Câu hỏi trắc nghiệm nguyên lý kế toán Chương 1 Một số vấn đề chung về kế toán Câu 1: Kế toán là: a. Một hệ thống thông tin b. Một công cụ quản lý c. Một môn khoa học d. a, b, b đều đúng Câu 2: Đối tượng sử dụng thông tin kế toán là: a. Các nhà quản trị doanh nghiệp b. Cơ quan thuế c. Các chủ nợ của DN d. a, b, b đều đúng Câu 3: Kế toán tài chính là phân hệ kế toán có các đặc điểm a. Thông tin về những sự kiện đả xảy ra b.Thông tin gắn liền với phạm vi toán DN c. Có tính pháp lệnh và phải có độ tin cậy cao d. a, b, b đều đúng Câu 4: Kế toán quản trị là phần hệ kế toán có các đặc điểm a. Thông tin về những sự kiện đang và sắp xảy ra b. Thông tin gắn liền với từng bộ phận, từng chức năng hoạt động c. Không mang tính pháp lệnh, có tình hình thích ứng và linh hoạt
Câu hỏi trắc nghiệm nguyên lý kế toán Chương 1 Một số vấn đề chung về kế toán Câu 1: Kế toán là: a. Một hệ thống thông tin b. Một công cụ quản lý c. Một môn khoa học d. a, b, b đều đúng Câu 2: Đối tượng sử dụng thông tin kế toán là: a. Các nhà quản trị doanh nghiệp b. Cơ quan thuế c. Các chủ nợ của DN d. a, b, b đều đúng Câu 3: Kế toán tài chính là phân hệ kế toán có các đặc điểm a. Thông tin về những sự kiện đả xảy ra b.Thông tin gắn liền với phạm vi toán DN c. Có tính pháp lệnh và phải có độ tin cậy cao d. a, b, b đều đúng Câu 4: Kế toán quản trị là phần hệ kế toán có các đặc điểm a. Thông tin về những sự kiện đang và sắp xảy ra b. Thông tin gắn liền với từng bộ phận, từng chức năng hoạt động c. Không mang tính pháp lệnh, có tình hình thích ứng và linh hoạt d. a, b, b đều đúng Câu 5: Cổ đông A góp vốn vào 1 Cty cổ phần bằng tiền mặt là 100 triệu đồng, ngoài ra còn nắm giữ một số tài sản khác. Như vậy, đối tượng kế toán ở công ty bao gồm: a. Toàn bộ tài sản mà ông A đang nắm giữ b. Chỉ có phần vốn góp của ông A c. Toàn bộ tài sản mà công ty đang nắm giữ (kể cả phần vốn góp của ông A) d. Toàn bộ tài sản mà công ty và ông A đang nắm giữ. Câu 6: Hai DN A và B được nhà nước lập ra hoạt động độc lập với nhau. Như vậy: a. A và B là 2 đơn vị kế toán b. A và B không phải là đơn vị kế toán c. A và B chỉ là một đơn vị kế toán d. a, b, b đều sai Câu 7: Một DN sản xuất bao gồm 3 phân xưởng sản xuất khác nhau. Vậy đơn vị kế toán được xác định là: a. Bản thân DN và từng phân xưởng SX b. Chỉ bao gồm các phân xưởng SX c. Chỉ có bản thân DN d. a, b, b đều sai Câu 8: Kỳ kế toán năm của một đơn vị kế toán được xác định là: a. Năm dương lịch b. Năm hoạt động c. Cả a, b đều đúng d. Có thể a hoặc b Câu 9: Khi bán hàng dù đã thu được tiền hoặc chưa thu được tiền đều phải được kế toán ghi nhận. Như vậy việc ghi nhận này dựa trên: a. Cơ sở tiền mặt b. Cơ sở dồn tích c. Cơ sở pháp lý d. a, b, b đều sai Câu 10: Các loại tài sản được ghi nhận theo giá gốc cho dù trong