ứng dụng ghép kênh ofdm trong dvb-h

77 453 1
ứng dụng ghép kênh ofdm trong dvb-h

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ứng dụng ghép kênh ofdm trong dvb-h

Lời nói đầu i LỜI NÓI ĐẦU Truyền hình là một kênh truyền thông phổ dụng hiện nay ngoài các hình thức báo viết, radio, các trang tin tức trực tuyến. Nội dung của các chương trình truyền hình thường đa dạng hơn các hình thức khác, và ngày được đa dạng hóa. Các chương trình truyền hình phát theo hình thức phát quảng bá, điểm tới điểm hay đa điểm tùy theo các gói dịch vụ mà khách hàng yêu cầu. Hơn thế nữa nhu cầu cá nhân hóa nội dung cần xem của khán giải khá lớn, họ có nhu cầu xem những chương trình yêu thích và phù hợp với mình. Mặt khác hiện nay cũng như trong tương lai nhu cầu giải trí cũng như thu nhận thông tin của con người trong xã hội ngày càng đòi hỏi cao về tính cập nhật tức thời, mọi lúc mọi nơi, cùng với đó là sự đòi hỏi về chất lượng và sự tiện dụng. Hơn nữa theo các thông kê gần nay thì có trên 2 tỷ người sử dụng điện thoại di động và nó ngày càng trở nên quan trọng hơn trong xã hội hiện đại. Do đó, khi chúng ta mang được các nội dung có giá trị đến với những người dùng sử dụng di động sẽ đạt được hiệu quả cao trong truyền thông. Hiện nay trên thế giới tồn tại nhiều công nghệ truyền hình di động khác nhau, mà trong đó nổi bật lên công nghệ DVB-H. Ở Việt Nam, VTC đã bước đầu triển khai các dịch vụ truyền hình di động dựa công nghệ DVB-H. Một yêu cầu đặt ra ở đây là truyền hình di động phải thực hiện phát nội dung tới các thiết bị đầu cuối cầm tay trong môi trường di động, chịu nhiều ảnh hưởng về chất lượng kênh vô tuyến mà vẫn phải đảm bảo chất lượng nội dung cũng như về băng thông, do các nội dung thường đòi hỏi thời gian thực. Giải pháp giải quyết ở đây được đưa ra là lựa chọn phương pháp điều chế và ghép nội dung thích hợp. Đó chính là sử dụng kĩ thuật điều chế ghép kênh phân chia theo tần số trực giao OFDM. Vì vậy em chọn đề tài “Ứng dụng ghép kênh OFDM trong DVB-H”. Nội dung đề tài gồm : Chương I Các công nghệ truyền hình số di động mặt đất Trong chương mở đầu giới thiệu khái quát về truyền hình số di động mặt đất. Các công nghệ truyền hình đang được nghiên cứu phát triển và triển khai trên thế giới, so sánh những điểm khái quát nhất về những công nghệ này. Chương II Kỹ thuật điều chế OFDM Sang chương II của đề tài mô tả về nguyên lý chung của OFDM. Hiểu được phương thức thực hiện điều chế trong OFDM. Từ đó có được những đánh giá về ưu nhược điểm của kĩ thuật này. Chương III Công nghệ DVB-H trong cung cấp dịch vụ mobile TV Ở chương III này phân tích xâu hơn về công nghệ truyên hình di động mặt đất DVB-H. Đưa ra các khái niệm chung nhất về tiêu chuẩn công nghệ DVB-H, nắm được các thành phần chủ yếu của một hệ thống DVB-H. Thu thập được một vài số Lời nói đầu ii liệu và thông tinh về tình hình thử nghiệm cũng như triển khai thương mại của công nghệ DVB-H trên thế giới. Chương IV Ứng dụng ghép kênh OFDM trong cung cấp dịch vụ truyền hình di động DVB-H Chương IV là chương cuối của đề tài, có những mô tả kĩ hơn về ứng dụng kĩ thuật ghép kênh OFDM vào trong điều chế DVB-H. Đưa ra các mô hình triển khai của hệ thông DVB-H cùng với đó là một số máy phát và thiết bị đầu cuối DVB-H Do nhận thức có hạn chế nên không thể không mắc những thiếu xót, mong nhận được những góp ý và nhận xét để đề tài hoàn thiện hơn. Qua đây em xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong bộ môn vô tuyến, khoa Viễn thông 1 và thầy hướng dẫn trực tiếp thầy TS. Nguyễn Quý Sỹ cùng các bạn trong lớp đã giúp đỡ em hoàn thành đồ án tốt nghiệp đại học. Hà Nội, Ngày 8 tháng 9 năm 2008 Nguy ễn Danh Quang Mục lục iii MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU i MỤC LỤC iii THUẬT NGỮ VÀ VIẾT TẮT v DANH MỤC HÌNH VẼ vii DANH MỤC BẢNG BIỂU viii CHƯƠNG I CÁC CÔNG NGHỆ TRUYỀN HÌNH SỐ DI ĐỘNG MẶT ĐẤT 1 1.1. Giới thiệu Mobile TV (Truyền hình di động) 1 1.2. Truyền hình di động sử dụng cấu trúc mạng 3G 3 1.2.1.MobiTV 3 1.2.2. Mạng 3+ cho truyền hình di động 4 1.2.3. Truyền hình di động sử dụng 3G HSDPA 5 1.2.4. Truyền hình di động sử dụng MBMS 6 1.3. Công nghệ truyền hình di động mặt đất T-DMB 6 1.3.1. Băng tần sử dụng 7 1.3.2. Quá trình chọn lựa nhà cung cấp dịch vụ cho T-DMB 7 1.3.3. Hệ thống Truyền dẫn T – DMB 9 1.4. Công nghệ DVB-H 9 1.5. Công nghệ truyền hình di động MediaFLO 12 1.6. Các công nghệ truyền hình di động khác 13 1.6.1. Tiêu chuẩn ATSC cho phát truyền hình quảng bá mặt đất 13 1.6.2. Công nghệ ISDB–T 14 1.7. So sánh các công nghệ truyền hình di động 15 1.8. Kết luận chương I 18 CHƯƠNG II KỸ THUẬT ĐIỀU CHẾ OFDM 19 2.1. Nguyên lý cơ bản của OFDM 19 2.2. Điều chế và giải điều chế OFDM 21 2.2.1. Chuyển đổi nối tiếp song song 23 2.2.2. Điều chế sóng mang con 24 2.2.3. Chuyển đổi từ miền tần số sang miền thời gian 24 2.2.4. Chèn khoảng bảo vệ 25 2.2.5. Đồng bộ trong OFDM 25 2.2.6. Điều chế cao tần 27 2.3. Ưu nhược điểm của OFDM 28 2.4. Kết luận chương II 29 CHƯƠNG III DỊCH VỤ TRUYỀN HÌNH DI ĐỘNG SỬ DỤNG CÔNG NGHỆ DVB-H 30 3.1. Giới thiệu: Phát quảng bá video số cho thiết bị cầm tay 30 3.2. Tại sao chọn DVB-H? 31 3.3. DVB-H hoạt động thế nào? 31 3.4. Công nghệ của DVB-H 33 3.4.1. Nguyên tắc cơ bản của hệ thống DVB-H 33 3.4.2. Thành phần chức năng của mô hình phát dữ liệu DVB-IP 34 3.4.3. Cắt lát thời gian (Time Slicing) 35 3.4.4.Thời gian chuyển giữa các kênh và các bit báo hiệu tham số máy phát (TPS) 36 3.4.5. MPE-FEC 37 3.5. DVB-H IP Datacasting 38 3.6. Kiến trúc mạng 39 3.7. Truyền dẫn DVB-H 40 Mục lục iv 3.8. Mạng máy phát DVB-H 41 