1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

đề olympic 30-4-2010 lớp 11

2 224 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 2
Dung lượng 197,7 KB

Nội dung

Sở Giáo Dục & Đào Tạo TP. HỒ CHÍ MINH KỲ THI OLYMPIC TRUYỀN THỐNG 30/4  LẦN XVI – NĂM 2010  Trường THPT Chuyên Môn thi : HÓA - Khối : 11 Lê Hồng Phong Ngày thi : 03-04-2010 Thời gian làm bài : 180 phút Ghi chú : Thí sinh làm mỗi câu trên 1 hay nhiều tờ giấy riêng và ghi rõ câu số ……. ở trang 1 của mỗi tờ giấy làm bài. Đề này có 2 trang. (Học sinh không được sử dụng bảng HTTH) Câu 1: (4 điểm) 1.1. Trong quặng Uran thiên nhiên có lẫn 238 92 U và 235 92 U theo tỉ lệ 140:1. Nếu giả thiết ở thời điểm tạo thành vỏ trái đất 2 đồng vị trên cùng tỉ lệ như nhau trong quặng. Hãy tính tuổi của vỏ trái đất, biết chu kì bán hủy của 238 92 U là 4,5.10 9 năm và của 235 92 U là 7,13.10 8 năm. 1.2. Hai nguyên tố X, Y thuộc cùng một chu kì trong bảng hệ thống tuần hoàn, chúng tạo được với nguyên tố flo hai hợp chất:  XF 3 (phân tử phẳng, dạng tam giác)  YF 4 (phân tử tứ diện) Phân tử XF 3 dễ bị thủy phân và kết hợp được tối đa một anion F - tạo ra 4 XF  . Phân tử YF 4 không có khả năng tạo phức. a. Xác định vị trí của X và Y trong bảng hệ thống tuần hoàn các nguyên tố. b. So sánh góc liên kết, độ dài liên kết của cặp XF 3 và 4 XF  . 1.3. Tinh thể KCl có cấu trúc mạng tinh thể lập phương tâm diện. Biết rằng ở 18 0 C, độ dài cạnh ô mạng cơ sở là 6,29082 0 A ; khối lượng mol nguyên tử K và Cl lần lượt là 39,098 (g/mol) và 35,453 (g/mol); số Avogadro N = 6,022.10 23 . Tính khối lượng riêng của KCl. 1.4. Giả sử phản ứng phân hủy khí A là phản ứng bậc nhất: A (k)  2B (k) + C (k) Trong một bình kín chứa khí A nguyên chất, áp suất trong bình lúc đầu là p (mmHg). Sau 10 phút, áp suất trong bình là 136,8 mmHg. Đến khi phản ứng kết thúc, áp suất trong bình là 273,6 mmHg. Xem như thể tích bình và nhiệt độ không đổi trong suốt quá trình phản ứng. a. Tính p. b. Tính áp suất riêng phần của A sau 10 phút. c. Tính hằng số tốc độ phản ứng. Câu 2: (4 điểm) 2.1. Cho pin điện Ag| AgNO 3 0,001M, Na 2 S 2 O 3 0,1M || HCl 0,05M |AgCl,Ag với E pin = 0,345V a. Viết phương trình phản ứng xảy ra khi pin hoạt động. b. Tính 3 232 0 [Ag(S O ) ] /Ag E  c. Tính T AgCl d. Thêm một ít KCN vào dung dịch ở nửa trái của pin. E pin sẽ thay đổi như thế nào? Cho biết: Ag + + 2S 2 O 3 2-    [Ag(S 2 O 3 ) 2 ] 3- lg  =13,46 Ag + + 2CN -    [Ag(CN) 2 ] - lg  =21 E 0 Ag + /Ag = 0,8V; RT ln 0,059lg F  (25 0 C) 2.2. Tính pH của dung dịch NH 4 HCO 3 0,1M. Biết:  H 2 CO 3 có K 1 = 6,35 10  ; K 2 = 10,33 10   4 NH  có K a = 9,24 10  Câu 3: (4 điểm) 3.1. Kim loại A phản ứng với phi kim B tạo thành hợp chất C. Cho C phản ứng vừa đủ với CO 2 tạo thành hợp chất D và V lít khí B (đktc). Lấy một nửa lượng D ở trên, cho phản ứng với lượng dư dung dịch HCl, thu được 1,68 lít khí CO 2 (đktc). Biết hợp chất C chứa 41,03% B theo khối lượng và hợp chất D không bị phân hủy ở nhiệt độ cao. a. Hãy xác định A, B, C, D và viết phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra. b. Tính V. c. Hợp chất C được dùng cho các thủy thủ làm việc trong các tàu ngầm. Hãy viết phương trình hóa học của các phản ứng để giải thích ứng dụng đó. 3.2. Hòa tan hoàn toàn kim loại M 1 vào dung dịch HNO 3 aM (loãng) thu được dung dịch X và 0,2 mol NO (sản phẩm khử duy nhất). Hòa tan hoàn toàn kim loại M 2 vào dung dịch HNO 3 aM chỉ thu được dung dịch Y. Trộn X và Y được dung dịch Z. Cho dung dịch NaOH dư vào Z thu được 0,1 mol khí và một kết tủa E. Nung E đến khối lượng không đổi được 40 gam chất rắn. Hãy xác định M 1 , M 2 . Biết:  M 1 , M 2 đều là các kim loại hóa trị II.  M 1 , M 2 có tỉ lệ nguyên tử khối là 3:8.  Nguyên tử khối của M 1 , M 2 đều lớn hơn 23 và nhỏ hơn 70. Câu 4: (4 điểm) Đốt cháy hoàn toàn hiđrocacbon X, thu được số mol CO 2 bằng số mol H 2 O. Hiđrocacbon Y là đồng đẳng của X và hơn kém X hai nguyên tử C. X và Y đều có mạch cabon không phân nhánh. X làm mất màu nước brom nhưng không làm mất màu dung dịch KMnO 4 . 4.1. Xác định công thức cấu tạo của X, Y và gọi tên chúng. 4.2. Từ X, Y, các hợp chất hữu cơ có số nguyên tử C  3 và các chất vô cơ cần thiết (xúc tác và điều kiện đầy đủ). Hãy viết các sơ đồ phản ứng để điều chế: a. Anhiđrit glutaric b. Bixiclo-[4.1.0]-heptan c. Xiclopentancacbanđehit Câu 5: (4 điểm) 5.1. Khi clo hóa 3-metylhexan ở 100 0 C, có chiếu sáng, thu được hỗn hợp A gồm các sản phẩm monoclo. Thực nghiệm cho biết, ở điều kiện đó nguyên tử H liên kết với cacbon bậc III dễ bị thay thế hơn nguyên tử H liên kết với cacbon bậc I là 7 lần và nguyên tử H liên kết với cacbon bậc II dễ bị thay thế hơn nguyên tử H liên kết với cacbon bậc I là 4,3 lần. a. Dùng công thức cấu tạo, hãy viết phương trình hóa học của các ph ản ứng và gọi tên thay thế của các sản phẩm. b. Tính thành phần phần trăm của 3-clo-3-metylhexan có trong hỗn hợp A. 5.2. Tách lấy 3-clo-3-metylhexan từ hỗn hợp A, sau đó đun nóng chất này với dung dịch NaOH (dung môi là nước), thu được nhiều sản phẩm, trong đó có hỗn hợp B chỉ gồm 2 ancol. a. Viết phương trình hóa học của phản ứng tạo ra ancol. b. Cho biết hỗn hợp B có tính quang hoạt hay không? Dùng cơ chế để gi ải thích. Cho H =1; C = 12, N = 14; O = 16; S = 32; P = 31; Cl = 35,5; Br = 80; Li = 7; Na = 23; K = 39; Mg = 24; Al = 27; Ca = 40; Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65; Pb = 207 -Hết- . Giáo Dục & Đào Tạo TP. HỒ CHÍ MINH KỲ THI OLYMPIC TRUYỀN THỐNG 30/4  LẦN XVI – NĂM 2010  Trường THPT Chuyên Môn thi : HÓA - Khối : 11 Lê Hồng Phong Ngày thi : 03-04-2010 . xác định M 1 , M 2 . Biết:  M 1 , M 2 đều là các kim loại hóa trị II.  M 1 , M 2 có tỉ lệ nguyên tử khối là 3:8.  Nguyên tử khối của M 1 , M 2 đều lớn hơn 23 và nhỏ hơn 70. Câu 4:. mỗi câu trên 1 hay nhiều tờ giấy riêng và ghi rõ câu số ……. ở trang 1 của mỗi tờ giấy làm bài. Đề này có 2 trang. (Học sinh không được sử dụng bảng HTTH) Câu 1: (4 điểm) 1.1. Trong quặng

Ngày đăng: 01/11/2014, 02:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w