PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TÂN HƯNG TRƯỜNG TH-THCS VĨNH CHÂU B ĐỀ CƯƠNG ÔN THI HKI - MÔN ÂM NHẠC - 6 PHẦN MỘT: NHẠC LÝ 1) Em hãy nêu bốn thuộc tính của âm thanh trong âm nhạc? Trả lời: Bốn thuộc tính của âm thanh trong âm nhạc là: - Cao độ: là độ cao thấp, trầm bỗng của âm thanh - Trường độ: là độ dài ngắn của âm thanh - Cường độ: là độ to nhỏ, mạnh nhẹ của âm thanh - Âm sắc: là sắc thái khác nhau của âm thanh 2) Nêu 7 tên nốt dùng để ghi cao độ của âm thanh? Trả lời: 7 tên nốt dùng để ghi cao độ của âm thanh là: ĐÔ, RÊ, MI, PHA, SON, LA, SI 3) Em hãy mô tả chi tiết về khuông nhạc? Trả lời: Khuông nhạc gồm có 5 dòng kẻ song song cách đều nhau và 4 khe. Thứ tự các dòng và khe được tính từ dưới lên trên. Ngoài các dòng và khe chính còn có các dòng và khe phụ bên trên và bên dưới khuông nhạc. 4) Hãy điền tên các nốt nhạc dưới đây: ………………………………………………………………………………………… 5) Hãy kể tên 5 loại hình nốt thường gặp mà em đã học? Trả lời: - Hình nốt tròn - Hình nốt trắng - Hình nốt đen - Hình nốt móc đơn - Hình nốt móc kép 6) Điền số thích hợp vào các chỗ trống dưới đây: - Nốt TRÒN = ……… nốt TRẮNG - Nốt ĐEN = ……… nốt MÓC ĐƠN - Nốt TRẮNG = ………. nốt MÓC ĐƠN - Nốt TRÒN = ………. nốt ĐEN 1 Đề cương ôn tập môn âm nhạc_6 1 7) Dấu lặng là gì? Cho ví dụ? Trả lời: Dấu lặng là ký hiệu dùng để chỉ thời gian tạm ngừng nghỉ của âm thanh. Mỗi hình nốt đều có một dấu lặng tương ứng, cùng tên. VD: Nốt trắng tương đương với dấu lặng trắng; nốt móc đơn tương đương với dấu lặng đơn. 8) Nhịp và phách là gì? Trả lời: Một bản nhạc được chia thành những “nhịp” và “phách” để giúp chúng ta phân biệt âm mạnh, âm nhẹ; phần mạnh phần nhẹ của âm thanh. - Nhịp là những phần nhỏ có giá trị bằng nhau về thời gian được lặp đi lặp lại đều đặn. Mỗi nhịp được phân cách bằng những vạch thẳng đứng. - Mỗi nhịp lại được chia thành những phần nhỏ hơn bằng nhau về mặt thời gian gọi là Phách 9) Số chỉ nhịp là gì? Trả lời: Số chỉ nhịp là 2 chữ số đặt ở đầu mỗi bản nhạc để chỉ loại nhịp, số phách trong mỗi nhịp và độ dài của mỗi phách. Số đặt ở trên chỉ số lượng phách trong mỗi nhịp, số đặt dưới chỉ độ dài của mỗi phách. Độ dài của mỗi phách bằng độ dài của nốt tròn chia cho số đặt dưới. 10) Nhịp 2/4 là gì? Trả lời: Nhịp 2/4 là nhịp có 2 phách trong mỗi nhịp, độ dài mỗi phách bằng một nốt đen. Phách thứ nhất là phách mạnh, phách thứ 2 là phách nhẹ. PHẦN HAI: ÂM NHẠC THƯỜNG THỨC 1) Ai là tác giả bài Quốc ca Việt nam? Trả lời: Tác giả bài Quốc ca Việt nam là nhạc sĩ Văn Cao 2) Kể tên một vài tác phẩm kháccủa nhạc sĩ Văn Cao? Trả lời: Các tác phẩm kháccủa nhạc sĩ Văn Cao là, Suối mơ, Thiên thai, : Làng tôi, Đàn chim Việt, Thăng Long hành khúc ca … 3) Nhạc sĩ Văn Cao đã được Nhà nước tặng giải thưởng gì? Trả lời: Nhạc sĩ Văn Cao đã được Nhà nước truy tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học Nghệ thuật. 