1. Trang chủ
  2. » Tài Chính - Ngân Hàng

Nguyên lý hoạt động của ngân hàng

3 435 1

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Tài liệu này dành cho sinh viên, giảng viên viên khối ngành tài chính ngân hàng tham khảo và học tập để có những bài học bổ ích hơn, bổ trợ cho việc tìm kiếm tài liệu, giáo án, giáo trình, bài giảng các môn học khối ngành tài chính ngân hàng

NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG (NHA302) 1. Mục tiêu môn học Ngân hàng là tổ chức trung gian tài chính nhận tiền gửi với hoạt động kinh doanh thường xuyên là huy động tiền gửi và sử dụng số tiền nhận được để cho vay, đầu tư và cung ứng các dịch vụ thanh toán. Xuất phát từ lợi thế về quy mô và chuyên môn hoá cao, ngân hàng là tổ chức tài chính lớn nhất với danh mục đầu tư và cho vay đa dạng hoá nhất trên thị trường tài chính, đóng vai trò là kênh dẫn vốn gián tiếp quan trọng bậc nhất trong nền kinh tế thị trường. Chính vì vậy mà hoạt động của ngân hàng có ảnh hưởng đến tất cả mọi thành phần kinh tế, cụ thể ngân hàng giúp khuyến khích tiết kiệm và đáp ứng các nhu cầu về vốn trong nền kinh tế và nâng cao hiệu quả việc sử dụng vốn cho nền kinh tế. Nghiên cứu về các hoạt động của ngân hàng là điều cần thiết đối với các nền kinh tế thị trường và đối với các sinh viên theo học chuyên ngành tài chính ngân hàng. Mục tiêu của học phần “Nguyên lí hoạt động ngân hàng” nhằm cung cấp những kiến thức cơ bản về các nghiệp vụ ngân hàng hiện đại và những thay đổi, xu thế mới trong hoạt động ngân hàng. Học phần trang bị các kiến thức lí luận và thực tiễn liên quan đến ngân hàng, giúp sinh viên hiểu và bước đầu ứng dụng các nguyên tắc để giải quyết các vấn đề cơ bản của ngân hàng hiện đại trong các lĩnh vực kinh doanh tiền tệ, phát triển dịch vụ và sản phẩm tài chính, quản trị ngân hàng và giám sát hoạt động ngân hàng. 2. Nội dung môn học Nội dung môn học bao gồm các nguyên tắc cơ bản về cung cấp dịch vụ ngân hàng: tập trung vào các nghiệp vụ tiền gửi, nghiệp vụ cấp tín dụng và nghiệp vụ thanh toán của ngân hàng, bắt đầu từ các qui định, thủ tục mở tài khoản cho khách hàng, đến qui trình thẩm định tín dụng, thiết lập hợp đồng tín dụng và chi trả cho khách hàng qua tài khoản. Các chủ đề khác đề cập tới các kiến thức về các dịch vụ hỗ trợ tài chính, đầu tư cho khách hàng, marketing ngân hàng, kế toán ngân hàng, và quản trị rủi ro trong hoạt động ngân hàng. Chủ đề cụ thể của các bài giảng bao gồm: Tổng quan về hoạt động ngân hàng; Tác động của chính sách và qui định đối với hoạt động ngân hàng; Nghiệp vụ huy động vốn và nguồn vốn; Nghiệp vụ tín dụng; Nghiệp vụ thanh toán qua ngân hàng; Ngân hàng điện tử; Các dịch vụ ngân hàng khác; Phân tích kết quả kinh doanh của ngân hàng thương mại; Các vấn đề về quản trị ngân hàng thương mại. 3. Phương pháp học tập hiệu quả Các bài giảng được thiết kế nhằm nhấn mạnh các điểm chính mà sinh viên cần phải nắm bắt, chứ các bài giảng không thể cung cấp cho sinh viên một cách toàn diện và đầy đủ tất cả mọi kiến thức mà sinh viên cần phải có để thực hiện yêu cầu của khoá học. Điều này xuất phát một phần từ hạn chế thời gian trên lớp, nhưng quan trọng hơn, học phần được xây dựng nhằm chú trọng đến việc học tập tự giác và những nỗ lực tự nghiên cứu của các sinh viên. Vì vậy, sinh viên cần phải tự phát triển thêm các kiến thức bên ngoài lớp học, áp dụng các kiến thức về vấn đề xã hội đương đại có liên quan; chăm chỉ, cẩn thận, ghi chép có hệ thống, thảo luận tích cực và tham gia tranh luận với với thành viên trong lớp học, hoàn thành các bài tập mà giảng viên đưa ra. 4.Tài liệu tham khảo: Tài liệu tiếng Việt: 1. Nguyễn Minh Kiều (2002), Nghiệp vụ Ngân hàng hiện đại, Nhà xuất bản Thống kê. 2. Trương Quang Thông (2010), Quản trị Ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản Tài chính. Tài liệu tiếng Anh: 1. Francis and Siegel (2001), Principles of Banking, 7th edition, American Bankers Association (or later edition) 2. Mishkin (2010), The Economics of Money, Banking and Financial Markets, 9th edition.Elton/Gruber, Modern Portfolio Theory and Investment Analysis, Fifth Edition, John Willey & Sons, Inc, 1995. 5. Đánh giá Hình thức đánh giá STT Tên môn học Hình thức đánh giá Giữa kỳ Cuối kỳ 1 Nguyên lí hoạt động ngân hàng Tự luận, phát biểu, thảo luận Tự luận Cơcấuđánhgiá STT Hệ đào tạo Cơ cấu đánh giá (%) Chuyên cần Giữa kỳ Cuối kỳ 1 Chính quy 10 30 60 . khách hàng, marketing ngân hàng, kế toán ngân hàng, và quản trị rủi ro trong hoạt động ngân hàng. Chủ đề cụ thể của các bài giảng bao gồm: Tổng quan về hoạt động ngân hàng; Tác động của chính. hoạt động của ngân hàng là điều cần thiết đối với các nền kinh tế thị trường và đối với các sinh viên theo học chuyên ngành tài chính ngân hàng. Mục tiêu của học phần Nguyên lí hoạt động ngân. NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG (NHA302) 1. Mục tiêu môn học Ngân hàng là tổ chức trung gian tài chính nhận tiền gửi với hoạt động kinh doanh thường xuyên là huy động tiền gửi

Ngày đăng: 02/11/2014, 10:42

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w