1. Trang chủ
  2. » Kỹ Thuật - Công Nghệ

Quá trình sản xuất xi măng và đóng bao thành phẩm

11 1,2K 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 11
Dung lượng 324,87 KB

Nội dung

. Quá trình sản xuất xi măng và đóng bao thành phẩm:Clinker sẽ được rút từ Silo, cấp vào Bin chứa (15) để chuẩn bị nguyên liệu cho quá trình nghiền xi măng. Tương tự Thạch Cao và Phụ Gia từ kho cũng được chuyển vào Bin chứa riêng theo từng loại. Dưới mỗi Bin chứa, nguyên liệu được qua cân định lượng theo đúng khối lượng của đơn phối liệu, xuống băng tải chính đưa vào máy cán (16) để cán sơ bộ, sau đó được đưa vào máy nghiền xi măng (17). Bột liệu ra khỏi máy nghiền được đưa lên thiết bị phân ly (18), tại đây những hạt chưa yêu cầu sẽ được hồi lưu về máy nghiền để nghiền tiếp còn những hạt đạt kích thước yêu cầu được phân ly tách ra, đi theo dòng quạt hút đưa lên lọc bụi (19) thu hồi toàn bộ và đưa vào Silo chứa xi măng (22). Quá trình nghiền sẽ diễn ra theo một chu trình kín và liên tục.

QUY TRÌNH - CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT***************************************************************************************** ************************************************************* 1. Sơ đồ công nghệ dây chuyền sản xuất xi măng 2. Quá trình sản xuất xi măng được mô tả qua 3 giai đoạn cụ thể như sau: I/. Quá trình chuẩn bị nguyên nhiên liệu: Từ mỏ, đá vôi được khai thác (nổ mìn) và được vận chuyển bằng xe tải về đổ qua máy đập búa (1) đưa về kích thước nhỏ hơn và đưa lên máy rải liệu (2) để rải liệu chất thành đống trong kho (đồng nhất sơ bộ). Tương tự với đất sét, quặng sắt( hoặc đá đỏ), than đá và nguyên liệu khác cũng được chất vào kho và đồng nhất theo cách trên. Tại kho chứa, mỗi loại sẽ được máy cào liệu (5) và (6) cào từng lớp (đồng nhất lần hai) đưa lên băng chuyền để nạp vào từng Bin chứa liệu (7) theo từng loại Đá Vôi, Đất Sét, Quặng Sắt, Thạch Cao, Than Than Đá thô từ kho chứa sẽ được đưa vào máy nghiền đứng (20) để nghiền, với những hạt đạt yêu cầu sẽ được đưa vào Bin chứa (21) còn những hạt chưa đạt sẽ hỗi về máy nghiền nghiền lại đảm bảo hạt than nhiên liệu cháy hoàn toàn khi cấp cho đầu lò nung và tháp trao đổi nhiệt. II/. Quá trình sản xuất Clinker thành phẩm: Từ các Bin chứa liệu (7), từng loại nguyên liệu được rút ra và chạy qua hệ thống cân định lượng theo đúng tỷ lệ cấp phối đưa ra từ nhân viên vận hành điều khiển (tỷ lệ phối liệu được quyết định từ phòng thí nghiệm). Tấc cả nguyên liệu đó sẽ được gom vào một băng tải chung và đưa vào máy nghiền đứng (8) để nghiền về kích thước yêu cầu (<15% khi qua sàn 0.08mm), tại đây nguyên liệu đã được đồng nhất một lần nữa. Bột liệu sau khi nghiền được chuyển lên Silo chứa liệu sống (9) chuẩn bị để cấp cho lò nung, dưới Silo liệu sống phải có hệ thống sục khí nén liên tục vào Silo để tiếp tục đồng nhất lần nữa. Để có một sản phẩm Clinker ổn định chúng ta thấy nguyên liệu phải qua ít nhất 4 lần đồng nhất nguyên liệu. Lò quay nung Clinker (12) và tháp phân giải (11): 1. Lò nung (12) là một ống tròn đường kính từ 3 - 5 mét và dài từ 30 - 80 mét tùy vào công suất của lò. Góc nghiên của lò từ 3 0 – 5 0 để tạo độ nghiên cho dòng nguyên liệu chảy bên trong. Tại đầu ra của Clinker sẽ có một dàn quạt thổi gió tươi làm nguội nhanh Clinker (làm nguội càng nhanh càng cho chất lượng Clinker tốt hơn) 2. Tháp phân giải (11) là một hệ thống gồm từ 3-5 tầng, mỗi tầng có 1 hoặc 2 ống lồng dạng chóp có cấu tạo để tăng thời gian trao đổi nhiệt của bột liệu. Bột liệu được cấp từ trên đỉnh tháp và đi xuống, nhiệt nóng từ than được đốt cháy từ tháp phân giải và lò nung đi lên sẽ tạo điều kiện cho phản ứng tạo khoáng bên trong bột liệu. Mặc dù bột liệu đi xuống và khí nóng đi lên nhưng thực chất quá trình này là trao đổi nhiệt cùng chiều do cấu tạo đặc biệt của các Xyclon trao đổi nhiệt. Than mịn được rút từ Bin chứa trung gian (21) cấp cho các béc phun ở tháp trao đổi nhiệt và đầu lò nung để được đốt cháy nung nóng bột liệu. Bột liệu sống được rút ra từ Silo chứa (9), qua cân định lượng và được đưa lên đỉnh tháp trao đổi nhiệt bằng thiết bị chuyên dùng. Từ trên đỉnh tháp (11), liệu từ từ đi xuống qua các tầng XyClon kết hợp với khí nóng từ lò nung đi lên được gia nhiệt dần lên khoảng 800-900 0 C trước khi đi vào lò nung (12). Trong lò, ở nhiệt độ 1450 0 C các oxit CaO, SiO2, Al2O3, Fe2O3 có trong nguyên liệu kết hợp với nhau tạo thành một số khoáng chính quyết định chất lượng của Clinker như: C 3 S, C 2 S, C 3 A và C 4 AF. Viên Clinker ra khỏi lò sẽ rơi xuống dàn làm lạnh (13), hệ thống quạt cao áp đặt bên dưới sẽ thổi gió tươi vào làm nguội nhanh viên Clinker về nhiệt độ khoảng 50 ÷ 90 0 C, sau đó Clinker sẽ được chuyển lên Silo chứa Clinker. III/. Quá trình sản xuất xi măng và đóng bao thành phẩm: Clinker sẽ được rút từ Silo, cấp vào Bin chứa (15) để chuẩn bị nguyên liệu cho quá trình nghiền xi măng. Tương tự Thạch Cao và Phụ Gia từ kho cũng được chuyển vào Bin chứa riêng theo từng loại. Dưới mỗi Bin chứa, nguyên liệu được qua cân định lượng theo đúng khối lượng của đơn phối liệu, xuống băng tải chính đưa vào máy cán (16) để cán sơ bộ, sau đó được đưa vào máy nghiền xi măng (17). Bột liệu ra khỏi máy nghiền được đưa lên thiết bị phân ly (18), tại đây những hạt chưa yêu cầu sẽ được hồi lưu về máy nghiền để nghiền tiếp còn những hạt đạt kích thước yêu cầu được phân ly tách ra, đi theo dòng quạt hút đưa lên lọc bụi (19) thu hồi toàn bộ và đưa vào Silo chứa xi măng (22). Quá trình nghiền sẽ diễn ra theo một chu trình kín và liên tục. Từ Silo chứa (22) xi măng sẽ được cấp theo 2 cách khác nhau: 1. Rút xi măng cấp trực tiếp cho xe bồn nhận hàng dạng xá/rời 2. Và cấp qua máy đóng bao (23), để đóng thành từng bao 50kg giao đến từng phương tiện nhận hàng Ngày 27/7/2010, Chi nhánh Ngân hàng Phát triển Việt Nam (NHPT) Quảng Bình đã ký hợp đồng tín dụng chấp thuận cho Công ty TNHH Vật liệu xây dựng Việt Nam vay bổ sung 347 tỷ đồng với lãi suất thoả thuận theo quy định của NHPT, thời gian vay 128 tháng để đầu tư Dự án Nhà máy Xi măng Quảng Phúc, tỉnh Quảng Bình Dự án Nhà máy Xi măng Quảng Phúc có công suất 1,6 triệu tấn clinker/năm, tương đương 2,2 triệu tấn xi măng/năm, với tổng mức vốn đầu tư là 3.941.549 triệu đồng. Dự án đã được NHPT cho vay vốn TDĐT 1.770.680 triệu đồng theo HĐTD số 06/2008/HĐTDĐT-NHPT ngày 30/5/2008. Như vậy, tổng số vốn vay đầu tư dự án từ NHPT là 2.117.680 triệu đồng (tương đương 53,8% TMĐT), số còn lại chủ đầu tư dùng vốn tự có và vốn vay Ngân hàng thương mại. Dự án Nhà máy xi măng Quảng Phúc sử dụng hệ thống thiết bị tiên tiến và hiện đại, với công nghệ sản xuất xi măng lò quay theo phương pháp khô với tháp trao đổi nhiệt và buồng phân huỷ. Thiết bị công nghệ được trang bị đồng bộ cùng với hệ thống kiểm tra, đo lường điều chỉnh và điều khiển tự động ở mức tiên tiến trên thế giới, cho phép mở rộng phạm vi sử dụng nguyên, nhiên liệu, tiết kiệm năng lượng, tạo ra sản phẩm có chất lượng cao và ổn định, đồng thời đảm bảo an toàn trong quá trình sản xuất, vệ sinh công nghiệp và bảo vệ môi trường thiên nhiên. Sau khi dự án đi vào hoạt động (dự kiến quý 4/2011) sẽ khai thác sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên đá vôi, đá sét sẵn có tại địa bàn huyện Tuyên Hoá, Quảng Bình để sản xuất xi măng chất lượng cao đáp ứng nhu cầu của thị trường. Mặt khác, Dự án sẽ tạo ra bước chuyển biến trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địa phương, góp phần giải quyết công ăn việc làm cho người lao động và tăng thu cho ngân sách Nhà nước./. Tin, ảnh: Trần Văn Tiến - Chi nhánh NHPT Quảng Bình BỘ XÂY DỰNG Số : 1228/BXD-HĐXD V/v Góp ý về thiết kếcơ sởcông trình Nhà máy ximăngQuảng Phúc, QuảngBình. CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Hà Nội, ngày 24 tháng 6 năm 2009 V/v Góp ý về thiết kếcơ sởcông trình Nhà máy ximăngQuảng Phúc, QuảngBình. CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Hà Nội, ngày 24 tháng 6 năm 2009 Bộ Xây dựng đã nhận văn bản số 185/VCM-DA ngày 22/5/2009 của Công ty TNHH Vật liệu xây dựng Việt Nam đề nghị góp ý về thiết kế cơ sở công trình Nhà máy xi măng Quảng Phúc, kèm theo hồ sơ thiết kế cơ sở. Thiết kế cơ sở Nhà máy xi măng Quảng Phúc đã được Bộ Xây dựng thẩm định thiết kế cơ sở tại văn bản số 567/BXD-KSTK ngày 31/03/2008, địa điểm xây dựng nhà máy tại xã Quảng Phúc, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình. Do việc giải phóng mặt bằng không thuận lợi phải thay đổi địa điểm xây dựng nhà máy, vì vậy phải điều chỉnh thiết kế cho phù hợp với điều kiện thực tế xây dựng công trình. Căn cứ Luật Xây dựng ngày 26/11/2003; Căn cứ Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình; Căn cứ Thông tư số 03/2009/TT-BXD ngày 26/3/2009 của Bộ Xây dựng Quy định chi tiết một số nội dụng của Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình. Sau khi nghiên cứu hồ sơ thiết kế cơ sở, Bộ Xây dựng có ý kiến như sau: I. Thông tin chung về công trình - Tên công trình: Nhà máy xi măng Quảng Phúc thuộc dự án Nhà máy xi măng Quảng Phúc. - Chủ đầu tư: Công ty TNHH Vật liệu xây dựng Việt Nam theo văn bản số 570/UBND ngày 121/3/2008 của UBND tỉnh Quảng Bình; Giấy chứng nhận đầu tư số 29121000033 ngày 29/8/2008 do UBND tỉnh Quảng Bình cấp. - Địa điểm xây dựng nhà máy: + Nhà máy sản xuất clanhke: Tại xã Văn Hoá, huyện Tuyên Hoá, tỉnh Quảng Bình. Diện tích 132,12ha theo Quyết định số 3383/QĐ-UBND ngày 19/12/2008 của UBND tỉnh Quảng Bình. + Trạm nghiền xi măng: Tại các lô đất số 1A3 và 1E, thuộc Khu công nghiệp Cảng biển Hòn La, xã Quảng Đông, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình. Diện tích khoảng 25 ha theo Quyết định số 894/QĐ-UBND ngày 29/4/2009 của UBND tỉnh Quảng Bình. - Nhà thầu lập thiết kế cơ sở: Công ty cổ phần tư vấn xây dựng công trình vật liệu xây dựng (Chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0103012215 ngày 15/5/2006 do Sở Kế hoạch và đầu tư thành phố Hà Nội cấp). - Nhà thầu thực hiện khảo sát xây dựng: + Công ty CP Địa chất xây dựng và thương mại thực hiện khảo sát địa chất công trình tại Nhà máy sản xuất clanhke (Chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0103002634 ngày 31/7/2003 do Sở Kế hoạch và đầu tư thành phố Hà Nội cấp). +Xí nghiệp Khảo sát đo đạc và xây dựng thực hiện khảo sát địa chất công trình tại Trạm nghiền xi măng (Chứng nhận đăng ký hoạt động số 01140000162 ngày 18/01/2005 do Sở Kế hoạch và đầu tư thành phố Hà Nội cấp). - Quy mô xây dựng và công nghệ sản xuất: Xây dựng mới, đồng bộ nhà máy xi măng công suất 5.000 tấn clanhke/ngày (tương đương 2 triệu tấn xi măng/năm), sử dụng công nghệ sản xuất xi măng theo công nghệ lò quay phương pháp khô. -Tiêu chuẩn áp dụng: Tiêu chuẩn Việt Nam, có tham khảo tiêu chuẩn của Hoa Kỳ. II- Hồ sơ thiết kế cơ sở: 1. Văn bản pháp lý: - Văn bản số 666/TTg-CN ngày 01/06/2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc bổ sung dự án nhà máy xi măng Bố Trạch(nay là xi măng Quảng Phúc), tỉnh Quảng Bình vào quy hoạch phát triển công nghiệp xi măng đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020. - Văn bản số 570/UBND ngày 12/3/2008 của UBND tỉnh Quảng Bình về việc đổi tên Dự án và thành lập Công ty đầu tư Dự án xi măng Quảng Phúc. - Văn bản số 2609/VPCP-KTN ngày 24/04/2008 của Văn phòng Chính phủ về việc đổi tên dự án xi măng Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình. - Quyết định số 3383/QĐ-UBND ngày 19/12/2008 của UBND tỉnh Quảng Bình về việc phê duyệt Quy hoạch chi tiết xây dựng nhà máy sản xuất Clanhke – Dự án xi măng Quảng Phúc, tại xã Văn Hoá, huyện Tuyên Hoá, tỉnh Quảng Bình. - Quyết định số 894/QĐ-UBND ngày 29/4/2009 của UBND tỉnh Quảng Bình về việc giới thiệu địa điểm xây dựng trạm nghiền, cảng chuyên dụng và kho bãi của Công ty TNHH Vật liệu xây dựng Việt Nam tại Khu công nghiệp cảng biển Hòn La. -Giấy phép số 1598/GP-BTNMT ngày 16/11/2007 của Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp phép cho Công ty cổ phần Đầu tư-Thương mại Chí Thành thăm dò mỏ đá tại khu Lèn Đứt Chân, xã Văn Hoá, huyện Tuyên Hoá, tỉnh Quảng Bình. - Giấy phép số 1614/GP-BTNMT ngày 14/8/2008 của Bộ Tài nguyên và Môi trường cho phép Công ty TNHH Vật liệu xây dựng Việt Nam tiếp tục thực hiện thăm dò khoáng sản mỏ đá vôi Lèn Đứt Chân, xã Văn Hoá, huyện Tuyên Hoá, tỉnh Quảng Bình. - Văn bản số 433/CĐS-PCVT ngày 09/04/2008 của Cục đường sông Việt Nam về việc thoả thuận cảng thuỷ nội địa chuyên dùng Nhà máy xi măng Bố Trạch (nay là xi măng Quảng Phúc), tỉnh Quảng Bình. - Văn bản số 661/SCT- QĐL ngày 20/11/2008 của Sở Công Thương Quảng Bình về việc cấp điện cho Dự án xi măng Quảng Phúc. - Văn bản số 255/ĐS-CSHT ngày 17/02/2009 của Tổng công ty đường sắt Việt Nam về việc đồng ý cho phép xây dựng băng tải vượt đường sắt tại km 471+160 tuyến đường sắt Bắc – Nam, Dự án xi măng Quảng Phúc. - Văn bản số 240/TD-PC23 ngày 18/05/2009 của Phòng cảnh sát PCCC- Công an tỉnh Quảng Bình về việc chấp thuận đề án PCCC Nhà máy xi măng Quảng Phúc. 2/ Tài liệu thiết kế: - Thuyết minh dự án, thuyết minh và các bản vẽ thiết kế cơ sở lập năm 2009 - Báo cáo khảo sát địa chất công trình lập năm 2008 và tháng 05/2009. 3/ Nội dung xây dựng, phương án thiết kế: 3.1. Công nghệ: a/ Các hạng mục công trình: - Các hạng mục công trình dây chuyền sản xuất chính gồm: Tháp trao đổi nhiệt, nhà nghiền liệu, nhà nghiền than, nhà nghiền xi măng, lò nung, nhà làm nguội clanhke, silô đồng nhất phối liệu, silô clanhke, si lô xi măng, nhà đóng bao, hệ thống cân đong nghiền liệu và nghiền xi măng, các kho nguyên liệu, các nhà cầu, băng tải. - Các hạng mục công trình nhà hành chính, dịch vụ: Nhà hành chính, nhà trưng bầy, nhà khách, căng tin, trạm y tế, nhà sản xuất bao bì và các vật liệu khác ; Các hạng mục công trình phụ trợ: Trạm cấp nước, bể nước, trạm bơm, trạm điện, kho dầu, kho vật tư và xưởng sửa chữa, trạm xử lý nước thải, đường nội bộ, tường rào, cây xanh cách ly - Cấp công trình, bậc chịu lửa: Đối với các hạng mục công trình chính, thiết kế là công trình cấp 1, các công trình phụ trợ, thiết kế là công trình cấp 2; Các công trình có khả năng gây cháy nổ như tháp trao đổi nhiệt, lò nung, nghiền than, lọc bụi điện, bể dầu, khí nén …thiết kế bậc chịu lửa bậc 1, các công trình còn lại bậc 2. - Các hạng mục công trình bến cảng: bao gồm cảng sông nội địa Hạ Trang (xuất sản phẩm và nhập nguyên liệu cho nhà máy sản xuất clanhke), cảng biển chuyên dùng Hòn La (xuất sản phẩm và nhập nguyên liệu cho trạm nghiền xi măng), đầu tư theo dự án riêng. b/ Dây chuyền công nghệ sản xuất được thiết kế theo phương pháp khô với hệ thống lò quay, có tháp trao đổi nhiệt gồm hai nhánh 5 tầng xiclon, có buồng phân hủy, đốt hoàn toàn bằng than cám 4c HG Quảng Ninh. c/ Nguyên, nhiên liệu sử dụng: Đá vôi Lèn Đứt Chân, đất sét Thọ Lộc, Đồng Trại; cao silic Đức Hoá, Lý Hoà; quặng sắt Sen Thuỷ, Tiến Hoá; thạch cao Lào; Than cám 4a HG Hòn Gai- Quảng Ninh và dầu DO. d/ Các chỉ tiêu kỹ thuật chính: Chất lượng clanhke CPC50 theo TCVN7024-2002 đạt tiêu chuẩn sản xuất xi măng PCB40 theo tiêu chuẩn Việt Nam TCVN6260:1997. Nhiên liệu sử dụng 100% than cám 4cHG Hòn Gai. Nhiệt năng tiêu tốn (từ nhiên liệu): <730kcal/ kg clanhke. Điện năng tiêu tốn: cho sản xuất clanhke < 65kWh /tấn; cho sản xuất xi măng (40kWh/tấn. Nồng độ bụi phóng thải tại miệng các ống khói: < 30mg/Nm3. 3.2. Giải pháp xây dựng: - San nền: + Mặt bằng nhà máy được san với độ dốc 0,3% về phía Đông Nam và Nam. Cốt san nền được chia thành 2 cốt: Khu vực kho chứa nguyên liệu, cao độ trung bình là +19,8; khu vực đặt dây chuyền sản xuất chính, cao độ trung bình là +13,5. Đất san nền sử dụng chủ yếu từ đất đào tại chỗ, hệ số đầm nén k=0,90. + Mặt bằng Trạm nghiền xi măng được san nền ở cốt cao độ trung bình là +5.8m hướng dốc thoát nước mặt bằng ra phía Đông và phía Nam với độ dốc san nền 1,0% - 1,3%. - Hệ thống đường giao thông nội bộ: Kết cấu mặt đường gồm 2 loại: loại 1 là đường giao thông trong khu vực sản xuất có lưu lượng xe lớn, tải trọng nặng, kết cấu mặt đường gồm: Bê tông B25 dày 240mm, đệm cát vàng dày 30mm, đá dăm cấp phối loại I dày 300mm, nền đầm chặt k=0.98 đến 1.0, nền đường bằng lớp đất san nền đầm chặt k= 0,90-0,95; loại 2 kết cấu mặt đường gồm: Bê tông B22,5 dày 200mm, đệm cát vàng dày 30mm, đá dăm cấp phối loại I dày 250mm, nền đầm chặt k=0.98 đến 1.0, nền đường bằng lớp đất san nền đầm chặt k=0,90-0,95; kết cấu vỉa hè: Gạch block tự chèn dày 60mm, đệm cát vàng dày 50mm, nền đường bằng lớp đất san nền đầm chặt k=0,90-0,95. +Nhà máy sản xuất clanhke: Đường chính có chiều rộng 21m (2,5m+7,5+1,0+7,5+2,5)m; đường phụ có chiều rộng là 12,5m (2,5+7,5+2,5) và 15,5m (2,5+10,5+2,5)m; đường từ mỏ sét về nhà máy có chiều rộng 21,5m(4,5+2,5+7,5+2,5+4,5)m. +Trạm nghiền xi măng: đường giao thông nội bộ trong trạm nghiền được thiết kế với chiều rộng mặt đường B = 10,5m, nền đường rộng 15,1m; hệ thống đường bãi trước các công trình phụ trợ được thiết kế với chiều rộng mặt đường là 7,5m và 5,5m. Tuyến đường từ cổng vào phục vụ xuất, nhập nguyên liệu sản phẩm được thiết kế với 4 làn xe, mặt đường rộng 20,0m. - Phương án nền móng công trình: +Nhà máy sản xuất clanhke: đối với hạng mục sản xuất chính, có tải trọng lớn như silô đồng nhất phối liệu, silô clanhke, tháp trao đổi nhiệt, lò quay sử dụng cọc khoan nhồi đường kính (1000; các hạng mục như nghiền liệu và xử lý khí thải, nhà làm nguội clanhke, nhà nghiền than, trạm định lượng nguyên liệu, nhà thí nghiệm và điều khiển trung tâm sử dụng cọc BTCT tiết diện (350x350)mm; các hạng mục như trạm đập đá vôi, trạm đập sét, trạm tiếp nhận than và phụ gia, kho đất sét, kho đá vôi sử dụng móng nông; Các hạng mục phụ trợ như nhà cầu cân, trạm xử lý nước, trạm phân phối nước, các trạm điện, nhà cứu hoả, xưởng sửa chữa cơ điện v.v…. sử dụng móng nông; Các hạng mục văn phòng như nhà hành chính, nhà khách và giới thiệu sản phẩm, nhà ăn ca sử dụng cọc BTCT tiết diện (300x300)mm; các hạng mục như: nhà chờ, nhà bảo vệ, nhà để xe, gara ôtô sử dụng móng nông đặt trên đất nền thiên nhiên. + Trạm nghiền xi măng: Các hạng mục sản xuất chính có tải trọng lớn như si lô xi măng, kho than, silô clanhke, nhà nghiền xi măng có tải trọng lớn sử dụng cọc khoan nhồi đường kính (1000mm; Các hạng mục sản xuất chính có tải trọng trung bình như trạm tiếp nhận phụ gia, trạm xuất than đường bộ, kho thạch cao và phụ gia, hệ cầu băng tải sử dụng móng cọc BTCT tiết diện (350x350)mm; Các hạng mục phụ trợ, quy mô nhỏ như nhà cầu cân, trạm xử lý nước, trạm phân phối nước, các trạm điện, xưởng sửa chữa cơ điện v.v…. sử dụng móng cọc (300x300)mm; Các hạng mục nhà văn phòng như nhà hành chính, nhà khách và giới thiệu sản phẩm, nhà ăn ca sử dụng cọc BTCT tiết diện (300x300)mm; các hạng mục có tải trọng nhỏ như nhà chờ, nhà bảo vệ, nhà để xe, gara ôtô sẽ sử dụng móng nông đặt trên đất nền thiên nhiên. - Giải pháp kết cấu thân