quá trình hoạt động có sự thay đổi của giá thị trường. Việc ghi nhận này xuất phát từ việc tuân thủ nguyên tắc a. Khách quan b. Nhất quán c. Giá gốc d. Hoạt động liên tục Văn Dương (QTKD 10) 1 Câu 11: Hai tài sản giống nhau được DN mua ở 2 thời điểm (hoặc 2 nơi khác nhau) nên có giá khác nhau. Như vậy khi ghi nhận giá trị của 2 tài sản này, kế toán phải tuân thủ: a. Hai tài sản giống nhau thì phải ghi cùng giá b. Căn cứ vào chi phí thực tế mà DN đã bỏ ra để có được tài sản c. Căn cứ vào sự thay đổi của giá trị trường d. a, b, b đều sai Câu 12: Việc ghi nhận 1 khoản lỗ nếu có bằng chứng cho thấy rằng khoản lỗ này có thể xảy ra là do xuất phát từ nguyên tắc a. Trọng yếu b. Phù hợp c. Thận trọng d. Giá gốc Câu 13: Đầu kỳ tài sản của DN là 1.000, trong đó vốn chủ sở hữu (VCSH) là 800. Trong kỳ hoạt động DN kinh doanh thu lỗ 150. Vậy tài sản và VCSH của DN lúc này là: a. 1.000 và 650 b. 850 và 800 c. 850 và 650 d. a, b, b đều sai Chương 2 Báo cáo kế toán Câu 14: Bảng cân đối kế toàn là bảng: a. Phản ánh chi tiết tình hình tài sản và nguồn vốn của DN tại 1 thời điểm b. Phản ánh chi tiết tình hình tài sản và nguồn vốn của DN trong 1 thời kỳ c. Phản ánh chi tiết tình hình kinh doanh của DN trong 1 thời kỳ d. Phản ánh một cách tổng quát tình hình tài sản và nguồn vốn của DN tại 1 thời điểm Câu 15: Tài sản của DN vào ngày 31/12 (đơn vị 1.000) Tiền mặt 4.000 Nguyên vật liệu 4.000 Khách hàng ứng trước 1.000 Vay ngắn hạn 3.000 Tài sản cố định 20.000 Nguồn vốn kinh doanh X Hao mòn TSCĐ 2.000 Vậy X là: a. 24.000 b. 28.000 c. 22.000 d. 26.000 Câu 16: Dựa vào tài liệu hãy xác định VCSH của DN: Ứng cho người bán 1.000 Tiền mặt 1.000 Tài sản cố định 20.000 Hàng hóa 8.000 Nợ vay 5.000 a. 23.000 b. 25.000 c. 35.000 d. 33.000 Câu 17: Bảng cân đối kế toán ngày 1/1 gồm: Tiền mặt 300, nợ người bán 800, tài sản cố định 2.200 và VCSH. Sau nghiệp vụ kinh tế phát sinh “vay ngắn hạn ngân hàng để mua nguyên liệu 500” thì VCSH và tổng tài sản sẽ là: a. 1.700 và 2.500 b. 2.500 và 3.000 c. 3.300 và 3.800 d. 1.700 và 3.000 Văn Dương (QTKD 10) 2 Câu 18: Trường hợp nào sau đây không làm thay đổi số tổng cộng của Bảng cân đối kế toán a. Vay ngắn hạn ngân hàng để trả nợ người bán 300 b. Mua hàng hóa chưa thanh toán 200 c. Xuất quỹ tiền mặt trả nợ vay ngân hàng 700 d. Tất cả các trường hợp trên Câu 19: Nếu có các số liệu tài sản và nguồn vốn như sau (đơn vị tính triệu đồng): Tiền mặt 20, hàng hóa 60, tài sản cố định hữu hình 100, hao mòn TCSĐHH 20, vay ngân hàng 20, nguồn vốn kinh doanh 110, thì lợi nhuận chưa phân phối sẽ là: a. 50 b. 30 c. 20 d. 10 Câu 20: Khi một nghiệp vụ kinh tế phát sinh chỉ liên quan đến 2 đối tượng: một là tài sản và một là nguồn vốn thì làm ảnh hưởng: a. Nếu tài sản tăng thì nguồn vốn tăng b. Nếu tài sản giảm thì nguồn vốn giảm c. Cả a, b đều sai d. Cả c, b đều đúng Câu 21: Vốn chủ sở hữu tăng khi: a. Dùng lợi nhuận bổ sung các quỹ b. Dùng lợi nhuận bổ sung thêm nguồn vốn kinh doanh c. Đầu tư thêm vốn d. Mua vật liệu Câu 22: Doanh nghiệp phát hành trái phiếu để tăng vốn hoạt động. Điều này làm cho: a. Nợ phải trả tăng thêm b. Nợ phải trả và tài sản tăng thêm c. Vốn chủ sở hữu tăng thêm d. Chỉ có tài sản tăng thêm Câu 23: Doanh nghiệp phát hành cổ phiếu để tăng vốn hoạt động. Điều này sẽ làm cho: a. Tài sản tăng thêm b. Vốn chủ sỡ hữu tăng thêm c. Tài sản và vốn chủ sỡ hữu tăng thêm d. Nợ phải trả tăng thêm Chương 3 Tài khoản và ghi sổ kép Câu 24: Tài khoản kế toán là: a. Phương pháp tổng hợp số liệu từ các sổ kế toán b. Phương pháp ghi nhận số tiền của NVKT c. Phương pháp phân loại NVKT theo từng đối tượng kế toán d. Phương pháp xác định giá trị của đối tượng kế toán Câu 25: Về hình thức biểu hiện thì tài khoản là a. Chứng từ kế toán b. Báo cáo kế toán c. Sổ kế toán d. Cả 3 đều đúng Câu 26: Nguyên tắc phản ánh trên các tài khoản tài sản: a. Bên Nợ: phản ánh số tài sản tăng trong kỳ b. Bên Có: phản ánh số tài sản giảm trong kỳ c. Cả a và b đều sai d. Cả a và b đều đúng Câu 27: Nguyên tắc phản ánh trên các tài khoản ngồn vốn: a. Bên Có: phản ánh số nguồn vốn giảm trong kỳ b. Bên Nợ : phản ánh số nguồn vốn tăng trong kỳ c. Cả a và b đều sai d. Cả a và b đều đúng Văn Dương (QTKD 10) 3 Câu 28: Cách tính số dư cuối kỳ của tài khoản phản ảnh tài sản: a. Số dư cuối kỳ = Số dư đầu kỳ + số phát sinh tăng – số phát sinh giảm b. Số dư cuối kỳ = Số dư đầu kỳ + số phát sinh Nợ – số phát sinh Có c. Cả a và b đều sai d. Cả a và b đều đúng Câu 29: Hãy cho phát biểu đúng đối với tài khoản phản ánh nguồn vốn: a. Phát sinh Nợ luôn luôn bằng phát sinh Có b. Phát sinh Có phản ảnh nguồn vốn giảm xuống c. Là tài khoản có số dư bên Nợ d. Phát sinh Nợ phản ảnh nguồn vốn giảm xuống Câu 30: Ghi sổ kép là phương pháp: a. Ghi số dư đầu kỳ vào các tài khoản b. Ghi số tiền của NVKT vào tài khoản c. Ghi số dư đầu kỳ, số phát sinh Nợ, số phát sinh Có, số dự cuối kỳ vào các tài khoản d. Ghi số tiền của NVKT phát sinh vào các tài khoản có liên quan Câu 31: Định khoản kế toán là việc: a. Ghi số tiền của NVKT vào tài khoản có liên quan b. Ghi số dư và số phát sinh vào các tài khoản có liên quan c. Phân loại các tài khoản theo yêu cầu ghi sổ d. Xác định quan hệ Nợ, Có của các tài khoản trong NVKT phát sinh Câu 32: Khi thực hiện phương pháp ghi sổ kép thì: a. Số dư đầu kỳ luôn luôn bằng số dư cuối kỳ b. Số dư cuối kỳ = số dư đầu kỳ + phái sinh Nợ - phát sinh Có c. Ghi số dư bên Nợ phải đi đôi với số dư bên Có d. Ghi Nợ luôn luôn đi đôi với ghi Có và số tiền ghi Nợ, ghi Có luôn luôn bằng nhau Câu 33: Ghi sổ kép luôn luôn liên quan đến a. 1 tài khoản b. 2 tài khoản c. từ 3 tài khoản trở lên d. từ 2 tài khoản trở lên Câu 34: Trong tài khoản có cân đối sau: a. Số phát sinh bên Nợ = số phát sinh bên Có b. Số dư Nợ = số dư Có c. Số dư đầu kỳ = số dư cuối kỳ d. Số dư đầu kỳ + phát sinh tăng trong kỳ = số dự cuối kỳ + số phát sinh giảm trong kỳ Câu 35: Trong các cân đối sau đây thì cân đối nào liên quan đến phương pháp ghi sổ kép: a. Tổng cộng tài sản = tổng cộng nguồn vốn b. Tổng số dư Nợ đầu kỳ các TK = Tổng số dư Có đầu kỳ các TK c. Tổng số phát sinh Nợ các TK = Tổng số phát sinh Có các TK d. a, b, c đều có liên quan Câu 36: Bảng cân đối tài khoản a. Phản ánh tình hình tài sản và nguồn vốn hiện có b. Phản ánh sự biến động của tài sản và nguồn vốn Văn Dương (QTKD 10) 4 c. Được dùng để kiểm tra số liệu ghi chép trên tài khoản d. Được dùng để ghi chép các NVKT Câu 37: Bảng tổng hợp chi tiết a. Dùng để tổng hợp các số liệu từ các chứng từ gốc b. Dùng để ghi chép chi tiết về sự biến động của tài sản c. Dùng để ghi chép chi tiết về sự tăng giảm nguồn vốn d. Dùng để kiểm tra, đối chiếu số liệu ghi chép của kế toán tổng hợp và kế toán chi tiết Câu 38: Tài khoản hao mòn tài sản cố định (214) là a. Tài khoản tài sản b. Tài khoản nguồn vốn c. Tài khoản điều chỉnh giảm tài sản d. Tài khoản điều chỉnh giảm nguồn vốn Câu 39: Tài khoản 214 – Hao mòn tài sản cố định: a. Có số dư Nợ b. Có số dư Có c. Có thể có số dư Nợ, có thể có số dư Có d. Không có số dư Câu 40: Khoản mục “Hao mòn tài sản cố định” được trình bày trên: a. Báo cáo kết quả kinh doanh b. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ c. Bảng cân đối kế toán, phần tài sản d. Bảng cân đối kế toán, phần nguồn vốn Câu 41: Trong nguyên tắc đánh số cho tài khoản thì số đầu tiên thể hiện: a. Số thự tự của tài khoản trong nhóm b. Loại tài khoản c. Nhóm tài khoản d. Câu a và b đúng Câu 42: Nhận vốn góp bằng tài sản cố định – nghiệp vụ này liên quan đến: a. TK tài sản cố định b. TK vốn góp liên doanh và TK tài sản cố định c. TK nguồn vốn kinh doanh và TK tài sản cố định d. TK vốn chủ sỡ hữu và TK tài sản cố định Câu 43: Xuất kho nguyên vật liệu để sản xuất SP. Nghiệp vụ này liên quan đến: a. TK chi phí SXKD dở dang b. TK nguyên vật liệu c. TK nguyên vật liệu và TK thành phẩm d. TK NVL và TK chi phí NVL trực tiếp Câu 44: Tiền lương phải thanh toán cho công nhân sản xuất SP được định khoản: a. Nợ TK “thành phẩm” 155 - Có TK “Phải trả người lao động” 334 b. Nợ TK “Phải trả người lao động” 334 - Có TK “tiền mặt” 111 c. Nợ TK “Chi phí nhân công trực tiếp” 622 - Có TK “Phải trả người lao động” 334 d. Nợ TK “Phải trả người lao động” 334 - Có TK “Chi phí nhân công trực tiếp” 622 Chương 4 Tính giá các đối tượng kế toán Câu 45: Tính giá các đối tượng kế toán là việc: a. Ghi nhận giá trị của đối tượng kế toán trên các sổ kế toán b. Xác định giá trị của các đối tượng kế toán phù hợp với các nguyên tác và quy định được nhà nước ban hành c. Ghi nhận theo giá thị trường cho các đối tượng kế toán khi lập báo cáo tài chính. d. a, b, c đều đúng Câu 46: Để thông tin kế toán có thể so sánh được thì khi tính giá đối tượng kế toán cần tuân thủ nguyên tắc: Văn Dương (QTKD 10) 5 a. Phù hợp b. Thận trọng c. Nhất quán d. Cả 3 nguyên tắc trên Câu 47: Mua một tài khoản cố định hữu hình với các số liệu như sau: Giá mua chưa thuế 10.000.000 đ, thuế GTGT khấu trừ 1.000.000 đ, chi phí vận chuyển 200.000đ, chi phí lắp đặt 100.000 đ, nguyên giá TSCĐHH được xác định là: a. 10.000.000 đ b. 10.300.000 đ c. 11.000.000 đ d. 11.300.000 đ Câu 48: Tình hình vật liệu như sau: Tồn đầu kỳ 200kg, đơn giá 1.000 đ/kg Nhập kho 300kg, đơn giá 1.200 đ/kg Chi phí vận chuyển 100 đ/kg. Nếu xuất kho 400kg tính theo phương pháp nhập trước – xuất trước thì trị giá vật liệu xuất kho là: a. 400.000 đ b. 420.000 đ c. 460.000 đ d. 480.000 đ Câu 49: Tình hình vật liệu như sau: Tồn đầu kỳ 200kg, đơn giá 1.000 đ/kg Nhập kho 300kg, đơn giá 1.200 đ/kg Chi phí vận chuyển 100 đ/kg. Nếu xuất kho 400kg tính theo phương pháp bình quân thì số liệu là: a. 400.000 đ b. 448.000 đ c. 472.000 đ d. 480.000 đ Câu 50: Mua nguyên vật liệu giá hóa đơn chưa thuế 3.000 kg x 15đ/kg; thuế GTGT 10%. Chi phí vận chuyển 300đ, tất cả trả bằng tiền mặt. Trong kỳ xuất kho 4.000kg để sử dụng, vật liệu xuất kho tính theo phương pháp LIFO. Giá trị NVL tồn kho đầu kỳ là 2.000kg x 16đ/kg. Vậy giá trị NVL tồn kho cuối kỳ là: a. 16.600 b. 16.900 c. 16.300 d. 16.000 Câu 51: Với giá trị hàng tồn kho đầu kỳ và giá trị hàng nhập kho cho sẵn a. Giá trị hàng tồn kho cuối kỳ càng cao, thì giá trị hàng xuất kho trong kỳ càng cao b. Giá trị hàng tồn kho cuối kỳ càng thấp, thì giá trị hàng xuất kho trong kỳ càng thấp c. Giá trị hàng tồn kho cuối kỳ càng cao, thì giá trị hàng xuất kho trong kỳ càng thấp d. a, b, c sai Câu 52: Tồn kho vật liệu đầu kỳ 4.000kg x 5đ/kg. Nhập kho giá chưa thuế 6.000kg x 6đ/kg, thuế GTGT 10%. Chi phí bốc vác giá chưa thuế 0,5đ/kg, thuế GTGT 5%. Vậy đơn giá bình quân vật liệu xuất kho là: a. 6,26 b. 5,9 c. 5,6 d. 7,1 Câu 53: Vật liệu tồn đầu kỳ 3.000kg x 8đ/kg. Nhập kho lần nhất, giá chưa thuế 4.000kg x 9đ/kg, thuế GTGT 10%. Nhập lần thứ hai giá chưa thuế 3.000kg x 7đ/kg, thuế GTGT 10%, chi phí vận chuyển 600đ. Vật liệu xuất khó 8.000kg, tính giá theo phương pháp FIFO. Vậy giá trị vật liệu xuất trong kỳ sẽ là: a. 71.300 b. 71.500 c. 67.200 d. 67.000 Câu 54: Tình hình vật liệu như sau Tồn đầu kỳ 200kg, đơn giá 1.000 đ/kg Nhập kho 300kg, đơn giá 1.200 đ/kg (giá mua) Chi phí vận chuyển 100 đ/kg. Nếu xuất kho 400kg tính theo phương pháp nhập sau – xuất trước thì trị giá vật liệu xuất kho là: a. 400.000 đ b. 480.000 đ c. 490.000 đ d. 520.000 đ Chương 5 Chứng từ kế toán – kiểm toán Câu 55: Chứng từ kế toán là: a. Những giấy tờ liên quan đến các hoạt động khác nhau trong DN Văn Dương (QTKD 10) 6 b. Những giấy tờ và vật mang tin phản ánh nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh và đã hoàn thành, làm căn cứ ghi sổ kế toán. c. a, b đúng d. a, b sai Câu 56: Chứng từ kế toán được trực tiếp lập ngau khi nghiệp vụ kinh tế phát sinh được gọi là: a. Chứng từ hướng dẫn b. Chứng từ ghi sổ c. Chứng từ gốc d. Chứng từ mệnh lệnh Câu 57: Loại chứng từ dùng để ghi nhận mệnh lệnh của cấp trên đã được thực hiện gọi là: a. Chứng từ chấp hành b. Chứng từ ghi sổ c. Chứng từ bên ngoài d. Chứng từ mệnh lệnh Câu 58: Trong các chứng từ sau, chứng từ nào được gọi là chứng từ mệnh lệnh a. Phiếu xuất kho b. Phiếu chi c. Phiếu thu d. Lệnh xuất kho Câu 59: Chứng từ mệnh lệnh dùng để: a. Ghi nhận lệnh SX, kinh doanh đã được thực hiện b. Tập hợp số liệu các chứng từ gốc cùng loại c. Làm căn cứ ghi sổ d. Truyền đạt các lệnh SX KD hoặc công tác nhất định Câu 60: Chứng từ kế toán, được xử lý theo trình tự sau: a. Kiểm tra, tổ chức luân chuyển, hoàn chỉnh, lưu trữ - bảo quản chứng từ b. Hoàn chỉnh, kiểm tra, tổ chức luân chuyển, hoàn chỉnh, lưu trữ - bảo quản chứng từ c. Kiểm tra, hoàn chỉnh, lưu trữ - bảo quản, tổ chức luân chuyển chứng từ d. Kiểm tra, hoàn chỉnh, tổ chức luân chuyển, lưu trữ - bảo quản chứng từ Câu 61: Những người nào phải chịu trách nhiệm về nội dung của chứng từ kế toán a. Người lập chứng từ kế toán b. Người ký duyệt chứng từ kế toán c. Những người khác ký tên trên chứng từ kế toán d. Tất cả Câu 62: Trong các nội dung sau hãy tìm ra câu sai: a. Chứng từ kế toán phải có đủ chữ ký b. Chữ ký trên chứng từ kế toán phải được ký bằng bút mực c. Có thể chữ ký kế toán bằng bút mực đỏ hoặc đóng dấu chữ ký khắc sẵn d. Chữ ký tên chứng từ kế toán của một người phải thống nhất Câu 63: Hoàn chỉnh chứng từ kế toán là: a. Kiểm tra tính chính xác của số liệu, thông tin trên chứng từ b. Thực hiện việc tính giá trên chứng từ và ghi sổ định khoản để hoàn thiện chứng từ c. a, b đúng d. a, b sai Câu 64: Kiểm kê tài sản là: a. Kiểm tra các số liệu ghi chép trên chứng từ kế toán b. Kiểm tra đối chiếu số liệu ghi chép giữa kế toán tổng hợp và kế toán chi tiết c. Kiểm tra các số liệu ghi chép trên các tài khoản d. Cân, đong, đo, đếm số lượng, xác định và đánh giá chất lượng, giá trị tài sản hiện có tại thời điểm kiểm kê để kiểm tra đối chiếu với số liệu trong sổ kế toán. Chương 6 Sổ kế toán – kỹ thuật ghi sổ, sửa sổ kế toán và các hình thức kế toán Câu 65: Nếu phân loại sổ kế toán theo cách ghi chép thì sổ cái trong hình thức kế toán nhật ký chung thuộc loại: Văn Dương (QTKD 10) 7 a. Sổ ghi theo thứ tự thời gian b. Sổ ghi theo hệ thống c. Sổ chi tiết d. Sổ liên hợp Câu 66: Nếu phân loại sổ kế toán theo cách ghi chép thì nhật ký chung thuộc loại: a. Sổ ghi theo thứ tự thời gian b. Sổ ghi theo hệ thống c. Sổ liên hợp d. Sổ chi tiết Câu 67: Sổ nhật ký chung nếu phân loại theo kiểu bố trí mẫu sổ thì thuộc loại: a. Sổ kiểu một bên b. Sổ kiểu hai bên c. Sổ kiểu nhiều cột d. Sổ kiểu bàn cờ Câu 68: Hình thức kế toán là mô hình tổ chức hệ thống sổ kế toán gồm các nội dung: a. Số lượng sổ và kết cấu các loại sổ b. Trình tự và phương pháp ghi vào từng loại sổ c. Mối quan hệ giữa các loại sổ với nhau d. Cả 3 đều đúng Câu 69: Việc lựa chọn hình thức kế toán cho một đơn vị phụ thuộc: a. Quy mô của đơn vị b. Đặc điểm hoạt động và sử dụng vốn c. Cả 2 điều kiện trên d. Không phụ thuộc vào điều kiện nào Câu 70: Sổ nhật ký – sổ cái là loại sổ kế toán: a. Ghi kết hợp theo thứ tự thời gian và theo hệ thống b. Sổ kế toán tổng hợp c. Sổ kiểu nhiều cột d. a, b, c đều đúng Câu 71: Sổ nhật ký chung là loại sổ kế toán a. Ghi theo thứ tự thời gian b. Sổ kế toán tổng hợp c. Sổ kiểu 1 bên d. a, b, c đúng Câu 72: Thông tin, số liệu trên sổ kế toán không được a. Ghi bằng bút chì b. Ghi xen thêm phía trên hoặc phía dưới c. Dùng bút xóa d. Tất cả các trường hợp trên Câu 73: Khi ghi sai quan hệ đối ứng của các tài khoản trong sổ kế toán, sửa bằng phương pháp: a. Cải chính b. Ghi số âm c. Ghi bổ sung d. a và b Câu 74: Nhập kho CCDC 30.000đ trả bằng tiền mặt. Kế toán ghi sai: Nợ TK 152: 30.000 Có TK 111: 30.000 Vậy để sửa chữa, kế toán phải thực hiện như sau: a. Nợ TK 111: 30.000 Có TK 152: 30.000 và Nợ TK 153: 30.000 Có TK 111: 30.000 b. Nợ TK 153: 30.000 Có TK 152: 30.000 c. Nợ TK 152: (30.000) Nợ TK 153: 30.000 d. Nợ TK 152: (30.000) Có TK 111: (30.000) và Nợ TK 153: 30.000 Có TK 111: 30.000 Chương 7 Kế toán các quá trình KD chủ yếu trong doanh nghiệp Câu 75: Chi phí SX SP bao gồm các khoản mục: a. Chi phí NVL trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp b. Câu a và chi phí quản lý DN c. Câu a và chi phí SX chung d. Câu a và chi phí tài chính Câu 76: Xuất kho NVL để SX SP. Trị giá NVL xuất kho được tính vào: a. Chi phí SX chung b. Chi phí quản lý DN c. Chi phí NVL trực tiếp d. Chi phí khác Văn Dương (QTKD 10) 8 Câu 77: Tiền lương phải thanh toán cho nhân viên phục vụ ở phân xưởng được tính vào: a. Chi phí nhân công trực tiếp b. Chi phí quản lý DN c. Chi phí SX chung d. Chi phí trả trước Câu 78: Khấu hao TSCĐ chuyên dùng cho SX SP được tính vào: a. Chi phí NVL trực tiếp b. Chi phí quản lý DN c. Chi phí SX chung d. Chi phí tài chính Câu 79: Tiền lương phải thanh toán cho bộ phận kế toán DN được tính vào: a. Chi phí nhân công trực tiếp b. Chi phí SX chung c. Chi phí quản lý DN d. Chi phí khác Câu 80: tại 1 DN có các tài liệu sau: - Chi phí SX dở dang đầu kỳ: 500.000 - Chi phí phát sinh trong kỳ: + Chi phí NVL trực tiếp: 4.000.000 + Chi phí nhân công trực tiếp: 1.000.000 + Chi phí SX chung: 800.000 + Chi phí quản lý DN: 1.200.000 + Chi phí bán hàng: 700.000 - Chi phí SX dở dang cuối tháng: 200.000 Vậy Tổng SP SX hoàn thành trong tháng là: a. 8.000.000 b. 7.300.000 c. 6.100.000 d. 5.300.000 Câu 81: Nguyên vật liệu xuất dùng 12.000.000 đ (trong đó dùng SXSP 11.000.000, quản lý DN 1.000.000) tiền lương công nhân trực tiếp SX 2.000.000 đ, các khoản trích theo lương tính vào chi phí là 19%, tổng chi phí SX chung 6.000.000đ. Vậy tổng chi phí SX phát sinh trong kỳ: a. 19.380.000 b. 19.500.000 c. 20.380.000 d.20.500.000 Câu 82: Chi phí vận chuyển, bốc dỡ vật liệu mua vào trả bằng tiền mặt. Kế toán định khoản: a. Nợ TK 1562 / Có TK 111 b. Nợ TK 627 / Có TK 111 c. Nợ TK 152 / Có TK 111 d. Nợ TK 642 / Có TK 111 Câu 83: Chi phí vận chuyển, bốc vác thành phẩm trong quá trình tiêu thụ trả bằng tiền mặt. ghi định khoản: a. Nợ TK 155 / Có TK 111 b. Nợ TK 627 / Có TK 111 c. Nợ TK 632 / Có TK 111 d. Nợ TK 641 / Có TK 111 Câu 84: Bán SP thu bằng tiền mặt, giá bán chưa thuế 1.000.000 đ, Thuế GTGT khấu trừ 10%, ghi định khoản: a. Nợ TK 111: 1.100.000/ Có TK 511: 1.100.000 b. Nợ TK 111: 1.100.000/ Có TK 155: 1.000.000 / Có TK 333: 100.000 c. Nợ TK 111: 1.100.000/ Có TK 511: 1.000.000 / Có TK 333: 100.000 d. Nợ TK 111: 1.100.000/ Có TK 511: 1.000.000 / Có TK 133: 100.000 Câu 85: Cuối kỳ, kết chuyển chi phí phát sinh để xác định kết quả KD, ghi định khoản: a. Nợ TK 911 / Có TK 621, 622, 627 b. Nợ TK 911 / Có TK 632, 641, 642 c. Nợ TK 632, 641, 642 / Có TK 911 d. Nợ TK 911 / Có TK 621, 622, 627, 632, 641, 642 Câu 86: Mua hàng hóa nhập kho trả bằng tiền mặt. Giá mua chưa thuế 5.000.000 đ, thuế GTGT khấu trừ 500.000đ, chi phí bốc vác 100.000 đ. Định khoản: a. Nợ TK 156 5.000.000 b. Nợ TK 156 5.100.000 Văn Dương (QTKD 10) 9 Nợ TK 133 500.000 Nợ TK 133 500.000 Nợ TK 641 100.000 Có TK 111 5.600.000 Có TK 111 5.600.000 c. Nợ TK 156 5.500.000 d. Nợ TK 156 5.100.000 Nợ TK 641 100.000 Nợ TK 333 500.000 Có TK 111 5.600.000 Có TK 111 5.600.000 Văn Dương (QTKD 10) 10 . Câu hỏi trắc nghiệm nguyên lý kế toán Chương 1 Một số vấn đề chung về kế toán Câu 1: Kế toán là: a. Một hệ thống thông tin b. Một công cụ quản lý c. Một môn khoa học d. a, b, b đều đúng Câu. liệu trong sổ kế toán. Chương 6 Sổ kế toán – kỹ thuật ghi sổ, sửa sổ kế toán và các hình thức kế toán Câu 65: Nếu phân loại sổ kế toán theo cách ghi chép thì sổ cái trong hình thức kế toán nhật ký. tượng kế toán Câu 45: Tính giá các đối tượng kế toán là việc: a. Ghi nhận giá trị của đối tượng kế toán trên các sổ kế toán b. Xác định giá trị của các đối tượng kế toán phù hợp với các nguyên