Tài liệu này dành cho sinh viên, giảng viên viên khối ngành tài chính ngân hàng tham khảo và học tập để có những bài học bổ ích hơn, bổ trợ cho việc tìm kiếm tài liệu, giáo án, giáo trình, bài giảng các môn học khối ngành tài chính ngân hàng
CHƯƠNG 6 HẠCH TOÁN KẾ TOÁN CHI PHÍ TRONG DOANH NGHIỆP BẢO HIỂM 5.1. NHIỆM VỤ HẠCH TOÁN KẾ TOÁN CHI PHÍ TRONG DOANH NGHIỆP BẢO HIỂM 5.1.1. Khái niệm chi phí trong DNBH Hoạt động của DNBH bao gồm hoạt động kinh doanh bảo hiểm (bao gồm bảo hiểm gốc, nhận và nhượng tái bảo hiểm), hoạt động tài chính và hoạt động khác. Để tồn tại và phát triển, DNBH phải bỏ ra những khoản chi phí cho từng hoạt động, hình thành nên chi phí trong DNBH. Chi phí của DNBH là số tiền phải chi, phải trích phát sinh trong kỳ. Chi phí của DNBH được đo lường và tính toán bằng tiền trong một khoảng thời gian xác định theo năm (kỳ kế toán cơ bản) hoặc quý, tháng (kỳ kế toán tạm thời). Nó bao gồm tất cả các chi phí mà DNBH phải chi ra, phải trích lập để tồn tại và để hoạt động, bất kể đó là chi phí khách quan hay chủ quan (khoản thiệt hại về tài sản, khoản tiền phạt do vi phạm hợp đồng ). Các khoản phải trích lập chủ yếu là dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm. Độ lớn của chi phí trong DNBH phụ thuộc vào 2 yếu tố chủ yếu là khối lượng dịch vụ bảo hiểm được giao kết và mức độ xảy ra sự kiện bảo hiểm. Cũng như trong các doanh nghiệp khác, để đảm bảo nguyên tắc "phù hợp", khái niệm chi phí của DNBH cần được xem xét trong mối quan hệ với doanh thu, thu nhập của DNBH. 5.1.2. Các loại chi phí trong DNBH Chi phí trong DNBH bao gồm nhiều loại, nhiều khoản mục khác nhau. Để thuận tiện cho công tác quản lý, hạch toán, kiểm tra chi phí cũng như phục vụ cho việc ra quyết định kinh tế, chi phí của doanh nghiệp được phân loại theo nhiều tiêu thức khác nhau. - Phân loại chi phí theo hoạt động Căn cứ vào tính chất, mục đích từng loại hoạt động trong DNBH, các chi phí được chia thành: + Chi phí hoạt động kinh doanh bảo hiểm: Bao gồm chi phí trực tiếp kinh doanh bảo hiểm, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp. + Chi phí hoạt động tài chính + Chi phí khác Các loại chi phí trên là đối tượng chủ yếu của kế toán tài chính DNBH và sẽ được nghiên cứu kỹ ở những phần sau. - Phân loại chi phí theo mối quan hệ với báo cáo tài chính Trong báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, lợi nhuận thuần hoạt động kinh doanh của DNBH được xác định bằng lợi nhuận gộp hoạt động kinh doanh bảo hiểm từ sau khi trừ phần chênh lệch giữa doanh thu hoạt động tài chính và chi phí tài chính, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp. Theo mối quan hệ này, chi phí của DNBH được chia thành: + Chi phí kinh doanh: Bao gồm các khoản chi phí, phải trích cho hoạt động kinh doanh thường xuyên với mục đích thu được lợi nhuận. Chi phí kinh doanh bao gồm chi phí kinh doanh bảo hiểm và chi phí hoạt động tài chính. + Chi phí khác: Bao gồm các khoản chi cho hoạt động không thường xuyên, ngoài các hoạt động tạo ra doanh thu của DNBH. Ngoài ra, trong kế toán quản trị DNBH, chi phí của DNBH còn có thể được phân loại theo khả năng quy nạp chi phí, theo thẩm quyền ra quyết định, trong mối quan hệ với khối lượng hoạt động, trong việc lựa chọn các phương án 5.1.3. Nhiệm vụ của hạch toán kế toán chi phí trong DNBH Các loại chi phí, các khoản mục chi phí là các chỉ tiêu quan trọng trong hệ thống các chỉ tiêu kinh tế phục vụ cho công tác quản lý DNBH và có mối quan hệ chặt chẽ với doanh thu, kết quả (lãi, lỗ) hoạt động kinh doanh, do vậy luôn được nhà quản trị doanh nghiệp và các đối tượng ngoài DNBH quan tâm. Việc tổ chức kiểm tra tính hợp pháp, hợp lý các khoản chi phí phát sinh ở doanh nghiệp, ở từng chi nhánh, văn phòng khu vực, từng đối tượng không những có ý nghĩa quan trọng trong việc cung cấp thông tin, mà còn góp phần tăng cường quản lý tài sản, tiền vốn tiết kiệm, hiệu quả, tạo cho DNBH ưu thế cạnh tranh. Không chỉ là căn cứ để xác định kết quả kinh doanh và là cơ sở để đánh giá hiệu quả của công tác quản lý kinh tế tài chính, kế toán chi phí trong DNBH còn cung cấp thông tin quan trọng giúp nhà quản trị doanh nghiệp đưa ra quyết định phù hợp cho việc mở rộng hay thu hẹp quy mô kinh doanh, hoạch định chính sách giá phí hợp lý, xem xét lại chất lượng hoạt động của các khâu trong quá trình triển khai nghiệp vụ như khai thác, đề phòng hạn chế tổn thất, giám định Để đảm bảo cung cấp thông tin nhanh chóng, kịp thời, chính xác và khách quan cho việc quản lý DNBH, kế toán chi phí trong DNBH cần thực hiện tốt các nhiệm vụ sau: - Xác định đúng đối tượng kế toán chi phí, lựa chọn phương pháp tập hợp chi phí theo các phương án phù hợp với điều kiện, khả năng hạch toán và yêu cầu quản lý cụ thể của DNBH. - Tổ chức tốt công tác hạch toán ban đầu để làm căn cứ tin cậy cho việc ghi sổ kế toán tổng hợp và lập báo cáo tài chính. - Tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản kế toán, sổ kế toán để hạch toán chi phí trong hoạt động của DNBH phù hợp với các nguyên tắc chuẩn mực, chế độ kế toán và phương pháp kế toán mà DNBH đã lựa chọn. - Kiểm tra, giám sát việc thực hiện cơ chế tài chính của Nhà nước đối với DNBH và các quy định tài chính của doanh nghiệp. 5.2. HẠCH TOÁN KẾ TOÁN CHI PHÍ TRỰC TIẾP KINH DOANH BẢO HIỂM 5.2.1. Nội dung chi phí trực tiếp kinh doanh bảo hiểm Chi phí trực tiếp kinh doanh bảo hiểm là các khoản phải chi bằng tiền và khoản trích lập dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm để trực tiếp thực hiện các dịch vụ bảo hiểm, tái bảo hiểm và hoạt động kinh doanh thường xuyên khác trong kỳ kinh doanh của DNBH. Chi phí trực tiếp kinh doanh bảo hiểm được hạch toán chi tiết theo từng hoạt động, theo mục đích và công dụng chi phí, theo từng nghiệp vụ a. Hoạt động kinh doanh bảo hiểm gốc Theo mục đích và công dụng của chi phí, chi phí trực tiếp của hoạt động kinh doanh bảo hiểm gốc bao gồm: chi bồi thường/ trả tiền bảo hiểm bảo hiểm, chi hoa hồng, chi giám định, chi đòi người thứ ba, chi xử lý hàng bồi thường 100%, chi đánh giá rủi ro, chi đề phòng hạn chế tổn thất, trích lập dự phòng nghiệp vụ, chi khác (dịch vụ đại lý giám định, đòi người thứ ba ). - Chi bồi thường/ trả tiền bảo hiểm: Bao gồm những khoản tiền mà DNBH trả trực tiếp theo cam kết của hợp đồng bảo hiểm cho khách hàng bảo hiểm khi xảy ra rủi ro thuộc phạm vi trách nhiệm của các hợp đồng bảo hiểm gốc. Đây là khoản chi phí cơ bản trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm của DNBH. Khoản chi phí này phát sinh thường xuyên, chiếm tỷ trọng lớn và thường có quy mô tỷ lệ thuận với năng lực kinh doanh của DNBH về các nghiệp vụ bảo hiểm. Trong thực tiễn kinh doanh bảo hiểm, sau khi bồi thường/ trả tiền bảo hiểm, DNBH có thể thu lại được một khoản tiền từ người nhượng tái (theo hợp đồng tái bảo hiểm), từ người thứ ba (do thực hiện từ nguyên tắc thế quyền) hoặc từ việc xử lý những tài sản bồi thường 100%. Về bản chất, những khoản thu trên đã góp phần làm số thực chi bồi thường/ trả tiền bảo hiểm giảm; do vậy chúng không được ghi nhận là doanh thu. Để phản ánh điều này, chế độ kế toán DNBH quy định những khoản giảm chi kinh doanh bảo hiểm gốc, bao gồm: + Thu bồi thường nhượng tái bảo hiểm; + Thu đòi người thứ ba; + Thu xử lý hàng bồi thường 100% - Chi hoa hồng: Trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm gốc, chi hoa hồng (hoa hồng bảo hiểm gốc) là khoản tiền DNBH trả cho trung gian bảo hiểm (đại lý bảo hiểm, môi giới bảo hiểm) khi các trung gian này mang lại các hợp đồng bảo hiểm cho DNBH. Hoa hồng bảo hiểm gốc phụ thuộc vào tổng số bảo hiểm và tỷ lệ hoa hồng được thoả thuận giữa trung gian bảo hiểm - DNBH và chịu sự chi phối bởi các quy định pháp luật. Hoa hồng bảo hiểm gốc được tính theo công thức sau: Hoa hồng bảo = Tỷ lệ hoa hồng x Phí bảo hiểm không hiểm gốc bao gồm thuế GTGT Việc xác định hoa hồng bảo hiểm gốc phải trả dựa trên doanh thu phí bảo hiểm, tức là sau khi đã hoàn thành việc ký kết hợp đồng bảo hiểm và có thoả thuận về việc nộp phí bảo hiểm. Song nguyên tắc cơ bản của việc chi trả hoa hồng là DNBH chỉ được trả hoa hồng bảo hiểm cho trung gian bảo hiểm được phép hoạt động và hoa hồng bảo hiểm chỉ được trả (thực chi) sau khi đã thu được phí bảo hiểm. Điều 22 Nghị định 45/2007/NĐ-CP (27/3/2007) quy định: + Các doanh nghiệp bảo hiểm chỉ được trả hoa hồng bảo hiểm từ phần phí bảo hiểm thu được theo tỷ lệ hoa hồng bảo hiểm không vượt quá tỷ lệ hoa hồng do Bộ Tài chính quy định. + Không được chia trả hoa hồng bảo hiểm cho các đối tượng sau: • Tổ chức, cá nhân không được phép hoạt động đại lý bảo hiểm, hoạt động môi giới bảo hiểm tại Việt Nam; • Bên mua bảo hiểm, trừ trường hợp đại lý bảo hiểm mua bảo hiểm nhân thọ cho chính mình; • Cán bộ, nhân vật của chính DNBH. - Chi giám định: Đó chính là khoản tiền DNBH phải chi ra để thực hiện việc giám định (xác định nguyên nhân và mức độ tổn thất) các tổn thất thuộc trách nhiệm bảo hiểm. - Chi đòi người thứ ba: Bao gồm những khoản tiền DNBH bỏ ra để khiếu nại những người gây ra thiệt hại cho người được bảo hiểm (trong bảo hiểm tài sản) hoặc có lỗi liên quan đến sự kiện bảo hiểm (trong bảo hiểm trách nhiệm dân sự) theo luật DNBH được thế quyền người được bảo hiểm để đòi bồi thường. - Chi xử lý hàng bồi thường 100%: Các khoản chi DNBH bỏ ra để bán, thanh lý những đối tượng bảo hiểm (là tài sản) bị tổn thất toàn bộ (chủ yếu là tổn thất toàn bộ ước tính) đã được bồi thường và DNBH có quyền xử lý nhằm nhận được giá trị thu hồi. - Chi đánh giá rủi ro của đối tượng bảo hiểm: Bao gồm các khoản chi cho việc thu thập thông tin, điều tra và thẩm định về đối tượng bảo hiểm trước khi doanh nghiệp ký kết hợp đồng bảo hiểm hoặc trong quá trình thực hiện hợp đồng bảo hiểm với khách hàng. - Chi đề phòng, hạn chế tổn thất: Bao gồm các khoản chi liên quan đến việc áp dụng các biện pháp phòng ngừa để đảm bảo an toàn cho các đối tượng bảo hiểm và giảm thiểu mức độ tổn thất. Điều 25 Nghị định 45/2007/NĐ-CP (27/3/2007) quy định: + DNBH có thể áp dụng các biện pháp phòng ngừa để đảm bảo an toàn cho đối tượng bảo hiểm khi được sự đồng ý của bên mua bảo hiểm hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền. + Các biện pháp đề phòng, hạn chế tổn thất bao gồm: • Tổ chức tuyên truyền, giáo dục; • Tài trợ, hỗ trợ các phương tiện, vật chất để đề phòng hạn chế rủi ro; • Hỗ trợ xây dựng các công trình nhằm mục đích đề phòng, giảm nhẹ mức độ rủi ro cho các đối tượng bảo hiểm; • Thuê các tổ chức, cá nhân khác giám sát, đề phòng, hạn chế tổn thất. + Chi phí đề phòng hạn chế tổn thất được tính theo tỷ lệ trên phí bảo hiểm thu được theo hướng dẫn của Bộ Tài chính. Theo các nội dung chi phí quy định ở trên, khoản 7 Mục V Thông tư 155/2007/TT-BTC (20/12/2007) đã chỉ rõ: DNBH được chi tối đa 2% số phí bảo hiểm thu được trong năm tài chính để chi cho các biện pháp đề phòng, hạn chế tổn thất. - Trích lập dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm: Theo quy định của chế độ quản lý tài chính, DNBH phải trích lập dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm vào cuối niên độ nhằm đảm bảo thanh toán cho người được bảo hiểm những trách nhiệm đã và sẽ phát sinh từ hợp đồng bảo hiểm ký kết. Trích lập dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm là chi phí phải trả của người bảo hiểm và được tính vào chi phí trực tiếp kinh doanh bảo hiểm. Nội dung và phương pháp trích lập các dự phòng nghiệp vụ được trình bày trong phần kế toán các quỹ dự phòng nghiệp vụ ở chương 5. - Chi khác: Bao gồm các khoản chi phí phát sinh khi thực hiện các dịch vụ như đại lý giám định tổn thất, xét giải quyết bồi thường, yêu cầu người thứ ba bồi hoàn, và các khoản chi khác liên quan trực tiếp tới hoạt động kinh doanh bảo hiểm gốc. b. Hoạt động kinh doanh nhận tái bảo hiểm Kinh doanh nhận tái bảo hiểm là hoạt động DNBH (người nhận tái) nhận bảo hiểm lại một phần các dịch vụ bảo hiểm đã được đảm bảo bởi DNBH khác (người nhượng tái, người bảo hiểm gốc) theo các hợp đồng tái bảo hiểm. Chi phí trực tiếp đối với hoạt động kinh doanh nhận tái bảo hiểm bao gồm: chi bồi thường/ trả tiền bảo hiểm, chi hoa hồng, chi đánh giá rủi ro, trích lập dự phòng nghiệp vụ và chi khác. - Chi bồi thường/ trả tiền bảo hiểm: Khoản chi này phát sinh trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm gốc và nhận tái bảo hiểm. Chi bồi thường/ trả tiền bảo hiểm trong hoạt động nhận tái bảo hiểm là khoản chi mà DNBH phải trả cho người nhượng tái bảo hiểm theo hợp đồng tái bảo hiểm khi xảy ra tai nạn, tổn thất thuộc trách nhiệm nhận tái bảo hiểm. Điểm lưu ý là khoản thu bồi thường/ trả tiền bảo hiểm từ chuyển nhượng tái bảo hiểm cũng được ghi nhận là khoản thu để giảm chi bồi thường/ trả tiền bảo hiểm trong hoạt động tái bảo hiểm. - Chi hoa hồng bảo hiểm: Trong DNBH, chi hoa hồng bảo hiểm được tính vào chi phí trực tiếp kinh doanh bao gồm chi hoa hồng bảo hiểm gốc và chi hoa hồng nhận tái bảo hiểm. Chi hoa hồng nhận tái bảo hiểm là khoản tiền DNBH trả cho người nhượng tái bảo hiểm theo hợp đồng tái bảo hiểm. Hoa hồng nhận tái bảo hiểm được xác định trên cơ sở chi phí nhận tái và tỷ lệ hoa hồng được thoả thuận giữa DNBH và người nhượng tái bảo hiểm. Công thức xác định hoa hồng nhận tái bảo hiểm như sau: Hoa hồng nhận = Tỷ lệ hoa hồng x Phí nhận tái bảo hiểm tái bảo hiểm - Chi đánh giá rủi ro: Để nhận một phần dịch vụ bảo hiểm từ người nhượng tái, doanh nghiệp nhận tái bảo hiểm phải chi những khoản tiền phục vụ cho việc đánh giá rủi ro. Đó chính là các khoản chi cho công việc thu thập thông tin, điều tra, thẩm định về đối tượng bảo hiểm, về doanh nghiệp nhượng tái, mà doanh nghiệp nhận tái phải bỏ ra trước khi ký hoặc trong quá trình thực hiện hợp đồng tái bảo hiểm. Đối với những hợp đồng tái bảo hiểm tự nguyện, trong nhiều trường hợp việc người bảo hiểm gốc quyết định nhận dịch vụ bảo hiểm hay không phụ thuộc rất nhiều vào việc đánh giá rủi ro của người nhận tái. Trong những trường hợp ấy, chi phí này là khá lớn. - Trích lập dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm: Tuỳ vào lĩnh vực kinh doanh là bảo hiểm phi nhân thọ hay bảo hiểm nhân thọ, các DNBH phải trích lập các loại dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm theo quy định. Chế độ tài chính đối với DNBH quy định mức dự phòng nghiệp vụ trích lập dựa trên phí bảo hiểm giữ lại theo từng nghiệp vụ bảo hiểm. Phí bảo hiểm giữ lại đối với từng nghiệp vụ bảo hiểm được xác định: Phí bảo hiểm giữ lại = Phí bảo hiểm gốc + Phí bảo hiểm nhận tái - Phí bảo hiểm nhượng tái; hoàn, giảm phí, Phần dự phòng nghiệp vụ được xác định tương ứng với phần phí bảo hiểm gốc sau khi giảm trừ chi phí nhượng tái và các khoản hoàn phí, giảm phí đã được tính vào chi phí trực tiếp của hoạt động kinh doanh bảo hiểm gốc. Phần dự phòng nghiệp vụ được tính toán dựa trên phần phí nhận tái sẽ được tính vào chi phí trực tiếp của hoạt động nhận tái bảo hiểm. Trường hợp DNBH sau khi nhận tái lại tiếp tục chuyển nhượng tái bảo hiểm cho doanh nghiệp khác một phần, dự phòng nghiệp vụ sẽ chỉ được tính toán dựa trên phần phí nhận tái sau khi giảm trừ phần phí chuyển nhượng tái. - Chi khác: Bao gồm các khoản chi trực tiếp khác liên quan đến hoạt động nhận tái bảo hiểm cần được hạch toán nằhm đảm bảo nguyên tắc trọng yếu trong kế toán. c. Hoạt động kinh doanh nhượng tái bảo hiểm Nhượng tái bảo hiểm là nghiệp vụ mà DNBH sử dụng để chuyển một phần trách nhiệm đã chấp nhận với người được bảo hiểm cho người bảo hiểm khác (người nhận tái bảo hiểm) trên cơ sở nhượng lại cho người đó một phần phí bảo hiểm. Tuy nhiên, để đảm bảo nguyên tắc phù hợp trong kế toán, phần phí nhượng tái bảo hiểm được ghi nhận là khoản giảm trừ doanh thu bảo hiểm gốc, không được ghi nhận là chi phí trực tiếp kinh doanh nhượng tái bảo hiểm. Vì vậy, đối với hoạt động kinh doanh này, chi phí trực tiếp chính là các khoản chi phí có liên quan cần được hạch toán nhằm đảm bảo thực hiện nguyên tắc thận tọng trong kế toán. d. Hoạt động kinh doanh khác Đây là hoạt động kinh doanh thường xuyên của DNBH ngoài hoạt động kinh doanh bảo hiểm gốc, nhận tái và nhượng tái. Chi phí trực tiếp đối với hoạt động này bao gồm các khoản được hạch toán vào chi phí và có liên quan trực tiếp tới việc tạo ra sản phẩm hoặc cung cấp dịch vụ của DNBH. Hiện nay, các DNBH trên thị trường bảo hiểm Việt Nam chưa có sự quan tâm đến hoạt động kinh doanh này. 5.2.2. Phương pháp hạch toán kế toán chi phí trực tiếp kinh doanh bảo hiểm Kế toán trong các DNBH sử dụng Tài khoản 624 - Chi phí trực tiếp kinh doanh bảo hiểm để phản ánh các khoản chi phí trực tiếp kinh doanh bảo hiểm gốc, nhận tái bảo hiểm, nhượng tái bảo hiểm và hoạt động kinh doanh khác của DNBH; đồng thời tính giá thành dịch vụ của những hoạt động này trong kỳ. Kết cấu tài khoản này như sau: Tài khoản 624 - Chi phí trực tiếp kinh doanh bảo hiểm - Kết chuyển chi phí trực tiếp kinh doanh bảo hiểm dở dang đầu kỳ - Chi phí trực tiếp kinh doanh bảo hiểm - Kết chuyển chi phí trực tiếp kinh doanh bảo hiểm dở dang cuối kỳ - Các khoản phải thu giảm chi phí trực phát sinh trong kỳ tiếp phát sinh trong kỳ - Số bồi thường/ trả tiền bảo hiểm từ dự phòng dao động lớn - Chi phí được kết chuyển sang tài khoản xác định kết quả cuối kỳ Tài khoản 624 không có số dư cuối kỳ Tài khoản 624 có 5 tài khoản cấp 2: - TK 6241 - Chi phí trực tiếp kinh doanh bảo hiểm gốc Tài khoản 6421 phản ánh những chi phí trực tiếp của hoạt động bảo hiểm gốc, tức là những hoạt động liên quan trực tiếp đến việc thực hiện các hợp đồng bảo hiểm gốc. Tài khoản 6241 có 9 tài khoản cấp 3 + TK 62411 - Chi bồi thường và chi tra tiền bảo hiểm + TK 62412 - Chi hoa hồng bảo hiểm + TK 62413 - Chi giám định tổn thất + TK 62414 - Chi đòi người thứ ba + TK 62415 - Chi xử lý hàng hoá đã bồi thường 100% + TK 62416 - Chi đánh giá rủi ro của đối tượng bảo hiểm + TK 62417 - Chi đề phòng hạn chế tổn thất + TK 62418 - Dự phòng nghiệp vụ + TK 62419 - Chi khác - TK 6243 - Chi phí trực tiếp kinh doanh nhận tái bảo hiểm Tài khoản này phản ánh các khoản chi phí trực tiếp của hoạt động nhận tái bảo hiểm trong kỳ hạch toán. Tài khoản 6243 có 5 tài khoản cấp 3: + TK 62431 - Chi bồi thường và chi trả tiền bảo hiểm + TK 62432 - Chi hoa hồng + TK 62433 - Chi đánh giá rủi ro của đối tượng bảo hiểm + TK 62434 - Chi dự phòng nghiệp vụ [...]... Có TK 635 - Chi phí tài chính - Cuối kỳ hạch toán, kết chuyển chi phí tài chính để xác định kết quả, kế toán ghi sổ: Nợ TK 911 - Xác định kết quả kinh doanh Có TK 635 - Chi phí tài chính 5.4 HẠCH TOÁN KẾ TOÁN CHI PHÍ KHÁC 5.4.1 Nội dung chi phí khác Chi phí khác (chi phí bất thường) là các khoản chi phí của những hoạt động ngoài hoạt động kinh doanh tạo ra doanh thu của DNBH trong kỳ kế toán Đây là... (6244) Số chi phí trực tiếp kinh doanh nhượng tái bảo hiểm được kết chuyển đẻ xác định kết quả kinh doanh được tính theo công thức: Chi phí trực tiếp Chi phí trực kinh doanh tiếp kinh nhượng tái bảo doanh nhượng hiểm được kết = tái bảo hiểm chuyển để xác định dở dang đầu kết quả trong kỳ kỳ Chi phí trực tiếp kinh doanh + Chi phí trực tiếp kinh doanh nhượng tái bảo - nhượng tái bảo hiểm phát sinh hiểm dở... doanh bảo hiểm hạch toán trên tài khoản 624 phải phản ánh chi tiết theo từng loại hoạt động kinh doanh bảo hiểm, gồm bảo hiểm gốc, nhận tái bảo hiểm, nhượng tái bảo hiểm và hoạt động kinh doanh khác Trong từng loại hoạt động kinh doanh, phải hạch toán chi tiết theo từng nội dung chi phí và chi tiết cho từng nghiệp vụ bảo hiểm nhân thọ và phi nhân thọ; đồng thời đối với mỗi nghiệp vụ bảo hiểm phải hạch. .. phí dự thầu, chi tập quân sự 5.6.2 Phương pháp hạch toán kế toán Để phản ánh chi phí quản lý doanh nghiệp, kế toán sử dụng Tài khoản 642 Chi phí quản lý doanh nghiệp Kết cấu tài khoản này như sau: Tài khoản 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp - Chi phí quản lý doanh nghiệp phát sinh - Hoàn nhập các khoản dự phòng đã tính trong kỳ vào chi phí quản lý doanh nghiệp - Trích lập các khoản dự phòng vào chi. .. 62438 - Chi khác - TK 6244 - Chi phí trực tiếp kinh doanh nhượng tái bảo hiểm Tài khoản này dùng để phản ánh chi phí trực tiếp của hoạt động nhượng tái bảo hiểm trong kỳ hạch toán - TK 6245 - Chi phí trực tiếp kinh doanh môi giới bảo hiểm - TK 6248 - Chi phí trực tiếp kinh doanh hoạt động khác Hạch toán Tài khoản 624 - Chi phí trực tiếp kinh doanh bảo hiểm cần tôn trọng một số quy định sau: - Chi phí trực... chi từ dự phòng dao động lớn căn cứ vào chế độ tài chính, kế toán ghi giảm chi phí kinh doanh bảo hiểm trong kỳ theo định khoản: Nợ TK 335 - Dự phòng nghiệp vụ (33514) Có TK 624 - Chi phí trực tiếp kinh doanh bảo hiểm (6241) - Cuối kỳ, kết chuyển chi phí dở dang cuối kỳ, kế toán ghi: Nợ TK 154 - Chi phí kinh doanh dở dang (154) Có TK 624 - Chi phí trực tiếp kinh doanh bảo hiểm (6241) - Cuối kỳ kế toán, ... Căn cứ vào số chi phí trực tiếp kinh doanh nhận tái bảo hiểm phát sinh trong kỳ chưa kết chuyển vào tài khoản xác định kết quả, kế toán kết chuyển chi phí trực tiếp kinh doanh nhận tái bảo hiểm dở dang cuối kỳ, ghi: Nợ TK 154 - Chi phí kinh doanh dở dang (1543) Có TK 624 - Chi phí trực tiếp kinh doanh bảo hiểm (6243) - Cuối kỳ kế toán, kết chuyển giá thành dịch vụ kinh doanh nhận tái bảo hiểm đã hoàn... Chi phí trực tiếp kinh doanh bảo hiểm (6241) - Kế toán đơn vị cấp trên căn cứ vào số chi phí trực tiếp kinh doanh bảo hiểm gốc do đơn vị cấp dưới kết chuyển lên, ghi: Nợ TK 624 - Chi phí trực tiếp kinh doanh bảo hiểm (6241) Có TK 336 - Phải trả nội bộ b Hoạt động kinh doanh bảo hiểm nhận tái bảo hiểm - Căn cứ vào số chi phí trực tiếp kinh doanh nhận tái bảo hiểm dở dang cuối kỳ trước chuyển sang, kế. .. toán, kết chuyển giá thành dịch vụ kinh doanh bảo hiểm gốc đã hoàn thành và được xác định là tiêu thụ trong kỳ, ghi: Nợ TK 911 - Xác định kết quả kinh doanh Có TK 624 - Chi phí trực tiếp kinh doanh bảo hiểm (6241) Số chi phí trực tiếp kinh doanh bảo hiểm gốc được kết chuyển để xác định kết quả kinh doanh được tính theo công thức sau: Chi phí trực tiếp kinh doanh bảo Chi phí trực Chi phí trực tiếp kinh hiểm. .. định là tiêu thụ trong kỳ, ghi: Nợ TK 911 - Xác định kết quả kinh doanh Có TK 624 - Chi phí trực tiếp kinh doanh bảo hiểm (6243) Số chi phí trực tiếp kinh doanh nhận tái bảo hiểm được kết chuyển để xác định kết quả kinh doanh được tính theo công thức sau: Chi phí trực tiếp kinh doanh nhận tái bảo hiểm được kết chuyển để xác định kết quả trong kỳ Chi phí trực tiếp kinh = doanh nhận tái bảo hiểm dở + Thu . CHƯƠNG 6 HẠCH TOÁN KẾ TOÁN CHI PHÍ TRONG DOANH NGHIỆP BẢO HIỂM 5.1. NHIỆM VỤ HẠCH TOÁN KẾ TOÁN CHI PHÍ TRONG DOANH NGHIỆP BẢO HIỂM 5.1.1. Khái niệm chi phí trong DNBH Hoạt động của. động trong DNBH, các chi phí được chia thành: + Chi phí hoạt động kinh doanh bảo hiểm: Bao gồm chi phí trực tiếp kinh doanh bảo hiểm, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp. + Chi phí. của doanh nghiệp. 5.2. HẠCH TOÁN KẾ TOÁN CHI PHÍ TRỰC TIẾP KINH DOANH BẢO HIỂM 5.2.1. Nội dung chi phí trực tiếp kinh doanh bảo hiểm Chi phí trực tiếp kinh doanh bảo hiểm là các khoản phải chi