công trình: + Kho đá vôi, kho trung chuyển than do có diện tích lớn, mặt bằng hình tròn, theo yêu cầu công nghệ không có cột chống giữa nên chọn giải pháp móng, cột BTCT đỡ hệ kết cấu mái mạng tinh thể không gian. Bao che tường gạch, lợp tôn đỡ bằng hệ xà gồ thép; + Kho đất sét, kho phụ gia điều chỉnh và than, kho phụ gia và thạch cao kết cấu chịu lực sử dụng hệ khung cột và vì kèo thép tổ hợp, tường bao che bằng bê tông hoặc tường xây gạch kết hợp với tấm kim loại mầu và tấm nhựa trong. + Tháp trao đổi nhiệt kết cấu chịu lực sử dụng hệ khung cột, dầm, sàn BTCT kết hợp với kết cấu thép tại các sàn thiết bị, lan can, cầu thang. + Các trạm đập, các trạm định lượng, nhà nghiền liệu, nhà làm nguội, nhà nghiền than, nhà nghiền xi măng, nhà đóng bao kết cấu chịu lực sử dụng hệ khung, sàn BTCT, cầu thang giao thông giữa các tầng sử dụng kết cấu thép. + Silo đồng nhất phối liệu, silô clanhke, silo xi măng: Tường thân silo, dầm, sàn đáy, phễu bằng BTCT đổ tại chỗ, mái silo xi măng bằng BTCT đỡ bởi dầm thép tổ hợp, mái silô clanhke bằng tôn trên dàn thép. + ống khói bằng kết cấu thép. + Các hạng mục công trình khu phụ trợ kết cấu chịu lực sử dụng hệ khung, sàn BTCT hoặc khung thép, tường xây gạch, mái BTCT hoặc lợp tôn . 3.3. Hệ thống cấp điện: - Nhà máy sản xuất clanhke: Nguồn cấp điện cho thi công nhà máy lấy từ trạm trung gian 35/10KV Quảng Lộc; nguồn điện sản xuất cấp từ trạm biến áp 110/6KV Văn Hoá (ngành điện đầu tư mới); Nguồn điện trên cấp cho các trạm biến áp phân phối của các cung đoạn sản xuất và sinh hoạt với tổng công suất biểu kiến là 24.205KVA; Trong hệ thống có bố trí 1 trạm phát điện điêzen công suất 1.250KVA để cấp điện dự phòng cho những phụ tải quan trọng trường hợp mất điện nguồn. - Trạm nghiền xi măng: Nguồn cấp điện cho thi công và sản xuất của Trạm nghiền được cấp điện tại trạm biến áp 35/22/0,4kV hiện có của Khu công nghiệp cảng biển Hòn La. Nguồn điện cấp cho trạm biến áp của khu công nghiệp lấy từ nguồn điện 35kV của trạm biến áp Ròn với khoảng cách 16km. Nguồn điện trên cấp cho các trạm biến áp phân phối của các cung đoạn sản xuất và sinh hoạt với tổng công suất biểu kiến là 17.459KVA. 3.4. Hệ thống cấp nước: - Nhà máy sản xuất clanhke: Nguồn nước lấy từ đập Rào Nam cách nhà máy 8km về phía Đông Nam. Tổng lượng nước yêu cầu 4.400 m3/ngày đêm (bao gồm 2000 m3/ngày cho sản xuất clanhke và 2.400m3/ngày cho hệ thống phát điện tận dụng nhiệt khí thải, đầu tư giai đoạn sau). - Trạm nghiền xi măng: sử dụng nguồn cấp nước hiện có của khu công nghiệp cảng biển Hòn La. Tổng lượng nước yêu cầu là 900m3/ngày đêm. 3.5. Hệ thống thoát nước:Thoát nước được phân thành 2 hệ thống riêng biệt: Nước thải sản xuất, nước thải sinh hoạt và nước mưa; nước thải sản xuất và nước thải sinh hoạt được thu gom về các hố thu để xử lý đạt tiêu chuẩn TCVN 5945-2005 trước khi thải vào các hệ thống thoát nước của khu vực. Nước mưa thu vào cống chạy dọc các đường nội bộ và thoát ra hệ thống thoát nước khu vực. 3.6. Hệ thống đo lường, tự động điều khiển quá trình sản xuất: Hệ thống điều khiển vận hành nhà máy kiểu tập trung, bao gồm các máy tính chuyên dụng đặt tại phòng điều khiển trung tâm và các phòng điều khiển khu vực, các tủ PLC điều khiển quá trình. Điều khiển vận hành dây truyền sản xuất được thực hiện tại phòng điều khiển trung tâm . 3.7. Hệ thống cung cấp khí nén: Nhà máy sản xuất clanhke bố trí 03 trạm khí nén có tổng công suất 6480m3/h (108 m3/ph); Trạm nghiền xi măng bố trí 03 trạm nén khí với tổng công suất 7560m3/h (126m3/ph) phục vụ cho dây chuyền sản xuất từ tiếp nhận nguyên liệu đến xuất sản phẩm. 3.8. Hệ thống phòng chống cháy nổ: Lắp đặt hệ thống báo cháy tự động cho các hạng mục: Trạm điện, phòng máy biến áp, hầm cáp điện, phòng điều khiển, kho bao giấy, kho nhiên liệu và các sàn, trần giả. Trang bị hệ thống cứu hỏa cho xưởng nghiền than, sitec chứa dầu gồm: Các bể chứa nước cứu hoả, cụm xe moóc bọt hóa chất, hệ thống bơm áp lực cao, vòi phun nước nhỏ trong kho bao giấy và các bình bọt cứu hỏa, các thiết bị phát hiện khói và báo cháy tự động. 3.9. Hệ thống thông gió và điều hòa không khí: Điều hòa không khí và thông gió bằng hệ thống độc lập cho các phòng điều khiển, phòng điện và phòng thí nghiệm. 3.10. Hệ thống thông tin: Bao gồm thông tin điện thoại vô tuyến và hữu tuyến, truyền thanh công cộng được nối liền với trung tâm thông tin đặt dưới sự quản lý của hệ thống quản lý nhà máy. III- ý kiến về thiết kế cở sở: 1)Thiết kế cơ sở công trình Nhà máy xi măng Quảng Phúc phù hợp với quy hoạch phát triển xi măng Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận tại văn bản số 666/TTg-CN ngày 01/06/2007. Quy hoạch chi tiết xây dựng nhà máy sản xuất clanhke của Nhà máy xi măng Quảng Phúc đã được UBND tỉnh Quảng Bình phê duyệt tại Quyết định số 3383/QĐ-UBND ngày 19/12/2008; địa điểm xây dựng trạm nghiền, cảng chuyên dụng và kho bãi tại Khu công nghiệp cảng biển Hòn La đã được UBND tỉnh Quảng Bình giới thiệu tại Quyết định số 897/QĐ-UBND ngày 29/4/2009. Các cơ quan chức năng đã có văn bản thoả thuận: Cấp điện cho công trình; cho phép khảo sát mỏ đất sét Đồng Trại (xã Quảng Tiên, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình); cho phép thăm dò mỏ đá vôi Lèn Đứt Chân (xã Văn Hoá, huyện Tuyên Hoá, tỉnh Quảng Bình); thoả thuận về phòng cháy và chữa cháy cho công trình; thoả thuận cảng thuỷ nội địa; thoả thuận xây dựng băng tải vượt đường sắt. 2) Thiết kế cơ sở áp dụng các tiêu chuẩn xây dựng phù hợp với quy định hiện hành. Việc tham khảo một số tiêu chuẩn nước ngoài (tiêu chuẩn của Hoa Kỳ), Chủ đầu tư và nhà thầu thiết kế phải tuân thủ theo quy định của Quy chế áp dụng tiêu chuẩn nước ngoài hoạt động xây dựng tại Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định số 09/2005/QĐ-BXD ngày 07/4/2005 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng. 3) Các nhà thầu lập thiết kế cơ sở và khảo sát địa chất công trình có đăng ký kinh doanh phù hợp với công việc thực hiện. Các chủ nhiệm, chủ trì thiết kế, khảo sát có chứng chỉ hành nghề theo quy định. 4) Yêu cầu đối với chủ đầu tư và nhà thầu thiết kế: - Khi thực hiện các bước thiết kế tiếp theo cần bổ sung khối lượng khảo sát địa chất công trình và tiếp tục nghiên cứu giải pháp xử lý nền móng cho phù hợp với điều kiện cụ thể tại địa điểm xây dựng, đặc biệt các hạng mục công trình có tải trọng lớn. - Trước khi triển khai xây dựng nhà máy xi măng phải thực hiện xin phép xây dựng theo quy định và chỉ được đưa công trình vào sử dụng sau khi đã có chấp thuận của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của Luật bảo vệ môi trường và Luật phòng cháy chống cháy. Chủ đầu tư chỉ được xây dựng công trình khi có quyết định cho thuê đất của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền và hoàn tất các thủ tục về giấy phép thăm dò, khai thác mỏ đá vôi, đất sét. - Chủ đầu tư có trách nhiệm thực hiện đầy đủ các quy định nêu trong nội dung quy hoạch chi tiết xây dựng nhà máy xi măng Quảng Phúc, đã được phê duyệt tại Quyết định số 3383/QĐ-UBND ngày 19/12/2008 của UBND tỉnh Quảng Bình về: Đấu nối đường giao thông, cấp nước, địa điểm thoát nước, chất lượng nước thải… và các quy định nêu trong Quyết định số 894/QĐ-UBND của UBND tỉnh Quảng Bình, đặc biệt việc bảo vệ môi trường và không làm ảnh hưởng đến hoạt động của cảng biển Hòn La trong quá trình thi công xây dưng và vận hành nhà máy. Trên đây là ý kiến của Bộ Xây dựng về thiết kế cơ sở công trình Nhà máy xi măng Quảng Phúc. Chủ đầu tư căn cứ ý kiến trên để hoàn thiện thiết kế cơ sở