4) Em hãy giới thiệu sơ nét về nhạc sĩ Lưu Hữu Phước? Trả lời: Nhạc sĩ Lưu Hữu Phước sinh ngày 12 – 9- 1921 tải huyện Ô Môn tỉnh Cần Thơ. Ông là tác giả của những ca khúc có giá trị lịch sử như: Tiếng gọi thanh niên, Lên đàng, Khải hoàn ca, Ca ngợi Hồ Chủ Tịch, Hồn tử sĩ, Giải phóng miền Nam, Tiến về Sài Gòn… 2 Đề cương ôn tập môn âm nhạc_6 2 Nhạc sĩ Lưu Hữu Phước mất ngày 12 – 6 – 1989 tại TP.HCM. Ông đã được Nhà nước truy tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn Học Nghệ Thuật. 5) Em hãy giới thiệu sơ lược về dân ca Việt Nam? Hãy kể tên một vài làn điệu dân ca Việt Nam mà em biết? Trả lời: Dân ca là những bài hát do nhân dân sáng tác, không rõ tên tác giả. Các bài hát dân ca được lưu truyền từ đời này sang đời khác, được gọt giũa, sàn lọc qua năm tháng nên có sức sống bền vững với thời gian. Việt Nam là đất nước đa dân tộc vì thế dân ca Việt Nam vô cùng phong phú, đặc sắc. Có thể kể tên các làn điệu dân ca như: Dân ca quan họ ở Bắc Ninh, hát Xoan ở Phú Thọ, hát Ví, hát Trống quân ở nhiều làng quê Bắc bộ, hát Dô ở Hà Tây, hát Ví dặm ở Nghệ An Hà Tĩnh, ở Nam bộ có có điệu hò, điệu Lý, nói thơ v v… 6) Hãy kế tên một vài nhạc cụ dân tộc phổ biến của Việt Nam mà em biết? Trả lời: Một vài nhạc cụ dân tộc phổ biến là: - Sáo được làm bằng thân cây trúc, nứa … dùng hơi để thổi. Sáo có 2 loại: sáo dọc và sáo ngang. - Đàn bầu: Chỉ có một dây, dùng que để gảy. Đàn bầu có âm sắc rất đặc biệt. - Đàn tranh: còn gọi là đàn thập lục (có 16 dây) dùng móng để gảy. Đàn tranh có thể dùng để độc tấu, hòa tấu hay để đệm cho người ngâm thơ. - Đàn nhị: Có 2 dây, dùng cung để kéo. Đàn nhị ở miền Nam còn gọi là đàn cò. - Đàn nguyệt :(ở miền Nam còn gọi là đàn kìm) có 2 dây, dùng móng để gảy. Đàn nguyệt thường được dùng để đệm cho hát Chầu văn – một thể loại hát đặc sắc của đồng bào Bắc bộ. - Trống: Có nhiều loại như: trống cái, trống đế, trống cơm Trống Việt Nam rất đa dạng và nghệ thuật biểu diễn cũng rất phong phú và tinh tế. 3 Đề cương ôn tập môn âm nhạc_6 3 . Ca ngợi Hồ Chủ Tịch, Hồn tử sĩ, Giải phóng miền Nam, Tiến về Sài Gòn… 2 Đề cương ôn tập môn âm nhạc _6 2 Nhạc sĩ Lưu Hữu Phước mất ngày 12 – 6 – 1989 tại TP.HCM. Ông đã được Nhà nước truy tặng. Dô ở Hà Tây, hát Ví dặm ở Nghệ An Hà Tĩnh, ở Nam bộ có có điệu hò, điệu Lý, nói thơ v v… 6) Hãy kế tên một vài nhạc cụ dân tộc phổ biến của Việt Nam mà em biết? Trả lời: Một vài nhạc cụ dân tộc. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TÂN HƯNG TRƯỜNG TH-THCS VĨNH CHÂU B ĐỀ CƯƠNG ÔN THI HKI - MÔN ÂM NHẠC - 6 PHẦN MỘT: NHẠC LÝ 1) Em hãy nêu bốn thuộc tính của âm thanh trong âm nhạc? Trả lời: