Nguyễn Thị Hằng và cs Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 69(7): 149 - 153 149 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn CÔNG NGHIỆP VỚI SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ THÁI NGUYÊN TRONG THỜI KỲ HỘI NHẬP KINH TẾ TOÀN CẦU Nguyễn Thị Hằng 1* , Nguyễn Việt Tiến 2 1 Khoa Công nghệ thông tin – Đại học Thái Nguyên, 2 Trường Đại học Sư Phạm Thái Nguyên – Đại họcThái Nguyên TÓM TẮT Trong thực tiễn phát triển kinh tế của mỗi quốc gia, mỗi địa phương, phát triển công nghiệp và dịch vụ sẽ làm giảm tỷ trọng nông, lâm nghiệp và góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ nông thôn, thúc đẩy chế biến nông lâm sản, làm cho kinh tế nông thôn phát triển, hướng tới xây dựng nông nghiệp, nông thôn, nông dân trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. Sự phát triển ngành công nghiệp Thái Nguyên sẽ tạo ra bước đột phá, góp phần làm thay đổi về cơ bản đời sống kinh tế xã hội của tỉnh, đưa Thái Nguyên vững bước đi lên trên con đường hội nhập. Từ khoá: Hội nhập kinh tế, phát triển, công nghiệp, toàn cầu, Thái Nguyên. MỞ ĐẦU Thái Nguyên là một tỉnh thuộc vùng Trung du và miền núi phía Bắc, có lợi thế về tài nguyên để phát triển một nền kinh tế đa dạng, đặc biệt là công nghiệp. Thực tế cho thấy, sự phát triển của ngành công nghiệp đã góp phần chủ yếu vào việc làm thay đổi diện mạo kinh tế và đời sống xã hội tỉnh Thái Nguyên. ĐÁNH GIÁ VỀ TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP THÁI NGUYÊN Thái Nguyên có vị trí địa lý thuận lợi cho phát triển công nghiệp, là cửa ngõ phía Bắ c của thủ đô Hà Nội, là cầu nối các tỉnh đồng bằng sông Hồng với các tỉnh Việt Bắc nói chung và Đông Bắc nói riêng. Vị trí địa lý của Thái Nguyên là một nguồn lực quan trọng cho sự phát triển công nghiệp. Tuy nhiên, Thái Nguyên phải đối mặt với sự cạnh tranh của tam giác tăng trưởng kinh tế Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh. Bên cạnh đó, Thái Nguyên có tiềm năng tự nhiên thuận lợi để phát triển công nghiệp, đặc biệt là khoáng sản. Thái Nguyên nằm trong vùng sinh khoáng Đông Bắc Việt Nam, thuộc vành đai sinh khoáng Thái Bình Dương. Lòng đất có tiềm năng rất lớn về tài nguyên khoáng sản với 4 nhóm khoáng sản: Nhóm khoáng sản nhiên liệu, nhóm khoáng sản kim loại, nhóm khoáng sản phi kim loại, nhóm khoáng sản vật liệu xây dựng. Qua nghiên cứu thăm Tel:0987118078 dò, trên địa bàn tỉnh đã phát hiện thấy nhiều mỏ than, điểm quặng với khoảng 34 loại khoáng sản phân bố tập trung ở Đại Từ, thành phố Thái Nguyên, Trại Cau (Đồng Hỷ), Thần Sa (Võ Nhai). Trong các loại khoáng sản của Thái Nguyên, có ý nghĩa nhất là than và sắt. Thái Nguyên là tỉnh có trữ lượng than đá lớn thứ hai trong cả nước, sau Quảng Ninh. Trữ lượng khoảng 90 triệu tấn, tập trung chủ yếu ở Bá Sơn, Khánh Hoà (73,1 triệu tấn), Núi Hồng (15 triệu tấn), Cao Ngạn (1,9 triệu tấn). Bên cạnh đó còn có các mỏ Tân Ấp, Phú Xuân, Thậm Thình, có thể đáp ứng cho nhu cầu công nghiệp ở địa phương. Thái Nguyên có tới 41 điểm quặng sắt có trữ lượng và tiềm năng lớn, là nguồn nguyên liệu chủ yếu cho tỉnh phát triển ngành công nghiệp luyện kim đen đầu tiên của Việt Nam. Trên địa bàn tỉnh có một số mỏ sắt lớn: mỏ sắt Trại Cau (xã Tân Lợi, huyện Đồng Hỷ) với 5 khu (Chỏm Vung, Thái Lạc, Núi Quặng, Hàn Chim, Kim Cương), trữ lượng khoảng 20 triệu tấn, hàm lượng Fe đạt 58,8 - 61,8%, được đánh giá chất lượng tốt. Mỏ sắt Tiến Bộ (xã Linh Sơn - Đồng Hỷ) gồm các mỏ quy mô nhỏ, hàm lượng Fe đạt 43,29%, trữ lượng 1 - 3 triệu tấn. Ngoài ra, Thái Nguyên còn có các mỏ sắt nhỏ hơn như: Quang Trung, Linh Nham, Lạng Hoa, Đồng Lương, mỏ sắt Núi Me, Toàn Thắng. Mặt khác, Thái Nguyên còn có nguồn nước dồi dào, cung cấp bởi hệ thống sông Cầu, sông Công, có vai trò quan trọng trong Nguyễn Thị Hằng và cs Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 69(7): 149 - 153 150 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn việc duy trì hoạt động của các ngành công nghiệp. Bên cạnh đó, Thái Nguyên có nguồn lực kinh tế - xã hội tương đối thuận lợi cho phát triển công nghiệp. Nguồn lao động của tỉnh dồi dào và không ngừng tăng lên. Đây là động lực quan trọng cho việc phát triển công nghiệp của tỉnh. Nguồn lực cơ sở vật chất và kết cấu hạ tầng của tỉnh khá hoàn thiện, thuận lợi cho việc mở rộng quy mô, nâng cao hiệu quả hoạt động ngành công nghiệp, hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài. Về thị trường, Thái Nguyên không chỉ coi trọng thị trường nội địa mà còn đẩy mạnh mở rộng thị trường ra bên ngoài tỉnh và ngoài nước. Cho đến nay, Thái Nguyên đã mở rộng giao lưu với nhiều tỉnh trong nước và có quan hệ kinh tế với hầu khắp các tỉnh miền Bắc. Nguồn vốn đầu tư vào tỉnh chưa nhiều lắm nhưng ngày càng tăng lên. Việc đầu tư xây dựng, nâng cấp cơ sở hạ tầng, năng lực kinh doanh của các nhà máy xí nghiệp ngày càng phát triển. Bên cạnh đó, Thái Nguyên có nhiều chính sách ưu đãi hấp dẫn, khuyến khích các nhà đầu tư, các dự án đầu tư vào ngành công nghiệp của tỉnh. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP THÁI NGUYÊN Thái Nguyên là một trung tâm kinh tế có lịch sử phát triển tương đối sớm. Năm 1958, khu công nghiệp gang thép Thái Nguyên được khởi công xây dựng với sự giúp đỡ về mặt kỹ thuật và thiết bị của Trung Quốc, có công suất thiết kế ban đầu là 100.000 tấn thép/năm. Đến những năm đầu của thập niên 60, ngành công nghiệp Thái Nguyên đã được hình thành. Thái Nguyên đã xây dựng được một trung tâm công nghiệp luyện kim đầu tiên và lớn nhất cả nước với hàng chục xí nghiệp như các xí nghiệp Gang thép Lưu Xá (mỗi lò cho 150 tấn thép/ngày); nhà máy cán thép Gia Sàng (xây dựng năm 1975, công suất thiết kế 50.000 tấn thép/năm) Hiện nay, Thái Nguyên được đánh giá là một trong ba tỉnh của vùng Đông Bắc có ngành công nghiệp phát triển mạnh nhất, đồng thời Thái Nguyên cũng được coi là trung tâm công nghiệp quan trọng của vùng Đông Bắc và là một trong những trung tâm công nghiệp lớn của cả nước. * Giá trị sản xuất công nghiệp: Giá trị sản xuất công nghiệp trong những năm qua không ngừng tăng lên. Năm 2001 doanh thu của ngành này 3.042 tỉ đồng, năm 2005 đạt 5.254 tỉ đồng và năm 2007 đạt 7.222 tỉ đồng, trung bình tăng 2.4 lần trong vòng 7 năm. * Cơ cấu ngành công nghiệp đa dạng Thái Nguyên có 6 nhóm ngành công nghiệp mũi nhọn là công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản, công nghiệp chế biến nông - lâm sản, thực phẩm, đồ uống, công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, công nghiệp dệt may, da giầy xuất khẩu, công nghiệp luyện kim, công nghiệp cơ khí. Trong đó, một số ngành sản xuất quan trọng không chỉ có ý nghĩa với tỉnh mà còn có ý nghĩa cả nước như: xi măng, thép, chè Trong các ngành công nghiệp của Thái Nguyên, công nghiệp luyện kim có vai trò quan trọng đặc biệt. Năm 2007, sản lượng thép đạt 441.000 tấn. Công ty gang thép Thái Nguyên đã cải tạo xong giai đoạn 1 - nhà máy cán thép 30 vạn tấn của Italy đã đi vào hoạt động trên 30% công suất thiết kế nâng sản lượng thép lên 550 nghìn tấn vào năm 2005, năm 2007 đạt 644 nghìn tấn. Giai đoạn 2006 - 2010, công ty gang thép tiếp tục cải tạo mở rộng giai đoạn 2 để đạt tổng công suất 750 nghìn tấn phôi thép. Do đó, toàn bộ sản lượng thép sẽ đạt 1,1 triệu tấn vào năm 2010. Giai đoạn 2011 - 2015 sẽ là 1,5 triệu tấn. Về tổ chức lãnh thổ công nghiệp: So với cả nước, Thái Nguyên là tỉnh hình thành các khu công nghiệp tương đối sớm. Ngoài các khu công nghiệp có tên tuổi và bề dày hoạt động hiện nay là khu công nghiệp Gang thép, sông Công Tỉnh đã hình thành thêm các khu, cụm công nghiệp tại các huyện, thành thị như khu Nguyễn Thị Hằng và cs Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 69(7): 149 - 153 151 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn công nghiệp Yên Bình, khu công nghiệp sinh thái Tây Phổ Yên, mở rộng khu công nghiệp Điềm Thuỵ ĐÓNG GÓP CỦA NGÀNH CÔNG NGHIỆP ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI THÁI NGUYÊN * Công nghiệp phát triển góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế Như vậy, trong giai đoạn 2004-2006, cơ cấu kinh tế tỉnh Thái Nguyên có sự chuyển dịch tích cực theo hướng giảm tỉ trọng ngành nông – lâm – ngư nghiệp và tăng dần tỉ trọng công nghiệp, dịch vụ. Năm 2004, công nghiệp mới chiếm 38.50%, nhưng đến năm 2008, tỉ trọng ngành công nghiệp đã tăng lên 39,78%. Với tốc độ tăng như vậy, Thái Nguyên phấn đấu đến năm 2010, công nghiệp và xây dựng chiếm 45%, dịch vụ chiếm 38 – 39%, nông nghiệp chiếm 16-17%. Trong cơ cấu kinh tế chung, ngành công nghiệp có tỷ trọng tăng tương đối đều qua các năm. Điều đó cho thấy công nghiệp đang dần vươn lên khẳng định được vị trí và vai trò chủ đạo trong nền kinh tế. Đây là sự chuyển dịch đúng hướng và cần thiết trong bối cảnh hiện nay. Điều đó góp phần không nhỏ để đạt được mục tiêu phấn đấu đến năm 2020, Thái Nguyên cơ bản trở thành một tỉnh công nghiệp. * Đóng góp vào cơ cấu GDP Hnh 3. Tăng trưởng GDP và tăng trưởng GDP công nghiệp của Thái nguyên qua 2004-2006 (đơn vị tính: %) Qua đồ thị có thể thấy, tốc độ tăng trưởng công nghiệp luôn lớn hơn tốc độ tăng trưởng GDP của Thái nguyên. Điều này cho thấy vai trò quan trọng của công nghiệp đối với tăng trưởng chung của kinh tế Thái nguyên. Điều đó có nghĩa, tăng trưởng kinh tế chung của Thái nguyên có sự đóng góp rất nhiều của công nghiệp. Thực tế cho thấy, hàng năm sản xuất công nghiệp đã đóng góp từ 57 - 60% tổng thu ngân sách hàng năm của tỉnh. * Đóng góp vào ngân sách của tỉnh Nguồn tạo ngân sách thu của Thái Nguyên chủ yếu là thu từ thuế và phí (chiếm trên 70%). Nguồn thu này chủ yếu từ hoạt động sản xuất kinh doanh công nghiệp và dịch vụ. Thời kì 2004-2006, tỷ trọng đóng góp của công nghiệp vào nguồn thu ngân sách đạt khoảng 20%. Trong đó, năm 2004 tỷ trọng đóng góp của công nghiệp vào thu ngân sách là 18%, và 20% vào năm 2005, 2006. Bng 1. Đó ng gó p củ a công nghiệ p và o ngân sá ch tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2004-2006 (ĐVT: Tỷ đồng, %) * công nghiệp góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập Công nghiệp có vai trò quyết định đối với sự phân công lao động xã hội. Thời kì 2004- 2006, công nghiệp đã thu hút được 172.622 nghìn người, chỉ chiếm dưới 10% so với lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế quốc dân. Tính trung bình hàng năm, ngành HNH 2: CƠ CẤU KINH TẾ THÁI NGUYÊN GIAI ĐOẠN 2004 - 2006 38.5 38.64 38.72 26.87 26.54 24.64 34.64 34.82 36.64 0 20 40 60 80 100 120 2004 2005 2006 % Năm Dịch vụ Nông, lâm, nghiệp Công nghiệp 0 2 4 6 8 10 12 14 2004 2005 2006 Tốc độ tăng GDP của CN Tốc độ tăng GDP Nguyễn Thị Hằng và cs Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 69(7): 149 - 153 152 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn công nghiệp Thái Nguyên thu hút khoảng hơn 80.000 lao động. Có thể nói trong thời gian qua, công nghiệp đã đóng góp tích cực vào việc thu hút lao động và giải quyết việc làm cho xã hội. Tuy số thu hút lao động vào công nghiệp còn khiêm tốn, song nó có ý nghĩa quan trọng vì chủ yếu lao động đang làm việc trong các doanh nghiệp công nghiệp có trang bị kỹ thuật cao và công nghệ hiện đại. Điều đó sẽ giúp nâng cao tay nghề cho họ. Ngoài ra, nhờ phát triển công nghiệp đã góp phần gián tiếp vào thu hút thêm lao động vào các ngành khác, rõ rệt nhất là ngành dịch vụ. Theo tính toán, lao động công nghiệp tăng thêm 1% sẽ có khả năng lôi kéo lao động dịch vụ tăng thêm 0,2%. MỘT SỐ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY SỰ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP THÁI NGUYÊN Để duy trì và đẩy mạnh sự phát triển hoạt động công nghiệp, không thể tách rời nguồn vốn. Đây là một giải pháp hữu hiệu, quan trọng hàng đầu, quyết định sự phát triển ngành công nghiệp. Vốn chi phối tất cả các khâu trong quá trình phát triển công nghiệp: xây dựng cơ sở hạ tầng, đầu tư sản xuất kinh doanh, mở rộng quy mô phát triển. Dự kiến tổng số vốn đầu tư phát triển công nghiệp trên địa bàn Thái Nguyên giai đoạn 2006 - 2010 là 19.093 tỉ đồng. Nguồn vố này có thể huy động từ hoạt động thu hút đầu tư, huy động từ nhân dân, tạo vốn thông qua tín dụng thương mại, ngân hàng Việc thu hút vốn có liên quan mật thiết đến cơ chế chính sách, vì có tạo được cơ thông thoáng thì mới có khả năng lôi kéo các nhà đầu tư. Để mở rộng quy mô công nghiệp, cần phát triển cơ sở hạ tầng. Mặt khác, cần đẩy mạnh hoạt động của trung tâm thông tin tư vấn và chuyển giao công nghệ Thái Nguyên. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục, nâng cao ý thức cộng đồng bảo vệ môi trường. Nâng cao năng lực quản lý môi trường, xã hội hoá công tác bảo vệ môi trường. Bên cạnh đó, tỉnh cần có chính sách đào tạo và sử dụng hợp lý nguồn lao động thông qua việc thành lập trung tâm dạy nghề ở các huyện. Ngoài ra, cần có chính sách hợp lý để mở rộng thị trường và tích cực quảng bá thương hiệu. Điều đó được thực hiện thông qua việc đẩy mạnh hoạt động của các trung tâm xúc tiến thương mại và du lịch Thái Nguyên. Các doanh nghiệp có sản phẩm đặc trưng, có lợi thế so sánh, có sản lượng hàng hoá lớn, tham dự hội chợ triển lãm trong nước để mở rộng thị trường sẽ được tỉnh có cơ chế hỗ trợ kinh phí thuê gian hàng triển lãm, xây dựng mạng lưới đại lý, các nhà phân phối tiêu thụ sản phẩm rộng khắp trong tỉnh và cả nước. Xây dựng thương hiệu hàng hoá, xã hội hoá hoạt động dịch vụ, du lịch KẾT LUẬN Mặc dù ngành công nghiệp Thái Nguyên đã có sự phát triển và gặt hái được nhiều thành tựu, song sản xuất công nghiệp tăng trưởng chưa thực sự ổn định, vững chắc, chất lượng hiệu quả chưa cao, sức cạnh tranh thấp, nhiều doanh nghiệp công nghệ còn lạc hậu, trình độ tổ chức quản lý còn yếu kém, khả năng hội nhập kém. Mặt khác, cơ sở vật chất kỹ thuật còn thiếu đồng bộ, nhất là các doanh nghiệp địa phương thiếu sự chủ động và năng động, chưa phát huy được tiềm năng của địa phương mình, năng suất lao động chưa cao. Cơ cấu ngành công nghiệp chậm chuyển dịch, tỉ trọng ngành công nghiệp đòi hỏi hàm lượng khoa học kỹ thuật cao còn nhỏ. Tuy nhiên, nếu khắc phục được một số hạn chế về cơ chế chính sách, khả năng tổ chức điều hành và trình độ lao động thì công nghiệp Thái Nguyên sẽ có bước phát triển vững chắc, thực sự trở thành ngành kinh tế chủ đạo đưa Thái Nguyên bứt phá đi lên trong thời kỳ hội nhập. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Bộ Công nghiệp (2005) Quy hoạch tổng thể phát triển các ngành công nghiệp Việt Nam theo các vùng lãnh thổ đến năm 2010, Viện nghiên cứu chiến lược, Hà Nội. [2]. Bộ KH-ĐT (2000), Quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ thời kỳ 1997-2010, Viện chiến lược phát triển, Hà Nội. [3]. Ngô Đình Giao (1994), Chuyển dịch cơ cấu kinh tế, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. [4]. Sở Công thương Thái Nguyên (2008), Quy hoạch phát triển công nghiệp Thái Nguyên giai đoạn 2010 – 2020. Nguyễn Thị Hằng và cs Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 69(7): 149 - 153 153 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn SUMMARY AN INDUSTRY WITH THE THAI NGUYEN ECONOMIC DEVELOPMENT IN GLOBAL ECONOMIC INTEGARATION Nguyen Thi Hang 1 , Nguyen Viet Tien 2 1 Falcuty of Information and Technology – TNU 2 Thai Nguyen University of Education - TNU In fact the economic development of each country, each region, industrial and service development will reduce agricultural and forestry density, thence it helps to move the countryside economic structure toward increasing industrial density, countryside service density and impulses to process agricultural and forestry product, from that it makes the agricultural economic to be developed, so toward building agriculture, countryside, farmer in international economic integration conditions. The Thai Nguyen industrial development will make a broken through step in social economic development and so it has a part in varying the social economic lift basic of Thai Nguyen, from that it takes Thai Nguyen province to go up to an integrated way firmly. Key words: economic integration, development, industry, global, Thai Nguyen. Tel: 0987118078 . công nghiệp Yên Bình, khu công nghiệp sinh thái Tây Phổ Yên, mở rộng khu công nghiệp Điềm Thuỵ ĐÓNG GÓP CỦA NGÀNH CÔNG NGHIỆP ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI THÁI NGUYÊN * Công nghiệp. TRIỂN CÔNG NGHIỆP THÁI NGUYÊN Thái Nguyên là một trung tâm kinh tế có lịch sử phát triển tương đối sớm. Năm 1958, khu công nghiệp gang thép Thái Nguyên được khởi công xây dựng với sự giúp. nhập kinh tế, phát triển, công nghiệp, toàn cầu, Thái Nguyên. MỞ ĐẦU Thái Nguyên là một tỉnh thuộc vùng Trung du và miền núi phía Bắc, có lợi thế về tài nguyên để phát triển một nền kinh