1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

ĐỀ CƯƠNG QUẢN lý tài CHÍNH CÔNG

8 5,9K 150

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 8
Dung lượng 100 KB

Nội dung

ĐỀ CƯƠNG QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CÔNG 1. Khái niệm, đặc điểm của TCC Khái niệm: - Tài chính công là sự tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ của Nhà nước bằng việc sử dụng quyền lực hợp pháp của Nhà nước (trước tiên là quyền lực chính trị) phân phối của cải xã hội (chủ yếu là sản phẩm mới được tạo ra), để thực hiện các chức năng kinh tế và xã hội của Nhà nước, không vì lợi nhuận. - Tài chính công chính là tài chính của khu vực Chính phủnói chung, không bao gồm tài chính của các doanh nghiệp công. Đặc điểm: a. Đặc điểm về tính chủ thể của tài chính công - Tính chủ thể thể hiện ai là người quyết định việc tạo lập và sử dụng các quĩ tiền tệ của Nhà nước - Các khoản thu mang tính chất không bồi hoàn thuộc quyền sở hữu của Nhà nước. - Các khoản vay nợ tuy không thuộc sở hữu Nhà nước nhưng việc sử dụng chúng do Nhà nước quyết định. Nhà nước là chủ thể quyết định mức vay, thời hạn và mục đích sử dụng tiền vay. - Các quĩ tài chính công ngoài ngân sách được tạo lập từ một phần nguồn lực của Nhà nước và một phần của các thành phần khác trong nền kinh tế, quyền quyết định thành lập và sử dụng là Nhà nước. - Để phục vụ cho việc thực hiện các chức năng Nhà nước có thể thực hiện chi tiêu dưới bằng cách cấp phát hoặc cho vay - Quốc hội cũng là cơ quan cao nhất của Nhà nước quyết định chính sách tiền tệ quốc gia, quyết định dự toán NSNN với tổng số và cơ cấu thu chi, mức bội chi và các nguồn bù đắp, giám sát việc thực hiện NSNN, chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia, phê chuẩn quyết toán NSNN. - Hoạt động thu, chi của tài chính công là do Nhà nước quyết định, dựa trên quyền lực hợp pháp của Nhà nước. - Nhận thức đầy đủ đặc điểm về tính chủ thể của tài chính công có ý nghĩa quan trọng đảm bảo quyền quản lý tập trung thống nhất của Nhà nước đối với tài chính công. b. Đặc điểm về tính công cộng của tài chính công - Mối quan hệ giữa Nhà nước và tài chính công - Mục đích của tài chính công là để thực hiện các chức năng kinh tế, xã hội của Nhà nước (cung cấp các hàng hoá công cộng) - Phạm vi của tài chính rất rộng, gắn với hiệu quả hoạt động kinh tế xã hội ở tầm vĩ mô - Thu của tài chính công từ nhiều nguồn, từ mọi lĩnh vực , mọi chủ thể. - Chi tiêu của tài chính công là để cung cấp cho xã hội những hàng hoá công cộng. Chi tiêu tài chính công theo nghĩa rộng và hẹp. - Nhận thức đầy đủ đặc điểm về tính công cộng của tài chính công có ý nghĩa quan trọng trong việc sử dụng công cụ Nhà nước để giải quyết các vấn đề hiệu quả, công bằng, ổn định trong phát triển kinh tế - xã hội. c. Đặc điểm về sự kết hợp giữa tính không bồi hoàn và bồi hoàn, giữa tính bắt buộc và tự nguyện. - Các khoản thu của tài chính công mang tính chất không bồi hoàn và bắt buộc. - Các khoản chi tiêu của tài chính công mang tính chất cấp phát không hoàn lại. - Các khoản vay nợ của Nhà nước phải tuân theo qui luật thị trường - Đầu tư của nhà nước đóng vai trò hạt nhân, đòn bẩy để thu hút đầu tư từ các thành phần kinh tế khác. 1 2. Khái niệm, Đặc điểm của QLTCC (Nêu đặc điểm và mỗi ý phải cho ví dụ) Nhà nước hoạch định, xây dựng chính sách, chế độ và sử dụng hệ thống các công cụ, phương pháp thích hợp, tác động đến các hoạt động của tài chính công, làm cho chúng vận động phù hợp với yêu cầu khách quan của nền KTXH, nhằm phục vụ tốt nhất cho việc thực hiện các chức năng do Nhà nước đảm nhận - Chủ thể: Nhà nước; Khách thể: hoạt động TCC (thu,chi TCC, lập dự toán, chấp hành dự toán, quyết toán…); phương pháp: kinh tế, tổ chức hành chính, tâm lý giáo dục; Công cụ: pháp luật, kế hoạch a. Đặc điểm về mục tiêu quản lý - Mục tiêu của quản lý TCC chi phí thấp nhất và thu được lợi ích cao nhất - Lợi ích mà Nhà nước quan tâm là lợi ích tổng thể KT – XH của cả quốc gia như : ổn định, công bằng, hiệu quả của toàn bộ nền KT – XH. - Nhà nước phải bỏ tiền ra để thực hiện các chức năng của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường để tối thiểu hoá chi phí của xã hội bao gồm Chi phí của tư nhân và các chi phí để khắc phục ngoại ứng như: khắc phục ô nhiễm, xoá đói giảm nghèo, giữ gìn an ninh trật tự - So sánh với chi phí và lợi ích của khu vực tư nhân ( khu vực tư nhân quan tâm chi phí và lợi ích trực tiếp, khu vực công quan tâm chi phí và lợi ích xã hội) b. Đặc điểm về phạm vi quản lý - Phạm vi quản lýcủa TCC rộng, - Thu của TCC có quan hệ với tất cả các chủ thể trong nền KT – XH. Ví dụ : thu thuế - Chi tiêu của TCC phục vụ lợi ích cho toàn xã hội, Ví dụ: chi xây dựng đường xá - So sánh với phạm vi của TC khu vực tư nhân: khu vực tư có phạm vi hẹp hơn, chỉ giới hạn trong phạm vi nguồn thu nhập sở hữu và một số quan hệ tài chính với chủ thể khác c.Đặc điểm về sử dụng công cụ quản lý - Các công cụ được sử dụng trong quản lý tài chính công: kế hoạch, pháp luật, kế toán, thống Kê + Pháp luật: Quản lý TCC tuân thủ cả các góc độ quản lý nhà nước, góc độ quản lý nghiệp vụ. Quản lý TC tư: chỉ phải tuân thủ pháp luật dưới góc độ quản lý Nhà nước, còn quản lý các nghiệp vụ cụ thể lại theo quy định của người chủ + Kế hoạch: Quản lý TCC tất cả các ngành, các cấp, các đơn vị phải lập và chấp hành dự toán hàng năm, công khai. Quản lý TC tư: nội bộ đơn vị + Hạch toán: Quản lý TCC Giúp dân giám sát việc thu, chi của Chính phủ có đáp ứng tốt lợi ích của nhân dân hay không. Quản lý TC tư: Phục vụ cho kinh doanh của người chủ, giúp người chủ thu được lợi nhuận 3. Yêu cầu của QLTCC a. Trách nhiệm giải trình - Người dân ủy thác nguồn lực cho Nhà nước nên phải đảm bảo trách nhiệm trước dân về quản lý thu, chi : Điều trần và gánh chịu hậu quả. + Điều trần: yêu cầu đối với cán bộ quản lý TCC và các quan chức của các bộ, ngành định kỳ phải trả lời các câu hỏi liên quan đến thu, chi cũng như kết quả đạt đucợ đằng sau những con số thu, chi đó + Gánh chịu hậu quả là khả năng chịu trách nhiệm trước pháp luật về những sai phạm mà các nhà quản lý thu, chi TCC gây ra. Những hậu quả này cần được rõ ràng, quy định trước và thực thi hữu hiệu tránh hình thức - Chịu trách nhiệm : chịu trách nhiệm nội bộ và chịu trách nhiệm ra bên ngoài 2 + Chịu trách nhiệm nội bộ của nhà quản lý TCC bao gồm chịu trách nhiệm của cấp dưới đối với cấp trên, với người kiểm tra giám sát TCC trong nội bộ Nhà nước + Chịu trách nhiệm ra bên ngoài là tính chịu trách nhiệm của các bộ, ngành đối với khách hàng của mình như những người nộp thuế hay đối tượng được hưởng các dịch vụ y tế, giáo dục …. b.Sự minh bạch Minh bạch: công khai, rõ ràng với công chúng (cơ cấu và các chức năng của chính phủ, chính sách, báo cáo kế toán và dự báo về TCC) - Phải minh bạch vì: Thu của TCC hình thành từ thu nhập của các chủ thể ngoài nhà nước và chi của TCC phục vụ lợi ích chung - Phân định rõ trách nhiệm: + Khu vực chính phủ cần được phân biệt với khu vực cong và các khu vực khác của nền kinh tế, và các vai trò chính sách và quản lý trong khu vực công cần phải được làm rõ và công bố công khai + Cần có 1 khuôn khổ hành chính và pháp lý và các quy tắc rõ ràng cho công tác quản lý tài khóa - Có quy trình ngân sách công khai + Quá trình chuẩn bị ngân sách cần tuân thủ theo đúng thời gian và các mục tiêu của chính sách tài khóa, khuôn khổ kinh tế vĩ mô đã xác định rõ ràng, kỹ lưỡng + Cần làm rõ các quy trình thực hiện, theo dõi và báo cáo ngân sách - Thông tin về thu, chi của TCC phải công khai +Cống chúng cần được thông tin đầy đủ về các hoạt động tài khóa mà chính phủ đã đang và sẽ thực hiện cũng như rủi ro tài khóa cơ bản + Các thông tin tài khóa cần được trình bày theo cách có thể tạo thuận lợi cho việc phân tích chính sách cũng như thúc đẩy trách nhiệm giải trình của các bên liên quan + Cần có cam kết về việc cung cấp kịp thời các thông tin tài khóa - Các thông tin của TCC phải toàn vẹn + Các dữ liệu tài khóa phải đáp ứng được các tiêu chuẩn về chất lượng dữ liệu đã được chấp thuận + Các hoạt động tài khóa cần phải được giám sát nội bộ hiệu quả và đảm bảo an toàn + Các thông tin tài khóa cần đucợ giám sát độc lập c. Sự tham gia  Tham gia của cán bộ công chức, người dân, đối tác khác liên quan => Xây dựng chính sách tài chính công tốt  Tham gia của các tổ chức bên ngoài, người sử dụng dịch vụ => Theo dõi hiệu quả hoạt động, khả năng cung cấp và chất lượng của những dịch vụ công  Tham gia => Cung cấp thông tin đáng tin cậy về tính hữu dụng của chính sách, chương trình và kiểm tra tính thực tế đối với hoạt động của chính phủ - Mục đích: Hiệu quả chính sách, kế hoạch, tổ chức thực hiện d. Khả năng dự đoán được  Khả năng dự đoán được chủ yếu là kết quả của luật pháp và các qui chế rõ ràng, có thể dự đoán trước, được áp dụng đồng bộ và có hiệu quả  Khả năng dự đoán được về những nguồn tài chính sẽ tác động tốt đến quá trình xác lập thứ tự ưu tiên chiến lược  Khả năng dự đoán được về tổng chi tiêu của chính phủ và chi tiêu trong từng ngành là rất cần thiết, tín hiệu quan trọng để khu vực công có thể đưa ra những quyết định hợp lý 3 4. Chức năng phân phối của TCC  Khái niệm: Chức năng phân phối của tài chính công là khả năng khách quan mà nhờ vào đó Nhà nước có thể chiếm hữu và chi phối một phần của cải xã hội (trước hết là sản phẩm mới được tạo ra) để tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ, nhằm thực hiện các nhiệm vụ kinh tế-xã hội do Nhà nước đảm nhiệm.  Chủ thể: Nhà nước là chủ thể phân phối của tài chính công  Đối tượng: Đối tượng phân phối của tài chính công là giá trị của cải xã hội, trong đó chủ yếu là giá trị sản phẩm mới được tạo ra.  Kết quả: - Kết quả trực tiếp của việc vận dụng chức năng phân phối của tài chính công là các quỹ tiền tệ của Nhà nước được hình thành và sử dụng. - Kết quả gián tiếp: Nếu thực hiện đúng đắn chức năng phân phối của TCC, khoảng cách thu nhập giữa các tầng lớp dân cư được điều chỉnh => Việc tạo lập và sử dụng đúng đắn các quỹ tiền tệ của Nhà nước và của các chủ thể khác sẽ làm cho các nguồn lực trong xã hội được bố trí, sắp xếp theo một cơ cấu hợp lý nhằm đạt tới các mục tiêu hiệu quả, ổn định và phát triển.  Yêu cầu: - Nhận thức và xử lý mối quan hệ giữa mục tiêu công bằng và mục tiêu hiệu quả kinh tế vĩ mô - Phải tính toán trên cơ sở nguồn tài chính của toàn XH và của chủ thể công - Phù hợp với thực tế tình hình KTXH và kế hoạch phát triển KTXH của đất nước trong từng thời kì - Xử lý hài hòa mối quan hệ giữa khu vực công và khu vực tư nhân 5. Nguyên tắc quản lý chi thường xuyên a. Khái niệm Chi thường xuyên của ngân sách nhà nước là Quá trình phân phối, sử dụng mt phn vốn tin t từ NSNN nhm đáp ứng cho nhu cu chi c" tác đng ng#n h$n và g#n lin với vic thực hin các nhim vụ thư*ng xuyên thuc chức năng của Nhà nước” b. Nguyên tắc quản lý chi thường xuyên  Nguyên t#c t#c quản lý chi thư*ng xuyên theo dự toán - Phân bổ, cấp phát, sử dụng, hạch toán kế toán, quyết toán kinh phí chi thường xuyên NSNN tuân thủ đúng dự toán đã được cơ quan quyền lực nhà nước quyết định và cấp thẩm quyền giao - Những khoản chi đã được ghi vào dự toán chi và đã được cơ quan quyền lực Nhà nước xét duyệt được coi là chỉ tiêu pháp lệnh. - Số chi thường xuyên được ghi trong dự toán thể hiện sự cam kết của các cơ quan chức năng về quản lýTCC với các đơn vị thụ hưởng NSNN - Phải thực hiện quản lýchi thường xuyên theo dự toán vì: • Hoạt động của NSNN (cơ cấu thu, chi NSNN) phụ thuộc vào sự phán quyết của cơquan quyền lực Nhà nước, đồng thời phải chịu sự kiểm tra giám sát của cơ quan quyền lực Nhà nước đó. • Phạm vi chi NSNN đa dạng liên quan đến nhiều đơn vị, nhiều lĩnh vực hoạt động, nên mức chi cho các loại hình đơn vị được xác định riêng. • Phải quản lýtheo dự toán để đảm bảo yêu cầu về cân đối NS - Nguyên tắc này được quán triệt: 4 • Mọi nhu cầu chi thường xuyên phải được xác định trong dự toán từ cấp cơ sở thông qua các bước xét duyệt từ thấp đến cao • Trong tổ chức thực hiện các đơn vị phải tuân thủ dự toán đã được duyệt. Phải hạch toán theo MLNS • Phải lấy dự toán làm căn cứ đối chiếu trong quyết toán .  Nguyên t#c tiết kim và hiu quả - Xem xét, đánh giá gắn mục tiêu của các khoản chi và chi phí cần thiết tối thiểu trong thực tiễn để đạt được mục tiêu các khoản chi - Đây là nguyên tắc quan trọng hàng đầu của quản lý tài chính - Đặc thù hoạt động của NSNN diễn ra trên phạm vi rộng, đa dạng, phức tạp, nhu cầu chi của NSNN luôn tăng nhanh trong khi nguồn thu có hạn, nên phải quán triệt nguyên tắc này. - Để tuân thủ nguyên tắc tiết kiệm và hiệu quả trong quản lý chi thường xuyên NSNN cần thực hiện tốt các nội dung: • Thiết lập cơ chế quản lý chi TX của NSNN phù hợp, phát huy quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm của các đơn vị sử dụng kinh phí chi TX của NSNN • Xây dựng định mức tiêu chuẩn chi tiêu hợp lý • Phải thiết lập các hình thức cấp phát đa dạng, lựa chọn các hình thức cấp phát cho phù hợp với loại hình từng đơn vị. • Lựa chọn thứ tự ưu tiên chi • Xem xét tính hiệu quả của khoản chi trên quan điểm toàn diện.  Nguyên t#c chi trực tiếp qua Kho b$c Nhà nước - Chức năng quan trọng của KBNN là quản lýquĩ NSNN. Vì vậy, KBNN vừa có quyền, vừa có trách nhiệm phải kiểm soát chặt chẽ mọi khoản chi NSNN - Chi trực tiếp qua KBNN là phương thức thanh toán bằng hình thức thanh toán không dùng tiền mặt - Điều kiện để thanh toán, chi trả qua KBNN: có trong dự toán NSNN được duyệt; tuân thủ đúng cơ chế quản lý tài chính được phép áp dụng cho mỗi khoản chi; và đã được thủ trưởng đơn vị sử dụng kinh phí NSNN chuẩn chi. - Tất cả các đơn vị sử dụng kinh phí NSNN phải mở tài khoản tại KBNN - Vai trò của cơ quan tài chính các cấp trong việc xem xét dự toán ngân sách của các cơ quan, đơn vị cùng cấp; kiểm tra phương án phân bổvà giao dự toán của các đơn vị dự toán cấp trên cho các đơn vị dự toán ngân sách cấp dưới - KBNN có trách nhiệm kiểm soát các hồ sơ, chứng từ, điều kiện chi và thực hiện cấp phát, thanh toán kịp thời các khoản chi NSNN theo đúng qui định; tham gia với các cơ quan Tài chính, cơ quan quản lýnhà nước có thẩm quyền trong việc kiểm tra tình hình sử dụng NSNN và xác nhận số thực chi NSNN qua kho bạc của các đơn vị. - Thủ trưởng cơ quan KBNN có quyền từ chối thanh toán, chi trả các khoản chi không đủ các điều kiện chi trả: không có trong dự toán, không đúng cơ chế quản lý tài chính, thủ trưởng đơn vị chưa quyết định chi, không đủ điều kiện chi theo qui định - Lựa chọn phương thức cấp phát, thanh toán đối với từng khoản chi thường xuyên cho phù hợp từng thời kỳ 5 6. Nguyên tắc chi đầu tư phát triển a. Khái niệm Chi đu tư phát triển là Quá trình phân phối và sử dụng mt phn vốn tin t từ quỹ NSNN để đu tư xây dựng cơ sở h$ tng kinh tế - xã hi, phát triển sản xuất và dự trữ vật tư hàng h"a của Nhà nước, nhm thực hin mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hi b. Nguyên tắc quản lý cấp phát vốn đầu tư XDCB của NSNN Nguyên tắc đúng đối tượng:  Cơ sở  Giới hạn khả năng NSNN  Hiệu quả đầu tư  Biểu hiện  Chỉ cấp phát thanh toán cho các dự án thuộc đối tượng sử dụng vốn NSNN theo quy định của Luật NSNN  Dự án đầu tư kết cấu hạ tầng KTXH, quốc phòng, an ninh không có khả năng thu hồi vốn và theo phân cấp quản lý chi NSNN  Dự án đầu tư của các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực cần thiết có sự tham gia của Nhà nước  Dự án quy hoạch tổng thể PTKTXH; sử dụng đất; xây dựng vùng; chung xây dựng đô thị, nông thôn; chi tiết các trung tâm đô thị  Dự án khác theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ  Nguyên tắc thực hiện nghiêm chỉnh trình tự đầu tư xây dựng, có đủ tài liệu TKDT được duyệt Trình tự đầu tư và xây dựng và TKDT - Trình tự đầu tư và xây dựng là trật tự các giai đoạn, các bước công việc trong từng giai đoạn của quá trình đầu tưvà xây dựng các công trình - Có 3 giai đoạn : Chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư, kết thúc xây dựng đưa dự án vào khai thác sử dụng - Thiết kế: Quy mô, kết cấu, khối lượng, chất lượng, giải pháp công nghệ kỹ thuật thi công - Dự toán công trình xây dựng: Chi phí, đơn giá, giá Vì sao phải thực hiện nghiêm chỉnh trình tự đầu tư và xây dựng - Chuẩn bị đầu tư : Đảm bảo đưa ra được quyết định đầu tư đúng đắn. …. - Thực hiện đầu tư : Đảm bảo dự án được thực hiện thuận lợi, tránh hiện tượng đập đi làm lại; ……. - Kết thúc đưa dự án vào khai thác sử dụng : Đảm bảo điều kiện cần và đủ để đưa công trình hoàn thành vào khai thác sử dụng, phát huy hiệu quả vốn đầu tư bỏ ra… - Thiết kế: Xác định khối lượng, chất lượng - Dự toán của công trình: Xác định giá đấu thầu, giá thanh toán, giá quyết toán Biểu hiện - Chủ đầu tưphải tuân thủ đúng trình tự đầu tưvà xây dựng. Chỉ cấp phát vốn cho những công trình, khối lượng xây dựng cơ bản thực hiện đúng trình tự đầu tư và xây dựng - Chủ đầu tưphải tuân thủ đúng trình tựcác công việc lập, thẩm định, trình phê duyệt tài liệu thiết kế, dựtoán của công trình và gửi tài liệu thiết kế, dựtoán của công trình đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt đến cơquan quản lýcấp phát vốn.  Nguyên tắc đúng mục đích, đúng kế hoạch Vì sao 6 Nguyên tắc quản lý NSNN. Nguyên tắc này nhằm đảm bảo tính kế hoạch, cân đối của toàn bộ nền kinh tế quốc dân, của từng ngành, từng lĩnh vực và từng địa phương. Biểu hiện - Chỉ được sử dụng cho mục đích đầu tư xây dựng cơ bản theo kế hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; - Quản lý và cấp phát vốn đầu tư xây dựng cơ bản phải tuân thủ theo đúng kế hoạch vốn đã được duyệt cho từng công trình; - Tổng số vốn cấp phát thanh toán trong năm kế hoạch cho từng dự án đầu tư không được vượt kế hoạch vốn năm của dự án được duyệt; - Không được điều chuyển vốn từ công trình này sang công trình khác nếu không có quyết định của cấp có thẩm quyền; - Các khối lượng xây dựng cơ bản hoàn thành phải có trong kế hoạch xây dựng cơ bản năm mới được cấp phát vốn thanh toán - Các công trình có yêu cầu đẩy nhanh tiến độ đầu tư và xây dựng và cấp có thẩm quyền cân đối được nguồn vốn thì mới được cấp phát thanh toán. Yêu cầu Nguyên tắc này đòi hỏi phải hoàn thiện phương pháp cấp phát vốn thanh toán Nâng cao chất lượng công tác quy hoạch, lập và phê duyệt kế hoạch xây dựng cơ bản Nguyên tắc “Theo mức độ khối lượng thực tế hoàn thành kế hoạch và chỉ trong phạm vi giá dựtoán được duyệt” (8/4) Vì sao? - Sản phẩm xây dựng cơbản có vốn đầu tưlớn, thời gian xây dựng dài, kết cấu kỹ thuật phức tạp. Đảm bảo đúng kế hoạch tiến độ, kiểm tra chặt chẽ được chất lượng, vốn đầu tư được sử dụng đúng mục đích, hiệu quả. - Sản phẩm xây dựng cơ bản có tính đơn chiếc, mỗi công trình có một thiết kế và dự toán riêng. Dự toán công trình xây dựng phản ánh những chi phí cần thiết và là giới hạn mức vốn tối đa được phép đầu tư xây dựng công trình. Hơn nữa, một trong những nguyên tắc quan trọng trong quản lýchi NSNN là quản lý theo dự toán đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Nội dung nguyên tắc - Khối lượng xây dựng cơ bản hoàn thành được cấp vốn thanh toán phải là khối lượng đã thực hiện, đúng thiết kế, thực hiện đúng trình tự xây đầu tư và xây dựng, có trong dự toán, có trong kế hoạch xây dựng cơ bản năm và đã được nghiệm thu bàn giao theo đúng chế độ quy định của Nhà nước. - Mức vốn cấp phát thanh toán cho từng công trình, hạng mục công trình, từng khối lượng xây dựng cơ bản hoàn thành nghiệm thu phải được xác định căn cứ vào dự toán đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt và chỉ được cấp phát thanh toán trong phạm vi giá dự toán đã duyệt. + Trường hợp tổ chức đấu thầu: giá trúng thầu hoặc giá được tính theo đơn giá trúng thầu không được vượt dự toán đã được duyệt. +Trường hợp vượt dựtoán: chủ đầu tư phải lập dự toán bổ sung, giải trình và chỉ được cấp vốn thanh toán khi có quyết định của cấp có thẩm quyền 7. Cân đối NSNN a. Khái niệm Cân đối NSNN 7 - Mối quan hệ thu chi ngân sách, không phải đơn giản chỉ để tổng thu và tổng chi bằng nhau. Đảm bảo cho cơ cấu thu, chi hợp lý; Mối quan hệ về lượng giữa thu chi ngân sách nhà nước và thực trạng nền kinh tế; Mối quan hệ hợp lýgiữa ngân sách Trung ương và ngân sách địa phương; Mối quan hệ hợp lý giữa các ngân sách địa phương với nhau;… - Cân đối ngân sách nhà nước chỉ mang tính tương đối vì NSNN luôn ở trong trạng thái vận động,… b. Nguyên tắc cân đối NSNN - Nguồn thu thuế, phí, lệ phí phải lớn hơn tổng số chi thường xuyên. Số bội chi phải nhỏ hơn số chi đầu tư phát triển, tiến tới cân bằng thu, chi ngân sách. - Nguồn bù đắp bội chi NSNN bằng nguồn vay. Vay không sử dụng cho tiêu dùng, chỉ được sửdụng cho mục đích phát triển; bố trí ngân sách để chủ động trả hết nợ khi đến hạn. - Ngân sách địa phương được cân đối với tổng số chi không vượt quá tổng số thu, khoản 3, điều 8 Luật NSNN : cấp tỉnh được phép huy động vốn trong nước, mức dư nợ không quá 30% vốn đầu tư XDCB trong nước nước hàng năm của NS cấp tỉnh c. Nguyên nhân bội chi NSNN Bội chi NSNN là số chênh lệch giữa chi lớn hơn thu của năm đó Nguyên nhân khách quan: - Tác động của chu kỳ kinh tế là nguyên nhân cơ bản nhất trong các nguyên nhân khách quan gây ra bội chi NSNN. Khủng hoảng làm cho thu nhập của Nhà nước giảm sút nhưng nhu cầu chi lại tăng lân do phải giải quyết những khó khắn mới về kinh tế xã hội. Điều đó làm cho mức bội chi NSNN tăng lên. Ở gia đoạn thịnh vượng, thu của Nhà nước sẽ tăng lên, trong khi đó chi không tăng tương ứng. Điều này làm giảm mức bội chi NSNN - Thiên tai, địch họa, dịch bệnh… Nguyên nhân chủ quan - Chính sách cơ cấu thu chi của Nhà nước: Nhà nước thực hiện chính sách đẩy mạnh đầu tư, kích thích tiêu dùng sẽ làm tăng bội chi NSNN; Nhà nước thực hiện chính sách cắt giảm đầu tư và tiêu dùng thì làm giảm bội chi NSNN - Sai phạm trong chính sách, công tác quản lý kinh tế tài chính làm cho nền kinh tế trì trệ, thất thoát, lãng phí thu chi NSNN dẫn tới làm tăng bội chi NSNN 8 . thống nhất của Nhà nước đối với tài chính công. b. Đặc điểm về tính công cộng của tài chính công - Mối quan hệ giữa Nhà nước và tài chính công - Mục đích của tài chính công là để thực hiện các chức. quan hệ tài chính với chủ thể khác c.Đặc điểm về sử dụng công cụ quản lý - Các công cụ được sử dụng trong quản lý tài chính công: kế hoạch, pháp luật, kế toán, thống Kê + Pháp luật: Quản lý TCC. tiêu của tài chính công là để cung cấp cho xã hội những hàng hoá công cộng. Chi tiêu tài chính công theo nghĩa rộng và hẹp. - Nhận thức đầy đủ đặc điểm về tính công cộng của tài chính công có ý

Ngày đăng: 10/11/2014, 18:05

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w