1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Đề kiểm tra 15 phút Vật Lý 9 (2011-2012)

6 2,6K 49

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 861,53 KB

Nội dung

TRƯỜNG THCS TRẦN QUÝ CÁP LỚP: 9/……… HỌ VÀ TÊN: ……………………………………… BÀI KIỂM TRA 15 PHÚT MÔN : VẬT LÝ 9 (Không kể thời gian giao đề) Đề A: Điền kết quả đúng nhất vào ô bài làm. 1. Một thanh sắt non và một thanh thép cho tiếp xúc với một nam châm vĩnh cửu. Khi không cho hai thanh trên tiếp xúc với thanh nam châm nữa thì: A. Chỉ có thanh thép còn từ tính. B. Chỉ có thanh sắt non còn từ tính. C. Cả hai mất từ tính. D. Cả hai thanh vẫn còn từ tính. 2. Nhìn vào đường sức từ của nam châm hình móng ngựa. Hãy cho biết các cực của nam châm và tại những vị trí nào của nam châm có từ trường đều. A. Cực Bắc tại A và từ trường đều ở giữa hai nhánh nam châm. B. Cực Bắc tại A và từ trường đều ở hai cực. C. Cực Bắc tại B và từ trường đều ở hai cực. D. Cực Bắc tại B và từ trường đều ở giữa hai nhánh nam châm. 3. Trên hình vẽ có vẽ kim nam châm sai chiều. Hãy chỉ ra đó là kim nam châm nào ? A. Kim nam châm số 1. B. Kim nam châm số 3. C. Kim nam châm số 2. D. Kim nam châm số 5. 4. Đoạn dây dẫn có dòng điện chạy qua. Hãy cho biết lực từ vẽ ở hình nào đúng? A. Hình a. B. Hình b. C. Hình c. D. Cả 3 hình a, b, c. 5. Hình biểu diễn nam châm luôn bị hút bởi ống dây CD. Thông tin nào sau đây là đúng? A. Trong ống dây, dòng điện chạy theo chiều từ C đến D. B. Trong ống dây không có dòng điện chạy qua. C. Trong ống dây, dòng điện chạy theo chiều từ D đến C. D. Dòng điện trong ống dây có chiều thay đổi liên tục. 6. Quan sát hình vẽ sau. Dòng điện chạy qua ống dây nào ? Chọn phương án đúng. A. Hình b. B. Cả a, b có dòng điện chạy qua. C. Hình a. D. Cả a, b không có dòng điện chạy qua. 7. Đưa từ cực của hai nam châm lại gần nhau. Hiện tượng nào sau đây có thể xảy ra ? A. Nếu đưa từ cực Bắc của nam châm thứ nhất lại gần từ cực Bắc của nam châm thứ hai, chúng sẽ đẩy nhau. B. Nếu đưa từ cực Bắc của nam châm thứ nhất lại gần từ cực Nam của nam châm thứ hai, chúng sẽ hút nhau. C. Nếu đưa từ cực Nam của nam châm thứ nhất lại gần từ cực Nam của nam châm thứ hai, chúng sẽ đẩy nhau. D. Tất cả đúng. 8. Xung quanh dây dẫn ở hình nào dưới đây có từ trường ? (AB, CD, EF là những đoạn dây dẫn) A. Hình b. B. Hình a. C. Hình c. D. Tất cả đúng. 9. Một nam châm điện gồm: A. Cuộn dây có lõi là một thanh sắt non. B. Cuộn dây có lõi là một thanh thép. C. Cuộn dây không có lõi. D. Cuộn dây có lõi là một thanh nam châm. 10. Theo quy tắc bàn tay trái thì ngón tay cái choãi ra chỉ chiều nào dưới đây? A. Chiều của lực từ tác dụng lên dây dẫn có dòng điện chạy qua. B. Chiều cực Nam đến cực Bắc của nam châm. C. Chiều dòng điện chạy qua dây dẫn. D. Chiều từ cực Bắc đến cực Nam của nam châm. BÀI LÀM: Câu1 Câu2 Câu3 Câu4 Câu5 Câu6 Câu7 Câu8 Câu9 Câu10 TRƯỜNG THCS TRẦN QUÝ CÁP LỚP: 9/……… HỌ VÀ TÊN: ……………………………………… BÀI KIỂM TRA 15 PHÚT MÔN : VẬT LÝ 9 (Không kể thời gian giao đề) Đề B: Điền kết quả đúng nhất vào ô bài làm. 1. Một kim bằng kim loại có thể quay quanh một trục thẳng đứng. Khi đưa một đầu của thanh nam châm lại gần kim, kim bị hút. Đổi cực của thanh nam châm và đưa lại gần kim, kim cũng bị hút. Hãy cho biết kim trên trục quay là gì? A. Kim bằng sắt. B. Kim bằng nhôm. C. Kim nam châm. D. Kim bằng đồng. 2. Trường hợp nào dưới đây có từ trường? A. Xung quanh nam châm. B. Xung quanh viên pin. C. Xung quanh thanh sắt. D. Xung quanh vật cách điện. 3. Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về đường sức? A. Bên ngoài một nam châm thì đường sức từ đi ra từ cực Bắc và đi vào từ cực Nam của nam châm đó. B. Chiều của đường sức từ hướng từ cực Bắc sang cực Nam của kim nam châm thử đặt trên đường sức từ đó. C. Tại bất kì điểm nào trên đường sức từ, trục của kim nam châm cũng tiếp xúc với đường sức từ đó. D. Với một nam châm, các đường sức từ không bao giờ cắt nhau. 4. Trên hình vẽ có vẽ kim nam châm sai chiều. Hãy chỉ ra đó là kim nam châm nào ? A. Kim nam châm số 2. B. Kim nam châm số 4. C. Kim nam châm số 3. D. Kim nam châm số 5. 5. Hình biểu diễn nam châm luôn bị hút bởi ống dây CD. Thông tin nào sau đây là đúng? A. Dòng điện trong ống dây có chiều thay đổi liên tục. B. Trong ống dây không có dòng điện chạy qua. C. Trong ống dây, dòng điện chạy theo chiều từ C đến D. D. Trong ống dây, dòng điện chạy theo chiều từ D đến C. 6. Hãy chọn phát biểu không đúng. A. Khi dòng điện chạy qua ống dây, ống dây bị nhiễm từ và cũng được sắt, thép hút. B. Ống dây có dòng điện chạy qua bị nhiễm từ, một dầu của ống dây là cực Nam và đầu kia là cực Bắc. C. Cũng như thanh nam châm, từ trường của ống dây là từ trường vĩnh cửu. D. Khi đổi chiều dòng điện thì chiều đường sức từ của ống dây cũng thay đổi. 7. Trong các trường hợp nào kể sau, lực điện từ tác dụng vào dây dẫn có dòng điện sẽ không đổi chiều? A. Đổi chiều dòng điện trong dây dẫn. B. Không có trường hợp nào. C. Đổi chiều từ trường. D. Đổi chiều đồng thời cả dòng điện và từ trường. 8. Từ trường của ống dây có dòng điện chạy qua mạnh nhất ở vị trí nào? A. Ở mọi điểm xung quanh ống dây. B. Gần hai đầu ống dây. C. Chính giữa ống dây. D. Ở hai đầu ống dây. 9. Hãy chọn câu phát biểu đúng. A. Đường sức từ của nam châm là hình vẽ những đường mạt sắt phân bố xung quanh thanh nam châm. B. Ở đầu cực của nam châm, các đường sức từ dày cho biết từ trường mạnh, càng xa nam châm, các đường sức từ càng thưa cho biết từ trường yếu. C. Người ta quy ước bên trong thanh nam châm : Chiều của đường sức từ hướng từ cực Nam sang cực Bắc ; bên ngoài thanh nam châm : Chiều của đường sức từ đi ra từ cực Bắc và đi vào ở cực Nam. D. Cả 3 phương án đúng. 10. Chiều của lực điện từ tác dụng lên một dây dẫn có dòng điện chạy qua đặt trong từ trường có đặc điểm nào dưới đây? A. Phụ thuộc cả vào chiều dòng điện và chiều đường sức từ. B. Phụ thuộc vào chiều dòng điện và không phụ thuộc vào chiều đường sức từ. C. Không phụ thuộc vào cả chiều dòng điện và chiều đường sức từ. D. Phụ thuộc vào chiều đường sức từ và không phụ thuộc vào chiều dòng điện. BÀI LÀM: Câu1 Câu2 Câu3 Câu4 Câu5 Câu6 Câu7 Câu8 Câu9 Câu10 TRƯỜNG THCS TRẦN QUÝ CÁP LỚP: 9/……… HỌ VÀ TÊN: ……………………………………… BÀI KIỂM TRA 15 PHÚT MÔN : VẬT LÝ 9 (Không kể thời gian giao đề) Đề C: Điền kết quả đúng nhất vào ô bài làm. 1. Đặt một thanh gỗ mỏng vào hai đầu cực của một thanh nam châm móng ngựa. Đưa chiếc đinh sắt lại gần sát hai đầu thanh gỗ thì: A. Đinh sắt bị hút. B. Đinh sắt bị đẩy. C. Đinh sắt không bị hút. D. Đinh sắt có lúc bị hút, có lúc bị đẩy. 2. Nhìn vào chiều của đường sức từ của nam châm thẳng. Hãy phân biệt các cực và cho biết từ trường mạnh tại đâu? A. Cực S tại B và từ trường mạnh tại hai đầu A, B. B. Cực S tại A và từ trường mạnh tại hai đầu A, B. C. Cực S tại B và từ trường chỉ mạnh tại B. D. Cực S tại A và từ trường chỉ mạnh tại A. 3. Trên hình vẽ có vẽ kim nam châm sai chiều. Hãy chỉ ra đó là kim nam châm nào ? A. Kim nam châm số 1. B. Kim nam châm số 5. C. Kim nam châm số 3. D. Kim nam châm số 2. 4. Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về các từ cực của ống dây có dòng điện chạy qua? A. Đầu có các đường sức từ đi vào là cực Bắc, đầu còn lại là cực Nam. B. Đầu có các đường sức từ đi ra là cực Bắc, đầu còn lại là cực Nam. C. Hai đầu của ống dây đều là cực Bắc. D. Hai đầu của ống dây đều là cực Nam. 5. Hình biểu diễn nam châm luôn bị hút bởi ống dây CD. Thông tin nào sau đây là đúng? A. Dòng điện trong ống dây có chiều thay đổi liên tục. B. Trong ống dây không có dòng điện chạy qua. C. Trong ống dây, dòng điện chạy theo chiều từ C đến D. D. Trong ống dây, dòng điện chạy theo chiều từ D đến C. 6. Người ta có thể chế tạo nam châm vĩnh cửu bằng cách đặt một thanh kim loại trong ống dây có dòng điện chạy qua, thanh kim loại bị nhiễm từ. Thanh kim loại được dùng là: A. Bất cứ thanh kim loại nào. B. Thanh đồng. C. Thanh thép. D. Thanh nhôm. 7. Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về từ trường? A. Từ trường có ở xung quanh Trái Đất. B. Từ trường là môi trường vật chất đặc biệt tồn tại xung quanh nam châm. C. Từ trường có thể tác dụng lực từ lên nam châm thử đặt trong nó. D. Tất cả đúng. 8. Hãy chọn câu phát biểu đúng. A. Để hình dung ra từ trường và nghiên cứu từ tính của nó ta dùng từ phổ. B. Ta không nhận biết từ trường bằng mắt thường. C. Xung quanh nam châm, xung quanh dòng điện có từ trường. D. Cả 3 phương án đúng. 9. Theo quy tắc bàn tay trái thì ngón tay cái choãi ra chỉ chiều nào dưới đây? A. Chiều của lực từ tác dụng lên dây dẫn có dòng điện chạy qua. B. Chiều cực Nam đến cực Bắc của nam châm. C. Chiều dòng điện chạy qua dây dẫn. D. Chiều từ cực Bắc đến cực Nam của nam châm. 10. Đoạn dây dẫn có dòng điện chạy qua. Hãy cho biết lực từ vẽ ở hình nào đúng A. Hình c. B. Hình a. C. Hình b. D. Cả 3 hình a, b, c. BÀI LÀM: Câu1 Câu2 Câu3 Câu4 Câu5 Câu6 Câu7 Câu8 Câu9 Câu10 . Câu5 Câu6 Câu7 Câu8 Câu9 Câu10 TRƯỜNG THCS TRẦN QUÝ CÁP LỚP: 9/ ……… HỌ VÀ TÊN: ……………………………………… BÀI KIỂM TRA 15 PHÚT MÔN : VẬT LÝ 9 (Không kể thời gian giao đề) Đề B: Điền kết quả. Câu5 Câu6 Câu7 Câu8 Câu9 Câu10 TRƯỜNG THCS TRẦN QUÝ CÁP LỚP: 9/ ……… HỌ VÀ TÊN: ……………………………………… BÀI KIỂM TRA 15 PHÚT MÔN : VẬT LÝ 9 (Không kể thời gian giao đề) Đề C: Điền kết quả đúng. TRƯỜNG THCS TRẦN QUÝ CÁP LỚP: 9/ ……… HỌ VÀ TÊN: ……………………………………… BÀI KIỂM TRA 15 PHÚT MÔN : VẬT LÝ 9 (Không kể thời gian giao đề) Đề A: Điền kết quả đúng nhất vào ô bài làm.

Ngày đăng: 31/10/2014, 05:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w