3.9. Đầu cuối và các thiết bị cầm tay 43 3.10. Các tóm lược thực thi DVB-H (hồ sơ) 43 3.11. Giao diện vô tuyến mở 45 3.12. Hướng dẫn dịch vụ điện tử trong DVB-H 46 3.13. Dự án thử nghiệm DVB-H và triển khai thương mại hoá 46 3.13.1. Mỹ 47 3.13.2. Châu Âu 48 3.13.3. Việt Nam 48 3.14. Ví dụ của một hệ thống truyền dẫn DVB-H cho TV di động 49 3.14.1. Các bộ mã hoá cho TV di động 49 3.14.2. Đóng gói IP 50 3.14.3. Điều chế 51 3.14.4. Máy phát DVB-H và các thành phần khác 52 3.15. Kết luận chương III 52 CHƯƠNG IV ỨNG DỤNG GHÉP KÊNH OFDM TRONG CUNG CẤP DỊCH VỤ TRUYỀN HÌNH DI ĐỘNG DVB-H 53 4.1. Phổ tần và băng thông dành cho DVB-H 53 4.2. Điều chế OFDM trong DVB-H 54 4.3. Số lượng, vị trí và nhiệm vụ của các sóng mang 56 4.4. Dung lương ghép DVB-H và C/N yêu cầu 57 4.5. Mô hình ghép kênh DVB-H với hệ thống DVB-T 59 4.6. Một số máy phát và thiết bị đầu cuối DVB-H 61 4.6.1. Một số máy phát DVB-H 61 4.6.2. Thiết bị đầu cuối DVB-H 64 4.7. Kết luận chương IV 67 KẾT LUẬN 68 TÀI LIỆU THAM KHẢO 69 Thuật ngữ và chữ viết tắt v THUẬT NGỮ VÀ VIẾT TẮT Viết tắt Tiếng Anh Tiếng Việt ASI Asynchronous Serial Interface Tín hiệu nối tiếp bất đồng bộ AVC Advanced Video Coding Mã hóa Video cao cấp ATSC Advanced Television Systems Committee Ủy ban các hệ thống truyền hình cao cấp DAB Digital Audio Broadcasting Phát thanh quảng bá kĩ thuật số DMB Digital Multimedia Broadcasting Phát quảng bá đa phương tiện số S-DMB Stallite-DMB Chế độ phát DMB vệ tinh DVB Digital Video Broadcasting Phát quảng bá video số DVB-H DVB-Handheld DVB cho thiết bị cầm tay DVB-T DVB-Terrestrial DVB phát mặt đất DVB- CBMS DVB-Convergence of Broadcast and Mobile Services Hội tụ dịch vụ quảng bá và di động DVB DTTB Digital terrestrial broadcasting Phát quảng bá mặt đất số của Nhật Bản DTH Direct to home Tới tận nhà DRM Digital rights management Quản lý bản quyền kĩ thuật số FDM Frequency Division Multiplexing Ghép kênh phân chia theo tần số OFDM Orthogonal FDM Ghép kênh phân chia theo tần số trực giao COFDM Coded OFDM Ghép kênh phân chia theo tần số trực giao có mã hóa sửa lỗi FLUTE FLUTE Ứng dụng truyền file được dùng trong các mạng đơn hướng FEC Forward Error Correction Sửa lỗi chuyển tiếp ESG Electronic service guide Hướng dẫn dịch vụ điện tử ETSI European Telecommunication Standards Institute Viện tiêu chuẩn Châu Âu GPS Gobal Positioning System Hệ thống định vị toàn cầu H.264 Tiêu chuẩn nén video của ITU HSDPA High-speed downlink packet access Truy cập gói đường xuống tốc độ cao IMT2000 The ITU’s framework for 3G Cơ cấu của ITU cho các dịch vụ Thuật ngữ và chữ viết tắt vi services 3G IPDC IP Datacasting Quảng bá IP ISDB-T Integrated Services Digital Broadcasting Terrestrial Tích hợp dịch vụ số phát quảng bá mặt đất IPsec IP security Bảo mật IP IPE IP Encapsulator Đóng gói IP ITU International Telecommunication Union Hiệp hội Viễn thông quốc tế ICI Inter Carrier Interference Nhiễu giữa các sóng mang ISI Inter Symbol Interference Nhiễu giữa các kí hiệu điều chế LTE Long-term evolution Giải pháp dài hạn MBMS Multi broadcast Multi Service Phát quảng bá đa hướng đa dịch vụ MediaFLO Công nghệ quảng bá đa phương tiện của Qualcomm MPEG Motion Pictures Expert Group Nhón chuyên gia về hình ảnh động MPE Multi-Protocol Encapsulation Đóng gói đa giao thức NOC National Ops Center Trung tâm điều hành quốc gia OMA Open Mobile Alliance Liên đoàn di động mở OMA BCAST OMA standard for broadcasting Tiêu chuẩn OMA cho phát quảng bá Podcasting The broadcasting of multimedia programs available on the Internet in multimedia format. Các chương trình quảng bá định dạng đa phương tiện trên Internet QAM Quadrature amplitude modulation Điều chế biên độ pha vuông góc QCIF Quarter common interface format Định dạng giao diện màn hình ¼ (176x120 NTSC và 176x144 PAL). QPSK Quadrature phase shift keying Điều chế khóa dịch pha vuông góc RS Reed-Solomon code Mã Reed-Solomon TPS Transmission Parameter Signalling Báo hiệu tham số truyền dẫn Danh mục hình vẽ vii DANH MỤC HÌNH VẼ Hình 1-1: Ví dụ về truyền hình di động 3G MobiTV 3 Hình 1-2: Ví dụ phân kênh T – DMB 7 Hình 1-3: Truyền dẫn T – DMB dựa trên hệ thống DAB Eureka 147 9 Hình 1-4: Hệ thống DVB – H 11 Hình 1-5: Ví dụ hệ thống Media FLO ở Mỹ 13 Hình 1-6: Dịch vụ ISDB – T ở Nhật Bản 15 Hình 2-2: Sự chồng lần phổ của sóng mang con 20 Hình 2-3: Hệ thống thu phát OFDM trong ứng dụng vô tuyến 22 Hình 2-4: Sơ đồ điều chế và giải điều chế OFDM 23 Hình 2-5: Tạo tín hiệu OFDM giai đoạn IFFT 24 Hình 2-6: Các bước đồng bộ trong OFDM 25 Hình 2-7: Đồng bộ khung 26 Hình 2-8: Ước lượng dịch thời gian 26 Hình 2-9: Ước lượng dịch tần số 27 Hình 2-10: Điều chế cao tần tín hiệu OFDM băng cơ sở sử dụng kỹ thuật tương tự 28 Hình 2-11: Điều chế tần số vô tuyến tín hiệu OFDM băng cơ sở sử dụng kỹ thuật số (DDS - Tổng hợp số trực tiếp) 28 Hình 3-1: Một hệ thống truyền dẫn truyền hình di động DVB-H 32 Hình 3-2: DVB-H IP Datacasting 32 Hình 3-3:Cắt lát thời gian trong DVB-H 36 Hình 3-4: Cấu trúc khung MPE-FEC 38 Hình 3-5: Chùm giao thức DVB-H 39 Hình 3-6: DVB-H trong ghép kênh dùng chung 40 Hình 3-7:Các mạng đơn tần số DVB-H 42 Hình 3-8:Khoảng cách tương đối SFN. Tất cả khoảng cách trên cơ sở điều chế 16QAM với khoảng bảo vệ ¼ cho COFDM 42 Hình 3- 9: Truyền dẫn nội dung tương tác DVB-H qua Data Carousel 45 Hình 3-10:Giải pháp DVB-H mở 46 Hình 3- 11: DVB-H ở Mỹ-Mạng Modeo 48 Hình 3- 12: Một ví dụ triển khai hệ thống truyền dẫn truyền hình di động DVB - H 51 Hình 4-1: Phổ tần UHF sử dụng cho DVB-T và DVB-H 53 Hình 4-2: Các đường cong ngoại suy 58 Hình 4-3: Hệ thống ghép kênh chung với DVB-T 59 Hình 4-4: Hệ thống ghép kênh phân cấp 60 Hình 4-5: Mô hình mạng cung cấp DVB-H riêng biệt 61 Hình 4-6: Máy phát Channelot 100 61 Hình 4-7: Máy phát MTD4000 series 63 Hình 4-8: Điện thoại hỗ trợ truyền hình DVB-H Nokia N92 64 Hình 4-9: Điện thoại di động Nokia N77 65 Hình 4-10: Điện thoại di động hỗ trợ DVB-H Nokia N96 65 Hình 4-11: Điện thoại di động hỗ trợ DVB-H Samsung SGH-P900 66 Danh mục bảng biểu viii DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1-1: Các chương trình phát trên T-DMB tại Hàn Quốc 8 Bảng 1-2: So sánh tham số các công nghệ truyền hình số phát quảng bá mặt đất 16 Bảng 1-3: So sánh 3 công nghệ truyền hình di động 17 Bảng 3- 1: Thử nghiệm thương mại DVB-H 49 Bảng 4-1: Các thông số trong miền tần số của kênh tín hiệu OFDM DVB-H 8MHz 54 Bảng 4-2: Các phương pháp điều chế cơ sở và khoảng bảo vệ tương ứng 54 Bảng 4-3: Khoảng bảo vệ của chế độ 8K cho từng băng thông 56 Bảng 4-4: Tỉ số C/N cho chế độ 8K nhận Video 57 Bảng 4-5: Tỉ số C/N cho chế độ 8K nhận âm thanh 58 Đồ án tốt nghiệp đại học Chương 1: Các công nghệ truyền hình di động Nguyễn Danh Quang, HCD06VT1 1 CHƯƠNG I CÁC CÔNG NGHỆ TRUYỀN HÌNH SỐ DI ĐỘNG MẶT ĐẤT 1.1. Giới thiệu Mobile TV (Truyền hình di động) Thuật ngữ “Mobile TV” hay truyền hình di động đã xuất hiện đầu năm 2003 ở Hàn Quốc và Châu Âu là những nơi phát triển mạnh mẽ các dịch vụ gia tăng cho điện thoại di đông, cũng là những vùng phát triển mạnh mẽ nhất các công nghệ di đông. Nó bao hàm ý nghĩa truyền các nội dung của các chương trình truyền hình, các đoạn video, hình ảnh, âm thanh nó là các nội dung đa phương tiện đến máy thu phát cầm tay di động ví dụ như PDA, điện thoại di động, các thiết bị multimedia cầm tay hay các đầu thu thích hợp cho máy tính xách tay hay lắp trong ôtô. Thực tế đó là các thiết bị di động khi hỗ trợ công nghệ Mobile TV sẽ thu được các kênh truyền hình mà không cần TV hay đầu thu có kích thước lớn như trước, các thiết bị di động có ưu điểm là người dùng có thể cập nhật các bản tin, các thông tin khác một cách nhanh chóng, mọi lúc mọi nơi, ngay cả khi họ đi ngoài đường. Ngoài ra Mobile TV cũng cung cấp các nôi dung số đa phương tiện khác như hình ảnh, âm thanh, dữ liệu theo những yêu cầu cụ thể. Nó khác với truyền dữ liệu qua mạng di động ở đó các dữ liệu sẽ được truyền tới người dùng khi có yêu cầu và với một lượng hạn chế, phục vụ chủ yếu cho từng người dùng nó không mang tính chất quảng bá như truyền hình di động. Do vậy sẽ tốn tài nguyên vô tuyến cho truyền dẫn nội dung tới nhiều người dùng cùng lúc. Các chương trình có thể được phát theo phương thức quảng bá đến mọi người xem trong vùng phủ sóng hoặc là phát riêng (unicast) tới khách hàng có nhu cầu. Chúng cũng có thể là truyền multicast đến một nhóm người sử dụng. Sự phát quảng bá có thể là qua môi trường mặt đất như truyền hình số và tương tự được phát đến các gia đình của chúng ta, hoặc chúng có thể được phát trực tiếp qua các vệ tinh đến các máy di động. Sự phát đó cũng có thể được phát qua Internet/Web (*) Các tài nguyên để phát truyền hình di động Điện thoại di động là một thiết bị đa năng. Nó được kết nối tới các mạng di động tế bào đồng thời nhận FM quảng bá qua bộ dò sóng FM hoặc kết nối đến mạng LAN vô tuyến qua Wi-Fi. Phát truyền hình di động có thể tương tự với đa chế độ qua mạng 3G, các chế độ mở rộng quảng bá của 3G như MBMS hoặc MCBS, hoặc các mạng quảng bá mặt đất và vệ tinh. Trong tất cả các chế độ này, một tài nguyên chung cần thiết phải lưu ý tới là phổ tần số. Sự phát triển nhanh chóng của truyền hình di động, động lực và quy mô của nó đã không được các nhà công nghiệp lường trước được, mặc dù không phải tất cả đều đồng ý với tuyên bố này. Vì vậy mà công nghệ truyền Đồ án tốt nghiệp đại học Chương 1: Các công nghệ truyền hình di động Nguyễn Danh Quang, HCD06VT1 2 hình di động đã loại bỏ được sự xáo trộn để tìm ra cách thấy được phổ tần của nó và phát truyền hình di động. Ở Anh và Mỹ phổ tần quảng bá truyền hình truyền thống UHF và VHF cũng được sử dụng cho cả truyền số, do đó cần có nội dung đồng thời trong cả hai chế độ. Ở Anh, BT Movio phải dùng đến phổ phát thanh quảng bá số để phát truyền hình di động sử dụng tiêu chuẩn được gọi là DAB-IP. Ở Hàn Quốc phổ tần DAB cho các dịch vụ vệ tinh được sử dụng để phát các dịch vụ dưới dạng vệ tinh quảng bá đa phương tiện số S-DMB. DVB-H là một tiêu chuẩn được thiết kế rộng rãi để sử dụng cho các mạng DVB-T hiện tại cũng cung cấp các dịch vụ DVB-H và sử dụng cùng phổ tần. Nó thực sự cần thiết cho các quốc gia có phổ tần UHF đang được đánh dấu (dự phòng) cho các dịch vụ như vậy. Ở Mỹ, nơi các hệ thống ATSC không cho phép tận dụng cho truyền dẫn di động, phổ tần UHF còn lại dành cho truyền dẫn số và phổ tần được đấu giá. Modeo, nhà khai thác DVB-H đã mạo hiểm lắp đặt mạng mới toàn bộ dựa vào công nghệ DVB-H sử dụng dải băng L tại 1670 Mhz. 2Wire nhà khai thác khác có phổ trong dải tần 700MHz là bắt đầu khởi động các dịch vụ DVB-H sử dụng khe phổ tần này. Mỹ (cùng với Hàn Quốc và Ấn Độ) cũng là người nắm giữ các công nghệ CDMA mà Qualcomm phát minh ra. Qualcomm đã công bố một công nghệ quảng bá cho truyền hình di động được gọi là Media FLO, công nghệ này khả dụng cho tất cả các nhà khai thác để cung cấp truyền hình di động theo hình thức quảng bá. Nhiều quốc gia khác đang thiết lập sử dụng công nghệ tương tự. Ở Hàn Quốc chính phủ cũng đã cho phép sử dụng phổ VHF cho các dịch vụ truyền hình di động và T- DMB đã được khởi động cho cung cấp các dịch vụ truyền hình di động. Ở Nhật, sử dụng quảng bá ISDB-T để cung cấp dịch vụ truyền hình di động. Sự cạch tranh của nhiều công nghệ trong cung cấp truyền hình di động đã dẫn tới có rất nhiều tiêu chuẩn trong ngành công nghiệp này. Hiện nay nhiều nỗ lực tìm kiếm phổ tần và tài nguyên cho truyền hình di động trên phạm vi toàn cầu và khu vực hướng tới hội tụ các tiêu chuẩn này trong tương lai. Hiện nay trên thế giới có các tiêu chuẩn về truyền hình số di động tiêu biểu: DVB-H (phát triển từ DVB-T) (Châu Âu); T-DMB (phát triển từ DAB) (Hàn Quốc) và MediaFLO (phát triển bởi QUALCOMM), ISDB-T (Nhật Bản)… Do có sự tồn tại của nhiều tiêu chuẩn cho truyền hình số di động, mỗi tiêu chuẩn đều có những ưu và nhược điểm riêng, nên nhiều nước vẫn còn đang trong quá trình nghiên cứu, thử nghiệm trước khi đưa ra quyết định lựa chọn tiêu chuẩn nào. [...]... Đồng bộ trong OFDM Một vấn đề nảy sinh ở đây là trong quá trình truyền song song N kênh con xuất hiện hiện tượng dịch tần số gây ra mất tính trực giao của tín hiệu OFDM, do đó cần có sự đồng bộ trong chùm tín hiệu OFDM giảm thiểu sự dịch tần gây mất tính trực giao gây ra nhiễu giữa các kênh con ICI làm giảm chất lượng điều chế OFDM (*) Đồng bộ trong hệ thống OFDM Hình 2-6: Các bước đồng bộ trong OFDM. .. có khoảng bảo vệ khi đó hiệu quả sử dụng phổ tần kém đi OFDM sử dụng những nguyên lý của FDM cho phép nhiều tin tức sẽ được gửi qua một kênh Radio đơn Tuy nhiên nó cho phép sử dụng hiểu quả phổ tần số Khác với FDM, trong OFDM, những tín hiệu thông tin từ nhiều trạm được kết hợp trong một dòng dữ liệu ghép kênh đơn Sau đó dữ liệu này được truyền khi sử dụng khối OFDM được tạo ra từ gói dày đặc nhiều... trực giao trong miền tần số của tín hiệu OFDM Trong miền tần số mỗi sóng mang thứ cấp OFDM có đáp ứng tần số sinc (sin(x)/x) Đó là kết quả của thời gian kí hiệu tương ứng với nghịch đảo của khoảng cách sóng mang Mỗi kí hiệu OFDM được truyền trong một thời gian cố định (TFFT) Thời gian sumbol này tương ứng với nghịch đảo của khoảng cách tải phụ 1/TFFT Hz Dạng sóng trong hình chữ nhật này trong miền... Số kênh Phương sóng truyền rộng tần chương pháp mang chuẩn Số tải kênh trình/ 1kênh làm giảm (MHz) tần số công suất con máy thu Nhờ độ 2k, T-DMB DQPSK 1k, COFDM 0,5k; 0,25k MPEG-2 TS 1.736 III, 1.5 GHz 3kênh/ 1,5MHz (mỗi kênh 230kb/s) rộng băng thông đã được tối ưu hoá QPSK DVB-H 8k, IP/MPE- hay 4k, FEC/ 16-QAM 2k MPEG-2 COFDM hay FLO 16-QAM 9 kênh/ 6MHz 5, 6, 7, IV 12 kênh/ 8MHz Cắt lát 8 and (mỗi kênh. .. bị xách tay, cầm tay Chỉ có hạn chế trong trường hợp nhu cầu dung lượng tăng phải chia sẻ bộ hợp kênh giữa dịch vụ DVB-T và dịch vụ DVB-H Khi DVB-H đưa vào trong mạng DVB-T đang tồn tại, tốc độ bít cho các dịch vụ IP có thể được dành riêng nhờ bộ hợp kênh hoặc sử dụng điều chế phân cấp Nếu không có đủ băng thông cho DVB-H, yêu cầu phải thiết lập mạng DVB-H riêng Trong trường hợp chia sẻ băng thông... thu được Kỹ thuật điều chế OFDM kết hợp với các phương pháp mã hóa và xáo trộn (interleaving) thích hợp cho phép truyền dữ liệu tốc độ cao qua kênh vô tuyến với độ tin cậy cao Nguyễn Danh Quang, HCD06VT1 21 Đồ án tốt nghiệp đại học Chương 2: Kĩ thuật điều chế OFDM Hình 2-3: Hệ thống thu phát OFDM trong ứng dụng vô tuyến Đặc thù của tín hiệu OFDM là nó hoàn toàn được tạo ra trong miền số, do rất khó... mạng + FLO sử dụng kỹ thuật điều chế OFDM, số sóng mang con 4K, thông tin được điều chế trên mỗi sóng mang con là QPSK, 16QAM Các tín hiệu được tổ chức thành các siêu khung, mỗi siêu khung gồm 4 khung, mỗi siêu khung gồm 200kí hiệus/1MHz + Về kênh tần số, FLO sử dụng các kênh tần số có độ rộng kênh 5,6,7,8MHz Với kênh 6MHz, FLO có thể cung cấp tốc độ lên đến 11,2Mb/s tương ứng với vài chục kênh chương... xác trong việc phối ghép 2 kênh I&Q, mặt khác kỹ thuật điều chế số cho giá trị pha chính xác hơn Nguyễn Danh Quang, HCD06VT1 27 Đồ án tốt nghiệp đại học Chương 2: Kĩ thuật điều chế OFDM Hình 2-10: Điều chế cao tần tín hiệu OFDM băng cơ sở sử dụng kỹ thuật tương tự Hình 2-11: Điều chế tần số vô tuyến tín hiệu OFDM băng cơ sở sử dụng kỹ thuật số (DDS Tổng hợp số trực tiếp) 2.3 Ưu nhược điểm của OFDM. .. thống OFDM 2.1 Nguyên lý cơ bản của OFDM Ghép kênh theo tần số trực giao Orthogonal Frequency Division Multiplexing (OFDM) rất giống với ghép kênh theo tần số Frequency Division Multiplexing (FDM) thông thường Nếu truyền tính hiệu không phải bằng một sóng mang mà bằng nhiều sóng mang, mỗi sóng mang tải một phần dữ liệu có ích và được trải đều trên cả băng thông thì khi chịu ảnh hưởng xấu của đáp kênh. .. được sử dụng, những sóng mang con không truyền tin sẽ có biên độ bằng 0 Đây là bước xây dựng tín hiệu OFDM trong miền tần số Để truyền được thì tín hiệu OFDM phải được chuyển về miền thời gian bằng IFFT Trong miền tần số, mỗi điểm rời rạc mà tại đó ta thực hiện IFFT tương ứng với một sóng mang con Các sóng mang con có biên độ bằng không sẽ được sử dụng như dải bảo vệ Hình 2-5: Tạo tín hiệu OFDM giai . điều chế và ghép nội dung thích hợp. Đó chính là sử dụng kĩ thuật điều chế ghép kênh phân chia theo tần số trực giao OFDM. Vì vậy em chọn đề tài Ứng dụng ghép kênh OFDM trong DVB-H . Nội dung. chương III 52 CHƯƠNG IV ỨNG DỤNG GHÉP KÊNH OFDM TRONG CUNG CẤP DỊCH VỤ TRUYỀN HÌNH DI ĐỘNG DVB-H 53 4.1. Phổ tần và băng thông dành cho DVB-H 53 4.2. Điều chế OFDM trong DVB-H 54 4.3. Số lượng,. ghép kênh OFDM trong cung cấp dịch vụ truyền hình di động DVB-H Chương IV là chương cuối của đề tài, có những mô tả kĩ hơn về ứng dụng kĩ thuật ghép kênh OFDM vào trong điều chế DVB-H. Đưa

Ngày đăng: 02/11/2014, 23:22

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan