1. Trang chủ
  2. » Tài Chính - Ngân Hàng

TÌM HIỂU nền KINH tế NHẬT bản HIỆN NAY

27 3,4K 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 27
Dung lượng 180,68 KB

Nội dung

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP.HCM KHOA KINH TẾ - CƠ SỞ THANH HÓA  BÀI TIỂU LUẬN ĐỀ TÀI: TÌM HIỂU NỀN KINH TẾ NHẬT BẢN HIỆN NAY Giảng viên HD : Sinh viên TH : MSSV : Lớp : THANH HÓA, THÁNG 10 NĂM 2014 1 1 MỞ ĐẦU 1. Đôi nét về Nhật Bản trước thời kỳ 1952 – 1973 và lý do chọn đề tài: Nói tới Nhật Bản, không ít nhà nghiên cứu phương Tây cho rằng sự thành công trong phát triển kinh tế của Nhật Bản là kết quả của sự kết hợp khéo léo giữa “công nghệ phương Tây” và “tính cách Nhật Bản”. Trải qua những bước thăng trầm trong lịch sử, sự lớn mạnh của nền kinh tế đã làm cho Nhật Bản trở thành một trong những trung tâm kinh tế tài chính lớn nhất thế giới. Tại sao nước đi sau trên con đường tư bản chủ nghĩa - chìm đắm trong chế độ phong kiến lại vươn lên và phát triển mạnh mẽ đến vậy? Chúng ta sẽ cùng nhau đi sâu phân tích những đặc điểm dẫn tới sự phát triển thần kỳ của Nhật Bản (1952-1973). Nhật Bản nằm ở phía đông đại lục Âu Á với tổng diện tích là 377815 km 2 . Dân số Nhật Bản: 122,2 triệu người (vào năm 1987). Trong đó 99% là người Nhật . Điều kiện tự nhiên của Nhật Bản rất khắc nghiệt: thiên tai, bão lũ, động đất xảy ra thường xuyên. Hơn 2/3 diện tích Nhật Bản là đồi núi trong đó có hơn 30 ngọn núi lửa, đất đai trồng trọt ít, tài nguyên khoáng sản hầu như không có gì. Đặc biệt sau khi chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, nền kinh tế bị lâm vào khủng hoảng nhiêm trọng: 34% máy móc. 25% công trình xây dựng, 81% tàu biển bị phá hủy, sản xuất công nghiệp tháng 8-1945 tụt xuống còn vài phần trăm so với một vài năm trước đó, và chỉ bằng khoảng 10% mức trước chiến tranh (19344-1936), năng lượng thiếu, lạm phát nặng nề, 13,1 triệu người không có việc làm, đất nước bị quân đội Mỹ chiếm đóng Dù vậy, sau đó Nhật Bản vẫn vươn lên hàng các cường quốc thế giới, đứng thứ hai sau Mỹ. Đặc biệt là giai đoạn 1952 - 1973. Trong giai đoạn này nền kinh tế Nhật Bản phát triển với nhịp độ rất nhanh, tốc độ tăng tổng sản phẩm quốc dân thực tế thường ở mức cao nhất trong các nước tư bản. So với năm 1950, giá trị tổng sản phẩm trong nước năm 1973 tăng 20 lần ( từ 20 tỷ USD lên 502 tỷ USD), vượt Anh, Pháp, CHLB Đức. Nhật Bản đã dẫn đầu các nước tư bản về tàu biển, xe máy, máy ảnh, tivi, vận tải đường biển và nhanh chóng xây dựng nên các ngành kinh tế mũi nhọn dựa trên kĩ thuật công nghệ hiện đại. Nhật Bản đã khẳng định vị trí của mình và duy trì hình ảnh một siêu cường kinh tế khi bước vào thế kỷ XXI. CHƯƠNG 1. ĐẶC ĐIỂM CỦA NỀN KINH TẾ NHẬT BẢN GIAI ĐOẠN 1952-1973 Bằng sự cố gắng nỗ lực của toàn thể nhân dân với những chính sách và bước đi đúng đắn, Nhật Bản đã tạo nên một giai đoạn phát triển nhanh chóng với những biến đổi có tính chất liên tục và tăng nhanh về chất lượng. Về tốc độ tăng tổng sản phẩm quốc dân: Từ năm 1952 đến năm 1958 tăng 6,9% bình quân hàng năm, đến năm 1959 con số này là trên 10% và còn tăng liên tục trong những năm tiếp theo. Đến những năm 1970-1973, tốc độ tăng trưởng trung bình giảm xuống chỉ còn 7,8% nhưng vẫn cao hơn tiêu chuẩn quốc tế. Cơ cấu trong các ngành sản xuất có nhiều biến đổi ( bảng 1) BẢNG 1: Sản phẩm quốc dân thuần tuý của từng ngành sản xuất (Thể hiện qua chi phí của các yếu tố) (Đơn vị:Tỷ Yên. Tỷ trọng cấu thành: %) Ngành Năm 1952 Năm 1960 Năm 1968 Kim ngạch Tỉ trọng Kim ngạch Tỉ trọng Kim ngạch Tỉ trọng Nông lâm ngư nghiệp 1170 22.6 1941 14.6 4167 9.9 Khai mỏ 158 3.1 213 1.6 291 0.7 Công nghiệp chế tạo 1258 24.3 3891 29.3 12832 30.3 Xây dựng 201 3.9 733 5.5 2330 7.6 Điện lực, hơi đốt, cấp nước, vận tải, bưu điện 454 8.8 1224 9.2 3509 8.3 Thương nghiệp 844 16.3 2151 16.2 7413 17.5 Dịch vụ 1008 21.0 3141 23.6 10877 25.7 Tổng cộng 5173 100 13293 100 12299 100 (Nguồn “Niên báo thống kê thu nhập quốc dân” của Cục Kế hoạch kinh tế Nhật Bản) Năm 1952 tỉ trọng các ngành sản xuất thuộc khu vực I là 22,6% và có xu hướng giảm xuống, đến năm 1968 chỉ còn 9,9%. Ngược lại các ngành thuộc khu vực sản xuất thứ II ngày càng tăng, từ 40% năm 1952 đến 47% năm 1968. Còn khu vực sản xuất thứ III cũng tăng nhưng không nhiều: 39% (1952) lên 44% (1968). I. VỀ CÔNG NGHIỆP Tốc độ tăng trưởng công nghiệp thời kỳ 1950-1960 là 15,9% và trong thời kỳ 1960 - 1969 là 13,5%. Trong đó sự phát triển của các ngành công nghiệp chế tạo đóng vai trò hàng đầu trong sự phát triển kinh tế của Nhật Bản. 1. Về cơ cấu: Cùng với sự tăng trưởng kinh tế cao độ, từ những năm 1955 cơ cấu công nghiệp Nhật Bản tiến mạnh theo hướng công nghiệp hoá công nghiệp nặng và hoá chất với sự tăng nhanh về tỉ trọng : 48% năm 1951 đến 70% năm 1970. Cùng với đó là sự giảm mạnh của công nghiệp nhẹ : Từ khoảng 52% năm 1951 xuống còn 30% năm 1970. Chính sự công nghiệp hoá này là động lực cho sự tăng trưởng kinh tế Nhật Bản. Ngay chính trong các ngành công nghiệp nặng và hoá chất cũng có những sự biến đổi đáng kể. Tỉ trọng của nhóm ngành thuộc hệ vật liệu trong tổng giá trị của ngành công nghiệp chế tạo chiếm khoảng 26 - 27% (1951-1970). Mặt khác, tỉ trọng của nhóm ngành công nghiệp cơ khí tăng đáng kể từ 11% năm 1951 đến 24% năm 1960 và 32% năm 1970. Vì vậy, có thể khẳng định sự phát triển của công nghiệp nặng đạt được dựa trên cơ sở nòng cốt là phân ngành công nghiệp cơ khí . Bước vào thập kỉ 70, sự tăng trưởng cao độ đã bộc lộ những mâu thuẫn gay gắt đồng thời công nghiệp nặng và hoá chất bắt đầu xây dựng nền tảng cho việc chuyển hướng sang cơ cấu công nghiệp theo mô hình tiết kiệm tài nguyên và năng lượng. 2. Về quy mô : Đi đôi với sự thay đổi cơ cấu công nghiệp , quy mô của các công ty cũng có sự thay đổi. Từ năm 1955 đến 1970 tỉ trọng của các công ty vừa và nhỏ dưới 300 nhân viên có xu hướng giảm. Tuy nhiên, các công ty loại này vẫn chiếm tỉ trọng rất cao trong tổng số các loại công ty. Kim ngạch của chúng năm 1955 là 56,1% , năm 1965 là 49,9% và năm 1970 là 48,9%. Qua đó, chúng ta thấy rõ được xu hướng tập trung sản xuất và lực lượng sản xuất vào các công ty lớn. Đặc biệt là loại công ty trên 1000 nhân viên có tỷ trọng liên tục gia tăng.Về tổng số lượng lao động năm 1955 chiếm 14,6% , năm 1965 là 16,6% và năm 1970 là 17,5%. Về kim ngạch bán ra năm 1955 chiếm 23,5% , năm 1956 là 28,4% và năm 1970 là 30%. Xét riêng năm 1970 là năm co tỷ trọng công nghiệp nặng và hoá chất đạt cao nhất. Các công ty nhỏ chiếm 90% tổng số các công ty nhưng chỉ chiếm 16% kim ngạch bán ra. Ngược lại, các công ty khổng lồ chỉ chiếm 0.1% tổng số nhưng lại chiếm 17,5% tổng số nhân viên và 30% kim ngạch bán ra. Điều này cho thấy độ tập trung rất cao. Cùng với đó là sự thống trị của một số ít các công ty khổng lồ về vốn và đầu tư. Năm 1969 , loại công ty có tiền vốn trên 1 tỷ Yên chỉ chiếm 0.13% tổng số công ty nhưng lại chiếm 60,5% tổng số vốn. Các công ty này kết hợp với nhau thành các tập đoàn tạo ra sức mạnh to lớn chi phối nền kinh tế. 3. Về phân bố : Từ năm 1955, việc phát triển với tốc độ cao đã được chú ý tới. Theo kế hoạch tăng gấp đôi thu nhập sản xuất công nghiệp được bố trí dọc hai tuyến Tokai và Sanyo. Các xí nghiệp nằm chủ yếu trên khu vực vành đai nhưng hạn chế những khu vực đã công nghiệp hoá. Cũng do kế hoạch này sự chênh lệch thu nhập giữa các vùng ngày càng tăng nên Nhật Bản đã đề ra những kế hoạch phát triển trọng điểm nhằm hạn chế tình trạng trên. Đó là những quy định về thành phố công nghiệp mới, những vùng công nghiệp hoá đặc biệt. Các thành phố công nghiệp mới cũng rất khác nhau tuỳ theo từng khu vực. Vùng Okayama-Mitzushima có nhiều nhà máy đi vào hoạt động. Ngược lại, vùng Hyuga- Nobeoka lại không có mấy xí nghiệp hoạt động. II. VỀ NÔNG NGHIỆP Sau chiến tranh thế giới lần thứ II, Nhật Bản đã có nhiều chính sách để phục hồi nền nông nghiệp. So với trước đây, nông nghiệp của Nhật Bản đã đạt được tốc độ phát triển chưa từng có. Năng suất lao động tăng. Từ năm 1952 đến năm 1972, tổng số thời gian lao động giảm 61% và năng suất lao động tăng 4,22%. Bên cạnh đó, cơ cấu sản phẩm nông nghiệp cũng có sự thay đổi: Chăn nuôi tăng mạnh, hoa quả và rau màu tăng đáng kể, gạo tăng ổn định, nuôi tằm giảm sút, các loại ngũ cốc khác và khoai giảm mạnh. Từ đó đã làm ảnh hưởng ít nhiều đến quá trình phát triển sản xuất nông nghiệp: năng suất và sản lượng lúa gạo tăng làm cho gạo dư thừa, dẫn tới phải điều chỉnh sản xuất gạo; Việc sản xuất các loại ngũ cốc không phải gạo, nhất là lúa mạch có xu hướng giảm mạnh. Sản xuất ngũ cốc bị thu hẹp và phương thức sản xuất kinh doanh nhỏ nên ngành chăn nuôi dựa vào thức ăn nhập khẩu, không dựa vào sản phẩm của đất đai, đã buộc trở thành ngành sản xuất mang tính gia công. Từ ba đặc điểm trên, chúng ta sự mất cân đối và đầy mâu thuẫn, có ngành dư thừa, có ngành suy thoái, có ngành chăn nuôi không dựa vào cơ sở trong nước lại phát triển mạnh. Xét toàn bộ sản xuất nông nghiệp, có thể nói mặc dù sản lượng và năng suất lên cao nhưng tự túc lương thực giảm đi rõ rệt. Chẳng hạn, năm 1960 mức tự túc đạt 90% đến năm 1972 chỉ còn 73%. Về tình hình sản xuất nông nghiệp : + Về đất đai : Từ năm 1960 số hộ nông dân đã giảm 14.6% nên diện tích đất canh tác bình quân nông hộ tăng từ 10%. Nhưng tỉ lệ đất canh tác lại giảm mạnh nên qui mô kinh doanh của nông hộ đã thu nhỏ. + Về sự biến đổi trong đầu tư vật tư và công cụ : lượng phân bón không giảm nhưng vị trí của nó giảm rõ rệt trong đầu tư, công cụ. Tỉ trọng của thức ăn gia súc và máy công nghiệp đã vượt chi phí cho phân bón. Sự thay đổi cơ cấu trong chi phí kinh doanh nông nghiệp sau chiến tranh có thể nói là do sự phát triển của cơ giới hoá nông nghiệp và sự gia tăng nhập khẩu thức ăn gia súc. Sự cơ giới hoá nông nghiệp có ý nghĩa quan trọng trong việc thúc đẩy sản xuất nông nghiệp. Năm 1955 có hai triệu máy tuốt hạt. Máy làm đất năm 1955 có 90.000 đến năm 1960 lên 520.000 năm 1965 vọt lên 2.520.000 Đến năm 1970 đã hoàn thiện kỹ thuật cơ giới hoá toàn bộ việc trồng và thu hoạch lúa. Nhưng khi quá trình cơ giới hoá bước vào giai đoạn qui mô lớn, rồi đến đồng bộ hoá, thì kiểu kinh doanh tiểu nông đã không còn thích ứng nữa, việc cơ giới hoá đã tiết kiệm được lao động và làm tăng sản lượng trong điều kiện có sự ra đi của lực lượng lao động, nhưng chính nó cũng gây ra những khó khăn to lớn trong phương thức kinh doanh tiểu nông. Nó chèn ép kinh tế tiểu nông và giảm tỉ xuất thu nhập nông nghiệp. Riêng về mặt sản xuất, nó phá hoại hợp lý của kỹ thuật tiểu nông lám đảo lộn trật tự môi trường giữ tự nhiên và sản xuất nông nghiệp. + Về cơ cấu nông nghiệp: Cơ cấu nông nghiệp không có gì thay đổi mặc dù có sự biến đổi ghê gớm của phương thức kinh doanh nông nghiệp cũng như của kinh tế nông nghiệp nói chung. + Về tình hình kinh doanh nông nghiệp sau chiến tranh: đã có sự biến đổi. Sản xuất hàng hoá tăng từ 57,9% năm 1951 lên 85,6% năm 1971. Có hai xu hướng trong các lĩnh vực sản xuất là lúa gạo và sản xuất rau, hoa quả, chăn nuôi. Trong thời gian từ năm 1965 đến năm 1970 các lĩnh vực này đã có sự chuyên môn hoá. Sự phát triển của ngành nông nghiệp đã kéo theo nhiều sự biến đổi trong xã hội. Đó là sự xuất hiện của nhiều loại người mới trong quá trình sản xuất nông nghiệp, sự ra đời của nhiều kiểu tổ chức sản xuất trên cơ sở kết hợp giữa các nông dân. Các tổ chức này rất đa dạng về hình thức do chúng ra đời ở các thời kỳ khác nhau. Năm 1972 có sự biến động lớn trong tình hình cung cấp lương thực thế giới, giá ngũ cốc tăng vọt. Điều này đã làm cho nền sản xuất lương thực trong nước đã được chú ý nhiều hơn. III. VỀ GIAO THÔNG VẬN TẢI Cùng với sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế nhu cầu về giao thông vận tải cũng tăng nhanh. Các phương tiện vận chuyển trong thời kỳ này cũng phát triển nhanh về số lượng. Đặc biệt, do Nhật Bản là một quần đảo lớn nên giao thông đường biển rất phát triển. Đến những năm 70, Nhật Bản đứng đầu các nước tư bản về vận tải đường biển. IV.VỀ NGOẠI THƯƠNG: Đây được coi là nhịp thở của nền kinh tế Nhật Bản. Từ năm 1950 đén năm 1971, kim ngạch ngoại thương tăng 25 lần từ 1,7 tỉ USD lên 43,6 tỉ USD. Trong đó xuất khẩu tăng lên 30 lần, nhập khẩu tăng 21 lần. Khối lượng xuất khẩu của ngành công nghiệp nặng và hoá chất tăng thêm 10% từ 62,4% năm 1965 lên 73% năm 1970. Đặc biệt là sự tăng nhanh của phân ngành cơ khí. Bảng 2 : Cơ cấu sản phẩm xuất khẩu (Đơn vị :%) Phân loại Năm 1960 Năm 1965 Năm 1969 Năm 1972 Tổng loại 100 100 100 100 Thực phẩm 6.3 4.1 3.6 2.3 Nguyên nhiên liệu 2.1 1.5 1.1 0.9 Hàng công nghiệp nhẹ 47.0 31.8 25.5 18.8 Hàng công nghiệp nặng, hoá chất 44.0 62.0 69.2 77.1 Các loại khác 0.4 0.6 0.6 0.9 (Nguồn “Tình hình ngoại thương nước ta” của Bộ Tài chính Nhật Bản ) 1. Về thanh toán quốc tế: Trải qua nhiều bước thăng trầm, đó là những biến đổi có tính chất chu kỳ. Sau chiến tranh thế giới lần thứ 2, thanh toán quốc tế đã trở thành vấn đề quan trọng đối với nhiều nước và đặc biệt nó đã trở thành nguyên nhân quan trọng ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế Nhật Bản. Năm 1952, khi chiến tranh Triều Tiên kết thúc, cuộc chạy đua vũ trang chậm lại. Vì thế, xuất khẩu của Nhật Bản giảm sút cả về chất lượng và giá cả. Còn nhập khẩu thì vẫn tăng do đầu tư và tiêu dùng không giảm. Cán cân ngoại thương thâm hụt lớn. Chính phủ buộc phải trở lại chính sách thắt chặt tiền tệ vào tháng 10/1953. Đến năm 1954, nhập khẩu đã giảm, xuất khẩu được mở mộng, cán cân thanh toán dư thừa. Đến những năm 1956-1960, xuất khẩu tăng liên tục làm cho dự trữ ngoại tệ tăng lên, đạt 1,8 tỷ USD năm 1960. Từ đó sản xuất và tiêu dùng cũng được đẩy mạnh. Bước vào năm 1961, nhờ chính sách tăng trưởng kinh tế cao độ, hoạt động đầu tư trở nên sôi nổi. Vì thế, nhập khẩu tăng, bên cạnh đó xuất khẩu gặp khó khăn, cán cân thương mại lại thâm hụt lớn Qua nhiều lần biến đổi đến năm 1969 bắt đầu có xu hướng dư thừa ổn định. Từ năm 1970, hoạt động xuất khẩu đựơc đẩy mạnh, đặc biệt là sang Mỹ đạt tốc độ trên 20%. Đồng [...]... tăng trưởng “thần kì” của Nhật Bản thời kì 1952-1973 KẾT LUẬN Sau những năm khủng hoảng đầu thế kỉ XXI, hiện nay nền kinh tế Nhật Bản có xu hướng phục hồi, dần thoát khỏi trì trệ và sẽ phát triển bền vững hơn Nền kinh tế Nhật Bản sớm thoát khỏi khủng hoảng kinh tế thế giới là do có những chính sách kinh tế hợp lí bên cạnh đó nền tảng nền kinh tế cũng đóng vai trò quan trọng và nền tảng đó được hình thành... đến tốc độ phát triển kinh tế của Nhật sau chiến tranh IV VAI TRÒ ĐIỀU TIẾT KINH TẾ CỦA NHÀ NƯỚC Ngay sau khi chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, chính phủ Nhật Bản đã thực hiện hàng loạt biện pháp để đẩy mạnh sự tự do hoá nền kinh tế phát triển theo cơ chế thị trường kết hợp với sự điều tiết của nhà nước thông qua chính sách kinh tế vĩ mô Nhà nước đã tạo ra môi trường kinh tế thuận lợi cho sự tăng... triển kinh tế “thần kì” năm 1952 - 1973 Giai đoạn phát triển kinh tế “thần kì” năm 1952 - 1973 của Nhật Bản đã để lại cho các quốc gia đi sau một bài học kinh nghiệm quý giá về phát triển kinh tế Riêng với nước ta đang trong qua trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa, cần tận dụng mọi nguồn lực để phát triển kinh tế trong công cuộc đổi mới đất nước .Nhật Bản là một tấm gương trong việc tổ chức phát triển kinh. .. kinh tế Những bài học về huy động vốn và sử dụng vốn, kết hợp khéo léo cấu trúc kinh tế 2 tầng, mở rộng thị trường trong và ngoài nước, vai trò điều tiết kinh tế của nhà nước là vô cùng quý giá Bên cạnh đó, hiện nay Nhật bản là một trong những đối tác quan trọng của Việt Nam trên nhiều lĩnh vực Dựa vào mối quan hệ đối tác đó chúng ta cần phải học tập kinh nghiệm phát triển kinh tế để phát triển nền kinh. .. của nền kinh tế Nhật Bản Tuy nhiên, sự phát triển này cũng gặp khó khăn và biến động Từ năm 1951 đến năm 1973 đã có tất cả 7 thời kỳ ổn định và 8 lần suy thoái Sự tăng trưởng cao độ luôn đi liền với lạm phát kéo dài Nhưng dù sao đây cũng là giai đoạn Nhật Bản phát triển thần kỳ với tốc độ chưa từng có Nó đã góp phần khôi phục kinh tế sau chiến tranh và đưa Nhật Bản trở thành một cường quốc kinh tế trên... nét đặc trưng của kinh tế Nhật Bản Chính nó đã tạo ra nguồn vốn hết sức quan trọng cho tu bản độc quyền Nhật Bản sử dụng để tái sản xuất mở rộng hay là nhân tố quan trọng nhất để đạt mức tích luỹ vốn cao và hạ giá thành sản phẩm, tăng sức cạnh tranh trên thị trường Để tạo vốn cho quá trình phát triển kinh tế , Nhật Bản đã chú ý khai thác và sử dụng tốt nguồn tiết kiệm cá nhân Ở Nhật Bản, mỗi gia đình... quốc dân ở Nhật Bản trong thời kỳ này nhìn chung thấp hơn so với các nước tư bản khác HẠN CHẾ TRONG GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN KINH TẾ NHẬT (GIAI ĐOẠN 1952-1973) Trong quá trình phát triển kinh tế Nhật Bản giai đoạn 1952-1973 đã đạt được những thành tựu vô cùng to lớn Tuy nhiên, ngay trong giai đoạn phát triển nhanh chóng này, nền kinh tế Nhật Bản đã phải đối mặt với những mâu thuẫn kinh tế... được đề cao Người Nhật ý thức sâu sắc rằng nhờ lao động mà con người và xã hội mới tồn tại và phát triển Họ luôn làm việc hết mình, tất cả phục vụ sự phát triển kinh tế của đất nước Với lòng ham mê như thế, người Nhật đã làm cho nền kinh tế phát triển tới mức cả thế giới phải khâm phục và học hỏi II DUY TRÌ MỨC TÍCH LUỸ CAO THƯỜNG XUYÊN, SỬ DỤNG VỐN CÓ HIỆU QUẢ Với nền kinh tế Nhật Bản thì việc tích... kinh tế trên thế giới Chương 2: NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN “THẦN KỲ” CỦA NỀN KINH TẾ NHẬT BẢN I PHÁT HUY VAI TRÒ NHÂN TỐ CON NGƯỜI Trước hết, chế độ giáo dục ở Nhật bản khá phát triển và hoàn thiện Kế thừa nền giáo dục của thời kỳ trước, từ sau chiến tranh thế giới thứ hai, Nhật Bản đã khổ cập giáo dục hệ 9 năm Người Nhật rất chú trọng đào tạo đội ngũ công nhân lành nghề, có đủ khả năng nắm bắt... Nhật Bản khá đông đảo, chất lượng cao đã góp phần vào sự phát triển nhảy vọt về kinh tế và công nghệ của đất nước Giới quản lý và kinh doanh của Nhật được đánh giá là những người sắc xảo, nhạy bén trong việc nẵm bắt thị trường, đổi mới phương pháp kinh doanh, đem lại thắng lợi cho các công ty Nhật Bản trên thị trường quốc tế Từ lâu, người Nhật được giáo dục theo đạo lý của đạo Khổng Trong thời kỳ hiện . TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP.HCM KHOA KINH TẾ - CƠ SỞ THANH HÓA  BÀI TIỂU LUẬN ĐỀ TÀI: TÌM HIỂU NỀN KINH TẾ NHẬT BẢN HIỆN NAY Giảng viên HD : Sinh viên TH : MSSV : Lớp. ngoài Khoảng năm 1953-1954, Nhật Bản đã phục hồi nền kinh tế, đạt mức trước chiến tranh. Cũng từ đó đến khoảng đầu thập kỷ 60, kinh tế Nhật Bản luôn phải đương đầu với nạn thâm hụt kinh niên trong cán. phương Tây” và “tính cách Nhật Bản . Trải qua những bước thăng trầm trong lịch sử, sự lớn mạnh của nền kinh tế đã làm cho Nhật Bản trở thành một trong những trung tâm kinh tế tài chính lớn nhất

Ngày đăng: 31/10/2014, 21:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w