SUY THOÁI ĐẤT VIỆT NAM

8 6.5K 157
SUY THOÁI ĐẤT  VIỆT NAM

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Việt Nam là một nước nằm trong vùng nhiệt đới, mưa nhiều cộng với tình trạng canh tác lạc hậu lâu dài đã dẫn đến tình trạng thoái hóa đất tăng nhanh và nghiêm trọng. Theo kết quả điều tra mới nhất, diện tích đất đai bị thoái hoá ở Việt Nam hiện nay đã lên tới 9,34 triệu ha, lớn hơn gấp 5 lần so với diện tích tự nhiên của tỉnh Nghệ An, tỉnh có diện tích tự nhiên lớn nhất cả nước.

MỤC LỤC 1 I. ĐẶT VẤN ĐỀ Đất là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống. Đất phục vụ cho con người ở nhiều lĩnh vực như nông nghiệp, công nghiệp, xây dựng, giao thông Trong sản xuất nông nghiệp, đất vừa là đối tượng lao động, vừa là tư liệu sản xuất. Tuy nhiên, do sức ép của sự bùng nổ dân số và sự phát triển theo hướng công nghiệp hoá, đô thị hoá, con người đã khai thác đất đai quá mức. Việc chặt phá rừng, chăn thả, quảng canh, thiếu hụt quản lý, giám sát, áp dụng các biện pháp bảo vệ đất đai, cùng với tác động của các quá trình tự nhiên như rửa trôi, xói mòn, phèn hoá, mặn hoá, sa mạc hoá, lầy hoá… đã dẫn đến sự thoái hoá đất trên quy mô toàn cầu, đặt loài người trước những thách thức quyết liệt trong cuộc đấu tranh với thiên nhiên và chính bản thân mình để giải quyết những vấn đề sinh tồn: Lương thực, năng lượng, môi trường. Việt Nam là một nước nằm trong vùng nhiệt đới, mưa nhiều cộng với tình trạng canh tác lạc hậu lâu dài đã dẫn đến tình trạng thoái hóa đất tăng nhanh và nghiêm trọng. Theo kết quả điều tra mới nhất, diện tích đất đai bị thoái hoá ở Việt Nam hiện nay đã lên tới 9,34 triệu ha, lớn hơn gấp 5 lần so với diện tích tự nhiên của tỉnh Nghệ An, tỉnh có diện tích tự nhiên lớn nhất cả nước. Vì vậy, việc đánh giá đúng về hiện trạng sử dụng đất, quy mô, mức độ thoái hoá cùng với các nguyên nhân và hậu quả của chúng là sự cần thiết. Do đó, tôi tiến hành đề tài: “ Suy thoái đất ở Việt Nam và các biện pháp phòng chống” 2 II. NỘI DUNG 2.1 Suy thoái đất là gì Suy thoái đất là quá trình làm mất đi cân bằng dinh dưỡng của đất do tác động của tự nhiên và con người. Trong một vùng có thể có nhiều quá trình đồng thời diễn ra làm suy thoái đất. Đất đồi núi có thể bị thoái hoá do xói mòn, rửa trôi, bạc màu hóa, chua hoá… Đất bị suy thoái sẽ làm cho tính chất vật lý, hoá học và sinh học của đất trở nên xấu, khả năng sản xuất của đất bị suy giảm dẫn đến làm tăng diện tích đất trống đồi núi trọc…, gây nguy hiểm cho hệ sinh thái và môi trường Một loại đất bị suy thoái nghĩa là bị suy giảm hoặc mất đi:  Độ phì đất: Các chất dinh dưỡng, cấu trúc đất, thay đổi Ph đất  Khả năng sản xuất: các lạo cây trồng, các loại vật nuôi  Cảnh quan sinh thái: Rừng tự nhiên, rừng trồng, hệ thống cây trồng  Hệ sinh vật: cây – con  Môi trường sống của con người: Cây xanh, nguồn nước, không khí 2.2 Hiện trạng suy thoái đất ở Việt Nam Ở nước ta, diện tích đất tự nhiên có khoảng 33 triệu ha (xếp thứ 58/200 nước), trong đó có 22 triệu ha đất phát triển tại chỗ và 11 triệu ha đất bồi tụ. Bình quan đất tự nhiên theo đầu người