trước khi phê duyệt dự án và thực hiện các bước tiếp theo phù hợp với các quy định về quản lý đầu tư xây dựng công trình. Nơi nhận - Như trên - UBND tỉnh Quảng Bình - - Sở XD tỉnh Quảng Bình - Lưu VP, VLXD, HĐXD. KT.BỘ TRƯỞNGTHứ trưởng Đã ký Bùi Phạm Khánh Nơi nhận KT.BỘ TRƯỞNGTHứ trưởng - Như trên - UBND tỉnh Quảng Bình - - Sở XD tỉnh Quảng Bình - Lưu VP, VLXD, HĐXD. Đã ký Bùi Phạm Khánh Nơi nhận - Như trên - UBND tỉnh Quảng Bình - - Sở XD tỉnh Quảng Bình - Lưu VP, VLXD, HĐXD. KT.BỘ TRƯỞNGTHứ trưởng Đã ký Bùi Phạm Khánh Clanhke là gì? Thạch cao? phụ gia có cấu tạo hoá học và công dụng gì trong việc pha trộn để tạo ra PCB? Trả lời * Clanhke xi măng là sản phẩm nung đến kết khối của hỗn hợp nguyên liệu đá vôi đất sét theo các mô đun hệ số phù hợp để tạo được các thành phần khoáng theo mong muốn. Trong Clanhke có 4 khoáng chính và hàng loạt các khoáng khác. - Khoáng Alit C 3 S hàm lượng 45 ÷60%. - Khoáng Bêlit C 2 S hàm lượng 20 ÷30%. - Khoáng Alumin canxi C 3 A hàm lượng 5 ÷15%. - Khoáng Alumôferit canxi C 4 AF hàm lượng 10÷18%. - Pha thuỷ tinh , hàm lượng từ 15 ÷ 30%. Trong xi măng PCB clanhke chiếm đến 60 %. * Phụ gia điều chỉnh thời gian đông kết ( Thạch cao). Bản thân clanhke xi măng Poóc lăng được nghiền mịn khi trộn với nước đóng rắn rất nhanh. Để giải quyết vấn đề này, người ta đưa vào nghiền trộn với clanhke một lượng phụ gia từ 3 ÷ 5% để làm chậm thời gian đóng rắn của xi măng. Loại phụ gia phổ biến nhất đáp ứng được yêu cầu này là Thạch Cao. Thạch cao có cấu tạo hoá học đầy đủ: CaSO 4 .2H 2 O, khi nung ở nhiệt độ t 0 C >100 thì thạch cao chuyển sang dạng khan: CaSO 4 .0,5H 2 O. Tác dụng của Thạch Cao: - Điều chỉnh thời gian đóng rắn của xi măng - Tạo bộ khung cấu trúc ban đầu để các khoáng khác kết tinh Đối với xi măng Poóc lăng thường lượng Thạch Cao pha vào từ 3,5 đến 5 %. * Phụ gia. [...]... lò cao, đất sét nung… - Phụ gia đầy(phụ gia lười) : Là loại phụ gia đưa vào với mục đích tăng sản lượng xi măng, giảm giá thành sản phẩm Tỷ lệ phụ gia này pha vào phụ thuộc vào chất lượng clanhke và yêu cầu kỹ thuật của xi măng - Phụ gia bảo quản : Phụ gia này có tác dụng tạo màng ngăn ẩm bao bọc các hạt xi măng, ngăn không cho chúng hút ẩm Thường dùng TEA, dầu thực vật, dầu lạc có độ phân tán cao ... máy nghiền,tiết kiệm năng lượng và thời gian nghiền Thông thường người ta sử dụng : nhựa thông, than cốc, than đá, sunfuanat canxi, HEA-2… - Phụ gia thuỷ hoạt tính : Phụ gia này có hoạt tính hút vôi để tạo thành các silicat canxi có độ bazơ thấp có tính kết dính Dựa vào tính chất này người ta đưa phụ gia thuỷ vào xi măng Poóc lăng để làm tăng khả năng bền nước của khối đóng rắn Ngoài tính năng trên,... hoạt tính bao gồm các chất chứa một hàm lượng oxit silíc hoạt tính ( loại SiO2 ở dạng vô định hình) Độ hoạt tính của phụ gia thuỷ càng cao thì hàm lượng SiO2 càng lớn Phụ gia thuỷ có 2 loại : + Dạng tự nhiên : tro núi lửa, Puzơlan đá bọt diatomit… + Dạng nhân tạo : Xỉ của các nhà máy luyện kim, nhà máy nhiệt điện , xỉ lò cao, đất sét nung… - Phụ gia đầy(phụ gia lười) : Là loại phụ gia đưa vào với mục . cách ly - Cấp công trình, bậc chịu lửa: Đối với các hạng mục công trình chính, thiết kế là công trình cấp 1, các công trình phụ trợ, thiết kế là công trình cấp 2; Các công trình có khả năng gây. măng phải thực hiện xin phép xây dựng theo quy định và chỉ được đưa công trình vào sử dụng sau khi đã có chấp thuận của cơ quan có thẩm quy n theo quy định của Luật bảo vệ môi trường và Luật. đầu tư và nhà thầu thiết kế phải tuân thủ theo quy định của Quy chế áp dụng tiêu chuẩn nước ngoài hoạt động xây dựng tại Việt Nam ban hành kèm theo Quy t định số 09/2005/QĐ-BXD ngày 07/4/2005

Ngày đăng: 01/11/2014, 13:43

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w