BÀI TẬP MÔN HỌC CƠ SỞ TRUYỀN ĐỘNG ĐIỆN 71. Cho động cơ điện một chiều kích từ độc lập có các tham số định mức như sau Pđm=11Kw nđm=1500v/ph Uđm=220v Rư=0,197 Iđm= 59,2(A) - Động cơ đang làm việc xác lập với Mc= 0,9 Mđm mang tính chất phản kháng tiến hành hãm ngược bằng cách đảo chiều điện áp đặt vào mạch phần ứng động cơ.Vẽ sơ đồ nguyên lý trước và sau khi hãm. - Tính trị số điện trở hãm biết I h = 2,3 I đm - Xác định tốc độ làm việc xác lập mới của động cơ và phân tích quá trình thay đổi tốc độ của động cơ (Bài tập 71 tương đương 3 bài tập) 72. Cho động cơ điện một chiều kích từ độc lập có các tham số định mức như sau Pđm=4,2Kw nđm=500v/ph Uđm=220v Rư=0,275 Iđm= 20(A) Động cơ đang làm việc với Mc= Mđm mang tính chất thế năng ta tiến hành giảm điện áp đặt vào mạch phần ứng động cơ xuống giá trị Uư=160v: - Hãy vẽ đặc tính cơ minh họa quá trình chuyển đổi trạng thái và mô tả diễn biến quá trình đó. -Tính tốc độ làm việc xác lập khi giảm áp. - Tính tốc độ làm việc xác lập của động cơ khi phần ứng được mắc thêm điện trở phụ R f =0.73, các tham số khác là định mức. (Bài tập 72 tương đương 2 bài tập) 73. Cho động cơ điện một chiều kích từ độc lập có các tham số định mức như sau Pđm=95Kw nđm=500v/ph Iđm= 320(A) Uđm=220v Rư=0,029 - Tính R f mắc vào mạch phần ứng động cơ để tốc độ động cơ n=0.5 n đm biết điện áp phần ứng, từ thông và tải là định mức mang tính chất phản kháng - Tính tốc độ động cơ khi từ thông kích từ giảm 20% so với giá trị định mức, điện áp phần ứng 220V, tải định mức (Bài tập 73 tương đương 2 bài tập) 74. Cho động cơ điện một chiều kích từ độc lập có các tham số định mức như sau P đm =4,5Kw n đm =3000v/ph U đm =220v I đm =24,3A R ư =0,376 Động cơ đang làm việc xác lập với phụ tải M c = M đm mang tính chất phản kháng thì tiến hành đảo chiều băng cách đảo chiều cực tính điện áp đặt vào phần ứng động cơ. - Tính điện trở hãm biết dòng hãm ban đầu I hbđ = 2,2I đm - Với mômen cản ở chiều quay ngược bằng 0,8 M đm mang tính chất phản kháng. Động cơ có khởi động được không? (Bài tập 74 tương đương 2 bài tập) 75. Cho động cơ điện một chiều kích từ độc lập có các tham số định mức như sau P đm =55Kw n đm =1500v/ph U đm =220v R ư =0,0412 I đm = 287(A) Động cơ khởi động qua 3 cấp điện trở. Yêu cầu khởi động êm. Hãy tính điện trở phụ của các cấp khởi động. Kết thúc quá trình khởi động động cơ làm việc trên đặc tính cơ tự nhiên. Tính tốc độ làm việc xác lập của động cơ với phụ tải M C =0,85 M đm mang tính chất phản kháng. (Bài tập 75 tương đương 3 bài tập) 76. Xây dựng đặc tính cơ và đặc tính cơ điện của động cơ điện một chiều kích từ nối tiếp. 77. Định nghĩa và liệt kê các trạng thái hãm của ĐC một chiều kích từ nối tiếp. 78. Định nghĩa và các trường hợp xảy ra hãm ngược động cơ điện một chiều kích từ nối tiếp. 79. Trình bày trường hợp hãm ngược với tải thế năng của động cơ điện một chiều kích từ nối tiếp. 80. Trình bày trường hợp hãm ngược với tải phản kháng của động cơ điện một chiều kích từ nối tiếp. 81. Trình bày trường hợp hãm động năng tự kích của động cơ điện một chiều kích từ nối tiếp. 82. Xây dựng đặc tính cơ và đặc tính cơ điện của động cơ không đồng bộ. 83. Nêu các thông số ảnh hưởng đến đặc tính cơ của động cơ không đồng bộ. 84. Trình bày ảnh hưởng của điện áp đặt vào mạch stato đến đặc tính cơ của động cơ không đồng bộ. 85. Trình bày ảnh hưởng của điện trở và điện kháng đưa vào mạch stato đến đặc tính cơ của động cơ không đồng bộ. 86. Trình bày ảnh hưởng của số đôi cưc đến đặc tính cơ của động cơ không đồng bộ. 87. Trình bày ảnh hưởng của tần số đến đặc tính cơ của động cơ không đồng bộ. 88. Giải thích vì sao khi điều chỉnh tần số lại phải điều chỉnh điện áp của động cơ không đồng bộ. 89. Trình bày ảnh hưởng của điện trở đưa vào mạch roto đến đặc tính cơ của động cơ không đồng bộ. 90. Vẽ sơ đồ nguyên lí khởi động động cơ KĐB qua 3 cấp điện trở 91. Vẽ đặc tính khởi động động cơ KĐB qua 3 cấp điện trở 92. Định nghĩa và liệt kê các trạng thái hãm của động cơ không đồng bộ. 93. Nêu các trường hợp xảy ra hãm tái sinh của động cơ không đồng bộ và vẽ dạng đặc tính 94. Định nghĩa và các trường hợp xảy ra hãm ngược của động cơ không đồng bộ. 95. Định nghĩa va các trường hợp hãm động năng của động cơ không đồng bộ. 96. Vẽ sơ đồ nguyên lí và nêu đặc điểm động cơ đồng bộ 97. Vẽ dạng đặc tính và nêu đặc điểm của đặc tính cơ của động cơ đồng bộ 98. Trình bày quá trình khởi động động cơ đồng bộ 99. Nêu các chỉ tiêu chất lượng của hệ thống truyền động điện 100. Trình bày về đại lượng sai số tốc độ của hệ thống truyền động điện. 101. Trình bày về độ trơn của điều chỉnh tốc độ hệ thống truyền động điện. 102. Trình bày về dải điều chỉnh tốc độ hệ thống truyền động điện. 103. Có những phương pháp nào để điều chỉnh tốc độ ĐC điện một chiều KTĐL 104. Vẽ sơ đồ khối và sơ đồ thay thế của nguyên lí điều chỉnh điện áp phần ứng 105. Đưa ra phương trình đặc tính cơ của hệ thống điều chỉnh điện áp phần ứng 106. Vẽ sơ đồ nguyên lý điều chỉnh điện trở mạch phần ứng 107. Vẽ dạng đặc tính khi chỉnh điện trở mạch phần ứng 108. Nêu một số đặc điểm nguyên lý điều chỉnh điện trở mạch phần ứng 109. Vẽ sơ đồ nguyên lý điều chỉnh từ thông 110. Vẽ dạng đặc tính khi chỉnh từ thông 111. Nêu một số đặc điểm nguyên lý điều chỉnh từ thông 112. Vẽ sơ đồ cấu trúc hệ F-Đ 113. Nêu chức năng nhiệm vụ của các phần tử trên sơ đồ nguyên lý 114. Dẫn ra phương trình đặc tính của hệ F-Đ 115. Phân tích chế độ làm việc hệ F- Đ ở góc phần tư số I và III 116. Vẽ dạng đặc tính cơ và sơ đồ thay thế góc phần tư số I và III 117. Phân tích chế độ làm việc hệ F- Đ ở góc phần tư số II và IV 118. Vẽ dạng đặc tính cơ và sơ đồ thay thế góc phần tư số II và IV 119. Phân tích các chế độ làm việc của hệ với phụ tải có tính chất phản kháng ? 120. Phân tích các chế độ làm việc của hệ với phụ tải có tính chất thế năng 121. Nêu ưu điểm , nhược điểm hệ F- Đ 122. Vẽ một hệ thống truyền động điện T –Đ đặc trưng 123. Nêu các chế độ dòng của hệ T Đ và vẽ đồ thị minh họa 124. Vẽ sơ đồ thay thế tương đương tổng quát và sơ đồ thay thế rút gọn của hệ T Đ 125. Giải thích các phần tử trên hai sơ đồ thay thế ở trên 126. Phân tích chế độ dòng liên tục của hệ T-Đ. 127. Trình bày quá trình làm việc hệ T-Đ với tải Mc= const mang tính chất phản kháng 128. Trình bày quá trình làm việc hệ T-Đ với tải Mc= const mang tính chất thế năng 129. Nêu nguyên lý chung để đảo chiều quay của động cơ một chiều KTĐL 130. Trình bày phương pháp đảo chiều dòng điện I bằng bộ biến đổi đơn và các bộ tiếp điểm 131. Trình bày phương pháp đảo chiều bằng cách đảo chiều từ thông của động cơ 132. Vẽ minh họa hai bộ biến đổi mắc song song ngược để đảo chiều dòng phần ứng chạy qua động cơ 133. Nêu nguyên lý hoạt động của hệ T-Đ điều khiển chung 134. Nêu ưu nhược điểm và phạm vi ứng dụng của hệ T-Đ điều khiển chung 135. Nêu nguyên lý