1. Trang chủ
  2. » Kỹ Thuật - Công Nghệ

tất cả các dạng spanning tree

3 430 2

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Bài viết này nhằm phân biệt các loại STP . Ta có thể chia ra các loại sau : - CST - PVST - PVST+ - MST ( IEEE 802.1s) - IST - STP ( dạng truyền thống 802.1d ) - RSTP ( IEEE 802.1w) 1 . CST : Common Spanning Tree . Ta đã biết IEEE 802.1q không chỉ định nghĩa làm sao mà các vlan có thể trunking qua các switch , nó còn chỉ ra rằng chỉ có một tiến trình STP duy nhất chạy trên toàn bộ các vlan mà thôi . Và tiến trình duy nhất này người ta gọi tên là CST . Tất cả các CST BPDUs được vận chuyển trên đường trunk bằng native vlan với các untagged frame . Việc chạy duy nhất một tiến trình STP có lợi ở chỗ nó không tiêu tốn nhiều khả năng xử lí của CPU khi phải tính toán lại STP topology , cũng như làm cho công việc cấu hình của chúng ta trở nên đơn giản . Tuy nhiên , nó hạn chế ở chỗ sẽ không cho phép load balancing được thực hiện. 2 . PVST : per VLan Spanning Tree . Đây là một version độc quyền của Cisco , cho phép hoạt động linh hoạt hơn CST . Mỗi vlan sẽ chạy một tiến trình STP riêng biệt và không bị phụ thuộc lẫn nhau . Ưu điểm : làm giảm kích thước của STP topology , chia ra làm các topology nhỏ hơn , dẫn đến thời gian converge của STP giảm xuông . Thêm vào đó , nó còn cung cấp thêm khả năng load balancing . Khuyết điểm : sử dụng nhiều tài nguyên của CPU trong việc quản lí nhiều vlan . PVST sử dụng ISL trunking nên đối với một mạng tồn tại 2 dạng STP là PVST và CST thì sẽ dẫn đến không tương thích về mặt trunking .( CST xài dot1q ) . Do đó BPDUs sẽ không được quảng bá giữa 2 loại STP này . 3 . PVST+ : per Vlan Spanning Tree Plus Cisco tung ra một version khác của STP là PVST+ nhằm giải quyết vấn đề tương thích giữa CST và PVST . PVST+ đảm nhiệm vai trò như là một translator giữa PVST và CST . PVST+ có thể giao tiếp với PVST qua kết nối ISL trunking , ngược lại PVST+ có thể giao tiếp với CST qua kết nối dot1q trunking . Tại biên giới của PVST và PVST+ sẽ diễn ra việc mapping STP one-to-one . Tại biên giới của PVST+ và CST sẽ diễn ra việc mapping giữa một STP của CST và một PVST trong PVST+ ( STP trong CST chỉ có một mà thôi ) . Trong hình trên có một kí hiệu là MST , nhưng MST ở đây không phải là Multiple Spanning tree mà là Mono Spanning tree . Ta có thể hiểu MST trong trường hợp này đồng nghĩa với lại CST . 4 . MST : Multiple Spanning Tree . Trong hầu hết các network , một switch đều có kết nối dự phòng tới switch khác . Ví dụ một access-layer switch sẽ có 2 kết nối uplink đến 2 distribution / core switch khác nhau . Khi STP hoạt động ở dạng CST thì chỉ có một kết nối là forwarding và kết nối kia rơi vào trạng thái blocking . Như vậy chúng ta đã lãng phí mất một kết nối . Chúng ta sẽ sắp xếp làm sao đó để sử dụng đồng thời 2 kết nối trên nhằm mục đích load balancing . PVST+ có vẻ là một lựa chọn hấp dẫn , vì nó cho phép các vlan khác nhau tạo ra những loop-free topology khác nhau và chạy trên các đường uplink khác nhau . Tuy nhiên , nếu số lượng Vlan tăng lên , đồng nghĩa với việc xuất hiện nhiều STP instance hơn sẽ làm cho CPU tiêu tốn nhiều resource hơn . Nghĩ xa hơn , ví dụ chúng ta có 100 Vlan tương ứng chúng ta cũng sẽ có 100 loop-free topology . Nhưng 100 topology này có một điểm chung là đều đi qua một trong 2 kết nối uplink . Trong hình trên , có 2 STP instance , mỗi instance chạy cho một vlan . Topology cho mỗi instance là độc lập và được chỉ ra như hình vẽ . Vlan A có thể chọn đường uplink bên trái để đi , và blocking đường uplink bên phải . Tương tự , Vlan B có thể chọn đường uplink bên phải để đi và blocking đường uplink bên trái . Như vậy cả 2 đường uplink đều được sử dụng , load balancing đã được thực hiện . Không loại trừ trường hợp cả vlan A và Vlan B đều tính toán và chọn ra đi một đuờng uplink duy nhất ( ví dụ đường uplink bên phải ) . Tuy nhiên chúng ta sẽ phải can thiệp vào quá trình tính toán của chúng bằng cách cấu hình sao cho cả 2 đường đều được sử dụng . Cũng với hình này , nếu chúng ta có 100 vlan thì topology của các instance tính toán được cũng chỉ đi qua một trong 2 kết nối uplink mà thôi . Như vậy việc sử dụng tới 100 STP instance trong khi topology thì chỉ đi qua một trong 2 đường uplink sẽ làm tiêu tốn rất nhiều resource của CPU . Ta sẽ hạn chế số instance lại bằng cách cho instance thứ nhất chạy cho 1 range vlan ( ví dụ từ 1-50 ) , instance thứ 2 chạy cho range vlan từ 51- 100 . Chúng ta đã hạn chế được số lượng instance đồng thời vẫn đảm bảo cho load balancing hoạt động . Ví dụ cấu hình load balancing Ta sẽ cấu hình sao cho range vlan 3-6 sẽ lấy đường trunk 2 làm forwarding và trunk 1 là blocking . Trong khi đó , range vlan 8-10 sẽ lấy đường trunk 1 làm forwarding và trunk 2 lại là blocking . Nếu một trong 2 kết nối trunk 1 hoặc trunk 2 bị down , toàn bộ traffice trong cả 2 range vlan đều dồn về một phía và chạy . Có thể cấu hình bằng cách gán priority như hình vẽ . Đoạn trên đã mô tả khái niệm của MST . Như vậy MST được xây dựng dựa trên việc mapping một hay nhiều vlan vào một STP instance . Khi triển khai MST , chúng ta cân chú ý những điều sau đây : - Số lượng Instance cần phải dùng là bao nhiêu - Range vlan cần map cho mỗi instance là gì . Để hiểu được các khái niệm kế tiếp , chúng ta cần phải nắm được MST region là gì ? Để switch có thể tham gia vào một MST instance thì nó phải được cấu hình với các thông số nhất quán với nhau . Các thông số này bao gồm MST region , revision number , và MST Vlan map . Tập hợp các switch có cấu hình MST giống nhau tạo thành MST region . 5.RSTP ( Rapid spanning tree protocol ) : là giao thức được cải tiến từ giao thức STP nhằm rút ngắn thời gian ( tăng tốc ) hội tụ của mạng. Nếu như STP phải trải qua 4 bước : Blocking, Listening, Learning, Forwarding và mất 50 giây cho 4 bước thì RSTP chỉ trải qua 3 bước :Blocking ( Discarding ), Learning, Forwarding và mất ít hơn 10 giây. . phải là Multiple Spanning tree mà là Mono Spanning tree . Ta có thể hiểu MST trong trường hợp này đồng nghĩa với lại CST . 4 . MST : Multiple Spanning Tree . Trong hầu hết các network , một. biệt các loại STP . Ta có thể chia ra các loại sau : - CST - PVST - PVST+ - MST ( IEEE 802.1s) - IST - STP ( dạng truyền thống 802.1d ) - RSTP ( IEEE 802.1w) 1 . CST : Common Spanning Tree. mà các vlan có thể trunking qua các switch , nó còn chỉ ra rằng chỉ có một tiến trình STP duy nhất chạy trên toàn bộ các vlan mà thôi . Và tiến trình duy nhất này người ta gọi tên là CST . Tất

Ngày đăng: 16/11/2014, 19:42

Xem thêm: tất cả các dạng spanning tree

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w