rất thấp: 0.44 ha/người (2001), bằng 1/6 mức bình quân của thế giới. Bình quân đất nông nghiệp chỉ khoảng 0,12 ha/ người. Đa số diện tích chưa sử dụng nằm ở vùng đất trống đồi núi trọc. Đây cũng là đối tượng khai hoang mở rộng diện tích đất nông nghiệp trong nước ta. Trong tổng diện tích đất chưa sử dụng thì khoảng 8 triệu ha có thể sử dụng cho lâm nghiệp, chỉ có gần 3 triệu ha dùng cho nông nghiệp. Như vậy trong tương lai diện tích đất nông nghiệp tối đa cũng chỉ có khoảng 12 triệu ha. Khi ấy diện tích đất nông nghiệp bình quân trên đầu người ở nước với tỷ lệ tăng dân số như hiện nay thì vẫn không vượt qua ngưỡng 1.300 m 2 . Con số này thấp hơn nhiều so với tính toán của tổ chức Nông lương Liên hiệp Quốc (FAO) là với trình độ sản xuất như hiện nay trên thế giới mỗi đầu người cần có 4000 m 2 đất canh tác. Do điều kiện thiên nhiên, nước ta nằm ở vùng nhiệt đới, gió mùa, mưa nhiều, nhiệt độ không khí cao, sự khoáng hoá mạnh, dễ bị rửa trôi, xói mòn, dễ bị thoái hoá, môi trường đất rất dễ nhạy cảm với mọi diễn biến của môi trường sinh thái và khó khôi phục lại trạng thái ban đầu. Cùng với sự gia tăng dân số mạnh và kỹ thuật canh tác lạc hậu kéo dài và do hậu quả của chiến tranh, đã làm trầm trọng hơn nhiều vấn đề môi trường đất. Cụ thể từ 3 những quan trắc trong nhiều năm qua cho thấy thoái hóa đất là xu thế phổ biến đối với nhiều vùng rộng lớn, đặc biệt là vùng đồi núi, nơi tập trung hơn ¾ quỹ đất, nơi cân bằng sinh thái bị phá vỡ nghiêm trọngdo không có rừng che phủ. Trung bình từ năm 1960 đến nay hàng năm đất nông nghiệp miền núi mất khoảng 1,5 cm đất mặt [Error: Reference source not found]. Tại nhiều vùng sự suy thoái đất còn kéo theo sự suy thoái về hệ thực vật, động vật và môi trường, đồng thời làm cho diện tích đất nông nghiệp trên đầu người giảm xuống đến mức báo động. Theo kết quả điều tra mới nhất, trong số 21 triệu ha đất đang được sử dụng trong canh tác nông, lâm nghiệp ở Việt Nam, phần lớn diện tích có hàm lượng dinh dưỡng thấp. Đặc biệt tổng diện tích đất đai bị thoái hoá ở Việt Nam hiện nay đã lên tới 9,34 triệu ha, lớn hơn gấp 5 lần so với diện tích tự nhiên của tỉnh Nghệ An, tỉnh có diện tích tự nhiên lớn nhất cả nước. Trong số 7,85 triệu ha đang chịu tác động sa mạc hoá, thì có tới gần 90% là đất trống, đồi trọc bị thoái hoá mạnh, đất bị đá ong hoá do hậu quả của nạn phá rừng và sử dụng đất không hợp lý kéo dài trong nhiều năm. Số còn lại là những đụn cát và bãi cát di động ở các tỉnh ven biển miền Trung. Đất khô theo mùa hoặc vĩnh viễn ở Nam Trung Bộ như: Bình Thuận, Ninh Thuận, Nam Khánh Hoà. Đất bị xói mòn ở Tây Bắc, Tây Nguyên và đất bị nhiễm mặn, nhiễm phèn ở ĐBSCL - tứ giác Long Xuyên. Các loại hình thoái hóa đất ở Việt Nam thể hiện rất phức tạp và đa dạng: Rửa trôi, xói mòn, suy kiệt dinh dưỡng đất, hoang hóa (Ninh Thuận, Bình Thuận) và khô hạn, cơ cấu cây trồng nghèo nàn, đất mất khả năng sản xuất ở trung du, miền núi ( Tây Nguyên). Do lượng mưa tập trung lớn vào nùa mưa (80%), mất rừng, đốt nương làm rẫy, canh tác không hợp lý trên đất dốc. Mặn hóa, phèn hóa: khoảng 3 triệu ha, tập trung chủ yếu ở đồng bằng sông Hồng và Sông Cửu Long. Bạc màu do di chuyển cát: khoảng 0,5 triệu Ha ở đồng bằng ven biển Miền Trung. Ngập úng, ngập lũ, lầy hóa có diện tích khoảng 1,4 triệu ha. Ô nhiễm môi trường đất, nước, bùn do nước thải xung quanh đô thị, các khu công nghiệp và những nơi sử dụng thuốc trừ sâu diệt cỏ, những nơi bị rải chất độc diệt cỏ, chất độc màu da cam trong chiến tranh. 2.3 Nguyên nhân Nguyên nhân thoái hoá đất có thể được chia thành 3 loại: tự nhiên, trực tiếp và cơ bản. Các nguyên nhân tự nhiên là những điều kiện môi trường tự nhiên dẫn đến tình trạng 4 thoái hoá đất đai cao. Các nguyên nhân trực tiếp bao gồm việc sử dụng đất đai không hợp lý và thực tiễn quản lý đất đai không phù hợp. Các nguyên nhân cơ bản là những lý do tại sao các cách sử dụng và quản lý đất đai không thích hợp mà vẫn được thực hiện. a. Nguyên nhân thoái hoá đất tự nhiên Các nguyên nhân gây thoái hoá đất tự nhiên bao gồm: * Đối với xói mòn do nước: + Mưa rào với cường độ cao. + Độ dốc cao ở đất vùng đồi, núi. + Các đất có tính chống chịu kém đối với xói mòn do nước (ví dụ các đất nghèo sét, thành phần cơ giới nhẹ, hàm lượng mùn thấp). * Đối với xói mòn do gió: + Khí hậu bán khô hạn đến khô hạn; + Các đất có tính chống chịu kém đối với xói mòn do gió (ví dụ đất cát). + Lớp phủ thực vật tự nhiên thưa. * Đối với sự suy giảm độ phì nhiêu của đất: + Sự rửa trôi mạnh trong điều kiện khí hậu ẩm ướt; + Các đất có độ chua cao và/hoặc có độ phì nhiêu tự nhiên thấp. * Đối với sự hạ thấp của mực nước: Khí hậu vùng bán khô hạn đến khô hạn có tốc độ phục hồi nước ngầm chậm. b. Các nguyên nhân thoái hoá trực tiếp + Sự phá rừng: là một loại thoái hoá và cũng là một nguyên nhân chủ yếu của xói mòn do nước, đặc biệt trên các đất dốc của vùng khí hậu ẩm ướt. Nó cũng là nguyên nhân góp phần cho xói mòn do gió, sự suy giảm độ phì nhiêu. + Sự đốn chặt quá mức thảm thực vật: Người dân nông thôn thường đốn chặt các rừng tự nhiên, rừng trồng, rừng cây bụi để lấy gỗ, củi đốt và nhiều sản phẩm rừng khác. Việc đốn chặt như vậy trở nên không thể chấp nhận được khi nó vượt quá tốc độ tái sinh tự nhiên của rừng. Sự làm kiệt quệ thảm cây lấy gỗ và cây bụi là một yếu tố chủ yếu dẫn đến sự xói mòn do nước và xói mòn do gió. + Luân canh cây trồng không có thời gian bỏ hoá thích hợp: Trước đây, mật độ dân số thấp cho phép thời gian bỏ hoang cho cây rừng đủ dài để hồi phục lại các đặc tính của 5 đất. Ngày nay, gia tăng dân số và thời gian bỏ hoá buộc phải co ngắn lại đã làm cho đất trở nên không bền vững. + Mở rộng canh tác trên các đất có khả năng thoái hoá tự nhiên (hoặc thoái hoá tiềm tàng) cao. Sự tăng dân số đã dẫn đến việc sử dụng rộng rãi các đất có nguy cơ bị thoai hoá cao. Những loại đất này đòi hỏi phải được quản lý ở trình độ cao, nhưng đáng tiếc, hiện nay những loại đất này thườg được những nông dân nghèo khổ khai thác sử dụng. + Sự luân phiên cây trồng không thích hợp: Do kết quả của sự tăng dân số, thiếu đất đai và áp lực kinh tế, những người nông dân ở một số vùng đã áp dụng luân phiên cây trồng cao độ giữa các cây trồng. Điều này là nguyên nhân góp phần làm suy giảm độ phì nhiêu của đất. + Việc sử dụng phân bón không cân đối. Ví dụ khi sử dụng nhiều phân đạm, trong một thời gian ngắn giúp cây sinh trưởng nhanh và tăng năng suất cây trồng. Tuy nhiên do chỉ tăng lượng phân đạm nên tỷ lệ của N và P cũng như tỷ lệ giữa N với các chất dinh dưỡng khác sẽ tăng lên. Khi đó trong đất sẽ xuất hiện sự thiếu hụt P và các chất dinh dưỡng khác như S, Zn + Các vấn đề phát sinh do kế hoạch và quản lý kênh tưới: sử dụng nước tưới không đúng sẽ ảnh hưởng tới mực nước ngầm (sử dụng quá nhiều nước tưới làm hạ thấp mực nước ngầm), chất lượng nước ảnh hưởng tới tính chất của đất (nước chứa muối làm đất bị mặn hoá, nước tưới chứa nhiều Na làm đất dễ bị mặn kiềm hoá…) c. Các nguyên nhân thoái hoá cơ bản + Thiếu đất đai: Do đất đai là một tài nguyên hạn chế nên dễ nhận thấy sự thiếu đất đai, đặc biệt trong thời gian gần đây ảnh hưởng của sự thiếu đất đai càng rõ. Trước đây, thiếu lương thực và đói nghèo có thể chuyển đổi bằng cách khai thác những vùng đất đai mới, chưa sử dụng để canh tác. Hiện nay sự tăng dân số ở các vùng nông thôn đã dẫn đến làm giảm diện tích đất nông nghiệp trên một đầu người ở nhiều nước, đặc biệt các nước ở vùng khí hậu ẩm ướt của châu Á. + Sự chiếm hữu đất đai: Sự thuê đất và quyền sử dụng không hạn chế đất đai. Những người nông dân sẽ không tự nguyện đầu tư vào các biện pháp bảo vệ nguồn tài nguyên đất đai nếu như quyền sử dụng nguồn tài nguyên này trong tương lai của họ không được bảo đảm. Có hai loại quyền sở hữu dẫn đến tình trạng này đó là sự thuê đất và quyền sử dụng không hạn chế đất đai. Những người chủ đất hiện nay thường ở các thành phố, còn đất đai 6 thì được trồng trọt bởi những người thuê đất. Tuy nhiên, việc thuê đất như vậy không khuyến khích duy trì đất đai lâu dài, mà chủ yếu là quan tâm cho thu hoạch trước mắt. + Sự nghèo nàn: Sự nghèo đói dẫn đến sự thoái hoá đất đai, một thực tế hầu như được khẳng định chắc chắn rằng những người nông dân khá giả hơn duy trì đất của họ tốt hơn những nông dân nghèo. + Sự tăng dân số: Cùng với sự thiếu hụt về đất đai, nguyên nhân cơ bản thứ hai của sự thoái hoá là sự tăng liên tục của dân số nông nghiệp ở nông thôn. 2.4. Hậu quả của sự suy thoái đất Sự suy thoái đất là một trong những yếu tố sinh thái có hại nghiêm trọng đối với sự sống trên hành tinh của chúng ta. Ngay từ những thời kỳ lịch sử xa xưa, con người đã chứng minh rằng đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt nhất của xã hội loài người, là tài sản quý giá nhất của con người. Chỉ có từ đất chúng ta mới có được các loại lương thực, thực phẩm và nguyên liệu hữu cơ để tồn tại và phát triển như ngày nay. Chính vì vậy, thực chất của nhiều cuộc chiến tranh diễn ra triền miên trên hành tinh này là những cuộc chiến xâm chiếm giữ và bảo vệ đất đai. Trong quá trình khai thác và sử dụng đất trong sản xuất nông nghiệp, người ta lại nhận thấy rằng đất tuy là tư liệu sản xuất vô giá, đặc biệt nhưng bắt đất tạo ra lương thực, thực phẩm và nguyên liệu liên tục mà không bảo vệ nó trước những tác