000 21.000 30.000 27.000 26.000 Nấm 36 70 21.000 20 35 25 Xạ khuẩn 440 130 142 110 120 100 VSV cố định đạm 165 200 160 300 250 320 VSV phân giải lân 180 120 1.100 1.400 1.200 1.600 VSV phân giải celllulo 520 950 420 6.500 1.000 1.800 Bảng 4.5. Hoạch toán hiệu quả kinh tế giữa ô phủ và ô không phủ Công thức Giống BT + P BT + KP CP KP Đảm Bảo (NS kg/ha) 2156 1550 2250 1250 Tổng thu (NSkg/ha x2500 đ ) 5.390.000 3.875.000 5.625.000 3.125.000 Tổng số công/ha 200 292.5 225 307,5 Chi phí lao động/ha (15000đ/công) 3.000.000 4.387.500 3.375.000 4.612.500 Hiệu quả kinh tế 2.390.000 -512.500 2.250.000 -1.487.500 Ghi chú: Chi phí phân bón, giống, công thu hoạch, phơi, bảo quản được coi là ngang nhau. Điểm thực nghiệm: Xã Huổi Một, huyện Sông Mã. Bảng 4.6. Diện tích và địa chỉ áp dụng các kỹ thuật NNBT tại một số tỉnh TDMNPB TT Tên kỹ thuật Diện tích (ha) Hiệu quả Địa điểm Thí Nghiệm TN sản xuất Tổng Chương trình KHCN phục vụ phát triển NN và NT miền núi phía Bắc 1 Ngô che phủ 4 36 40 NS ngô vượt trên 30%, đạt 6 – 7 T/ha. Mai Sơn, Mộc Châu,Na Rì 2 Lúa nương che phủ 2 8 10 NS tăng 100-120% so với đối chứng, giảm 40%công làm cỏ Văn Chấn, Văn Yên 3 Dứa che phủ 3 5 8 Giảm công làm cỏ, dứa mọc tốt hơn Văn Yên Chương trình SAM 10 [...]... nghị: Bộ nông nghiệp & PTNT công nhận biện pháp kỹ thuật mới Phụ Lục: QUI TRÌNH KỸ THUẬT CHE PHỦ ĐẤT DỐC BẰNG LỚP PHỦ THỰC VẬT TRONG CANH TÁC NGÔ BỀN VỮNG 1 Chuẩn bị ruộng: Đối với đất còn tơi xốp: Không cần cày bừa mà chỉ dọn cỏ dại, khụng đốt tàn dư cỏ dại và cây trồng vụ trước Mang vật liệu đến để che phủ bổ sung cho kín mặt đất với bề dày 10 – 15 cm Chờ 10 - 15 ngày để lớp phủ xẹp xuống rồi tiến. .. nên chặt mà nên đạp đổ thân ngô rồi tiến hành gieo hạt Có thể gieo ngay sau khi thu hoạch, không phải chờ đất khô và không cần cày bừa 11 - Trong trường hợp cần gieo cho kịp thời vụ, nhất là ngô vụ đông thì có thể trồng gối vụ Cách làm như sau: Khi ngô đã đen râu, cần cắt lá và phần thân cây phía trên bắp để che phủ đất, sau đó gieo hạt vào giữa các hàng ngô cũ Tiến hành thu hoạch ngô cũ vào thời điểm... phủ lấp kín miệng lỗ sau khi gieo Có thể dùng cuốc bổ lỗ rồi gieo hạt, sau đó lấp đất nhẹ Mật độ gieo tùy vào quy trình canh tác của từng giống 5 Chăm sóc cây trồng: Chăm sóc bình thường theo quy trình kỹ thuật canh tác của từng giống Tuy nhiên, khi bón phân có thể bón vãi lên lớp che phủ Phân bón sẽ lọt xuống mặt đất hoặc bị hòa tan rồi thấm vào các vật liệu che phủ hoặc chọc lỗ rồi bón phân vào các... 7 tấn/1ha Nên tận dụng tàn dư cây trồng của vụ trước, các loài cây họ đậu và các loài cây dại sẵn có tại địa phương Cỏ Lào và cúc quì (cúc đắng) là những cây cho vật liệu che phủ rất tốt vì chúng chứa một hàm lượng kali và lân rất cao Tuy nhiên, vì chúng phân huỷ rất nhanh nên tác dụng ngăn chặn cỏ dại và chống xói mòn đất giảm Do vậy nên dùng vật liệu che phủ hỗn hợp để duy trì lớp phủ được lâu hơn... triển nông thôn EU SLLC 5 5 NS tăng 30 đến >100% 10 10 NS tăng >60% Dự án phát triển thay thế cây thuốc phiện Kỳ Sơn Nghệ An 3 3 NS lúa tăng 85% 1 1 NS ngô tăng 29% Diện tích áp dụng tại huyện Sông Mã năm 2006 khoảng 1000 ha Tổng 1082 NS tăng trong tất cả các (chưa đầy đủ) trường hợp Chợ đồn, Văn Chấn Sông Mã, Điên Biên Đông, Tủa Chùa Sông Mã, Điên Biên Đông, Tủa Chùa Ky Sơn Nghệ An Kỳ Sơn Nghệ An Kết . BÁO CÁO MỘT SỐ TIẾN BỘ KỸ THUẬT NỔI BẬT NĂM 2007 Viện Khoa học kỹ thuật nông lâm nghiệp miền núi phía Bắc I. GIỚI THIỆU CHUNG Trong những. nhanh và lựa chọn các giống cỏ tốt phục vụ t phát triển đàn gia súc. II. MỘT SỐ TBKT NỔI BẬT NĂM 2007 2.1. GIỐNG CHÈ LDP2. a. Nguồn gốc: Giống chọn tạo từ cặp lai hữu tính giữa giống Đại Bạch. 60kgK 2 O). Kết quả như sau: Bảng 3.1. Ảnh hưởng của thời vụ đến tỷ lệ sống của LD99 năm 2006 – 2007 tại Phú Thọ Ngày trồng Thời gian từ trồng đến bén rễ (ngày) Tỷ lệ cây sống (%) 12/8/06 13 88 12/9/06

Ngày đăng: 19/11/2014, 14:17

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w