Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 15 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
15
Dung lượng
855,78 KB
Nội dung
HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG BỘ MÔN MẠNG VIỄN THÔNG TIỂU LUẬN PHƯƠNG PHÁP LUẬN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC ĐỀ TÀI : Ảnh hưởng của việc sử dụng Internet tới học sinh sinh viên. GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: TS. NGUYỄN QUÝ SỸ SINH VIÊN THỰC HIỆN: PHẠM DUY ANH HÀN QUANG CHUNG LƯU VĂN MẠNH LỚP : D11VT3 NHÓM 7 D11VT3 Page 1 Contents PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Trong bối cảnh thời đại công nghệ thông tin phát triển nhanh đến chóng mặt, Internet đã có ở Việt Nam và tạo nên nhiều thay đổi lớn trong đời sống kinh tế, chính trị, xã hội . Số người dùng Internet ở nước ta cứ sau 1 năm lại tăng 1,5 lần: tháng 5 năm 2004: 4,7 triệu; tháng 5 năm 2005: 7,2 triệu (Theo tạp chí “Tin học và đời sống” ra tháng 7 năm 2004). Riêng đối với lớp trẻ, việc sử dụng Internet càng phổ biến. Bên cạnh những tiện ích, những tác động tích cực không thể phủ nhận, việc truy cập Internet còn có những tác động tiêu cực đến nhận thức và hành vi của nhiều thanh thiếu niên, trở thành mối lo của các bậc phụ huynh, đặt ra nhiều vấn đề hóc búa đối với các nhà quản lí. Hiện nay, vẫn chưa có biện pháp, chế tài thực sự có hiệu quả trong việc quản lí dịch vụ Internet cũng như hoạt động hết sức tự do của các trang web (cả web lành mạnh lẫn độc hại). Sự phát triển của khoa học kĩ thuật tất yếu phải kéo theo nó những vấn đề xã hội nhiều mặt và Internet càng không nằm ngoài qui luật đó. Dư luận xã hội cũng như các phương tiện thông tin đại chúng đã có rất nhiều phản ảnh về vấn đề bức xúc này. Nhưng những nghiên cứu khoa học, nhất là trong Xã hội học thì đây vẫn đang là vấn đề mới mẻ, cần được nghiên cứu một cách khoa học, toàn diện hơn. Đó là những lí do khiến tôi mong muốn áp dụng các lý thuyết và phương pháp xã hội học vào nghiên cứu tác động của việc sử dụng Internet tới học sinh phổ thông, nhằm góp phần tìm hiểu, nhận dạng và đề xuất biện pháp đến các nhà quản lí. 2. Mục tiêu nghiên cứu - Mô tả việc truy cập mạng của giới trẻ hiện nay (thời gian, mục đích, cách thức, nội dung, chi phí.) NHÓM 7 D11VT3 Page 2 - Chỉ ra những tác động tích cực, tiêu cực của việc truy cập mạng đến đời sống của giới trẻ (học tập, sức khoẻ, làm việc ) - Tìm mối liên hệ giữa mức độ sử dụng Internet với tác động của nó, để từ đó có thể đề xuất khuyến nghị hợp lí. 3. Đối tượng nghiên cứu - Đề tài tập trung nghiên cứu đối tượng là học sinh, sinh viên 4. Giả thuyết nghiên cứu. - Truy cập Internet là hiện tượng phổ biển trong giới trẻ hiện nay. - Việc sử dụng Internet ảnh hưởng đến thời gian và mức độ hứng thú của giới trẻ trong học tập, làm việc và đời sống. 5. Phương pháp nghiên cứu Sử dụng các phương pháp chính sau : - Thống kê - So sánh - Phân tích - Tổng hợp - Đánh giá NỘI DUNG 1. Tổng quan vấn đề Định nghĩa Internet Theo định nghĩa của Wikipedia : “ Internet là một hệ thống thông tin toàn cầu có thể được truy nhập công cộng gồm các mạng máy tính được liên kết với nhau. Hệ thống này truyền thông tin theo kiểu nối chuyển gói dữ liệu ( packet switching ) dựa trên một giao thức liên mạng đã được chuẩn hóa ( giao thức IP ) . Hệ thống này bao gồm hàng ngàn mạng máy tính nhỏ hơn của các doanh nghiệp, của các viện nghiên cứu và các trường đại học của người dùng cá nhân , và các chính phủ trên toàn cầu “ Trong những năm vừa qua, sự phát triển vượt bậc của công nghệ thông tin và đặc biệt là internet đã đem lại cho mọi người trên thế giới những lợi ích không thể phủ NHÓM 7 D11VT3 Page 3 nhận. Nhân loại trở nên gần nhau hơn và có thể dễ dàng tiếp cận những thông tin vô cùng phong phú, đa dạng và kho dữ liệu được cập nhật hàng ngày, hàng giờ từ khắp nơi trên thế giới. Vì vậy, số người sử dụng internet ngày càng tăng trên phạm vi toàn cầu, trong đó Việt Nam không là trường hợp ngoại lệ Theo số liệu của Trung tâm Internet Việt Nam (2012), ngày 19/11/1997 là ngày đầu tiên Việt Nam gia nhập vào mạng internet toàn cầu. Sau 15 năm tính tới tháng 10/2012, số người sử dụng internet đã lên tới 31,1 triệu người, chiếm tỷ lệ 35,49% dân số. Việt Nam đứng thứ 18/20 quốc gia có số người sử dụng Internet lớn nhất thế giới, đứng thứ 8 trong khu vực Châu Á và đứng vị trí thứ 3 ở khu vực Đông Nam Á. Mặt khác, internet là phương tiện tiếp cận thông tin được sử dụng phổ biến ở Việt Nam. Theo kết quả nghiên cứu về thị trường internet Việt Nam năm 2011, internet đã vượt qua báo, tạp chí và radio để trở thành phương tiện tiếp cận thông tin phổ biến thứ hai, chỉ sau Tivi. Cũng theo báo cáo này, đối tượng sử dụng internet chủ yếu là giới trẻ với độ tuổi từ 15 đến 24 là học sinh và sinh viên. Internet, cách ứng xử với Internet và tác động của nó tới đời sống mỗi người là chủ đề được quan tâm khá nhiều trên các phương tiện thông tin đại chúng và mới chỉ được bàn đến nhiều nhất ở các bài báo, phóng sự. Trên tạp chí “ Tin học và đời sống “ thường xuyên có bài viết của Lê Nguyễn Bảo Nguyên về việc sử dụng Internet và quản lý sử dụng Internet như thế nào cho hiệu quả. Các bài viết “ Khai thác Internet ở giới trẻ - thực trạng và giải pháp khuyến nghị “ ; “ Quản lý trẻ em truy cập Internet – phụ huynh chớ vội xem thường “ đề cập đến những điều chưa hợp lý trong hành vi truy cập Internet của học sinh,sinh viên và đề xuất đối với các tổ chức, nhà trường, gia đình và chính giới trẻ để khắc phục. Liên quan đến thực trạng sử dụng internet, một vài khảo sát đã được thực hiện và cho thấy có sự khác biệt về sử dụng internet của các nhóm đối tượng khác nhau. Chẳng hạn, báo cáo Netcitizens Việt Nam năm 2010 đã khảo sát về vấn đề sử dụng internet theo giới tính, độ tuổi, nghề nghiệp, trình độ học vấn… Một vài kết quả điển hình được tìm thấy như sau: độ tuổi người sử dụng internet thấp hơn độ tuổi bình quân của dân số, nam giới sử dụng internet nhiều hơn nữ giới, đa số người sử dụng internet có trình độ đại học/cao đẳng với tỉ lệ 46%, 33% người dùng internet là sinh viên/học sinh… Ngoài ra, báo cáo này cũng làm rõ mức độ thường xuyên sử dụng internet cho các mục đích khác nhau như đọc tin tức, tìm kiếm, học tập/nghiên cứu, tìm việc làm… và kết quả cho thấy đọc tin tức là hoạt động thường xuyên nhất của người dùng internet. NHÓM 7 D11VT3 Page 4 Về tác động của internet, Mudasiru (2006) đưa ra ba tác động tích cực của internet đối với giáo dục gồm: (1) giúp người học năng động và độc lập trong hoạt động học tập, (2) giúp học sinh sinh viên tiếp cận tài liệu học tập từ giảng viên dễ dàng, và (3) khuyến khích tính dân chủ trong giáo dục, nghĩa là mọi đối tượng đều có thể tiếp cận giáo dục mọi lúc, mọi nơi. Nhìn ở góc độ khác, Young (2004) cho rằng internet có tính hai mặt, ngoài việc cung cấp những tiện ích cho con người thì bên cạnh đó nó còn làm cho con người nghiện và lạm dụng quá nhiều thời gian ảnh hưởng đến cuộc sống vật chất và tinh thần. 2. Một số kết quả nghiên cứu 2.1. Một số đặc điểm của học sinh sinh viên sử dụng Internet Mức độ thường xuyên Xét về tần suất truy cập internet, hầu hết sinh viên, cụ thể đến 74,6%, truy cập internet hàng ngày. Đây là một con số khá ấn tượng và cũng có thể làm một minh chứng cho vai trò của internet đối với sinh viên.Đối với học sinh thì đa phần học sinh truy cập Internet khoảng 1 đến 2 lần 1 tuần, mức độ truy cập ít không có sự chệnh lệch giữa nam và nữ. Phân tích tần suất sử dụng internet theo giới tính, nghiên cứu này cho thấy có sự khác biệt về tần suất sử dụng internet giữa nam và nữ với độ tin cậy 90%. Từ kết quả này, có thể kết luận rằng sinh viên nam sử dụng internet thường xuyên hơn sinh viên nữ. Kết quả này cũng giống như kết quả được tìm thấy trong báo cáo về sử dụng internet của Netcitizens năm 2010. Sự khác biệt này có thể là do đặc tính của nam giới nói chung và của sinh viên nam nói riêng quan tâm và yêu thích công nghệ nhiều hơn nữ. Mặt khác, đặc tính thích khám phá của nam giới cao hơn nữ cũng có thể là một lý do giải thích cho sự khác biệt này NHÓM 7 D11VT3 Page 5 Về thời lượng truy cập Khảo sát này cho thấy bình quân một sinh viên dành 21,8 giờ truy cập internet mỗi tuần, tương ứng với 3,1 giờ/ngày. Xét theo giới tính, sinh viên nam có số giờ truy cập cao hơn sinh viên nữ, cụ thể 25,2 giờ/tuần so với 17,9 giờ/tuần (kiểm định t về sự khác biệt đạt độ tin cậy 99%). Phân tích theo năm học, tương tự như kết quả phân tích tần suất ở trên, sinh viên ở năm học càng cao có thời lượng truy cập càng nhiều, cụ thể sinh viên năm 2 có thời lượng truy cập chỉ khoảng 19,9 giờ/tuần, trong khi đó con số này của sinh viên năm 3 và năm 4 lần lượt là 23,1 và 23,6. So sánh thời lượng truy cập theo ngành học, kết quả cho thấy có sự khác biệt đáng kể của sinh viên khối ngành kỹ thuật so với 2 khối ngành nông nghiệp và kinh tế. Sinh viên kỹ thuật trung bình dành 27,4 giờ truy cập internet, trong khi đó sinh viên nông nghiệp và kinh tế chỉ dành 18,8 và 18,4 giờ/tuần tương ứng . Những sự khác biệt này về thời lượng truy cập internet theo giới, ngành, và năm học có thể được hiểu qua những lý giải về sự khác biệt giữa các nhóm sinh viên theo tần suất sử dụng như được trình bày phần trên. Thời lượng truy cập trung bình của học sinh là 1,45h/lần. Nam thường sử dụng lâu hơn nữ. Đến hơn một nửa trong số học sinh nữ truy cập mạng chỉ 1h mỗi lần. Càng ở mức độ truy cập lâu, tỉ lệ nữ càng ít hơn nam. Như vậy ở lứa tuổi học sinh, mặc dù không có sự chênh lệch đáng kể giữa hai giới trong việc sử dụng Internet, nhưng lại khác nhau rõ rệt ở cách thức khai thác nó. Về địa điểm truy cập Internet Đối với sinh viên thì ngoài trường học, sinh viên có thể truy cập Internet ở khu vực ở trọ hoặc quán café. Kết quả phân tích về mức độ thường xuyên truy cập Internet ở 3 địa điểm trên cho thấy sinh viên chủ yếu truy cập Internet tại nơi ở, cụ thể tỉ lệ sinh viên trả lời mức độ rất thường xuyên và thường xuyên (tích lũy) ở địa điểm này đạt đến con số 87,8%. Ngược lại, con số tích lũy 2 mức độ này ở trường học chỉ đạt 19,7% và ở quán cà phê chỉ 7,0%. NHÓM 7 D11VT3 Page 6 Đối với học sinh thì ngoài trường học , học sinh có thể truy cập Internet ở quán net hay tại nhà ở. Đa số học sinh hiện tại thường ra quán net để sử dụng Internet hơn là ở nhà. Việc sử dụng Internet ở nhà luôn có gia đình kiểm soát nên thời lượng sử dụng không nhiều. Về mục đích sử dụng Internet. Ngày nay, mục đích sử dụng của internet hết sức đa dạng, như là học tập, giảitrí, liên lạc, giao dịch mua sắm… Đối với sinh viên, mục đích nào là phổ biến nhất? Nếu chỉ xét ở mức độ “rất thường xuyên” kết quả khảo sát cho thấy mục đích tương tác xã hội qua Facebook được sinh viên truy cập thường xuyên nhất, với tỉ lệ 32,6%, trên cả mục đích cập nhật tin tức và học tập với tỉ lệ là 27,5% và 24,4% tương ứng. Nếu tính theo tỷ lệ tích lũy của hai mức độ “rất thường xuyên” và “thường xuyên”, hai mục đích cập nhật tin tức và học tập dẫn đầu về mức độ phổ biến, với tỷ lệ tích lũy lần lượt là 81,7% và 80,4%. Cũng theo cách phân tích này, Facebook đứng vị trí thứ ba với tỷ lệ 78,1%, tiếp sau đó email (54,4%) và xem phim/nghe nhạc (49,2%); các mục đích còn lại như chơi game, mua hàng, blog có tỷ thể thấp thể hiện tính không phổ biến trong sinh viên. Dù chơi game không chiếm tỷ lệ cao ở 2 mức độ rất thường xuyên và thường xuyên, nhưng tỷ lệ tích lũy 2 mức độ này đạt đến khoảng 20% cũng là một vấn đề đáng lo ngại, bởi lẽ việc thường xuyên chơi game có thể dẫn đến nghiện game, và từ đó dẫn đến nhiều hệ lụy khác, trong đó có việc sa sút kết quả học tập NHÓM 7 D11VT3 Page 7 Đối với học sinh, mục đích sử dụng Internet để vào facebook và điện tử chiếm đến 90%, 10% còn lại dành cho những việc khác như học tập, mail, xem phim…Khi tìm đến Internet, mục đích thực sự, chủ yếu của các em vẫn chỉ là giải trí. Giải trí một cách hợp lý, vừa phải là điều rất có ích , cần thiết với học sinh. Điều đáng nói ở đây là có nhiều trường hợp mục đích chính đáng bị hoạt động giải trí lấn át. 2.2. Những ảnh hưởng của việc sử dụng Internet đến việc học tập của học sinh sinh viên Phân tích tính 2 mặt của internet đưa ra 10 tác động tích cực và 10 tác động tiêu cực được thể hiện chi tiết dưới đây NHÓM 7 D11VT3 Page 8 Từ kết quả phân tích trên, có thể nhận thấy rằng ở bình diện chung sinh viên đánh giá internet có những tác động tích cực nhiều hơn những tác động tiêu cực, thể hiện qua tỷ lệ trải nghiệm đúng ở các mặt tích cực cao hơn tỉ lệ này ở các mặt tiêu cực. Cụ thể, có đến 7 tác động tích cực nhận được tỷ lệ đồng thuận của trên 60% sinh viên. Ngược lại, số lượng tác động tiêu cực nhận được tỷ lệ đồng thuận của trên 60% sinh viên chỉ có NHÓM 7 D11VT3 Page 9 một, đó là tác động “mất thời gian làm việc khác” với tỷ lệ 62,6%. Mặt dù các tác động khác có tỷ lệ sinh viên đồng thuận thấp nhưng cũng rất đáng quan tâm, đặc biệt tác động “bị mỏi mệt/bệnh” chiếm tỷ lệ 45,4% và tác động “kết quả học tập giảm sút” chiếm tỉ lệ 28,9% sinh viên. Tác động của Internet đến học tập của sinh viên Có những thảo luận liên quan đến mối quan hệ giữa việc sử dụng internet và kết quả học tập của sinh viên. Có người cho internet giúp sinh viên học tốt hơn, nhưng cũng có ý kiến cho rằng internet khiến sinh viên sao nhãng việc học tập dẫn đến việc sa sút kết quả học tập. Đóng góp vào tranh luận này, nghiên cứu này phân tích theo hai hướng. Thứ nhất, tính thời gian sử dụng internet trung bình của những sinh viên với kết quả học tập khác nhau, nghiên cứu này cho thấy sinh viên truy cập internet càng nhiều, kết quả học tập càng kém. Cụ thể, những sinh viên có học lực giỏi/xuất sắc có số giờ truy cập bình quân là 17,6 giờ/tuần, trong khi đó những sinh viên học yếu/kém có số giờ truy cập internet bình quân đến 31,9 giờ/tuần. Thứ hai, tính tỉ lệ từng mức độ thời lượng truy cập theo học lực sinh viên cũng cho kết quả tương tự, cụ thể rất ít sinh viên học xuất sắc/giỏi mà truy cập internet quá nhiều trên 4 giờ/ngày (chỉ chiếm tỷ lệ 9,1%), trong khi đó có đến 50% sinh viên yếu kém truy cập trên 4 giờ/ngày. Như vậy, dù sinh viên đánh giá cao vai trò của internet và trải nghiệm về mặt tích cực nhiều hơn, nhưng tác động quan trọng nhất của internet đối với sinh viên liên quan đến kết quả học tập lại nhận được một kết quả tiêu cực, cụ thể “sử dụng internet càng nhiều, kết quả học tập càng thấp”. NHÓM 7 D11VT3 Page 10 [...]... nhìn đúng và đầy đủ về những mặt tích cực cũng như tác hại của game online - Trong công tác quản lý cũng cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, ban, ngành, đặc biệt là Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, cần nhận thức sâu sắc được nhiệm vụ cụ thể của từng ngành để tránh chồng chéo, dẫn đến sơ hở, buông lỏng trong quản lý Những lợi ích về văn hóa, giáo dục và an ninh... điểm quản lý nhà nước về thông tin trên mạng Interenet là cần thiết vì lợi ích chính đáng của cá nhân, lợi ích chung của xã hội - Cần những quy định pháp luật cụ thể về quyền và nghĩa vụ của chủ thể cung cấp thông tin, chủ thể tiếp nhận thông tin trên mạng Đây là cơ sở pháp lý quan trọng để thực hiện quyền tự do ngôn luận của cá nhân, đồng thời có tác dụng giáo dục văn hóa ứng xử trong môi trường mạng... tiếp tay cho việc truyền bá những thông tin độc hại, đồi trụy vào mạng Internet quốc gia, ảnh hưởng tới người dân, đặc biệt là lớp trẻ Sự phân cấp trong quản lý của mỗi ngành đều phải dựa trên nghiên cứu khoa học và những kinh nghiệm rút ra trong thực tế nhằm đạt được hiệu quả tối đa Giải pháp đối với công tác giáo dục và đào tạo về Internet Tăng cường chất lượng và số lượng giáo viên giảng dạy tin... bắt buộc trong chương trình giáo dục phổ thông; đảm bảo 100% các nhà trường, các cơ sở đào tạo có Trang thông tin điện tử - Triển khai và xây dựng chương trình giảng dạy tin học ở bậc tiểu học và trung học cơ sở phù hợp với lứa tuổi và khả năng nhận thức của học sinh, chú trọng đến các kỹ năng thực hành Quan tâm phát hiện sớm những em có năng khiếu về tin học để có chính sách bồi dưỡng, đào tạo và có... Việc quá lạm dụng Internet trong giải trí cũng dễ dẫn đến những ảnh hưởng xấu đối với sức khỏe của người sử dụng Tuy chưa có những báo cáo chính thức của các cơ quan chức năng về sự ảnh hưởng của Internet đến sức khỏe của giới trẻ, song trong thực tế đã ghi nhận được một số trường hợp thanh thiếu niên có những hiện tượng bệnh lý có liên quan đến Internet Tuy nhiên trong cuộc khảo sát, trong số 1.000... những người trẻ, học sinh hay sinh viên, tự mỗi người hãy biết cách vận dụng internet như thế nào sao cho mang lại kết quả tốt nhất cho cuộc sống của chúng ta 2 Khuyến nghị Thực trạng sử dụng Internet của học sinh, sinh viên hiện nay và tác động của nó ngầm nói lên rằng cần nghiên cứu và áp dụng những biện pháp quản lý hiệu quả hơn Trong việc quản lý người dùng Internet đặc biệt là đối tượng trẻ, nhạy... điều cần phải “ngăn cấm” Cha mẹ cần phải kịp thời phát hiện và ngăn chặn những biểu hiện, hành vi không lành mạnh do ảnh hưởng từ những nội dung độc hại trên mạng Đồng thời, cần chọn lọc kênh thông tin lành mạnh, bổ ích để hướng dẫn cho con em nên xem, đọc và chơi gì; giải thích rõ tại sao không nên và dẫn chứng những tác hại của các loại thông tin xấu, chứ không đơn thuần là cấm mà không giải thích,... chung, internet đã,đang, và sẽ luôn có sức ảnh hưởng nhất định đối với cuộc sống của chúng ta, nó kết nối mọi người trên thế giới này lại với nhau, giúp nhân loại tiến lại gần nhau hơn Nó là phương tiện để chúng ta làm việc đạt được hiệu quả hơn nếu chúng ta biết tận dụng nó Internet có cả tác động hai mặt tích cực hay tiêu cực Đối với mỗi chúng ta việc vận dụng Internet vào trong cuộc sống của mỗi... biểu của các em Đối với học sinh, biết sử dụng Internet ở mức độ vừa phải, cân bằng việc học tập và các hoạt động khác là điều được chính các em đánh giá cao hơn Ảnh hưởng đến nhận thức của học sinh Internet có khả năng tác động trực tiếp đến tâm lý, tình cảm của đối tượng sử dụng nó ở mức độ khác nhau Tuy vậy Internet khác biệt ở chỗ : đây là phương tiện truyền thông đa chiều, chính mỗi người truy cập... người mang lại kết quả tốt hay xấu là do cách chúng ta sử dụng Internet như thế nào mà thôi Thế nên cũng đừng nên đề cao hay chỉ trích Internet và những hệ lụy của nó gì cả Cuộc sống này là của chúng ta, chúng ta phải làm chủ cuộc sống của chính chúng ta, Internet cũng chỉ là một sản phẩm của chúng ta, là một trong những phương tiện mà chúng ta sử dụng hàng ngày, giúp ta hoàn thiện cuộc sống của mình Thế . phổ biển trong giới trẻ hiện nay. - Việc sử dụng Internet ảnh hưởng đến thời gian và mức độ hứng thú của giới trẻ trong học tập, làm việc và đời sống. 5. Phương pháp nghiên cứu Sử dụng các. sử dụng internet đã lên tới 31,1 triệu người, chiếm tỷ lệ 35,49% dân số. Việt Nam ứng thứ 18/20 quốc gia có số người sử dụng Internet lớn nhất thế giới, ứng thứ 8 trong khu vực Châu Á và ứng. các viện nghiên cứu và các trường đại học của người dùng cá nhân , và các chính phủ trên toàn cầu “ Trong những năm vừa qua, sự phát triển vượt bậc của công nghệ thông tin và đặc biệt là internet