hoạt động của hệ T-Đ điều khiển độc lập 136. Nêu ưu nhược điểm và phạm vi ứng dụng của hệ T-Đ điều khiển độc lập 137. Vẽ sơ đồ nguyên lý một mạch xung áp đơn 138. Vẽ giản đồ điện áp và dòng điện của mạch xung áp đơn 139. Vẽ dạng đặc tính cơ của hệ xung áp- động cơ điện một chiều 140. Nêu ưu nhược điểm hệ xung áp-động cơ điện một chiều 141. Vẽ sơ đồ nguyên lý và đặc tính cơ khi điều chỉnh điện áp động cơ KĐB 142. Trình bày phương pháp điều chỉnh điện trở mạch roto của động cơKĐB 143. Vẽ sơ đồ nguyên lý của bộ biến tần nguồn áp để điều chỉnh tốc độ động cơ KĐB 144. Nêu nguyên tắc khống chế của các van của bộ biến tần nguồn áp 145. Trình bày nguyên lý bộ biến tần tạo ra điện áp xoay chiều 3 pha minh họa bằng các đồ thị điện áp và dòng điện 146. Trình bày các phương pháp điều chỉnh điện áp trong nghịch lưu tần số điện áp 147. Nêu nguyên lý của phương pháp điều chế vector không gian 148. Vẽ sơ đồ nguyên lý của hệ thống truyền động máy phát động cơ điện một chiều kích từ độc lập. Nêu chức năng nhiệm vụ của các phần tử trên sơ đồ nguyên lý. Phân tích các chế độ làm việc của hệ với phụ tải có tính chất phản kháng ? Đánh giá ưu nhược điểm và phạm vi ứng dụng của hệ thống. 149. Vẽ sơ đồ nguyên lý của hệ thống truyền động máy phát động cơ điện một chiều kích từ độc lập. Nêu chức năng nhiệm vụ của các phần tử trên sơ đồ nguyên lý. Phân tích các chế độ làm việc của hệ với phụ tải có tính chất thế năng? Đánh giá ưu nhược điểm và phạm vi ứng dụng của hệ thống 150. Nêu định nghĩa trạng thái hãm động cơ điện một chiều kích từ độc lập. Giải thích các quá trình hãm động cơ điện một chiều kích từ độc lập khi đang làm việc ở góc phần tư thứ I với Mc= const mang tính chất thế năng sang góc phần tư thứ II, III, IV. Vẽ sơ đồ thay thế, nêu quá trình năng lượng. 151. Nêu các phuơng pháp điều chỉnh tốc độ động cơ không đồng bộ? Trình bày phuơng pháp điều chỉnh xung điện trở mạch rôto? 152. Hãy dẫn ra phương trình đặc tính cơ tổng quát của động cơ không đồng bộ. Nêu các thông số ảnh hưởng tới đặc tính cơ. Trình bầy cụ thể (chi tiết), vẽ định tính đặc tính cơ nhân tạo khi đưa điện trở phụ vào mạch rôto động cơ không đồng bộ rôto dây quấn. 153. Nêu định nghĩa về trạng thái hãm của động cơ điện một chiều kích từ độc lập? Giải thích và minh hoạ bằng đồ thị quá trình hãm nguợc của động cơ điện một chiều kích từ độc lập cho hai truờng hợp sau: + Trường hợp phụ tải MC = hằng số mang tính phản kháng. 154. Nêu định nghĩa về trạng thái hãm của động cơ điện một chiều kích từ độc lập? Giải thích và minh hoạ bằng đồ thị quá trình hãm nguợc của động cơ điện một chiều kích từ độc lập cho hai truờng hợp sau: + Trường hợp: phụ tải MC = hằng số mang tính thế năng. 155. Nêu các trạng thái hãm của động cơ không đồng bộ. Nêu định nghĩa, giải thích quá trình hãm tái sinh động cơ không đồng bộ. . định mức. (Bài tập 72 tương đương 2 bài tập) 73. Cho động cơ điện một chiều kích từ độc lập có các tham số định mức như sau Pđm=95Kw nđm=500v/ph Iđm= 320 (A) Uđm =22 0v Rư=0, 029 - Tính R f mắc. cơ điện một chiều kích từ độc lập có các tham số định mức như sau Pđm=4,2Kw nđm=500v/ph Uđm =22 0v Rư=0 ,27 5 Iđm= 20 (A) Động cơ đang làm việc với Mc= Mđm mang tính chất thế năng ta tiến hành. kháng ? 120 . Phân tích các chế độ làm việc của hệ với phụ tải có tính chất thế năng 121 . Nêu ưu điểm , nhược điểm hệ F- Đ 122 . Vẽ một hệ thống truyền động điện T –Đ đặc trưng 123 . Nêu các