1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

MANG TẾT CHO TRƯỜNG SA

32 259 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 32
Dung lượng 8,9 MB

Nội dung

Xem "đặc nhiệm” Trường Sa vật lộn với sóng biển 03/01/2012 09:34:56 Đảo An Bang nổi danh trong quần đảo Trường Sa là nơi có những con sóng dữ dằn, quái dị. Chuyện kéo xuồng vào bờ và đưa xuồng ra khơi ở đây rất nguy hiểm. Vì vậy, lực lượng tại đảo phải thành lập riêng một đơn vị được huấn luyện kĩ càng với những kĩ năng đặc biệt để “ghìm sóng”. Vùng biển An Bang là khu vực có nhiều con sóng to. Đảo có diện tích hẹp, rìa đảo là vực sâu hun hút. Những con sóng tạo thành một gọng kìm bao vây dồn dập đập vào đảo. Đảo không có bãi san hô cản nên sức đập của sóng là rất lớn, ít tàu bè nào dám lại gần. Tàu Trường Sa 22 tranh thủ một ngày yên tĩnh hiếm hoi giữa mùa biển động để trao quà Tết cho các cán bộ, chiến sĩ trên đảo. Đảo có bãi cát đồng hồ nổi tiếng, tự động chạy vòng quanh đảo. Mỗi vòng quay kết thúc là vừa tròn 1 năm. Bãi cát là nơi xuồng vận tải đổ bộ. Sau đây là những hình ảnh về các chiến sĩ “đặc nhiệm” An Bang trong “trận chiến” với sóng biển: Xuồng vận tải được kéo bởi một xuồng máy vào sát bờ. Gần đến nơi xuồng máy cua gấp tháo dây kéo, xuồng vận tải lao vào gần bờ tung dây vào đảo. Những chiến sĩ khỏe nhất lao mình vào những con sóng bắt cho được sợi dây đó, rồi kéo xuồng vào bờ. Người trên xuồng phải lựa lúc sóng rút, nhảy thật nhanh ra khỏi xuồng. Sóng to có thể xô xuồng cán vào người nào chậm chân. Gần 50 chiến sĩ mới giữ được chiếc xuồng. Một con sóng lớn có thể sẽ lôi tuột chiếc thuyền ra xa bất cứ lúc nào. Nhiệm vụ đặt ra cho các chiến sĩ “đặc nhiệm”: Vận chuyển hai chiếc máy nổ, mỗi chiếc nặng 486 kg vào bờ. Việc phối hợp phải nhuần nhuyễn dưới sự chỉ đạo của các sĩ quan. Sóng liên tục đánh xói vào chân trụ của các chiến sĩ. Trong khi đó, mọi người vẫn phải đề phòng những con sóng lớn có thể ập vào giật xuồng ra xa. Những chiếc máy được vận chuyển lên bờ… … bằng sự cố gắng và phối hợp ăn ý của các chiến sĩ. Cũng gian nan không kém là việc đưa xuồng tiễn các chiến sĩ đã hoàn thành nhiệm vụ trở về đất liền. Những chiếc xuồng chuyển tải người và hàng tấn hàng hóa được các chiến sĩ đẩy ra sát mép sóng. Khi một con sóng lớn ập đến, các chiến sĩ cùng dồn sức đẩy xuồng dưới một hiệu lệnh. Ngay cả khi xuồng đã "cưỡi" trên sóng, các chiến sĩ vẫn phải đẩy mạnh để chống lại những con sóng đang đe dọa ném xuồng trở lại bờ. Khi xuồng vận tải đã ra tới vùng sóng nhẹ hơn thì xuồng kéo bắt đầu phát huy tác dụng, những người tham gia mới òa lên sung sướng. Mỗi chuyến ra khơi thành công là một nỗ lực lớn của những chiến sĩ nơi đây. Chiếc xuồng này sẽ đưa các chiến sĩ về quê ăn Tết. Nhiều người trong số họ sẽ ra quân. Nhưng chắc chắn kỉ niệm về hòn đảo An Bang quanh năm sóng gió dữ dội, nơi họ từng sống trong nghĩa tình đồng đội… sẽ không thể nào phai. (Theo Báo Tin tức) Đưa hàng Tết đến An Bang, Trường Sa 09:05:00 03/01/2012 Sau hơn nửa tháng rời quân cảng Cam Ranh, chiều 1/1/2012, tàu Trường Sa 22 đã lần lượt hạ xuồng chuyên dụng đưa hàng Tết từ đất liền đến đảo An Bang để cán bộ, chiến sĩ nơi đây vui Tết. Nằm phía Nam quần đảo Trường Sa, An Bang là đảo nổi có điều kiện tự nhiên khắc nghiệt, nguy hiểm bậc nhất vùng biển Đông Việt Nam. Niềm vui của các chiến sĩ khi nhận được hàng Tết từ đất liền. Ảnh: Thành Dũng. Nằm cách đảo chìm Thuyền Chài B hơn 20 hải lý, theo tâm sự của Thượng tá Nguyễn Hồng Quân - Lữ đoàn phó quân sự Lữ đoàn 146 (Vùng 4 Hải quân), tuy là đảo nổi nhưng điều kiện sống, sinh hoạt và quá trình thực hiện nhiệm vụ của cán bộ, chiến sĩ đảo An Bang khó khăn, nguy hiểm còn hơn các đảo chìm trong quần đảo Trường Sa: “Do nằm gần đường xích đạo nên vào mùa nắng, khí hậu trên đảo An Bang oi bức, ngột ngạt như lò nung vôi, nên đảo còn được gọi bằng biệt danh “đảo Lò Vôi”. Vào mùa mưa (từ tháng 7 năm trước đến hết tháng giêng năm sau) sóng to gió lớn dập vào An Bang không dứt, tàu thuyền cập đảo khó khăn, nguy hiểm vô cùng. Điều này đã gây nhiều trở ngại cho các đoàn công tác khi tiếp cận để thu thay quân, chuyển quân nhu, hàng Tết cho cán bộ, chiến sĩ trên đảo vui Tết”. Theo lịch trình, lẽ ra tàu Trường Sa 22 đã đến An Bang từ gần 10 ngày trước nhưng đang vào cao điểm mùa mưa nên sóng to gió lớn, dông lốc không dứt. Đã vậy lại thêm áp thấp nhiệt đới, gió bão cấp 7 cấp 8 kéo dài, đợt này vừa “giảm nhiệt” thì đợt khác dập đến nên tàu Trường Sa 22 không thể cập “đảo lò vôi” An Bang. Sáng 1/1, chớp “thiên thời” sóng lặng gió êm, từ lúc 5h sáng, Thượng tá Nguyễn Hồng Quân đã hạ lệnh “xuất quân” đến An Bang. Sau hơn 3h rời đảo Thuyền Chài B, tàu Trường Sa 22 chỉ cách khu vực “tọa độ lửa” An Bang khoảng 500m. Nhìn ở khoảng cách này, An Bang lộng lẫy, huyền bí như tòa lâu đài giữa biển khơi với nước xanh ngắt, những con sóng bạc đầu thi nhau quần vào bờ không dứt, sóng dội sóng dập vào bờ ta-luy tung bọt trắng xóa tạo thành những màn sương mờ dày đặc như những làn khói trắng mờ ảo, cảnh tượng huyền hoặc vô cùng. Khoảng cách rất gần nhưng chặng đường đến đảo rất đỗi gian nan. Ngoài khơi biển lặng là thế nhưng càng gần đến đảo, sóng mạnh sóng dữ vô ngần. Những cột sóng cao như tòa nhà liên tục đổ về đảo từ các hướng khiến mặt biển sôi sục như muốn xé nát đoàn người bé nhỏ bạo gan. “Đảo An Bang có cấu tạo địa hình như cây nấm, phần nổi là phần mủ nấm, phần chìm là thân nấm, do không có các rạn san hô che chắn nên sóng xông thẳng vào đảo từ các mặt. Và khu vực chân nấm tạo thành vực xoáy hiểm nguy. Người đi biển gọi đây là thế sóng bàn cờ, là hiện tượng sóng dữ bậc nhất trên biển Đông. Và vì điều đó nên đảo An Bang được xem như “tọa độ lửa” giữa biển Đông”. Trong chuyến hải trình mang hàng Tết và hơi ấm từ đất liền đến với biển đảo Trường Sa, chúng tôi đã đặt chân đến các đảo Trường Sa Lớn, Đá Tây, Thuyền Chài A, Thuyền Chài B, Đá Lát Có những chuyến chúng tôi cập đảo trong điều kiện mưa gió mịt mù, sóng dâng cao quăng quật nhưng chưa khi nào cảm giác lo sợ hiểm nguy lại lên đến đỉnh điểm như khi đến “tọa đổ lửa” An Bang. Khi chỉ còn cách đảo khoảng 100m, đã thấy phía doi cát vươn về phía biển có hơn 100 chiến sĩ hải quân đang đứng đợi. Thượng tá Nguyễn Hồng Quân bật mí “đó là đội cảm tử An Bang” và quả quyết rằng nhiều năm qua, những chiếc xuồng mang quà Tết, đưa đón cán bộ, chiến sĩ người về đất liền, người đến đảo thực hiện nhiệm vụ nếu không có sự hỗ trợ của đội cảm tử sẽ rất khó cập đảo vì phải đối mặt với nhiều nguy cơ bị sóng dữ nhồi lập úp”. Xuồng chở hàng Tết vượt sóng dữ đến đảo An Bang an toàn. Khi cách mép bờ khoảng 30m, một chiến sĩ trên xuồng chuyên dụng vốn là thành viên của “đội cảm tử” thành thạo quăng dây thừng vào trong để đồng đội đón bắt. Nhưng do gió thổi ngược nên sợi dây bị hất ra ngoài. Ngay lập tức, một chiến sĩ lao về phía những con sóng bạc đầu đang hung hãn tiến tới chụp lấy sợi “dây mồi” trong sự hỗ trợ của đồng đội bằng những cái ôm siết chặt và kéo mạnh đầu sợi dây vào trong. Sau này khi lên được bờ an toàn, chúng tôi được Thiếu tá Dương Văn Bảy, trợ lý tăng thiết giáp đang công tác trên đảo, bật mí: “Phải giằng dây như vậy để xuồng được giữ thăng bằng, bằng không xuồng bị sóng lớp dập tới, lớp giật ngược sẽ lật úp”. Chúng tôi hỏi chuyện “sự cố” về sóng gió An Bang, Thiếu tá Bảy tự tin: “Do được đào tạo, huấn luyện và với tinh thần an toàn là trên hết nên tất cả tàu xuồng khi đến đảo An Bang đều được đội cảm tử đưa cập bờ an toàn”. Cứ thế, bằng những đường cua chẻ sóng, nương theo sóng điệu nghệ và bằng sự hợp lực khéo léo của “đội cảm tử”, lần lượt những chuyến xuồng chở hàng cập đảo An Bang an toàn. Khi chuyến xuồng cuối cùng được tiếp đảo, Thượng tá Nguyễn Hồng Quân cùng chỉ huy đảo và các thành viên trong “đội cảm tử” mới thở phào nhẹ nhõm. Nhận được hàng Tết, quà Tết và hơi ấm từ đất liền với heo, gà vịt, lá dong, hạt dưa, nếp, bông mai cán bộ, chiến sĩ “đảo lò vôi” An Bang mừng vui khôn tả. Lúc này, không khí xuân mới đã tràn ngập hải đảo xa xôi với những gương mặt người lính trẻ trung bừng lên sức sống lạ thường Thành Dũng Rộn ràng Tết sớm ở Trường Sa Chủ Nhật, 01/01/2012 11:09 (NLĐO)- Còn 3 tuần nữa mới đến Tết Nhâm Thìn 2012 song những ngày này trên quần đảo Trường Sa thân yêu của Tổ quốc đã rộn rã không khí Xuân. Một mùa Xuân nồng nàn hơi ấm đất liền với đủ đầy đào, mai, bánh chưng xanh, mâm ngũ quả tươi rói Sau hơn 2 ngày vượt biển, những con tàu đã hoàn thành “sứ mệnh” mang mùa xuân đất liền tới các đảo thuộc Quần đảo Trường Sa. Xa xa trên cầu cảng, cán bộ, chiến sĩ và nhân dân trên đảo Trường Sa Lớn đã xếp thành hai hàng chờ khách. Tàu cập đảo trong niềm hân hoan chào đón của mọi người. Những cái bắt tay, ôm hôn sau bao ngày xa cách, ai nấy đều không nén được niềm vui trong tận cùng của cảm xúc. Rồi những thùng “quà xuân” từ đất liền gửi ra nhanh chóng được đưa lên đảo. Rộn rã Tết sớm tại quần đảo Trường Sa Ngoài các loại thực phẩm như lợn, gà, gạo nếp, lá dong còn có những cánh thư mẹ gửi cho con, vợ gửi cho chồng ngoài đảo cũng được nâng niu đưa đến tay người nhận. Vừa lên các đảo, đoàn công tác ai cũng choáng ngợp bởi không khí “xuân sớm” nơi đây. Trên các đảo như Trường Sa Lớn, Song Tử Tây, An Bang, Sinh Tồn… quân và dân tận dụng “vật liệu” sẵn có để làm đẹp cho đảo trong những ngày tết. Những lá bàng vuông, lá phong ba dùng để gói bánh chưng; hoa cây đại tướng quân dùng để trang trí bàn thờ Từ phòng họp của các đơn vị đến mỗi nhà dân, đâu đâu cũng thấy trang trí lộng lẫy, đẹp mắt. Có chiến sĩ khéo tay còn gấp những con rồng đủ màu sắc với mong muốn: “xuân Nhâm Thìn này mọi người sẽ được hạnh phúc, bình an”. Bữa cơm tất niên tiễn năm cũ thật đầm ấm và hạnh phúc trọn vẹn. Các món như rau xanh, thịt, cá tươi được thay chỗ cho đồ hộp và măng khô “trường kì” trên đảo. Cán bộ, chiến sĩ và nhân dân vui đón “xuân sớm” cùng đoàn công tác. Dù chương trình giao lưu đoàn công tác đất liền với quân và dân trên quần đảo Trường Sa chỉ là “cây nhà lá vườn” với các tiết mục văn nghệ, tham gia hái hoa dân chủ, thi các trò chơi dân gian nhưng mỗi cuộc vui đều thấm đượm tình cảm đất liền với đảo xa. Trong các buổi giao lưu có đủ hương vị ngày xuân như bánh chưng, hạt dưa, kẹo bánh và rượu vang… Dù vật chất không nhiều nhưng ai cũng được thưởng thức và cùng hiểu một điều “mùa xuân” trên đảo là như thế. Một số hình ảnh Tết sớm ở Trường Sa [...]...Náo nức chuẩn bị đón Tết sớm trên đảo Trường Sa Tết này Trường Sa cũng bánh trưng xanh, câu đối đỏ Những "mặt trời bé con" vui đón Tết sớm Tết Nhâm Thìn đến với những người lính "Vì nhân dân quên mình" Tin-ảnh: H.Hà Lính đảo đón tết Thứ Ba, 3.1.2012 | 09:14 (GMT + 7) Những ngày cuối tháng 12.2011, ba chuyến tàu chở hàng và quà tết ra đảo Trường Sa khiến cho không khí đón xuân nơi đây trở... sáng nay: Thanh Hải Mang quà Tết đến với Trường Sa thân yêu 8:56 PM Thứ năm, ngày 15 tháng mười hai năm 2011- Chuyên mụcTin tức|Sự kiện hàng ngày | Chuẩn bị đón Tết Nguyên đán Nhâm Thìn 2012, chiều 15-12, ba chiếc tàu mang số hiệu HQ 996, HQ 936 và Trường Sa 22 cùng rời quân cảng Cam Ranh (TP Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa) mang quà Tết của đất liền tặng quân và dân huyện đảo Trường Sa (Khánh Hòa) Chiến... thân yêu Tết sớm ở Trường Sa Cập nhật: Thứ tư, 28/12/2011 | 1:40:26 Chiều (BG) -Trường Sa - vùng biển đảo thiêng liêng nơi đầu sóng, ngọn gió của Tổ quốc ta đang vào xuân Những ngày này, từng chuyến, từng chuyến tàu chở đầy ắp hàng Tết cứ lần lượt nhổ neo mang theo bao tình cảm của đất liền đến với quân và dân huyện đảo Trường Sa (Khánh Hoà) Chiến sĩ mới phấn khởi lên các tàu để ra Trường Sa làm nhiệm... quân cho biết: “Công tác chuẩn bị hàng Tết cho cán bộ, chiến sĩ đóng quân trên quần đảo Trường Sa được triển khai từ tháng 10-2011 Các mặt hàng thiết yếu được lựa chọn khá kỹ càng, có chất lượng tốt như gạo nếp Nam Định, hành tỏi ở Phú Quý, cà phê Buôn Ma Thuột… Để đảm bảo cho những cán bộ, chiến sĩ làm nhiệm vụ trên quần đảo Trường Sa có một cái Tết Nguyên đán đầy đủ, đầm ấm, Lữ đoàn còn cấp cho các... liêng của Tổ quốc Việt Nam Thanh Tuấn Chúc Tết Trường Sa Sáng nay (25/12), đoàn công tác Quân chủng hải quân phối hợp với Đài truyền hình Việt Nam khởi hành đi thăm và chúc Tết tại quần đảo Trường Sa Tại quân cảng hải đội 812, Vùng 2 Hải quân, TP Vũng Tàu, tàu Trường Sa 01 đã khởi hành, đưa đoàn công tác Quân chủng hải quân ra công tác tại quần đảo Trường Sa Đô đốc Đinh Gia Thật, phó Chính ủy Quân... tác của Quân chủng Hải quân sẽ đi thăm và chúc Tết từng điểm đảo ở Trường Sa Tại quân cảng, Đô đốc Đinh Gia Thật, phó Chính ủy Quân chủng Hải quân cho biết thăm và chúc Tết từng điểm đảo ở Trường Sa là hoạt động thường niên khi xuân về Quân chủng hải quân tổ chức những đoàn công tác thay quân, thăm và chúc tết cán bộ, chiến sĩ, nhân dân huyện đảo Trường Sa và nhà giàn DK1, nơi những cán bộ, chiến sĩ... cây luôn gắn liền với đời sống của các chiến sĩ ngoài hải đảo Trang trí hội trường để đón Tết Một tiết mục văn nghệ góp vui của các cư dân nhí của đảo Trường Sa Lãnh đạo Lữ đoàn 146, vùng 4 Hải quân trao quà Tết cho các hộ dân trên đảo Tặng quà cho cán bộ, chiến sĩ trên đảo Vui đón Tết, người dân của đảo thường đến Chùa Trường Sa lớn để cầu bình an và hạnh phúc Vui xuân mới không quên nhiệm vụ, các... đâu chúng tôi cũng nhớ Thiêng liêng Tết Trường Sa Có lẽ, những ai đã từng đón Tết Trường Sa mới cảm nhận hết được sự thiêng liêng đến lạ kỳ của nó Trong thời khắc chuyển mùa, sang xuân, giữa mênh mông trời, biển tự trong máu huyết của những người lính đảo đều trào dâng niềm tự hào vô bờ bến và cảm nhận nơi đất liền xa ngái, Tổ quốc - người thân đang hướng cả về Trường Sa để sẻ chia thương nhớ… Mấy năm... QUYẾT Hành trình con tàu mang quà tết đến Trường Sa Thứ ba, 27 Tháng 12, 2011 Viết bởi Nguyet Que Dịp Tết đến xuân về, nơi đâu không khí tết cũng đã rộn ràng Ở đâu đó xa xôi nơi biển đảo trên đất nước hình chữ S này vẫn còn có những người lính hải quân ngày đêm miệt mài làm nhiệm vụ cầm súng bảo vệ chủ quyền đất nước Tết nơi đảo xa vẫn ấm cúng và ngập tràn sắc xuân Để mang đến cho lính hải quân canh... quốc nơi đầu sóng ngọn gió Đại tá Nguyễn Đức Vượng, Phó Chính ủy Hải Quân Vùng 4 cho biết: Trường Sa là điểm cực Đông của Tổ Quốc nên thường đón xuân sớm Hơn một tháng nữa mới đến Tết cổ truyền của dân tộc nhưng những chuyến tàu đã mang mùa xuân đến với quân và dân Trường Sa. ” Trong hành trình của những chuyến tàu mang Tết đến với vùng biển và hải đảo xa xôi của đất nước, ở đất liền mọi người đã chuẩn . hình ảnh Tết sớm ở Trường Sa Náo nức chuẩn bị đón Tết sớm trên đảo Trường Sa Tết này Trường Sa cũng bánh trưng xanh, câu đối đỏ Những "mặt trời bé con" vui đón Tết sớm Tết Nhâm. bánh (thậm chí để bọc bánh cho xanh, sau khi bánh đã luộc), làm cho chiếc bánh cũng mang đậm nét riêng của lính đảo Trường Sa. Mọi người vẫn đùa, bánh chưng Trường Sa là bánh chưng Ba miền,. tức) Đưa hàng Tết đến An Bang, Trường Sa 09:05:00 03/01/2012 Sau hơn nửa tháng rời quân cảng Cam Ranh, chiều 1/1/2012, tàu Trường Sa 22 đã lần lượt hạ xuồng chuyên dụng đưa hàng Tết từ đất liền

Ngày đăng: 02/11/2014, 08:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w