động thiên nhiên bất lợi, không bồi dưỡng, chăm sóc sức khỏe cho nó thì tất yếu đất sẽ bị kiệt quệ khả năng sản xuất, bị thiên nhiên phá hủy và cũng sẽ chết như một sinh vật trên trái đất. Sự kiệt quệ ốm đau bệnh tật và chết chóc của đất chính là sự suy thoái đất. Hậu quả của sự suy thoái đất này thật khôn lường và tác hại nghiêm trọng đến sản xuất nông lâm nghiệp và môi trường tự nhiên, môi trường sống của con người. Sự suy thoái đất sẽ dẫn đến: − Giảm diện tích đất sản xuất nông nghiệp, dẫn đến sự nghèo đói. − Giảm sản lượng và năng suất cây trồng, vật nuôi. − Giảm diện tích rừng tự nhiên cùng các loài động vật hoang dã. − Tăng diện tích đất hoang mạc, sa mạc, đất trống đồi núi trọc. − Mất cảnh quan sinh thái đặc trưng cho từng vùng. − Ảnh hưởng đến môi sinh: đất không còn khả năng sản xuất, bị khô hạn hoặc ngập úng liên tục, bị ô nhiễm, sẽ tất dẫn đến hiện tượng du canh du cư, mất đi các loài vật và giống cây quý hiếm vốn sinh trưởng và phát triển trên đất ban đầu, con người, gia súc và 7 cây cối bị nhiễm độc sinh bệnh tật hiểm nghèo. − Nền kinh tế quốc gia và cộng đồng bị suy giảm hoặc là nguy cơ bị đe dọa. 2.5 Các biện pháp phong chống suy thoái đất Biện pháp công trình: Kiến thiết đồng ruộng, xây dựng hạ tầng cơ sở sản xuất nông nghiệp: hồ chứa nước, đường giao thông Biện pháp thủy lợi: Hệ thống tưới và tiêu nước. Biện pháp sinh học và hữu cơ: Đa dạng hóa cây trồng - chuyển đổi cơ cấu cây trồng, hệ thống luân canh, xen canh, gối vụ, sử dụng cây phân xanh, cây vật liệu nông nghiệp phủ đất, bón phân hữu cơ. Biện pháp thâm canh: Làm đất, chọn giống, kỹ thuật gieo trồng, tưới nước, bón phân, chăm sóc và bảo vệ cây trồng Biện pháp kinh tế-xã hội: Đầu tư các chương trình/dự án cải tạo đất và khắc phục sự suy thoái đất. Xây dựng thể chế, pháp chế cải tạo môi trường bị ô nhiễm gây suy thoái đất. III. KẾT LUẬN Đất là một tài nguyên quan trọng, nhưng nguồn tài nguyên này đang bị xâm phạm nghiêm trọng không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đên tính chất đất mà còn ảnh hưởng gián tiếp đến con người. Sự suy thoái đất đang diễn ra từng ngày từng giờ và ngày càng nghiêm trọng, nếu không có những biện pháp ngăn chặn kịp thời thì con số suy thoái đất của Việt Nam không chỉ là 9,34 triệu ha mà còn hơn thế nữa. Công tác phòng chống suy thoái đất phải được quan tâm ở tất cả các cấp chính quyền, phổ biện tới tất cả người dân. Nhà nước và nhân dân cùng làm. 8 . DUNG 2.1 Suy thoái đất là gì Suy thoái đất là quá trình làm mất đi cân bằng dinh dưỡng của đất do tác động của tự nhiên và con người. Trong một vùng có thể có nhiều quá trình đồng thời diễn ra làm suy thoái. diễn ra làm suy thoái đất. Đất đồi núi có thể bị thoái hoá do xói mòn, rửa trôi, bạc màu hóa, chua hoá… Đất bị suy thoái sẽ làm cho tính chất vật lý, hoá học và sinh học của đất trở nên xấu,. của đất bị suy giảm dẫn đến làm tăng diện tích đất trống đồi núi trọc…, gây nguy hiểm cho hệ sinh thái và môi trường Một loại đất bị suy thoái nghĩa là bị suy giảm hoặc mất đi:  Độ phì đất:

Ngày đăng: 30/10/2014, 22:52

Tài liệu cùng người dùng